[Funland] Vì sao không có tên đường Nguyễn Phúc Ánh hay Gia Long?

en lờ 100

Xe tải
Biển số
OF-346713
Ngày cấp bằng
14/12/14
Số km
418
Động cơ
274,080 Mã lực
Nơi ở
Vĩa hè kế bên NewWord Sài Gòn
Hoạt động ngoại giao của chính quyền Nguyễn Ánh với Xiêm La thời gian 1788 – 1802


Trong thời gian 1788 – 1802, sứ giả của chính quyền Nguyễn Ánh qua lại Bangkok nườm nượp như đi chợ, năm nào cũng có, thậm chí có năm có tới hai ba đoàn, điều này cho thấy Ánh đặc biệt quan tâm tới việc xây dựng quan hệ với Xiêm La. Các hoạt động có liên quan với Xiêm khác của Ánh đều nhằm phục vụ nhiệm vụ này. Chẳng hạn cuối 1789, Xiêm bị đói, qua Gia Định xin mua gạo. Nguyễn Ánh ra lệnh cho hơn 8.000 phương gạo, đến 1793 Xiêm lại bị đói, qua xin mua gạo ở Kiên Giang, Quản đạo Kiên Giang Nguyễn Tiến Lượng tâu lên, Ánh nói “Nước ta với Xiêm vốn có tình láng giềng tốt với nhau, dân Xiêm cũng như dân ta, sao nỡ thấy người
ta đói kém mà không thương?”, ra lệnh bán gạo cho. Hay năm 1789, nước Tà Ni (biệt danh nước Chà Và) sai sứ đến hiến sản vật địa phương và xin quân giúp đánh Xiêm. Nguyễn Ánh từ chối lễ vật mà bảo về, nhân viết thư báo cho nước Xiêm. Nhưng quan hệ giữa Gia Định với Xiêm La trước 1802 còn có nhiều điểm tế nhị chung quanh các vấn đề Chân Lạp, Ba Thắc và Hà Tiên, đây chỉ giới thiệu sơ lược.


Ngay sau khi chiếm lại được Gia Định năm1788, Ánh đã sai Bảo hộ Nguyễn Văn Nhơn và Cai đội Tống Phước Châu qua Xiêm báo tin thắng trận. Qua 1789 nhân Nguyễn Huỳnh Đức từ Xiêm về, vua Xiêm gởi giúp Ánh 50 chiến thuyền cùng lưu hoàng, diêm tiêu, súng ống.


Năm 1790 Phụ chính Chân Lạp Chiêu Chủy Biện vì Gia Định sai người giữ Ba Thắc nên oán giận, nói với vua Xiêm rằng Nguyễn Ánh có ý đánh Xiêm. Ánh bèn sai Bảo hộ Nguyễn Văn Nhàn, Cai cơ Nguyễn Tiến Lượng sung Chánh Phó sứ qua Xiêm (Tặng Phật vương một đôi lồng đèn pha lê, hai tấm gương lớn, một cây hoa vàng, một cây hoa bạc, một chiếc thuyền lê lớn, cho Nhị vương một đôi lồng đèn pha lê, hai tấm gương lớn, đường cát, đường phèn, sáp ong mỗi thứ 500 cân), vua Xiêm được thư bèn thôi.


Năm 1791, vua Xiêm sai Sa Lật Vằn Tri Khôn Sĩ Thi Na đến hiến sản vật (2 con ngựa hồng và bạch, 10 cây long bào gấm, 4 chiếc chiêng đồng). Trước đó Tây Sơn đánh Vạn Tượng đòi nộp cống, Vạn Tượng không chịu, đánh bại Tây Sơn, đưa tù binh qua Xiêm. Vua Xiêm bèn sai sứ sang báo tin và đưa cả những cờ trống đã bắt được của Tây Sơn để làm tin. Khi sứ giả tới, Nguyễn Ánh hậu đãi rồi cho về, sai Bảo hộ Nguyễn Văn Nhàn và Cai cơ Nguyễn Tiến Lượng cùng đi (Tặng Phật vương 30 cỗ cáng, cho Nhị vương một đôi hoa vàng bạc).


Năm 1791, đầu tiên người Xiêm đưa Mạc Công Bính (cháu nội Mạc Thiên Tích) về giữ Hà Tiên, nhưng Nguyễn Ánh sai Bính giữ đạo Long Xuyên. Đến lúc ấy người Xiêm gửi thư trách, Bính sợ, tâu với Nguyễn Ánh, lại xin về Gia Định triều kiến. Ánh dụ “Ngươi một lòng trung ái, theo được thói tốt của ông ngươi, ta há không biết sao! Nhưng từ Hà Tiên thất thủ, quyến thuộc nhà ngươi đều chạy sang Xiêm nương nhờ, dẫu không ơn lớn, cũng có ơn nhỏ. Nay hãy nín náu theo họ, trở về Hà Tiên, đợi khi mọi việc yên rồi, sẽ có cách xử trí. Cũng bất tất phải vào chầu, hoặc có kẻ nhỏ nhen, nhân đó gièm pha, lại thêm hiềm khích”, theo đó đủ biết sau chiến tranh Hà Tiên thời Đàng Trong, các chính quyền ở Xiêm từ Trịnh Tân tới Rama I đều không từ bỏ tham vọng của mình ở Hà Tiên mặc dù không dám chính thức chiếm đóng vùng này.


Năm 1793, Nhị vương nước Xiêm đem quân giúp Ánh, thủy bộ 50.000 người đóng ở Phnom Penh, chiến thuyền 500 chiếc đậu ở Hà Tiên, sai sứ mang thư tới Gia Định. Lưu trấn thần đưa sứ giả ra Quy Nhơn gặp Ánh, nhưng Ánh đã rút được bài học về việc cầu viện ngoại nhân sau trận Rạch Gầm năm 1785 nên sai trả lời nói sắp đến mùa gió bấc, đường thủy không tiện, quân Xiêm bèn rút về.


Đầu năm 1796, sai Cai cơ Nguyễn Tiến Lượng và Cai cơ Nguyễn Văn Thoại sung Chánh Phó sứ sang Xiêm (Tặng Phật vương một tòa bảo tháp bằng đá trắng, một xâu đèn thủy tinh, mười lượng kỳ nam, sáp ong, đường phèn, đường hoa, đường cát mỗi thứ 500 cân). Năm 1797, sai Khâm sai Cai cơ Trần Phúc Chất mang quốc thư sang Xiêm báo việc binh, nói nghe tin Diến Điện mượn thủy quân Hồng Mao đánh Xiêm, nếu đúng thì Gia Định sẽ phát thủy quân đánh giúp. Vua Xiêm viết thư cảm tạ, hiến 10 vạn cân diêm tiêu, nói ngày nào quân Nguyễn Ánh đánh Tây Sơn, nếu thiếu quân dụng sẽ xin giúp. Năm 1798, sai Phó tướng Hữu quân Nguyễn Đức Thành và Tham tri Hình bộ Nguyễn Hoài Quỳnh đi sứ qua Xiêm. Năm 1799, Xiêm La sai sứ là Khôn Sĩ Thi Na tới mừng, Nguyễn Ánh ban thưởng rất hậu cho về, lại sai Khâm sai Thuộc nội Cai cơ Tống Phước Châu và Tham tri bộ Binh Trần Phước Tri qua Xiêm đáp lễ.


Năm 1798 Diến Điện đánh Xiêm, Xiêm sai sứ qua xin giúp, Nguyễn Ánh sai Nguyễn Huỳnh Đức và Nguyễn Văn Trương đem quân cứu viện, nhưng tới Côn Lôn thì nghe tin quân Diến Điện đã rút, Trương đem quân về, còn Đức qua Xiêm bàn việc giao hiếu.


Năm 1799, Nguyễn Ánh sai Khâm sai Thống binh Cai cơ Nguyễn Văn Thoại và Khâm sai Cai đội Lưu Phước Tường sung Chánh Phó sứ đem quốc thư qua Xiêm (tặng Phật vương một thuyền đại hiệu Phụ quốc và mười cỗ súng lớn bằng gang). Thư đại ý nói hiện Tây Sơn đang cốt nhục hại nhau, lại ngờ vực giết cả quan cũ tướng cũ, sắp đến ngày diệt vong, nên đã chỉnh đốn binh giáp, định ngày tấn công. Nếu được đại tướng của Xiêm điều động quân Chân Lạp và Vạn Tượng theo đường thượng đạo đánh xuống Nghệ An giúp thanh thế cho, thì Tây Sơn trước mặt
sau lưng đều bị đánh, không rảnh mà mưu tính được, mình có thể thừa cơ hội thu phục đất cũ. Vua Xiêm bằng lòng, truyền hịch cho các sách Man ở thượng đạo chuẩn bị quân và voi để chờ lệnh.


