[Funland] Về vụ hà nội định chặt toàn bộ xà cừ.

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
17,727
Động cơ
434,776 Mã lực
Tiên sư thằng phóng tinh viên nó đặt cái tít: "Hà nội có thế chặt hạ, thay thế toàn bộ cây xà cừ" thế này bảo sao các cụ nhà mình nhảy dựng lên, nhất là đang trong giai đoạn nắng nóng kỷ lục, cần cây xanh bóng mát hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, đọc kỹ mới thấy là người ta đâu có chặt một lúc 4.000 cây xà cừ mà có kế hoạch đàng hoàng. Chặt hạ các cây già cỗi, có nguy cơ gãy đổ trước rồi mới thay thế dần các cây còn lại. Xà cừ lâu nay vẫn bị mang tiếng là cây nguy hiểm vì tỷ lệ gãy đổ cao, tuy nhiên, theo em nguyên nhân chủ yếu là do con người chứ chả phải lỗi do cái cây:

Thứ nhất: cây xà cừ rễ chùm, ăn nông thì rõ rồi, nhưng nếu tự nhiên thì cây càng to, rễ ăn càng rộng để vừa cấp đủ dinh dưỡng vừa giữ cho cây vững, nó giống như cái chân đế của vật vậy. Trồng trong đô thị thì xà cừ gặp bất lợi vì nếu rễ ăn rộng sẽ hoặc là gặp hạn chế vì vướng các công trình xây dựng, hoặc là bị cắt bỏ khi thi công các công trình xây dựng. Tán thì rộng, bộ rễ nhỏ, cây mất cân bằng thì đổ gẫy là đương nhiên;

THứ hai: Do việc cắt tỉa tán cây không đúng. Bố vợ em dân lâm nghiệp nói rằng, việc căt tỉa tán cây cũng phải có tính toán khoa học, không thể cứ cắt là cắt được. Cắt đến đâu, cắt thế nào để cây cân bằng, khi có gió sẽ có đủ sức để chống đỡ. Ngoài ra tỷ lệ cây, mật độ cây trồng đan xen cũng cần phải tính toán để các cây có thể che chắn, nương tựa nhau khỏi đổ. Xà cừ tán rộng, thân mọc không thẳng nếu công nhân không biết, cắt lung tung nên cây mất cần bằng và dễ đổ. Các cây xà cử ở Giảng Võ, Hoàng Diệu được trồng ở khu vực thoáng, rộng, rễ cây không bị chặt nhiều, số lượng cây nhiều nên có thể che chắn, chỗng đỡ được cho nhau. Điều này lý giải tại sao cây ở khu vực này ít khi bị đổ;

Thứ ba là do các nhà cao tầng trong nội đô nhiều vừa chắn gió những cũng hút gió khủng khiếp. Ví dụ dễ nhất là cụ nào ra chân tòa nhà Lotte thì sẽ thấy tốc độ gió thế nào, năm ngoái em dính một vụ mưa giông ở chân tòa nhà này, xe máy không thể đi nổi và bị thổi bay. Luống gió như vậy cộng thêm tán cây to, rễ bị chặt nhỏ thì cây không đổ mới lạ.
Cây rễ cọc, Tây bảo thế.
 

Hrp

Xe buýt
Biển số
OF-394853
Ngày cấp bằng
2/12/15
Số km
634
Động cơ
237,497 Mã lực
Xin lỗi các cụ/mợ tôi cổ vũ việc chặt hết cây xanh HN và tất cả các TP đi. Đất không có để xây nhà ống mà lại dư đất để cây mọc à ?
Hơn nữa, các cụ mợ có biết ở quê rừng núi chúng tôi canh tác thế nào không ? Nương rãy mà không chặt hết, đốt hết thì sao làm vụ mới được.
 

SesameStreet

Xe container
Biển số
OF-453554
Ngày cấp bằng
15/9/16
Số km
6,291
Động cơ
248,165 Mã lực
Tuổi
44
https://m.facebook.com/artistdominhtuan/posts/868927443177323

Lý giải về điều này, ông Nguyễn Lân Hùng nói:

Tôi nhớ, xà cừ là loại cây rễ rất nông, phát triển nhanh, những năm 60-70 của thế kỷ trước đã được trồng rất nhiều quanh khu vực bờ Hồ, nhưng chỉ qua mấy trận bão lớn là gãy đổ la liệt. Tấ cả những cây thời Pháp trồng bây giờ đẹp và hiệu quả còn lại là cây sấu”.

