[Funland] Về Thể Loại Âm Nhạc Không Lời - Những nốt trầm bổng.

Bang lang

Xe điện
Biển số
OF-22341
Ngày cấp bằng
12/10/08
Số km
4,999
Động cơ
119,619 Mã lực
Thực sự nó chưa đủ độ da diết và buồn sâu sắc như bản MP3 mà em có.
Mỗi tội chưa tìm thấy clip nào như vậy mợ ạ. Nên up tạm lên làm tài liệu.
Em ko thích 1 bản nhạc mà chỉ có mỗi buồn. Chả khác j nhạc vàng. Nghe nhiều chỉ làm cho con người ta chìm ngập trong yếu đuối thôi.
 

Delta

Xe buýt
Biển số
OF-346820
Ngày cấp bằng
15/12/14
Số km
819
Động cơ
283,104 Mã lực
Cái món này ở VN hình như không có nơi nào dạy nghe đâu ông nhá. Ở Tây thì có lẽ có. Việc nghe là việc có cũng được mà không có cũng không chết như việc ăn, cho nên ai no rồi thì cứ nghe, nghe mãi cũng nâng cấp level lên, còn đang đói thì cứ ăn đã chưa cần nghe. Nhưng nếu lại không phải là đói vì ăn, mà đói tinh thần, thì tất nhiên ta lại phải nghe. Đói tinh thần là động lực tốt nhất để ta tự tìm món ta cần, hơn là chờ người khác dạy ta phải đi tìm món như thế nào. Trong quá trình tự tìm, ta sẽ được mở rộng ra nhiều thứ hơn là cái ta tưởng đã biết đủ.

Tinh thần đói đến mức nào thì lại do độ sâu của nó, nếu tinh thần đơn giản thì chỉ đói ít thôi nghe vài thứ dễ hiểu là no rồi. Nếu tinh thần phong phú phức tạp thì lại phải xơi loại nặng đô mới đủ no. Tinh thần đơn giản hay phức tạp thì khởi đầu bằng bản năng nguyên thủy, sau đó là trải nghiệm và kiến thức, sẽ dẫn đến hình thành kinh nghiệm thẩm mỹ. Thời của tôi may mắn được radio mậu dịch phát chương trình giáo dục âm nhạc cổ điển mỗi chiều Chủ Nhật, bây giờ thì hết rồi, thật đáng tiếc.

Nôm na như dân ta ai cũng ăn mắm tôm thịt chó, nhưng để biết ăn sao cho ngon đúng kiểu lại phải học thì mới được như lão Nguyễn Tuân. Thế rồi bây giờ ta lại uống diệu vang trứng cá đen thì cứ xơi cũng là ăn nhưng lại phải học thì mới biết thưởng thức. Học thì muôn nơi và chủ yếu là tự học (trừ những người được đào tạo trong trường), đúng như lão Nin hói đã phát biểu. Thế thôi ông nhá. Nhạc cổ điển hay nhạc gì thì cũng chỉ như diệu vang trứng cá và mắm tôm mà thôi, đạt đến độ tinh tế của nó thì món gì cũng đều là ngon cả =)).
Cảm ơn cụ. Nói vậy là tôi cứ nghe nhạc mấy ông quen, và sẽ không bao giờ thẩm được mấy ông như Mahler, Bartok à? Nhạc mấy ông này tôi chỉ nghe được vài phút là không chịu nổi.
 

NguyenAnhPhan

Xe container
Biển số
OF-726232
Ngày cấp bằng
19/4/20
Số km
9,909
Động cơ
246,801 Mã lực
Tuổi
43
Nơi ở
Hạ Long
Em ko thích 1 bản nhạc mà chỉ có mỗi buồn. Chả khác j nhạc vàng. Nghe nhiều chỉ làm cho con người ta chìm ngập trong yếu đuối thôi.
Bản nhạc này vốn buồn da diết mà mợ.
Nhạc vàng khác chứ. Motip của NV luôn là bi lụy, gào khóc, than vãn, rên rỉ...toàn tình dang dở, tình điên, sống chết vì tình....haizzz. Nghe mà nẫu cả mề. Em không thích NV. Vì cho rằng đại đa số nó chỉ dẫn người ta đến bi lụy, thất vọng, cay cú...rồi dẫn đến cực đoan và đi dần về nơi u mê tăm tối...
 