Nhìn chung với các hoạt động kiểu này, Nguyễn Ánh đã thành công trong việc biến Xiêm La thành nước đứng đầu mặt trận ảo của mình phía tây Trường Sơn để uy hiếp Nghệ An khiến Tây Sơn phải phân tâm chia sức. Nói là mặt trận ảo vì như người ta sẽ thấy, Ánh không bao giờ để quân Xiêm đặt chân lên Việt Nam lần nữa mà tự mình liên hệ với Vạn Tượng năm 1801 trong việc liên kết tấn công Nghệ An.
 

en lờ 100

Xe tải
Biển số
OF-346713
Ngày cấp bằng
14/12/14
Số km
418
Động cơ
274,080 Mã lực
Nơi ở
Vĩa hè kế bên NewWord Sài Gòn
Sử gia nước ta ngại chép ạ !
Em nghĩ cũng chưa hẳn cụ ạ. Đã có 1 phong trào từ năm 1954 tập trung vạch tội NA cho đến nay thì dữ liệu của cụ em nghĩ phải được khai thác triệt để mới đúng chứ ạ.
 

anhquanhn

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-79064
Ngày cấp bằng
28/11/10
Số km
2,041
Động cơ
438,063 Mã lực
Nguyễn Ánh – một người có cá tính mạnh, từ một cậu bé con của một ông chúa bị giết hại trong tù, gần như đã nhiều lúc không còn một mảnh giáp, không còn một tấc đất, đã lấy lại được quyền bính trong cả nước Việt Nam từ Lạng Sơn đến Cà Mau. Theo PGS Trần Lâm Biền, nền mỹ thuật Việt Nam chỉ có những thi pháp kiến trúc chung từ xứ Lạng đến Gia Định thành là từ Nguyễn Gia Long.

1.1. Về Nguyễn Ánh: Nếu tôi nhớ không nhầm thì cuộc khởi nghĩa Tây Sơn (mà những người theo lý thuyết Mác-xít thường gọi là “Khởi nghĩa nông dân”) bắt đầu xảy ra vào năm 1771, khi Nguyễn Huệ sau này trở thành vua Quang Trung vĩ đại bấy giờ mới 18 tuổi, thì lúc đó Nguyễn Ánh còn kém Nguyễn Huệ ít ra là 7 tuổi, nghĩa là mới chỉ một cậu bé con trên 10 tuổi, cháu của chúa Nguyễn Phước Thuần. Thế mà chính “cậu bé” Nguyễn Ánh đó – sau khi chúa Nguyễn và gần như hết thảy những nhân vật của dòng chúa đã bị họ Nguyễn Tây Sơn thủ tiêu sạch trơn – đâu chỉ khoảng 14 tuổi, từ xứ Huế, xứ Quảng chạy vô châu thổ sông Cửu Long và gần như là đại diện duy nhất còn lại của dòng chúa Nguyễn, đã trở thành vị Nguyên Soái chống lại phong trào Tây Sơn đang dâng lên và lan tỏa trong toàn quốc từ Nam chí Bắc như triều dâng thác đổ.
...........................
1.7. Cho nên, cũng không phải quá đáng lắm khi linh mục Nguyễn Phương và một số nhà sử học nước ngoài khác – từ phe XHCN (cũ) đến phe tư bản chủ nghĩa – cho rằng Nguyễn Ánh là người trên thực tế đã thống nhất đất nước chứ không phải là ông vua anh hùng Nguyễn Huệ – Quang Trung, mặc dù ông vua anh hùng 3 lần vĩ đại này đã gạt bỏ những thế lực quân chủ thối nát ở Đàng Trong, Đàng Ngoài và những lực lượng ngoại xâm đứng đàng sau những quyền lực khốn nạn ấy. Và như vậy, xét về mặt lịch sử khách quan là đã góp phần rất lớn vào công cuộc thống nhất đất nước(1).

1.8. Không nói gì đến ông Nguyễn Lữ – là “thầy tu” hay là “thầy võ” – không đủ nội lực để đối địch với Nguyễn Ánh ở miền Nam, chỉ nói đến ông anh Nguyễn Nhạc xuất thân “nậu nguồn” và ông em Hồ Thơm (Nguyễn Huệ) thì, do sự chia rẽ ngay trong nội bộ gia đình, mà theo tôi “ghê tởm” nhất là ông anh cả Nguyễn Nhạc đã vì sự thỏa mãn nhỏ nhen được làm Trung ương Hoàng đế ở thành Trà Bàn, rồi vì ghen tị và “chãnh chọe” với em sau vụ Bắc Bình Vương “xóa hận sông Gianh” tiến ra Thăng Long, đã vội vã ra Bắc kéo em về, rồi lại hãm hiếp cô em dâu – vợ Nguyễn Huệ – tạo mối thù hận khôn nguôi và chiến tranh giữa hai anh em, khiến dưới triều Tây Sơn có một ông hoàng đế ở Quy Nhơn và một ông hoàng đế ở Phú Xuân. Vậy làm sao có thể nói được là nước ta đã được thống nhất ngay dưới thời Tây Sơn ? Đó là một “lập trường giai cấp” máy móc đang chuyện nọ (chống ngoại xâm) “xọ chuyện kia” (chống quân chủ Nguyễn – Trịnh).
http://baotangnhanhoc.org/vi/bai-nghien-cu-lch-s/1249-gs-trn-quc-vng--my-vn--v-vua-gia-long.html
 

en lờ 100

Xe tải
Biển số
OF-346713
Ngày cấp bằng
14/12/14
Số km
418
Động cơ
274,080 Mã lực
Nơi ở
Vĩa hè kế bên NewWord Sài Gòn
Chính sách đối ngoại của chính quyền Nguyễn Ánh thời gian 1788 – 1802

Sau 1788, hoàn cảnh quốc tế ở khu vực đương thời cũng như kinh nghiệm hoạt động của bản thân khiến Nguyễn Ánh đánh giá rất cao tầm quan trọng của hoạt động đối ngoại. Ngay từ 1789, Ánh đã cho dựng nhà Sứ quán ở Gia Định “có hai tòa, mỗi tòa 5 gian, lính lệ 20 người, phàm sứ giả các nước Chân Lạp, Xiêm La tới đều ở đấy”. Nhìn chung chính sách đối ngoại của chính quyền Nguyễn Ánh thời gian này có phân biệt ra sáu đối tượng khác nhau: Xiêm La, Chân Lạp, Vạn Tượng, các nước khác trong khu vực, Trung Quốc và phương Tây, trong đó hoạt động đối ngoại với Trung Quốc nhìn chung không có gì đáng chú ý vì sau trận Đống Đa nhà Thanh chủ trương hòa hiếu với Tây Sơn của Quang Trung. Hoạt động đối ngoại với phương Tây thì nổi bật là với Pháp nhưng vì Hiệp ước Versailles không được thực hiện, sau đó Cách mạng Pháp 1789 nổ ra nên Nguyễn Ánh cũng không còn gì để hy vọng, quan hệ của Gia Định với phương Tây thời gian này vì vậy chủ yếu chỉ là quan hệ ngoại thương để trang bị phương tiện kỹ thuật cho quân đội. Đối với các nước khác trong khu vực thì Nguyễn Ánh chủ trương hòa hiếu, không giúp đỡ mà cũng không gây bất hòa, nói chung tuy cũng có qua lại song không có gì đáng chú ý. Cho nên hoạt động đối ngoại của chính quyền Nguyễn Ánh thời gian 1788 – 1802 tập trung vào ba đối tượng quan trọng nhất là Xiêm La, Chân Lạp, Vạn Tượng, ba nước láng giềng mà quan hệ lịch sử và địa lý có ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động chống Tây Sơn.

Mâu thuẫn Việt Xiêm trước 1777 đã ít nhiều giảm đi từ khi Nguyễn Ánh qua Xiêm nương náu năm 1784. Tuy nhiên sau khi Nguyễn Ánh chiếm lại được Gia Định năm 1788, tham vọng của Rama I về Hà Tiên và Chân Lạp lại gây ra nhiều khó khăn trong quan hệ giữa Gia Định với Bangkok và Phnom Penh. Cho nên năm 1791, khi sai Bảo hộ Nguyễn Văn Nhàn và Cai cơ Lưu Phước Tường sung chức Chánh Phó sứ sang Xiêm giao hiếu, Nguyễn Ánh đã dặn “Chân Lạp làm tôi thờ phụng triều ta giữ chức phiên thần đã lâu, là nước môi răng của ta. Từ khi ta khôi phục đất cũ, Chiêu Chủy Biện đem lòng oán giận, chỉ muốn nhân ta có việc mà làm rối động biên cương. Ta vì cớ đó, chẳng lúc nào quên. Ngươi nên nhân cơ hội bày tỏ với vua Xiêm khiến họ để ý, nếu không giúp ta thì cũng không nên làm lo cho ta…”. Qua 1792, sau khi Nguyễn Văn Nhàn và Cai cơ Nguyễn Tiến Lượng về, vua Xiêm đưa thư tới nói xin Ánh giúp quân theo đường thượng đạo đánh Tây Sơn, lại yêu cầu Ánh đem Long Xuyên Kiên Giang cho Mạc Công Bính và đem Ba Thắc cho Chân Lạp. Ánh sai viết thư trả lời, trong nói “Đến như Long Xuyên và Kiên Giang, sau khi loạn lạc dân vật tan tác, quân giặc nhòm ngó miền nam, thì đó tất là nơi phải chịu binh cách. Mạc Công Bính còn nhỏ, chưa có thể đương việc quân, nên sai quan giữ đó chứ không phải là tiếc đâu. Còn đất Ba Thắc không cho Chân Lạp là vì cớ Phụ chính Chiêu Chủy Biện. Nếu được người khác của Xiêm đến thì quả nhân nào có tiếc gì? Những việc nhỏ nhặt ấy vương bất tất phải quan tâm, cũng không phải đi lại nói nhiều làm gì”, khéo léo từ chối những yêu sách của người Xiêm về lãnh thổ, cũng kiên quyết không cho người Xiêm dựa vào ơn nghĩa riêng với Mạc Công Bính mà can thiệp vào việc nội trị của chính quyền Việt Nam ở Hà Tiên. Tuy nhiên đến 1792 Ánh cũng giao phủ Ba Thắc cho Chân Lạp, sự nhượng bộ này trong thực tế đã thúc đẩy Chân Lạp nỗ lực thoát ly khỏi ảnh hưởng của Xiêm La. Tóm lại với Xiêm La thì Nguyễn Ánh dùng chính sách ru ngủ, thường xuyên hứa hẹn việc thành lập một Liên minh quân sự Việt Xiêm nhưng không bao giờ xúc tiến trên thực tế, với Chân Lạp thì dùng chính sách vuốt ve để tách nước này ra khỏi ảnh hưởng của Xiêm La, còn với Vạn Tượng vốn có thù hận với Tây Sơn thì dùng chính sách khai thác nhằm lợi dụng về quân sự.