Mệ cái lão Lân Hùng điêu toa.
Xà cừ đổ la liệt ở Hồ Gươm bao giờ? Nhìn mấy cái cây xà cừ to đùng chỗ Điện lực chưa mà bi bô.
 

Vịtxanh

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-11416
Ngày cấp bằng
4/11/07
Số km
30,847
Động cơ
752,102 Mã lực
https://m.facebook.com/artistdominhtuan/posts/868927443177323

Lý giải về điều này, ông Nguyễn Lân Hùng nói:

Tôi nhớ, xà cừ là loại cây rễ rất nông, phát triển nhanh, những năm 60-70 của thế kỷ trước đã được trồng rất nhiều quanh khu vực bờ Hồ, nhưng chỉ qua mấy trận bão lớn là gãy đổ la liệt. Tấ cả những cây thời Pháp trồng bây giờ đẹp và hiệu quả còn lại là cây sấu”.

Mệ cái lão Lân Hùng điêu toa.
Xà cừ đổ la liệt ở Hồ Gươm bao giờ? Nhìn mấy cái cây xà cừ to đùng chỗ Điện lực chưa mà bi bô.
Nhố nhăng.
Nói bậy nói bạ. Nói lấy được :(
Nhà Nguyễn Lân này em lai mạnh có mỗi ông Lân Thắng. Người mờ cả đại gia đình xem như Con Cừu Đen :D
 

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
17,727
Động cơ
434,776 Mã lực
https://m.facebook.com/artistdominhtuan/posts/868927443177323

Lý giải về điều này, ông Nguyễn Lân Hùng nói:

Tôi nhớ, xà cừ là loại cây rễ rất nông, phát triển nhanh, những năm 60-70 của thế kỷ trước đã được trồng rất nhiều quanh khu vực bờ Hồ, nhưng chỉ qua mấy trận bão lớn là gãy đổ la liệt. Tấ cả những cây thời Pháp trồng bây giờ đẹp và hiệu quả còn lại là cây sấu”.

Mệ cái lão Lân Hùng điêu toa.
Xà cừ đổ la liệt ở Hồ Gươm bao giờ? Nhìn mấy cái cây xà cừ to đùng chỗ Điện lực chưa mà bi bô.
Năm ngoái bão ầm ầm, đi qua chỗ Trần Nguyễn Hãn đúng lúc gió xoắn gãy cái cành to bang thân người của cái cây xà cừ đầu phố TNH giáp Bờ Hồ, kinh thật. Chắc hôm đấy rễnông nhưng nó bướng nên xoắn thế mà không giơ rễ lên trời.
 

moonlight

Xe tăng
Biển số
OF-1837
Ngày cấp bằng
7/10/06
Số km
1,519
Động cơ
569,625 Mã lực
Túm lại là phương án ăn chia đã được duyệt, mỗi ông đút túi bao nhiêu đã được phê, nên phải huy động toàn bộ hệ thống Cá Trê vào cuộc guếc liệc thui :(
 

SesameStreet

Xe container
Biển số
OF-453554
Ngày cấp bằng
15/9/16
Số km
6,291
Động cơ
248,165 Mã lực
Tuổi
44
https://m.facebook.com/artistdominhtuan/posts/868927443177323
Điều nguy hiểm ở chỗ ông liệt cây xà cừ vào danh sách những cây "không thuộc chủng loại cây đô thị", đặt ngang hàng chúng với những cây "cong nghiêng, sâu mục không an toàn" cần phải loại bỏ: "Việc thay thế là thay những cây cong nghiêng, sâu mục không an toàn, những cây không thuộc chủng loại cây đô thị". Tuy nhiên, ông lý giải thế nào về những hàng cây xà cừ cổ thụ, đều tăm tắp trên đường Hà Nội-Hà Đông? Nếu “gẫy đổ la liệt” thì giờ đây đâu cần phải “nhọc công” chặt hạ, thay thế? Có dịp lên Am Tiên (núi Nưa-Thanh Hóa) ông lý giải ra sao về hàng xà cừ đại thụ gần thế kỷ qua vẫn đứng dàn hàng, sừng sững qua bao mùa bão tố dữ dội của miền Trung?
 