Asura

Xe tăng
Biển số
OF-356606
Ngày cấp bằng
5/3/15
Số km
1,287
Động cơ
301,246 Mã lực
Cảm ơn cụ. Nói vậy là tôi cứ nghe nhạc mấy ông quen, và sẽ không bao giờ thẩm được mấy ông như Mahler, Bartok à? Nhạc mấy ông này tôi chỉ nghe được vài phút là không chịu nổi.
Để nghe nhạc classical, cụ không nhất thiết phải học nhạc lý. Vì học nhạc lý để phục vụ dân chuyên (sáng tác khí nhạc, chơi nhạc cụ), nhiều người học và chơi nhạc cụ tốt nhưng chỉ là một "công nhân", chưa chắc biết nghe nhạc đâu !!. Cái cụ cần là môn “Cảm thụ âm nhạc” (Music Appreciation) đã bắt đầu xuất hiện trong các trường tiểu-trung học chất lượng cao ở VN, cụ có thể gửi con cháu vào và học ké. Còn cho người lớn thì hình như chỉ có Trường nhạc Yamaha mới thành lập trong Sài Gòn có môn này thôi.

Như các cụ bên trên đang bàn sôi nổi đấy, bản nhạc đến đc người nghe trọn vẹn hay ko phụ thuộc rất nhiều vào nhạc công/nhạc trưởng... Nên dân nghe nhạc luôn hỏi Ai là người chơi? chứ không hỏi riêng tên bản nhạc bao giờ. Cách học nghe classical tốt nhất là tham gia hội nhóm, theo những "người nghe nhạc" thực thụ. Tiếp đến là nghe nhiều người chơi khác nhau, cụ sẽ dần phân biệt đc ai chơi hay hơn, ai hợp với cụ hơn...cuối cùng là tích lũy đủ data để nó chuyển từ vùng nhận thức vào vùng tiềm thức của cụ. Khi đó, ko cần biết nhạc lý, cụ hoàn toàn cảm nhận đc bất cứ bản nhạc nào (và có thể cần thiết bị tốt nữa). Còn muốn trình bày cho người khác hiểu quan điểm của mình thì học giáo sư GG thêm ít nhạc lý thôi. Ví dụ Dvorak số 9, cụ chỉ cần vào bất cứ nền tảng nghe nhạc online nào là đã có ko dưới 20 phiên bản khác nhau. Em cũng thích bản này nên có tầm 50 phiên bản, quá chọn lọc thì giờ còn giữ lại 6 bản.

Mahler, Bartok ? Cụ dẫn chứng sợ thật (vì có ý kiến về mấy ông này đều là dân nghe chuyên nghiệp cả) nên em hơi nghi ngờ !!! Nếu cụ dẫn chứng mấy ông Trường phái ấn tượng như Debussy, Ravel..thì mới "hợp lý". Nhưng em cứ chém bừa nhé - Cụ mới nghe mà chọn sai rồi !!! Bartok là tên tuổi lớn của modern classical, khai thác nghịch âm dissonance, quãng vượt chuẩn (quãng 9,13...)... Cụ ko học mà nghe đc ngay thì siêu nhân rồi hoặc ít nhất cũng "vô cùng đặc biệt". Còn Mahler? Sau khi Haydn định hình và tách thể loại symphony ra khỏi opera đến Mozart bổ sung rồi Beethoven chính thức đưa nó lên đỉnh cao nhất của classical. Đến Bruckner thì ông ấy coi nó chính là classical, tức đã bao hàm, bao phủ toàn diện mọi thứ cần có trong âm nhạc classical nên chỉ viết symphony. Học trò của ông ấy - Mahler - thì chính thức đưa symphony đạt tới giới hạn của classical với độ dài (110 phút), quy mô dàn nhạc (857 ca sỹ và 171 nhạc công), độ phức tạp (30 khuông nhạc/bè). Bác phải biết là số nhạc trưởng ước mơ hoàn thành Mahler Cycles còn nhiều hơn cả Beethoven Cycles đấy.
 

Asura

Xe tăng
Biển số
OF-356606
Ngày cấp bằng
5/3/15
Số km
1,287
Động cơ
301,246 Mã lực
....
Nhạc cổ điển hay nhạc gì thì cũng chỉ như diệu vang trứng cá và mắm tôm mà thôi, đạt đến độ tinh tế của nó thì món gì cũng đều là ngon cả =)).
Chỗ này em ko đồng ý !