Nhìn chung cho đến 1802, Nguyễn Ánh đã áp dụng một chính sách đối ngoại thực dụng nhưng có hiệu quả trong việc khuếch trương thanh thế và cô lập Tây Sơn. Đến tháng 3 âl. năm 1800, tờ Chỉ dụ nhân dịp duyệt binh ở Gia Định của Ánh đã có thể viết “Huống nó em phản anh, tôi phản chúa, lại thêm ngoại viện tăng vi, trường thành thất hiểm, tai phần sào đã quyết từ nay, Mà ta lương thì đủ, quân thì ròng, sẵn có tướng tài quy phụ, chư quốc liên binh, thế phá trúc chờ bao thủa nữa”, mấy chữ “chư quốc liên binh” (các nước liên binh) chính là tuyên truyền về những thành công trong hoạt động ngoại giao theo chính sách nói trên.
 

en lờ 100

Xe tải
Biển số
OF-346713
Ngày cấp bằng
14/12/14
Số km
418
Động cơ
274,080 Mã lực
Nơi ở
Vĩa hè kế bên NewWord Sài Gòn
Hoạt động ngoại giao của chính quyền Nguyễn Ánh với Vạn Tượng thời gian 1788 – 1802

Hoạt động ngoại giao của chính quyền Nguyễn Ánh với Vạn Tượng trước 1802 được tiến hành khá muộn. Sử chép Ánh vốn có ý thông sứ với Vạn Tượng, từng sai người đến Bắc Tầm Bôn hỏi Chiêu Chủy Biện xem đường thượng đạo xa gần thế nào. Nhưng phải đến 1797, khi vua Xiêm viết thư nói với Nguyễn Ánh chọn tướng giỏi hội với bộ binh Xiêm theo đường thượng đạo thẳng tới Vạn Tượng để đánh úp Nghệ An nhằm chặn đường viện binh từ Bắc Hà đồng thời đánh vào phía sau Phú Xuân, tới đâu sẽ có người Man Lào cung ứng quân nhu tới đó, Ánh mới ráo riết xúc tiến các hoạt động ngoại giao với Vạn Tượng, chủ yếu nhằm mượn tay Vạn Tượng quấy rối quân Tây Sơn ở Nghệ An.

Tháng 4 âl. năm 1799 Nguyễn Ánh sai Nguyễn Văn Thoại làm Khâm sai thượng đạo tướng quân, Lưu Phước Tường làm Khâm sai Điển quân cùng Tham mưu Nguyễn Hoài Châu, Tham quân Lê Văn Xuân đem quân sở thuộc 150 người mang quốc thư và quan vật (các thứ nhiễu sa gấm đoạn) theo đường thượng đạo sang chiêu dụ Vạn Tượng. Bọn Thoại tới Xiêm, vua Xiêm sắp sai tướng cùng đi, chợt xảy việc với Diến Điện, bèn hiến 5 vạn cân diêm tiêu để giúp quân dụng, lại cấp cho giấy thông hành qua thượng đạo, nói “Giấy thông hành này rất đắc lực, ta sai người cầm giấy này đi, đến đâu cũng được có người cung ứng hộ tống không trở ngại gì”. Bọn Thoại về Thi Nại tâu lên. Ánh sai đi ngay, lại ban cho bọn Thoại 400 quan tiền, 1.000 đồng bạc Tây dương. Bọn Thoại lên đường, dùng người Chân Lạp là Ốc nha Bô Dịch Lạch làm hướng đạo, bắt đầu đi từ bến Tầm Bông Me (địa đầu Chân Lạp), qua Khu Khảng đến U Bôn (địa đầu Vạn Tượng), các tù trưởng Man đều hưởng ứng. Người Man Khu Khảng lại sai sứ là Khôn Thiêm Man Tôn tới cống (2 thớt voi đực, 6 tòa tê giác). Tháng 8 âl. bọn Thoại tới Viên Chăn, vua Vạn Tượng là Chiêu Ấn nghe tin có sứ thần tới, mừng rỡ dắt các quan ra lạy rước quốc thư, tiếp đãi rất hậu, sai người đưa đi hiểu dụ các sách Man ở Trấn Ninh và Thanh Nghệ.

Đầu năm 1800, Nguyễn Văn Thoại từ Vạn Tượng trở về mật tâu việc binh. Nguyễn Ánh dụ sai sang hội với Chiêu Ấn đánh Nghệ An, Thoại xin phái thêm Khâm sai Cai cơ Phan Văn Ký đem theo 150 quân để sai phái và Tham luận Trần Thái Tín theo để làm việc giấy tờ.

Đầu năm 1801, Vạn Tượng sai sứ sang cống (chiêng đồng 40 cái, sừng tê trắng 1 tòa) cùng địa đồ Nghệ An và Phú Xuân, lại dâng biểu xin định kỳ hội quân đánh Tây Sơn. Sứ giả tới Gia Định, trấn thần Gia Định đưa tới Thi Nại bái yết Nguyễn Ánh, Ánh viết thư trả lời, hậu đãi sứ giả rồi cho về (tặng quốc trưởng 4 lượng kỳ nam, 2 khẩu súng tay, chì và thiếc mỗi thứ 100 cân). Sau đó Nguyễn Văn Thoại ở Vạn Tượng tự ý trở về Gia Định, Ánh sai Trấn thần nghị tội, cho Tham quân Lê Văn Xuân thay lãnh 200 quân sở thuộc hẹn với Vạn Tượng cùng đánh Tây Sơn. Giữa năm ấy Ánh sai Lưu Phước Tường đem quân bản bộ theo đường Cam Lộ đưa thư qua Vạn Tượng và dụ các sách Man chặn giữ những chỗ hiểm yếu. Tường tới thì Lê Văn Xuân vừa ốm chết, bèn kiêm lãnh quân của Xuân, đặt làm sáu chi, hẹn với Chiêu Ấn kéo xuống đánh Tây Sơn ở Nghệ An. Cuối năm ấy, Tường đem sáu chi quân bản bộ đánh Nghệ An, Chiêu Ấn cũng sai tướng là Phá Nhã Khu Bô đem hơn 4.000 quân từ Xỉ Đa, Khâm Cát đánh tới Hương Sơn, La Sơn, phá quân Tây Sơn ở cửa Tam Thoa, lại giết Đô đốc Tây Sơn Nguyễn Văn Hiện ở thành Lục Niên huyện Thanh Chương, quân Tây Sơn ở Nghệ An rúng động, nối nhau kéo tới xin hàng. Tây Sơn bèn đốt cháy nhà dân mấy huyện làm kế đồng không nhà trống, quân Vạn Tượng hết lương đành rút lui, Tường đem binh thuyền ra cửa Sót về sông Gianh.

Đầu năm 1802, khi Nguyễn Ánh đã chiếm lại Phú Xuân, Vạn Tượng sai sứ mang quốc thư tới hành tại ở Đồng Hới bái yết, Ánh ban thưởng hậu rồi cho về (ban cho nhiễu đỏ 3 tấm, bạc 100 lượng, tiền 50 quan). Sau đó Vạn Tượng lại sai sứ dâng phẩm vật địa phương, Ánh cũng ban thưởng hậu rồi cho về. Kế Xiêm sai tướng là Ốc nha Trà Tri đem 5.000 quân theo đường thượng đạo phối hợp với quân Vạn Tượng phá quân Tây Sơn ở Sa Nam Nghệ An, sai sứ tới báo tin thắng trận, Ánh cũng sai viết thư khen ngợi.
 

en lờ 100

Xe tải
Biển số
OF-346713
Ngày cấp bằng
14/12/14
Số km
418
Động cơ
274,080 Mã lực
Nơi ở
Vĩa hè kế bên NewWord Sài Gòn
Hoạt động ngoại giao của chính quyền Nguyễn Ánh với Chân Lạp thời gian 1788 – 1802

Từ 1788, cùng với việc chiếm lại được Gia Định, Nguyễn Ánh đã xác lập lại quan hệ ngoại giao với Chân Lạp giữa những phức tạp và tế nhị trong quan hệ với Xiêm La, ở đây chỉ nêu đại lược.

