Trong bài vị Thờ Cửu Huyền Thất tổ xưa nay, hai câu đối hai bên có nghĩa là:
- Kính Cửu Huyền Thiên Niên Bất Tận
- Trọng Thất Tổ Nội Ngoại Tương Đồng tức là con cháu phải thờ và kính trọng Cửu huyền hai bên nội và ngoại.
Khi lập gia đình, làm lễ Gia tiên, Dâu rể đã là con, cháu của họ tộc hai bên (cháu của họ cha mẹ chồng, cha mẹ vợ) không phân biệt. Việc gia đình vợ chồng thờ gia tiên bên Vợ là bình thường, thậm chí vậy mới đúng đạo làm con.
Nếu ở nhà chung của bố mẹ chống, nhà vợ neo đơn không người thờ tự thì con trai có thể xin Bố mẹ thờ ghép gia tiên nhà bên vợ (hoặc 2 bên ngoại của cha- mẹ vợ). hương linh Gia tiên khi mất đều có lòng từ bi và bao dung nhưng phải làm lễ xin để tôn trọng bên nội vai khách, chủ. (tương tự chồng ở nhà bên vợ mua , VC cũng nên thờ cả C/Huyền bên nội).
Thờ không cần hình, không cần hai bát hương chỉ cần làm lễ khấn xin gia tiên bên nội, cắm chung bát hương. Mỗi khi cúng giỗ, Tết vái Cửu huyền hai bên (hoặc bốn bên: của tứ thân phụ mẫu về dự) họ càng vui vì được về dự nhiều lần. Giấy tiền có thì chia riêng. Phân biệt thờ nội ngoại là miệng đời chứ các sẽ không sân si như vậy.
Vợ chồng mà trong lòng phân biệt nội ngoại sẽ bị mất phước vì không tròn chữ hiếu (với bên kia) .