Em 4x, cũng đc coi là trải qua đủ thăng trầm với biên độ lớn. Ẩm thực và Âm nhạc cũng là ưu tiên hàng đầu của em tại mọi quãng đời đã qua nên chắc đủ cơ sở để nhận xét. Không phải cái nào cũng có thể có "độ tinh tế" để đạt tới và cái "độ tinh tế" được thể hiện phần lớn qua sự thoả mãn mà nó mang lại cho con người.

Ngoài việc "đạt đến độ tinh tế", yếu tố chi phí rất quan trọng. Rượu vang trứng cá và thịt chó mắm tôm đều mang lại cho em mức thỏa mãn tương đương nhưng chi phí cho mắm tôm thịt chó thấp hơn nhiều nên em chọn chó bỏ trứng. Ngược lại, chi phí cho nghe nhạc classical lớn hơn các thể loại khác rất nhiều nhưng mức độ thỏa mãn cao hơn rất rất nhiều và không có sự thay thế nên em vẫn phải chọn classical.
 
Chỉnh sửa cuối:

Delta

Xe buýt
Biển số
OF-346820
Ngày cấp bằng
15/12/14
Số km
819
Động cơ
283,104 Mã lực
Để nghe nhạc classical, cụ không nhất thiết phải học nhạc lý. Vì học nhạc lý để phục vụ dân chuyên (sáng tác khí nhạc, chơi nhạc cụ), nhiều người học và chơi nhạc cụ tốt nhưng chỉ là một "công nhân", chưa chắc biết nghe nhạc đâu !!. Cái cụ cần là môn “Cảm thụ âm nhạc” (Music Appreciation) đã bắt đầu xuất hiện trong các trường tiểu-trung học chất lượng cao ở VN, cụ có thể gửi con cháu vào và học ké. Còn cho người lớn thì hình như chỉ có Trường nhạc Yamaha mới thành lập trong Sài Gòn có môn này thôi.

Như các cụ bên trên đang bàn sôi nổi đấy, bản nhạc đến đc người nghe trọn vẹn hay ko phụ thuộc rất nhiều vào nhạc công/nhạc trưởng... Nên dân nghe nhạc luôn hỏi Ai là người chơi? chứ không hỏi riêng tên bản nhạc bao giờ. Cách học nghe classical tốt nhất là tham gia hội nhóm, theo những "người nghe nhạc" thực thụ. Tiếp đến là nghe nhiều người chơi khác nhau, cụ sẽ dần phân biệt đc ai chơi hay hơn, ai hợp với cụ hơn...cuối cùng là tích lũy đủ data để nó chuyển từ vùng nhận thức vào vùng tiềm thức của cụ. Khi đó, ko cần biết nhạc lý, cụ hoàn toàn cảm nhận đc bất cứ bản nhạc nào (và có thể cần thiết bị tốt nữa). Còn muốn trình bày cho người khác hiểu quan điểm của mình thì học giáo sư GG thêm ít nhạc lý thôi. Ví dụ Dvorak số 9, cụ chỉ cần vào bất cứ nền tảng nghe nhạc online nào là đã có ko dưới 20 phiên bản khác nhau. Em cũng thích bản này nên có tầm 50 phiên bản, quá chọn lọc thì giờ còn giữ lại 6 bản.