Năm 1788, Ốc nha nước Chân Lạp là Đầu Rồng Ong dâng hai thớt voi đực, đến 1791 Phụ chính Chân Lạp Chiêu Chủy Biện sai Ốc nha Tha La Ma và Ốc nha Sa Thi sang dâng phẩm vật. Bọn Tha La Ma nhân đó buôn bán, đem 14 thuyền và hơn 170 người đi theo. Dinh thần Vĩnh Trấn báo lên. Nguyễn Ánh sai dẫn hết về Gia Định bái yết. Khi trở về, ban cho rất hậu (cho Chiêu Chủy Biện súng điểu thương một khẩu, lồng đèn thủy tinh một đôi, đồng hồ một chiếc, đoạn hồng một tấm, vải tây trắng hai tấm, cho bọn Tha La Ma và những người đi theo chở gạo lức 240 phương).

Năm 1792, Nguyễn Ánh giao phủ Ba Thắc cho Chân Lạp. Quan Chân Lạp là Ốc nha Vu Bông Sa, Phi Miệt Bông Sa, Liên Song Liêm đem thư của vua Xiêm tới xin giao Ba Thắc cho họ giữ, thu tô thuế nộp cho vua Chân Lạp Nặc Ấn, Ánh ưng thuận, lại cho Nặc Ấn một con ngựa đực, bọn Vu Bông Sa 2.000 phương gạo, 200 quan tiền, tha hết những sưu thuế đồn điền còn thiếu. Đến 1794, người Xiêm đưa vua Chân Lạp Nặc Ấn về nước. Ấn trước bị người Chà Và đánh phải chạy qua Xiêm, Nguyễn Ánh từng sai sứ qua Xiêm xin đưa Ấn về nước, đến lúc ấy người Xiêm mới đưa Ấn về mà rút Chiêu Chủy Biện về giữ Bắc Tầm Bôn. Ấn về nước, sai sứ qua tạ ơn. Ánh sai Nguyễn Văn Nhơn đem gấm đoạn các thứ sang thưởng cấp và tuyên ban ý chỉ, lại cho 4.000 hộc thóc, 800 phương gạo. Năm 1795, Chân Lạp sai Ốc nha Phi Biệt Vọng Sa tới dâng phẩm vật địa phương (đậu khấu, sơn đen). Từ đó trở đi quan hệ Gia Định – Chân Lạp dần dần trở lại tình hình dưới thời Đàng Trong. Đầu 1796 sai Chưởng cơ Hồ Văn Lân và Tham tri bộ Hộ Nguyễn Văn Mỹ đem chỉ dụ tới cấp cho Nặc Ấn thuyền rồng và đồ đi ngựa. Năm 1797 Nặc Ấn chết, con là Nặc Chân nối ngôi. Nguyễn Ánh lại sai Chưởng cơ Tống Viết Phước và Tham tri bộ Lễ Trần Hưng Đạt sang phúng 100 cân sáp ong, 500 cân đường cát.

Dĩ nhiên, không phải với những quà tặng lặt vặt ấy mà sau 1794 Nguyễn Ánh vuốt ve được chính quyền Chân Lạp. Sử chép năm 1795 Ánh ban ấn “Ngự tứ thông hành” cho Chân Lạp. Ấn của Chân Lạp chạm khắc hình người, khó phân biệt thật giả, sợ kẻ buôn gian làm giả mạo nên cho ấn này, ra lệnh từ nay những thuyền sai của Chân Lạp chở muối gạo từ Ba Thắc tới Nam Vang, đi qua các đạo thủ Trấn Di và Châu Đốc, khám thực thì cho đi. Lại cho thuyền buôn nước ngoài đi từ Ba Thắc tới Nam Vang để buôn bán theo lời vua Chân Lạp xin. Rõ ràng trong việc tranh giành ảnh hưởng ở Chân Lạp với Xiêm La, Nguyễn Ánh đã dùng biện pháp kinh tế tức nới rộng ngoại thương để chiếm phần ưu thắng. Không lạ gì mà năm 1800 có việc Lưu thủ Phiên Trấn Tống Phước Ngoạn đưa 5.000 quân Chân Lạp tới quân thứ Thi Nại, hay đầu năm 1802 do nhu cầu quân lương tăng cao, Nguyễn Ánh đã có thể sắc cho Lưu trấn thần Gia Định “thu 1.000 xe thóc ở Chân Lạp để chở cấp cho quân”.
 

Nokfev

Xe cút kít
Biển số
OF-188258
Ngày cấp bằng
4/4/13
Số km
16,349
Động cơ
522,102 Mã lực
Tuổi
47
Nơi ở
Trương Định phố , Hoàng Mai quận , Hà Nội tỉnh ...
Website
www.nhattao.com
Em nghĩ cũng chưa hẳn cụ ạ. Đã có 1 phong trào từ năm 1954 tập trung vạch tội NA cho đến nay thì dữ liệu của cụ em nghĩ phải được khai thác triệt để mới đúng chứ ạ.
Đưa ra nhiều rồi cụ ạ !
Nhưng những người bảo vệ quyền lợi vô điều kiện cho NA như cụ nói nó là của bọn Thái viết ra để nâng bi nước nó, éo tin được ;))
 

en lờ 100

Xe tải
Biển số
OF-346713
Ngày cấp bằng
14/12/14
Số km
418
Động cơ
274,080 Mã lực
Nơi ở
Vĩa hè kế bên NewWord Sài Gòn
Vua Gia Long dưới mắt người phương Tây




John Barrow/A Voyage to Cochinchina

Ngô Bắc dịch

Sau một thời kỳ dài phân chia Nam Bắc Việt Nam, triều đại miền nam của chúa Nguyễn đã thành công trong việc thống nhất vương quốc, với sự ủng hộ của nước Pháp, vào năm 1802, chấm dứt Phong Trào Tây Sơn do các người bất mãn vùng An Nam cầm đầu. Người thống nhất quốc gia Việt Nam hiện đại, Nguyễn Ánh (trong nguyên bản được nêu danh là Caung-shung [Hoàng Thượng hay Chúa Thượng (?), chú của người dịch]), chọn đế hiệu trị vì Gia Long (1802-1819), là một nhân vật có nhiều khả năng khác thường. Ông được mô tả dưới đây bởi Sir John Barrow (a), một người dân Anh Quốc du lịch nhiều nơi và là kiểm toán viên tòa đại sứ Anh Quốc tại Trung Hoa năm 1793.

… Trước khi tôi tiến đến việc đưa ra bất kỳ một sự kế toán nào về các sự giao dịch của chính chúng ta với xứ sở này, hay về các cung cách và nhân dáng của dân chúng, tôi cần tiếp tục lời trần thuật của tôi về sự tiến triển được thực hiện bởi Nguyễn Ánh trong việc phục hồi vương quốc của ông ta; và lựa chọn từ những tài liệu của tôi những đặc tính tiêu biểu trong nhân cách của nhân vật phi thường này, là người đáng được xếp vào một số ít người sinh ra với khả năng cai trị thế giới; người mà đôi khi xuất hiện, trong mọi xứ sở, với một vẻ huy hoàng sẽ làm mờ nhạt tất cả những con người đồng thời tầm thường của họ. Điều cần làm là xin thưa với độc giả rằng phần lớn sự phác họa mà tôi đưa ra ở đây, cũng như phần tiếp theo sau, là nội dung của một bản thảo tập hồi ức được viết bởi ông Barissy (b), một sĩ quan người Pháp thông minh, đang chỉ huy một chiến thuyền phục vụ vị quân vương này. Và khi mà đoạn văn trước rất phù hợp với những gì chúng ta hay biết được tại vịnh Turon [Đà Nẵng ngày nay, chú thích của người dịch], xuyên qua người thông dịch của chúng tôi, từ một viên thư ký người Trung Hoa cho chính quyền ở nơi chốn đó, và với nhiều quan hệ khác nhau với các nhà truyền giáo cư ngụ tại đó, tôi không ngần ngại gì khi đặt niềm tin tưởng tuyệt đối nhất nơi đoạn văn kế tiếp. Trong thực tế, các sự kiện cụ thể đã chứng thực cho lời chứng của hai ông khách Anh Quốc đã từng thăm viếng Sai-gong [trong nguyên bản, chú của người dịch] trong các năm 1799 và 1800…

Từ năm 1790, khi mà Nguyễn Ánh trở về Nam Kỳ, cho đến năm 1800, ông chỉ được hưởng hai năm trong hòa bình, năm 1797 và 1798: và hai năm này đã là, trong mọi khả tính xác xuất, hai năm quan trọng nhất cho sự trị vì nhiều trắc trở của ông tính đến lúc bấy giờ. Dưới sự che chở của Giám Mục Adran, người mà trong mọi công việc quan trọng đã là nhà cố vấn của Ngài, Nguyễn Ánh đã hướng sự chú tâm đến sự cải tiến xứ sở của mình. Nhà Vua đã thiết lập cơ sở chế tạo muối hột tại Fen-tan (xứ Chàm)… mở các tuyến giao thông giữa các đồn bót quan trọng và các thị trấn lớn, và cho trồng hai bên đường cây cối cho bóng mát. Nhà Vua đã khuyến khích sự canh tác cây cau và lá trầu không, những đồn điền đã bị tàn phá bởi đạo quân nổi dậy. Nhà Vua cũng treo giải thưởng cho việc truyền giống dâu tằm; tạo ra các vùng đất rộng lớn để chuẩn bị cho việc trồng cây mía đường; và thiết lập nhiều nhà máy điều chế hắc ín, nhựa đường, chất nhựa dẻo. Nhà Vua đã ra lệnh chế tạo ra hàng ngàn khẩu súng hỏa mai; Ngài cho khai một mỏ chứa quặng sắt, và xây dựng các lò nấu quặng luyện kim. Nhà Vua phân chia lực lượng bộ binh thành các trung đoàn chính quy, thiết lập các quân trường, nơi mà các sĩ quan được giảng dậy các lý thuyết về việc bắn súng và chế tạo đại bác bởi các thầy dậy người Âu Châu…