Bold9000

Xe tải
Biển số
OF-34103
Ngày cấp bằng
27/4/09
Số km
425
Động cơ
478,330 Mã lực
Em xin lỗi em không phải là nhà cây học nên không rõ cây xà cừ là rễ chùm hay rễ cọc. Search trên mạng thì có thông tin là cây rễ chùm nhưng cũng có người nói là cây rễ cọc. Trong số các hình ảnh về cây xà cừ đổ thì cảm quan là rễ cây nhiều nhưng nhỏ, bật gốc bật lên cả mảng to. Tuy nhiên, có một thực tế là tỷ lệ cây xà cừ cổ thụ bị gẫy đổ chiếm phần lớn trong số các cây bị gẫy đổ mỗi khi mưa bão và gây thiệt hại lớn về người và tài sản thì rõ ràng là cây xà cừ không phải là loại cây đô thị an toàn.

Ngày trước, người Pháp trồng xà cừ với một quy hoạch Hà Nội nhỏ bé, đường hẹp, vỉa hè rộng, cây có đủ không gian để phát triển tự nhiên cả bộ rễ và tán lá giúp cây tự cân bằng. Xà cừ có thể phù hợp với Hà Nội của những năm . Hà Nội nay đã khác nhiều, đường xá mở rộng, vỉa hè bị thu hẹp, các nhà cao tầng mọc lên khiến không gian cho cây xà cừ bị thu hẹp, cây bị cắt rễ, hoặc rễ cây không thể phát triển được. Vì thế cây gẫy đổ nhiều và các nhà quản lý cho rằng cây xà cừ không còn phù hợp với không gian đô thị hiện nay và họ cho rằng cần phải thay thế bằng những loại cây khác cũng là điều cần thiết.
 

SesameStreet

Xe container
Biển số
OF-453554
Ngày cấp bằng
15/9/16
Số km
6,291
Động cơ
248,165 Mã lực
Tuổi
44
Ngay như việt chặt hạ, thay thế đối với những loại "cây cong, nghiêng" cũng phải hết sức thận trọng. Bởi cây cong không hẳn là xấu, ngược lại có thể tạo nên vẻ đẹp độc đáo của nó. Với cây nghiêng, nếu là cây quý cũng nên dựng, trồng lại. Không nên máy móc, cứ thấy "cong, nghiêng" là đánh dấu X vào và hạ sát.
Quan điểm thay thế cây cho Hà Nội của ông Nguyễn Lân Hùng cũng rất phi khoa học, tùy tiện, tiền hậu bất nhất, thiếu tính nhân văn:

-Ông cho rằng cần loại bỏ những cây “không thuộc chủng loại cây đô thị” như “xà cừ dễ bật gốc, lim xẹt dễ gãy cành…” thế nhưng ông Hùng lại khuyên nên trồng cây chò chỉ: “mỗi con đường, tuyến phố nên trồng từng loại cây khác nhau, có ý nghĩa riêng như đường Bắc Sơn trồng hàng cây hoa ban, đường Hùng Vương, Trần Phú trồng cây chò chỉ…”

Vậy xin hỏi ông Nguyễn Lân Hùng, căn cứ nào để xếp cây chò chỉ vào loại cây đô thị, nên trồng thay thế ở đường Hùng Vương, Trần Phú? Theo tài liệu của Viện khoa học lâm nghiệp Việt Nam, chò chỉ là loài cây lấy gỗ và là cây gỗ lớn, cao 30-40m (cây ở rừng Cúc Phương cao tới 60m), đường kính có thể đạt 150-200cm, thân tròn thẳng, sống trong rừng tự nhiên, phù hợp với rừng hỗn giao, thảm thực vật nhiều tầng, nhiều tán, “nơi ven khe suối, chân hoặc sườn núi, ẩm, ở độ cao £700 m so với mực nước biển và thích hợp với các loại đất như Feralit đỏ nâu hoặc vàng đỏ phát triển trên các loại đá mẹ Phiến thạch sét, Granit, Phiến thạch mica, có tầng dày, tơi xốp, thành phần chủ yếu là sét pha thịt”.