Mahler, Bartok ? Cụ dẫn chứng sợ thật (vì có ý kiến về mấy ông này đều là dân nghe chuyên nghiệp cả) nên em hơi nghi ngờ !!! Nếu cụ dẫn chứng mấy ông Trường phái ấn tượng như Debussy, Ravel..thì mới "hợp lý". Nhưng em cứ chém bừa nhé - Cụ mới nghe mà chọn sai rồi !!! Bartok là tên tuổi lớn của modern classical, khai thác nghịch âm dissonance, quãng vượt chuẩn (quãng 9,13...)... Cụ ko học mà nghe đc ngay thì siêu nhân rồi hoặc ít nhất cũng "vô cùng đặc biệt". Còn Mahler? Sau khi Haydn định hình và tách thể loại symphony ra khỏi opera đến Mozart bổ sung rồi Beethoven chính thức đưa nó lên đỉnh cao nhất của classical. Đến Bruckner thì ông ấy coi nó chính là classical, tức đã bao hàm, bao phủ toàn diện mọi thứ cần có trong âm nhạc classical nên chỉ viết symphony. Học trò của ông ấy - Mahler - thì chính thức đưa symphony đạt tới giới hạn của classical với độ dài (110 phút), quy mô dàn nhạc (857 ca sỹ và 171 nhạc công), độ phức tạp (30 khuông nhạc/bè). Bác phải biết là số nhạc trưởng ước mơ hoàn thành Mahler Cycles còn nhiều hơn cả Beethoven Cycles đấy.
Cảm ơn cụ góp ý. Có lẽ tôi cần giải thích rõ hơn chút. Nhạc cổ điển tôi nghe khá "tạp", nghe và thích khá nhiều bản của nhiều ông khác nhau. Tuy nhiên có vài ông tôi không thể thấm được bản nào như Mahler Bartok hay Copland, Bernstein... Ngay cả những tác giả tương đối dễ nghe với tôi như Chopin Mozart cũng có nhiều bản nghe không vào. Thế nên tôi mới nghĩ chắc tôi chưa biết cách nghe, cần học hỏi thêm, chứ nghe kiểu tự nhiên tự thấm sẽ không đủ.

Còn nghe nhiều người/nhiều dàn chơi cùng một bản thì tôi sẽ thử. Tuy nhiên đúng là tôi thích nhất nghe Zimerman chơi Chopin và Beethoven, người khác chơi không thích bằng, và đặc biệt không thích nghe Lang Lang và Argerich chơi.
 

yadih

Xe tải
Biển số
OF-800791
Ngày cấp bằng
19/12/21
Số km
235
Động cơ
28,416 Mã lực
Chỗ này em ko đồng ý ! ...

... Không phải cái nào cũng có thể có "độ tinh tế" để đạt tới và cái "độ tinh tế" được thể hiện phần lớn qua sự thoả mãn mà nó mang lại cho con người.

Ngoài việc "đạt đến độ tinh tế", yếu tố chi phí rất quan trọng. Rượu vang trứng cá và thịt chó mắm tôm đều mang lại cho em mức thỏa mãn tương đương nhưng chi phí cho mắm tôm thịt chó thấp hơn nhiều nên em chọn chó bỏ trứng. Ngược lại, chi phí cho nghe nhạc classical lớn hơn các thể loại khác rất nhiều nhưng mức độ thỏa mãn cao hơn rất rất nhiều và không có sự thay thế nên em vẫn phải chọn classical.
Mắm tôm và âm nhạc là nói kiểu bỗ bã cho vui, nhằm giảm nhẹ sự nghiêm trọng khi cần phải nói về vấn đề mang tính nghiêm túc. Mắm tôm diệu vang thì để thỏa mãn thiên về phần súc vật và bản năng, âm nhạc thì để thỏa mãn phần tinh thần. Tuy nhiên chúng đều có điểm giống nhau là khi đạt tới mức nghệ thuật của việc sáng tạo ra nó (người nấu nướng, người soạn nhạc), và đạt tới mức nghệ thuật của việc thưởng thức (thực khách, khán giả), thì đều đạt tới độ tinh tế mỹ mãn không thể thêm bớt. Và việc đó gọi chung là đạt tới trình độ nghệ thuật. Do bởi nghệ thuật khi coi như là 1 đối tượng của nhận thức thì có 2 vế: kẻ sáng tạo, và kẻ thưởng thức.

Sự thỏa mãn tinh thần thì dựa vào độ sâu và phạm vi phong phú của tinh thần. Khi kẻ sáng tác có tinh thần đủ sâu, cộng thêm trời phú để tạo ra 1 thế giới tinh tế hoàn mỹ không thể thêm bớt, và kẻ thưởng thức cũng có đủ độ sâu để trực giác được điều đó, thì sẽ là sự cộng hưởng dẫn tới liên tưởng và tái tạo lại bên trong kẻ thưởng thức giống như bắt trúng sóng, đưa tới trạng thái carthasis (gột rửa thanh tẩy), và đó chính là sự thỏa mãn. Sáng tác tinh tế thì sẽ có kẻ nhận được sự thỏa mãn tinh tế. Vì thế có các mức độ level khác nhau của việc cảm nhận, tùy theo độ sâu của tinh thần. Độ sâu tinh thần thì khởi đầu bằng trực giác tự nhiên mà có không thể rèn luyện được, kế đó là trải nghiệm và kiến thức, nhưng cuối cùng sẽ lại quay về trực giác ở cấp độ khác, không thể giải thích bằng chữ.