… Nhà Vua gửi các phái đoàn đến các huyện miền núi phía tây vương quốc của Ngài, được cư trú bởi dân Lào và dân Miêu (Miaotse), những sắc dân man rợ mà Ngài muốn dẫn họ nhập vào một quốc gia văn minh và một chính quyền lương hảo. Những cư dân miền núi này là những người mà người Trung Hoa dã gọi họ bằng một danh xưng miệt thị là “Người Có Đuôi”; mặc dù trong mọi trường hợp khả hữu, họ là hậu duệ bình thường của các thổ dân thực sự nguyên thủy của đế quốc văn minh lâu đời này. Tóm lại, vị Quân Vương này, bởi sự ứng dụng không mệt mỏi các nghệ thuật và sự sáng tạo của chính Ngài, giống như Hoàng Đế Peter của nước Nga, mà không cần đến sự tàn bạo, đã khơi động, bởi gương sáng cá nhân mình, các năng lực của thần dân của Ngài, và cũng giống như vị vua Alfred bất tử của chúng ta, đã không từ nan một sự khổ nhọc nào để đổi mới xứ sở của Ngài…

Hoàng Thượng tượng trưng, theo đúng ý nghĩa nghiêm ngặt nhất của từ ngữ, một chiến sĩ hoàn toàn. Ngài được nói đã ưa thích danh xưng Tướng Công (c) hơn danh xưng Chúa Tể. Ngài được mô tả là một người can đảm nhưng không cẩu thả; nhiều sáng kiến về các điều thiết thực, khi gặp phải những khó khăn cần vượt qua. Các ý niệm của Ngài thường chính xác; hành động của Ngài thì cương quyết; Ngài không hề nản lòng khi gặp các khó khăn, hay né tránh sang bên lề khi gặp các trở ngại. Cẩn trọng trong khi quyết định, nhưng một khi đã quyết nghị, Ngài sẽ thi hành một cách nhặm lẹ và mạnh mẽ. Trong chiến trận Ngài luôn luôn nổi bật trên hết (d) …

Sự đối xử của Ngài đối với người ngoại quốc thì lịch sự và nhã nhặn. Đối với các sĩ quan Pháp phục vụ Ngài, Ngài đã dành sự chú ý rõ rệt nhất và đối xử với họ bằng phép lịch sự nhất, thân thiện nhất và cũng khá khôi hài. Trong tất cả cuộc đi chơi săn bắn của Ngài, và các các buổi tiệc tùng vui vẻ khác, lúc nào cũng có một trong các sĩ quan này được mời tham dự. Ngài công khai tuyên bố sự tôn kính lớn lao của Ngài đối với các đạo lý của Thiên Chúa Giáo, và dung chấp tôn giáo này và trong thực tế mọi tôn giáo khác trong lãnh địa của Ngài (e). Ngài tôn thờ với sự gìn giữ nghiêm ngặt nhất các châm ngôn của lòng hiếu thảo, như được đề ra trong các tác phẩm của Khổng Tử, và đã hạ mình một cách kính cẩn trước mặt thân mẫu của Ngài (người vẫn còn sống) không khác gì một đứa trẻ trước mặt cha mẹ mình. Ngài thông hiểu trọn vẹn các tác phẩm của các danh gia Trung Hoa nổi tiếng nhất; và, xuyên qua bản chuyển dịch sang Hán ngữ bộ Bách Khoa Từ Điển của Giám Mục Adran, Ngài thụ đắc được không ít kiến thức về nghệ thuật và khoa học của Âu Châu, trong đó Ngài quan tâm nhiều nhất về các vấn đề liên hệ đến việc hải hành và đóng tàu …

Để giúp Ngài có thể để tâm nhiều hơn đến việc trị nước, nếp sống của Ngài đã được quy định theo một chương trình cố định. Vào 6 giờ sáng, Ngài thức dậy rời giường ngủ, và đi tắm bằng nước lạnh. Vào 7 giờ sáng Ngài tiếp các Quan: mọi văn thư nhận được ngày hôm trước đều được đọc lên, theo đó, các chỉ dụ của Ngài được ghi chép cẩn thận bởi các quan lại liên hệ. Sau đó Ngài sang thăm kho đạn dược của thủy quân, xem xét các công việc đã được thực hiện khi Ngài không có mặt, chèo thuyền rồng quanh hải cảng, thanh tra các chiến thuyền của Ngài. Ngài đặc biệt quan tâm đến ban chỉ huy; và tại xưởng đúc, được dựng lên trong kho đạn dược, súng đại bác được đúc với đủ mọi loại kích thước…

Ngài không uống rượu nho của Tàu cũng như không dùng bất kỳ loại rượu mạnh nào khác, và lấy làm hài lòng với một lượng thịt rất nhỏ. Một ít cá, cơm, rau và trái cây, cùng với trà và chút bánh ngọt, tạo thành các đồ ăn chính trong thực đơn hàng ngày của Ngài. Giống như một hậu duệ Trung Hoa thực sự, như Ngài từng tuyên xưng, của một vương gia nhà Minh, Ngài luôn luôn dùng bữa một mình, không cho phép vợ Ngài hay bất kỳ người nào khác trong gia đình được ngồi ăn cùng mâm với Ngài (f)…

Để tương xứng với sự tưởng niệm (Giám Mục) Adran, từ trần vào năm 1800, cần phải ghi nhớ, đó là cá tính của vị Quân Vương này, rằng sự phục hồi vương quốc của Ngài, sự thắng lợi trong chiến tranh, sự cải thiện xứ sở trong những thời khoảng hòa bình và, trên hết, sự tiến bộ mau chóng được thực hiện trong các lãnh vực nghệ thuật, sản xuất và khoa học, phần lớn là nhờ vào tài năng, sự chỉ dẫn và sự giám sát nghiêm chỉnh của vị truyền giáo này. Nhà Vua, về phần mình, yêu mến giám mục đến mức độ tôn thờ, xưng tụng giám mục bằng từ ngữ chỉ dành riêng cho đức Khổng Tử, như là một Sư Biểu (Illustrious Master). Và để chứng thực sự tôn kính cao vời của mình, sau khi thi hài của Giám Mục đã được chôn cất bởi các tu sĩ đồng dòng theo các nghi thức của Giáo Hội La Mã, Nhà Vua đã ra lệnh thi hài phải được quật lên và cải táng với tất cả tang lễ và nghi thức được quy định bởi lễ giáo người dân Nam Kỳ (g); Ngài cũng đã không bị thuyết phục để bỏ qua cử chỉ tiêu biểu lòng tưởng nhớ của mình, bất kể những lời khẩn cầu và sự trần tình của các giáo sĩ người Pháp, là những người không ít kinh hoàng về cách thức hành động không thiêng liêng như thế …
 

en lờ 100

Xe tải
Biển số
OF-346713
Ngày cấp bằng
14/12/14
Số km
418
Động cơ
274,080 Mã lực
Nơi ở
Vĩa hè kế bên NewWord Sài Gòn
Sự nghiệp lẫy lừng trên biển của vua Gia Long

Thứ Hai, 25/07/2011 07:24

(TT&VH Cuối tuần) - LTS: Sau khi đăng bài phỏng vấn GS-TS Nguyễn Quang Ngọc trong chuyên đề Đứng trước biển(TT&VH Cuối tuần số 28), BBT có nhận được ý kiến của bạn đọc muốn làm rõ hơn về đánh giá của GS “Gia Long là vị vua có một sự nghiệp lẫy lừng trên biển”. Chúng tôi xin giới thiệu bài viết của GS viết riêng cho TT&VH Cuối tuần đề cập tới vấn đề nói trên (các tít trong bài do TT&VH Cuối tuần đặt).

Thủy quân - sức mạnh triều Nguyễn

Đã quá lâu rồi người ta quen nhìn nhận tất cả những gì của Tây Sơn thì đều là tiến bộ cách mạng, còn của nhà Nguyễn thì chỉ là lạc hậu *********, mà quên đi rằng Tây Sơn đến thời Quang Toản cũng đã tàn tạ, suy kiệt và đâu còn tiến bộ nữa. Nguyễn Ánh đành rằng phải chịu trách nhiệm hết sức nặng nề trước lịch sử vì đã từng rước quân ngoại bang về dày xéo bờ cõi. Nhưng ông là người có tài cầm quân, có tài tổ chức và tập hợp dân chúng, thừa hưởng được những thành quả của các thế hệ cha ông và của cả Tây Sơn nữa, nếm mật nằm gai mở cõi và định cõi, làm nên một nước Việt Nam thống nhất, rộng dài và trọn vẹn như ngày hôm nay. Sự nghiệp này của ông liệu có lẫy lừng không nhỉ?

Hơn 40 năm trước, từ khi còn là sinh viên khoa Lịch sử, trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, tôi đã từng trăn trở về câu ca dao này:

“Lạy trời cho chóng gió nồm,

Để thuyền chúa Nguyễn thuận buồm trẩy ra”.

