Tiên sư thằng phóng tinh viên nó đặt cái tít: "Hà nội có thế chặt hạ, thay thế toàn bộ cây xà cừ" thế này bảo sao các cụ nhà mình nhảy dựng lên, nhất là đang trong giai đoạn nắng nóng kỷ lục, cần cây xanh bóng mát hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, đọc kỹ mới thấy là người ta đâu có chặt một lúc 4.000 cây xà cừ mà có kế hoạch đàng hoàng. Chặt hạ các cây già cỗi, có nguy cơ gãy đổ trước rồi mới thay thế dần các cây còn lại. Xà cừ lâu nay vẫn bị mang tiếng là cây nguy hiểm vì tỷ lệ gãy đổ cao, tuy nhiên, theo em nguyên nhân chủ yếu là do con người chứ chả phải lỗi do cái cây:
Thứ nhất: cây xà cừ rễ chùm, ăn nông thì rõ rồi, nhưng nếu tự nhiên thì cây càng to, rễ ăn càng rộng để vừa cấp đủ dinh dưỡng vừa giữ cho cây vững, nó giống như cái chân đế của vật vậy. Trồng trong đô thị thì xà cừ gặp bất lợi vì nếu rễ ăn rộng sẽ hoặc là gặp hạn chế vì vướng các công trình xây dựng, hoặc là bị cắt bỏ khi thi công các công trình xây dựng. Tán thì rộng, bộ rễ nhỏ, cây mất cân bằng thì đổ gẫy là đương nhiên;
THứ hai: Do việc cắt tỉa tán cây không đúng. Bố vợ em dân lâm nghiệp nói rằng, việc căt tỉa tán cây cũng phải có tính toán khoa học, không thể cứ cắt là cắt được. Cắt đến đâu, cắt thế nào để cây cân bằng, khi có gió sẽ có đủ sức để chống đỡ. Ngoài ra tỷ lệ cây, mật độ cây trồng đan xen cũng cần phải tính toán để các cây có thể che chắn, nương tựa nhau khỏi đổ. Xà cừ tán rộng, thân mọc không thẳng nếu công nhân không biết, cắt lung tung nên cây mất cần bằng và dễ đổ. Các cây xà cử ở Giảng Võ, Hoàng Diệu được trồng ở khu vực thoáng, rộng, rễ cây không bị chặt nhiều, số lượng cây nhiều nên có thể che chắn, chỗng đỡ được cho nhau. Điều này lý giải tại sao cây ở khu vực này ít khi bị đổ;
Thứ ba là do các nhà cao tầng trong nội đô nhiều vừa chắn gió những cũng hút gió khủng khiếp. Ví dụ dễ nhất là cụ nào ra chân tòa nhà Lotte thì sẽ thấy tốc độ gió thế nào, năm ngoái em dính một vụ mưa giông ở chân tòa nhà này, xe máy không thể đi nổi và bị thổi bay. Luống gió như vậy cộng thêm tán cây to, rễ bị chặt nhỏ thì cây không đổ mới lạ.