Với đặc điểm sinh học như vậy, ai bảo chò chỉ phù hợp với cây xanh đường phố Thủ đô?
 

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
17,727
Động cơ
434,776 Mã lực
Nói nhiều lại bảo chống đối.
Thôi nói ít thôi cụ gì ở trên ơi ;))
 

medici_rider

Xe tăng
Biển số
OF-195371
Ngày cấp bằng
23/5/13
Số km
1,783
Động cơ
338,531 Mã lực
Nhố nhăng.
Nói bậy nói bạ. Nói lấy được :(
Nhà Nguyễn Lân này em lai mạnh có mỗi ông Lân Thắng. Người mờ cả đại gia đình xem như Con Cừu Đen :D
Nhà này từ ông bố Nguyễn Lân cơ hội lưu manh, điển hình nhất là cuốn từ điển Tiếng Việt được đánh giá là phản tiếng Việt mà được lưu hành bao năm, rồi lại vụ mờ ám được phong Giáo sư bao giờ, lúc nào.

Trích wiki:

Lúc sinh thời, trong các tác phẩm của mình viết, nhà giáo Nguyễn Lân luôn đề tên ở bìa sách là Giáo sư Nguyễn Lân. Ví dụ những sách đã xuất bản như Từ điển chính tả phổ thông (1963); Từ điển Tiếng Việt (1967); Từ điển Pháp Việt (1981); Từ điển từ và ngữ Hán Việt (1989); Từ điển Việt Pháp (hợp soạn, 1989); Từ điển thành ngữ và tục ngữ (1989); Từ điển thành ngữ, tục ngữ Pháp Việt (1994); Từ điển từ và ngữ Việt Nam (2002)...đều đề tên là Giáo sư Nguyễn Lân. Tuy nhiên quyết định 162/CP về đợt phong học hàm Giáo sư đầu tiên ở Miền Bắc Việt Nam được ký ngày 11/9/1956 bởi cố thủ tướng Phạm Văn Đồng gồm 29 người không có tên của nhà giáo nhân dân Nguyễn Lân và các đợt phong sau đó, các năm 1980, 1984, 1988, 1991,...đều không có tên của nhà giáo Nguyễn Lân
 

SesameStreet

Xe container
Biển số
OF-453554
Ngày cấp bằng
15/9/16
Số km
6,291
Động cơ
248,165 Mã lực
Tuổi
44
-Ông nói “người dân chưa được tuyên truyền để hiểu rõ lý do tại sao lại phải chặt bỏ, thay thế những loại cây đó cũng như giá trị, vẻ đẹp, tác dụng… của những loại cây được trồng mới”. Vậy nếu bây giờ được tuyên truyền, theo ông, cây mỡ được trồng mới thay thế xà cừ ở đường Nguyễn Chí Thanh có “giá trị, vẻ đẹp, tác dụng” như thế nào? Nó có thuộc chủng loại "cây đô thị" như cây chò chỉ do ông đề xuất không?

Trồng cây xanh cho Thủ đô (đúng như ông Nguyễn Lân Hùng đã nói, phải tính đến “cả trăm năm”) đâu phải chuyện nay nuôi dế mèn, nuôi ếch thất bại, mai chuyển sang nuôi nhím; nuôi nhím phá sản lại chuyển sang rắn mối, cầy hương... như cách ông hướng dẫn nông dân làm kinh tế phong trào?

-Ông Nguyễn Lân Hùng đưa ra ý kiến: “một số loại cây như cây bàng, theo tôi cũng không phù hợp là cây đô thị, bàng về mùa đông rụng lá, nhìn rất xấu”. Do đó, theo ý ông “việc thay thế cây xanh của Hà Nội nên được làm quy củ (...) tốt nhất nên chọn cây đẹp, cho bóng mát và xanh quanh năm”.

Vâng, không rụng lá theo mùa mà phải “xanh quanh năm”! Vậy “cây hoa ban” ông khuyên nên trồng ở “đường Bắc Sơn” là cây thế nào? Nó chính là cây rụng lá theo mùa đó thưa ông! Trong mấy tháng mùa khô (trùng với thời gian từ cuối thu sang đông) nếu nhìn cây hoa ban, người ta sẽ ngỡ cây đã chết queo từ lâu. Sang xuân độ tháng 2, tháng 3, hoa ban mới đổ lộc ra hoa tưng bừng. Vậy, bây giờ Hà Nội có nên trồng cây hoa ban rụng lá vào mùa đông nữa không, thưa ông?