Lúc đầu tôi không hiểu và còn buồn cho những người dân mà tôi nghĩ là họ thiếu “ý thức chính trị”. Nhưng khi đi sâu tìm hiểu sự thay đổi tương quan lực lượng giữa Tây Sơn và Nguyễn Ánh từ sau khi vua Quang Trung tạ thế, thì tôi mới vỡ lẽ ra rằng sự mong đợi của họ là đúng và có lý. Đã đến lúc họ trông chờ đoàn thuyền hùng mạnh của Nguyễn Ánh ào ra Bắc lật nhào ngai vàng ruỗng nát của vua Quang Toản càng sớm càng tốt.

Lực lượng của Nguyễn Ánh lúc này tập trung ở Gia Định và con đường tấn công ra Bắc chủ yếu bằng thuyền. Quân đội Tây Sơn tuy mâu thuẫn, chia rẽ nhưng cũng còn đông, trong đó thủy quân xem ra cũng còn khá mạnh. Cuộc đối chọi một mất một còn giữa thủy quân Nguyễn Ánh và thủy quân Tây Sơn ở dọc dải ven biển từ Bình Thuận, Diên Khánh, Phú Yên, Thị Nại, Quy Nhơn, Phú Xuân, Nhật Lệ, cửa Hội... cho thấy sự phát triển hơn hẳn của binh thuyền Nguyễn Ánh. Đến trận đánh cuối cùng vào thành Thăng Long cũng có một đạo thủy quân của Nguyễn Ánh vượt biển vào sông Vị Hoàng và ngược sông Hồng đánh lên...

Thủy quân Nguyễn Ánh trưởng thành trong quá trình giành và giữ đất Nam bộ, lại được sự giúp đỡ và đào tạo trực tiếp của chuyên gia giỏi phương Tây như anh em nhà Dayot, như Jean Baptiste Chaigneau (Nguyễn Văn Thắng)... được tổ chức, trang bị các phương tiện kỹ thuật, vũ khí hiện đại, đã đánh bại quân đội và thủy quân Tây Sơn. Sau chiến thắng, thủy quân, hải quân của vua Gia Long được tổ chức lại chính quy hơn trở thành lực lượng chủ chốt bảo vệ đất nước, vương triều và biển đảo rộng mênh mông của Tổ quốc. M.A.Dubois de Jancigny, phái viên của Chính phủ Pháp ở Trung Quốc và Đông Dương mô tả lực lượng hải quân của vua Gia Long: “Hạm đội bao gồm những pháo thuyền mang theo từ 16 đến 22 khẩu đại bác. Những thuyền lớn có từ 50 đến 70 mái chèo, những thuyền nhỏ có hơn 40 hoặc 44 mái chèo”.

GS Vu Hướng Đông, chuyên gia Trung Quốc nghiên cứu về biển đảo Việt Nam, thừa nhận: “Nhân tố biển đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành và phát triển của các thế lực cát cứ các chúa Nguyễn. Các đời chúa Nguyễn phần nhiều chú ý triển khai hoạt động biển và phát triển sự nghiệp biển. Vua Gia Long nhờ vào biển để phát triển thế lực của mình, đánh thắng thủy quân Tây Sơn bằng thủy chiến. Thời Gia Long đã ra sức phát triển lực lượng thủy quân, đóng thuyền buồm và tàu chiến và cử tàu thuyền ra nước ngoài. Vua Gia Long từng lệnh cho Bộ Công tổ chức biên soạn cuốn Duyên hải lục ghi chép độ sâu của thủy triều ven biển và cây số đường biển. Ông lên ngôi, nước Xiêm xin triều Nguyễn xuất quân từ đường thủy và đường bộ để giúp họ đánh Miến Điện, vua Gia Long cho rằng không thể đi theo đường bộ, nên đi theo đường biển qua Hải Tây để hợp binh với nước Xiêm... Vua Gia Long đã khá quen thuộc về đường giao thông ven biển và đường giao thông trên biển giữa Việt Nam với các nước Đông Nam Á”.

Hoàng Sa, Trường Sa - sự nghiệp lẫy lừng nhất của Gia Long

Như thế, GS Vu Hướng Đông đã nói khá đúng về những công tích lẫy lừng trên biển của vua Gia Long. Chỉ tiếc một điều (có thể ông đã quên, hay cố tình quên) là chưa nói tới hoạt động thực thi chủ quyền của vua Gia Long và Vương triều Gia Long ở Hoàng Sa và Trường Sa, mà theo tôi đấy mới chính là sự nghiệp lẫy lừng nhất của vua Gia Long ở trên biển.

Theo sách Đại Nam thực lục Chính biên thì vào năm 1803, nghĩa là chỉ mới mấy tháng sau khi thành lập Vương triều Nguyễn, vua Gia Long đã chính thức “sai mộ dân ngoại tịch lập đội Hoàng Sa” theo như truyền thống có từ thời chúa Nguyễn Phúc Nguyên gần 2 thế kỷ trước. Đặc biệt liên tục trong các năm 1815, 1816, ông “sai đội Hoàng Sa là bọn Phạm Quang Ảnh ra đảo Hoàng Sa thăm dò đường biển” và triển khai các hoạt động thực thi chủ quyền một cách kiên quyết và đồng bộ. Ông còn mở rộng quan hệ với các nước, nhận địa đồ đảo Hoàng Sa từ thuyền Mã Cao năm 1817, tuyên bố về hoạt động chủ quyền của Vương triều mình ở Hoàng Sa và Trường Sa mà không có bất cứ một quốc gia nào phản đối hay có ý định tranh giành với ông. Đây là một trong những trang đẹp nhất, rạng rỡ và ngời sáng nhất của lịch sử chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa và Trường Sa, không chỉ riêng Việt Nam, mà cả thế giới đều biết.

Về thăm đảo Lý Sơn - quê hương của đội Hoàng Sa, chúng tôi thấy nhà thờ Phạm Quang Ảnh có đôi câu đối mà theo chúng tôi chính là biểu tượng tuyệt vời của truyền thống anh hùng quả cảm Việt Nam ngoài biển đảo:

“Trung can huyền nhật nguyệt,

Nghĩa khí quán càn khôn”.

Điều rất đặc biệt là người dân địa phương cho đến nay vẫn còn giữ được rất nhiều tư liệu quý báu minh chứng cho một lịch sử vô cùng gian khó và hào hùng khai chiếm Hoàng Sa và Trường Sa. Trong các nguồn tài liệu phong phú và độc đáo này, có một số tư liệu vô giá của thời Gia Long như Tờ kê trình của Phú Nhuận hầu viết vào năm Gia Long thứ 2 (1803); Đơn của phường An Vĩnh ngày 11 tháng 2 năm Gia Long thứ ba (1804), Văn khế bán đoạn đất của xã An Vĩnh phục vụ cho hoạt động của đội Hoàng Sa lập vào năm Gia Long thứ 15 (1816)...

Hoạt động chủ quyền của vua Gia Long ở Hoàng Sa và Trường Sa đã được người phương Tây vô cùng khâm phục và đặc biệt đề cao. Jean Baptiste Chaigneau (1769-1825) từng viết hồi ký xác nhận: “Xứ Đàng Trong mà Quốc vương ngày nay mang danh hiệu Hoàng đế bao gồm xứ Nam Hà theo đúng nghĩa của nó, xứ Bắc Hà, một phần vương quốc của Cao Miên, một vài đảo có người ở không xa bờ biển và quần đảo Hoàng Sa, gồm có những đảo nhỏ, bãi đá ngầm và mỏm đá không người ở. Chỉ đến năm 1816 thì nhà vua hiện nay (vua Gia Long) mới chiếm hữu được quần đảo này”.

Giám mục Jean Louis Taberd cho rằng: Quần đảo Pracel “Vào năm 1816, nhà vua (vua Gia Long) đã tới long trọng cắm lá cờ của mình và đã chính thức giữ chủ quyền ở các bãi đá này, mà chắc là sẽ không có một ai sẽ tìm cách tranh giành với ông ta”. Ông còn cho xuất bản cuốn Từ điển La Tinh An Nam và kèm theo tấm bản đồ An Nam đại quốc họa đồ, trong đó có vẽ một cụm các đảo nhỏ với dòng chữ ghi chú: Paracel Seu Cát Vàng, khẳng định chính thức và chính xác Paracel hay là Bãi Cát Vàng thuộc vào bản đồ nước Việt Nam.

Tiến sĩ Gutzlaff, hội viên của Hội địa lý Hoàng gia Luân Đôn, biên soạn cuốn sách Geography Of The Cochinchinese Empire cho biết: “Chính phủ An Nam nhận thấy lợi ích có thể đem lại được nếu như dựng lên một ngạch quan thuế và đã duy trì những thuyền đánh thuế và một đội quân nhỏ đồn trú ở tại chỗ để thu thuế đối với tất cả những ai đến đó, và để bảo vệ những dân chài của nước họ”.

Năm 1850, M.A.Dubois de Jancigny viết sách nói rõ: “Chúng tôi chỉ muốn nhận xét rằng đã từ 34 năm nay (tức là từ 1816 đến 1850), quần đảo Paracels (mà những người An Nam gọi là Cát Vàng), thật là một chốn mê cung chằng chịt những hòn đảo nhỏ, đá ngầm và bãi cát thật sự đã làm những người đi biển kinh hãi và chỉ có thể kể đến trong số những địa điểm hoang vu cằn cỗi nhất của địa cầu, quần đảo do đã bị các người xứ Đàng Trong chiếm giữ. Chúng tôi không rõ họ đã có đặt một cơ sở nào không (có thể với mục đích là bảo vệ công việc đánh cá), nhưng chắc chắn rằng nhà vua Gia Long đã chủ tâm đính thêm đoá hoa độc nhất vô nhị đó vào chiếc vương miện của ông, bởi vì ông đã xét thấy cần thiết phải đi tới việc đích thân chiếm giữ lấy quần đảo đó, và chính vì thế mà năm 1816 ông đã long trọng kéo lá cờ xứ Đàng Trong lên mảnh đất đó”.

Đấy mới chỉ là một vài thông tin ban đầu mà tôi vừa tập hợp được qua một góc nhìn còn nhiều hạn hẹp. Nhưng chỉ với một số lượng thông tin này, theo tôi, cũng có đủ cơ sở để nhận định “Gia Long là vị vua có một sự nghiệp lẫy lừng trên biển”. Còn điều gì thêm nữa, mong bạn đọc bổ sung và chỉ giáo. Tôi xin được chân thành cảm ơn.

Nguyễn Quang Ngọc
 

Esse blue

Xe tải
Biển số
OF-203755
Ngày cấp bằng
26/7/13
Số km
376
Động cơ
323,483 Mã lực
Trước đến giờ em vẫn có cảm tình với vua Gia Long, kể từ thời học lịch sử cấp 3, em đã cảm thấy chính sử có vấn đề với giai đoạn này.
 

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
13,437
Động cơ
434,773 Mã lực
Nguyễn Ánh – một người có cá tính mạnh, từ một cậu bé con của một ông chúa bị giết hại trong tù, gần như đã nhiều lúc không còn một mảnh giáp, không còn một tấc đất, đã lấy lại được quyền bính trong cả nước Việt Nam từ Lạng Sơn đến Cà Mau. Theo PGS Trần Lâm Biền, nền mỹ thuật Việt Nam chỉ có những thi pháp kiến trúc chung từ xứ Lạng đến Gia Định thành là từ Nguyễn Gia Long.

1.1. Về Nguyễn Ánh: Nếu tôi nhớ không nhầm thì cuộc khởi nghĩa Tây Sơn (mà những người theo lý thuyết Mác-xít thường gọi là “Khởi nghĩa nông dân”) bắt đầu xảy ra vào năm 1771, khi Nguyễn Huệ sau này trở thành vua Quang Trung vĩ đại bấy giờ mới 18 tuổi, thì lúc đó Nguyễn Ánh còn kém Nguyễn Huệ ít ra là 7 tuổi, nghĩa là mới chỉ một cậu bé con trên 10 tuổi,------------
...........................
1.7. Cho nên, cũng không phải quá đáng lắm khi linh mục Nguyễn Phương và một số nhà sử học nước ngoài khác – từ phe XHCN (cũ) đến phe tư bản chủ nghĩa – cho rằng Nguyễn Ánh là người trên thực tế đã thống nhất đất nước chứ không phải là ông vua anh hùng Nguyễn Huệ – Quang Trung, mặc dù ông vua anh hùng 3 lần vĩ đại này đã gạt bỏ những thế lực quân chủ thối nát ở Đàng Trong, Đàng Ngoài và những lực lượng ngoại xâm đứng đàng sau những quyền lực khốn nạn ấy. Và như vậy, xét về mặt lịch sử khách quan là đã góp phần rất lớn vào công cuộc thống nhất đất nước(1).

1.8. Không nói gì đến ông Nguyễn Lữ – là “thầy tu” hay là “thầy võ” – không đủ nội lực để đối địch với Nguyễn Ánh ở miền Nam, chỉ nói đến ông anh Nguyễn Nhạc xuất thân “nậu nguồn” và ông em Hồ Thơm (Nguyễn Huệ) thì, do sự chia rẽ ngay trong nội bộ gia đình, mà theo tôi “ghê tởm” nhất là ông anh cả Nguyễn Nhạc đã vì sự thỏa mãn nhỏ nhen được làm Trung ương Hoàng đế ở thành Trà Bàn, rồi vì ghen tị và “chãnh chọe” với em sau vụ Bắc Bình Vương “xóa hận sông Gianh” tiến ra Thăng Long, đã vội vã ra Bắc kéo em về, rồi lại hãm hiếp cô em dâu – vợ Nguyễn Huệ – tạo mối thù hận khôn nguôi và chiến tranh giữa hai anh em, khiến dưới triều Tây Sơn có một ông hoàng đế ở Quy Nhơn và một ông hoàng đế ở Phú Xuân. Vậy làm sao có thể nói được là nước ta đã được thống nhất ngay dưới thời Tây Sơn ? Đó là một “lập trường giai cấp” máy móc đang chuyện nọ (chống ngoại xâm) “xọ chuyện kia” (chống quân chủ Nguyễn – Trịnh).
http://baotangnhanhoc.org/vi/bai-nghien-cu-lch-s/1249-gs-trn-quc-vng--my-vn--v-vua-gia-long.html
1.1-Chỉ chứng tỏ cụ Ánh được một thê lực thù đuỵch bơm lên, là các linh mục Tây dương, thế là cái tiếng cõng rắn, chả oan tý nào ;))
1.7: Nội bộ có mâu thuẫn, nhưng cơ bản cả nước thuộc Tây Sơn, cũng như về sau cụ Đảm có phang nhau với cụ Khôi nhưng cơ bản vẫn là nội bộ họ Nguyễn Phấc phịch nhau, đấy mới là lịch sử khách quan ;))
1.8: Xem lại 1.7, nhất là cụ ÁNh còn đang lon ton vành ngoài trong khi cụ Huệ đã sai cát ca đơ sang chơi với cụ Ái tân giác la ngoại hiệu Long càn quấy.
Cái cúp C1 là cụ ÁNh đợi cụ Huệ tèo mấy trèo lên giật cúp từ tay trẻ con nhà TS, sử ghi thế, đội nào còn uốn éo câu chữ chỉ chứng tỏ lưỡi dẻo, giải quyêt giề ;))
 

bimbim5656

Xe container
Biển số
OF-143913
Ngày cấp bằng
30/5/12
Số km
6,486
Động cơ
426,953 Mã lực
Cái này cụ hơi bị tý nhầm ạ ! Năm nào cũng giỗ đúng ngày âm cụ nhé, nhưng tổ chức theo kiểu họp chi bộ kháng chiến vào ban đêm :(
Hôm CN 23/8 vừa rồi, đoàn em lên núi Ba Vì gặp đúng giỗ âm ông cụ. Cả đỉnh núi tắc ị vài trăm xe, trong đó có gần một nửa là 80B.
 

ThangPV.HR

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-93355
Ngày cấp bằng
21/1/11
Số km
3,875
Động cơ
436,732 Mã lực
Website
vanphongsach.com
Xuyên tạc bóp méo cuộc kháng chiến chống mỹ cứu nước thành nội chiến nồi da nấu thịt, xét lại công/tội của Nguyễn Ánh- một kẻ tội đồ của dân tộc, vinh danh bọn chết trận trong hải chiến HS nằm trong chuỗi âm mưu rửa mặt cho VNCH hòng phục dựng thây ma của nhiều thế lực hắc ám. Không ít người nhẹ dạ cả tin đã ăn phải bả của bọn chúng vì đã quá mất niềm tin vào CQ cộng với tâm lý ghét TQ
Chuyện này không có gì phải tranh luận cả, chân lý thuộc về người chiến thắng. Những ai ủng hộ chuyện này thì hãy cứ theo bọn vịt tần phục CUỐC đi rồi đặt tên đường cho NA, anh em họ Ngô, truy tặng anh hùng liệt sỹ cho cả triệu tử sỹ VNCH ... cũng chưa muộn. Lúc đó cha anh chúng tôi, những người đã đổ xương máu để có được đất nuớc như ngày hôm nay chấp nhận để chúng dày xéo mổ mả, tước bằng liệt sỹ và quy thành tội phạm chiến tranh
Trẻ người, biết đọc thì cũng phải biết dùng cái trong hộp sọ của mình phân tích và nhận định chứ
Kinh nhề :bz
 

anhquanhn

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-79064
Ngày cấp bằng
28/11/10
Số km
2,041
Động cơ
438,063 Mã lực
1.1-Chỉ chứng tỏ cụ Ánh được một thê lực thù đuỵch bơm lên, là các linh mục Tây dương, thế là cái tiếng cõng rắn, chả oan tý nào ;))
1.7: Nội bộ có mâu thuẫn, nhưng cơ bản cả nước thuộc Tây Sơn, cũng như về sau cụ Đảm có phang nhau với cụ Khôi nhưng cơ bản vẫn là nội bộ họ Nguyễn Phấc phịch nhau, đấy mới là lịch sử khách quan ;))
1.8: Xem lại 1.7, nhất là cụ ÁNh còn đang lon ton vành ngoài trong khi cụ Huệ đã sai cát ca đơ sang chơi với cụ Ái tân giác la ngoại hiệu Long càn quấy.
Cái cúp C1 là cụ ÁNh đợi cụ Huệ tèo mấy trèo lên giật cúp từ tay trẻ con nhà TS, sử ghi thế, đội nào còn uốn éo câu chữ chỉ chứng tỏ lưỡi dẻo, giải quyêt giề ;))
- 1.1, đều là góc độ nhìn lại LS của con người sau này bóp méo đi phục vụ ý đồ 9 chị của mình thôi. Nếu xét từ 1 góc độ khác thì Gia Long là người tiếp cận với phương Tây từ sớm, học hỏi tiếp thu được nhiều kỹ nghệ phương Tây, ông quả là con người cách tân (sau này lên ngôi rồi thì lại là chuyện khác). Còn chuyện nhờ thế lực phương Tây giúp đỡ trong việc thống nhất đất nước, giành ngai vàng từ chế độ Tây Sơn thời mạt, là chuyện hoàn toàn bình thường, quan trọng là kết quả chứ phương tiện thì có thể dùng nhiều cách.
1.8 Hậu sinh khả úy là điều đáng mừng. Nhân hòa, địa lợi dành cho GIa Long trẻ tuổi mưu lược. Giành được nhờ đánh đấm giỏi mà ko có tài trị quốc thì cũng ko thể giữ nổi để truyền lại cả trăm năm vương triều, khía cạnh này thì Gia Long quả là 1 vị vua vĩ đại.
 