Ông Nguyễn Lân Hùng là nhà khoa học sao lại phát biểu ý kiến thiếu khoa học, tùy tiện, tiền hậu bất nhất, mâu thuẫn đến vậy?
 

Tiểungưnhi88

Xe điện
Biển số
OF-490929
Ngày cấp bằng
23/2/17
Số km
3,573
Động cơ
234,735 Mã lực
Tuổi
36
em nghĩ là cho cái ông ra chủ trương đó ngồi ngoài đường mấy ngày vừa rồi làm việc xong về hãy nghĩ viết chính sách,
làm chính sách mà xây dựng phòng máy lạnh! không đặt mình vào người lao động. ae mình đồng tình gửi đến các cụ nghị cho ông ấy ngoài làm việc một tuần đi
 

humxam75

Xe container
Biển số
OF-89375
Ngày cấp bằng
22/3/11
Số km
5,146
Động cơ
443,511 Mã lực
Nơi ở
Andromeda
Em chỉ hy vọng giữ được xà cừ trong nội thành HN thôi, chứ đường PVĐ chắc sẽ bị gọt sạch thôi :(
 

avn

Xe điện
Biển số
OF-64760
Ngày cấp bằng
23/5/10
Số km
2,981
Động cơ
448,220 Mã lực
https://m.facebook.com/artistdominhtuan/posts/868927443177323

Lý giải về điều này, ông Nguyễn Lân Hùng nói:

Tôi nhớ, xà cừ là loại cây rễ rất nông, phát triển nhanh, những năm 60-70 của thế kỷ trước đã được trồng rất nhiều quanh khu vực bờ Hồ, nhưng chỉ qua mấy trận bão lớn là gãy đổ la liệt. Tấ cả những cây thời Pháp trồng bây giờ đẹp và hiệu quả còn lại là cây sấu”.

Mệ cái lão Lân Hùng điêu toa.
Xà cừ đổ la liệt ở Hồ Gươm bao giờ? Nhìn mấy cái cây xà cừ to đùng chỗ Điện lực chưa mà bi bô.
Mấy ông con nhà cụ Nguyễn Lân giờ chém gió kinh lắm.
 
Biển số
OF-415822
Ngày cấp bằng
10/4/16
Số km
135
Động cơ
222,720 Mã lực
Tuổi
34
e ko biết các cụ ý kiến ntn nhưng cá nhân e nghe ngóng là đang dự án phá hàng cây xà cừ ở phạm văn đồng để mở rộng. e thấy thế là ko nên nếu muốn mở rộng thì cứ mở rông sang 2 bên còn để lại hàng cây xà cừ ở đó rồi cho vào hàng cây giữa đường nay mai ko cần phải trồng nữa chỉ tỉa bớt cành lá thôi. bh phá hết đi rồi lại trồng hàng cây mới gốc trụ ko có chưa thấy gió lại đổ hết cmnr mà đợi đến bh mới có bóng mát đây
 

humxam75

Xe container
Biển số
OF-89375
Ngày cấp bằng
22/3/11
Số km
5,146
Động cơ
443,511 Mã lực
Nơi ở
Andromeda
Nhố nhăng.
Nói bậy nói bạ. Nói lấy được :(
Nhà Nguyễn Lân này em lai mạnh có mỗi ông Lân Thắng. Người mờ cả đại gia đình xem như Con Cừu Đen :D
Cụ lại tự diễn biến rồi, chết thật
 

cloudriver

Xe buýt
Biển số
OF-55970
Ngày cấp bằng
27/1/10
Số km
565
Động cơ
452,320 Mã lực
mở rộng sang 2 bên đơn thuần thì cố cựu có thể giữ hàng xà cừ phân cách nhưng nếu làm đường trên cao thì chắc chán phải giải tán đi chỗ khác. Các cụ chửi ít thôi! Nó là bài toán cân đối đau đầu đấy, đừng lúc nào cũng vội chửi với đổ khống cho người ta ăn chia. Em đang chờ bao ông ngoác miệng trên face hiến kế nào để song hành đc cả 2 đây.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top