bpq

Xe buýt
Biển số
OF-316494
Ngày cấp bằng
19/4/14
Số km
665
Động cơ
291,493 Mã lực
- 1.1, đều là góc độ nhìn lại LS của con người sau này bóp méo đi phục vụ ý đồ 9 chị của mình thôi. Nếu xét từ 1 góc độ khác thì Gia Long là người tiếp cận với phương Tây từ sớm, học hỏi tiếp thu được nhiều kỹ nghệ phương Tây, ông quả là con người cách tân (sau này lên ngôi rồi thì lại là chuyện khác). Còn chuyện nhờ thế lực phương Tây giúp đỡ trong việc thống nhất đất nước, giành ngai vàng từ chế độ Tây Sơn thời mạt, là chuyện hoàn toàn bình thường, quan trọng là kết quả chứ phương tiện thì có thể dùng nhiều cách.
1.8 Hậu sinh khả úy là điều đáng mừng. Nhân hòa, địa lợi dành cho GIa Long trẻ tuổi mưu lược. Giành được nhờ đánh đấm giỏi mà ko có tài trị quốc thì cũng ko thể giữ nổi để truyền lại cả trăm năm vương triều, khía cạnh này thì Gia Long quả là 1 vị vua vĩ đại.

Căn cứ sử biên niên của triều Nguyễn, thì chỉ tính trong nửa đầu thế kỷ 19 đã có gần 400 cuộc nổi dậy, Trong số đó có 50 cuộc diễn ra dưới thời Gia Long từ 1802-1820, 254 cuộc dưới thời Minh Mạng (1820-1840), 58 cuộc dưới thời Thiệu Trị (1840-1847) và 40 cuộc nổi dậy dưới thời Tự Đức (1847-1862), lớn nhất là các cuộc nổi dậy của: Lê Văn Khôi (1833-1836), Nông Văn Vân (1833-1836), Lê Duy Lương (1832-1838) và cuộc nổi dậy này Phan Bá Vành.

Trong Đặng gia thế phả có đoạn chép:

...Nhân lúc triều Nguyễn nhu nhược, chuyên lo dùng của cải xây đắp thành quách cung điện, bê trễ đê điều, đồng ruộng nông trang luôn năm lụt lội, dân tình đói rách, làng mạc điêu tàn, nhũng loạn khắp nơi... Có ông Phan Bá Vành ở miền Thái Bình, nhân nạn đói năm 1821[2] tập hợp dân chúng chống lại triều đình, được dân đi theo, lập căn cứ chính ở Trà Lũ [3].
Triều đại có hàng trăm cuộc nổi dậy không thể gọi là có tài trị quốc
 

anhquanhn

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-79064
Ngày cấp bằng
28/11/10
Số km
2,041
Động cơ
438,063 Mã lực
Triều đại có hàng trăm cuộc nổi dậy không thể gọi là có tài trị quốc
Gia Long là ông vua sáng lập triều đại, đất nước mới quy về 1 mối với diện tích VN được mở rộng lớn nhất trong lịch sử VN, thế cuộc rối rắm, đất nước kiệt quệ sau các cuộc nội chiến liên miên thì nạn đói và các cuộc nổi dậy là chuyện bình thường ko thể tránh khỏi. Bên Tàu thời thịnh trị ổn định với các vị vua nổi tiếng anh minh như Khang Hi, Càn Long... cũng đầy cuộc nổi dậy lớn hơn nhiều. Cần phải biết nhìn cái lớn toàn cục chứ cụ, có cái gì là hoàn hảo đâu :D
Là vua một nước rộng lớn, mới thống nhất sau mấy trăm năm nội chiến với nhiều phe phái tranh giành xâu xé nhau xuất hiện liên tục[228], cộng thêm chính sách thuế khóa cao và cưỡng bức xây dựng lớn[229]; sự bất bình của tầng lớp sĩ phu hoài nhớ Lê triều[230], và nạn đói thường xuyên diễn ra ở vài khu vực khắp nước nên Gia Long thường xuyên phải đối mặt với các phong trào chống đối ở khắp ba miền Việt Nam (đặc biệt ở khu vực Bắc Hà) với khoảng 73 phong trào trong suốt thời kỳ ông trị vì[231].
 

en lờ 100

Xe tải
Biển số
OF-346713
Ngày cấp bằng
14/12/14
Số km
418
Động cơ
274,080 Mã lực
Nơi ở
Vĩa hè kế bên NewWord Sài Gòn
Triều đại có hàng trăm cuộc nổi dậy không thể gọi là có tài trị quốc
Cuộc chiến Trịnh- Nguyễn kéo dài và đến khi Tây Sơn khởi binh là một quá trình liên tục kéo dài trên cả trăm năm. Nhân lực, vật lực của đất nước cạn kiệt vì chiến tranh. Em hỏi cụ có QG nào trãi qua thời kỳ tàn khốc như vậy, nhất là sau khi chiến tranh kết thúc mà không có đóm, có tàn ? Sử biên Triều Nguyễn đã rất trung thực khi không hề che dấu những bất ổn, khó khăn của mình sau thời kỳ thống nhất đất nước. Còn hơn khối sử chỉ biết tô hoa, vẻ lá nhưng chả qua mắt được dân.
 

Krupta

Xe điện
Biển số
OF-365995
Ngày cấp bằng
8/5/15
Số km
2,312
Động cơ
278,533 Mã lực
Cuộc chiến Trịnh- Nguyễn kéo dài và đến khi Tây Sơn khởi binh là một quá trình liên tục kéo dài trên cả trăm năm. Nhân lực, vật lực của đất nước cạn kiệt vì chiến tranh. Em hỏi cụ có QG nào trãi qua thời kỳ tàn khốc như vậy, nhất là sau khi chiến tranh kết thúc mà không có đóm, có tàn ? Sử biên Triều Nguyễn đã rất trung thực khi không hề che dấu những bất ổn, khó khăn của mình sau thời kỳ thống nhất đất nước. Còn hơn khối sử chỉ biết tô hoa, vẻ lá nhưng chả qua mắt được dân.
Tổng thời gian Trịnh - Nguyễn đánh nhau chỉ có 6 năm thôi cụ nhé, còn lại là gần 200 năm hòa bình. Đây là thời Việt Nam cường thịnh nhất. Quân sự, thương mại phát triển, văn hóa nghệ thuật rực rỡ (chùa Tây phương, chùa Trăm gian, chùa Thầy). Còn cụ bảo sử nhà Nguyễn trung thực thì em xin không có ý kiến.
 

simo2001

Xe tăng
Biển số
OF-42059
Ngày cấp bằng
1/8/09
Số km
1,267
Động cơ
478,760 Mã lực
Cuộc chiến Trịnh- Nguyễn kéo dài và đến khi Tây Sơn khởi binh là một quá trình liên tục kéo dài trên cả trăm năm. Nhân lực, vật lực của đất nước cạn kiệt vì chiến tranh. Em hỏi cụ có QG nào trãi qua thời kỳ tàn khốc như vậy, nhất là sau khi chiến tranh kết thúc mà không có đóm, có tàn ? Sử biên Triều Nguyễn đã rất trung thực khi không hề che dấu những bất ổn, khó khăn của mình sau thời kỳ thống nhất đất nước. Còn hơn khối sử chỉ biết tô hoa, vẻ lá nhưng chả qua mắt được dân.
Lại auto chửi với tổ lái rồi. Chán cụ.

Cụ không bình tĩnh phân tích về Gia Long được à?

Bây giờ nếu cụ có trình, thì cụ phân tích cho em xem trong triều Nguyễn, kể từ vua Gia Long, đất nước ta và người dân ta đã tiến bộ và thịnh vượng thế nào, so sánh với nước láng giềng như Xiêm La chẳng hạn?

Xét cho cùng, công đức của một ông vua là ông ý đã mang lại gì cho người dân, đúng không ạ?

Đúng như cụ nói, chẳng qua được mắt dân đâu. Đã qua 200 năm rồi, dân vẫn đánh giá như thế thì chắc cũng có lý của nó.
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top