Chi phí cho việc sáng tác và dàn dựng là việc của kẻ sáng tác, đứng ở vai trò kẻ thưởng thức thì ta không cần quan tâm. Chi phí cho việc thưởng thức như loa đài tai nghe mua đĩa mua vé thì là việc hoàn toàn cá nhân không thể xét được. Thời nay thì mới rắc rối thế chứ thời xưa thì chỉ cần có tiền thì mua vé đến nhà hát. Vấn đề của kẻ thưởng thức vẫn là xây dựng đủ độ sâu của mình để khởi tạo thế giới liên tưởng cho mình từ thế giới của kẻ sáng tạo, không phải là tiền.

Xét về đích cuối cùng là thỏa mãn tinh thần (phạm vi liên tưởng-tẩy rửa), thì dân ca chèo tuồng, nhạc mọi châu Phi, thánh ca vv cho tới classical nếu đạt tới độ tinh tế của nó thì đều không thể so sánh. Bởi chúng đều tạo ra các liên tưởng phong phú khác nhau trong tinh thần của mỗi khán giả (cũng bởi vì xét trong 1 khán giả, nếu có đủ độ sâu thì sẽ thường là không chỉ có 1-2 nhân cách mà thậm chí là đa nhân cách).
 

Asura

Xe tăng
Biển số
OF-356606
Ngày cấp bằng
5/3/15
Số km
1,287
Động cơ
301,246 Mã lực
Cảm ơn cụ góp ý. Có lẽ tôi cần giải thích rõ hơn chút. Nhạc cổ điển tôi nghe khá "tạp", nghe và thích khá nhiều bản của nhiều ông khác nhau. Tuy nhiên có vài ông tôi không thể thấm được bản nào như Mahler Bartok hay Copland, Bernstein... Ngay cả những tác giả tương đối dễ nghe với tôi như Chopin Mozart cũng có nhiều bản nghe không vào. Thế nên tôi mới nghĩ chắc tôi chưa biết cách nghe, cần học hỏi thêm, chứ nghe kiểu tự nhiên tự thấm sẽ không đủ.

Còn nghe nhiều người/nhiều dàn chơi cùng một bản thì tôi sẽ thử. Tuy nhiên đúng là tôi thích nhất nghe Zimerman chơi Chopin và Beethoven, người khác chơi không thích bằng, và đặc biệt không thích nghe Lang Lang và Argerich chơi.
Oh. Vậy vấn đề của cụ bình thường như mọi người nghe nhạc classical khác thôi. Em cũng ko nghe đc các nhà soạn nhạc Nga Đông Âu thế hệ modern như Shostakovik (trừ duy nhất Waltz 2), Prokofiev...và tụi Mỹ như Bernstein, Copland ..như cụ. Cũng ghét Chopin và chỉ nghe được Mozart đoạn cuối đời (từ số K4xx trở đi).

Riêng Bartok thì cụ từ từ, nghe từ các bản piano trước, vì ông ấy là nghệ sỹ piano, chứ đừng bập vào violin hay orchestra ngay. Mahler thì nan giải đấy. Phát triển từ các yếu tố tâm linh của Bruckner lên, ông ấy là trùm epic (sử thi). Cộng thêm sự phức tạp nhất giới nên thường yêu cầu thiết bị phát và chất lượng ghi âm cao. Cụ thử nghe chương 3 của Titan xem sao nhé

Cụ chịu khó lên đây trao đổi. Bản nào ko có trên mạng thì viết tên để ae tìm...Cùng nhau nghe là cách đi tốt nhất.

 

Asura

Xe tăng
Biển số
OF-356606
Ngày cấp bằng
5/3/15
Số km
1,287
Động cơ
301,246 Mã lực
Sự thỏa mãn tinh thần thì dựa vào độ sâu và phạm vi phong phú của tinh thần. Khi kẻ sáng tác có tinh thần đủ sâu, cộng thêm trời phú để tạo ra 1 thế giới tinh tế hoàn mỹ không thể thêm bớt, và kẻ thưởng thức cũng có đủ độ sâu để trực giác được điều đó, thì sẽ là sự cộng hưởng dẫn tới liên tưởng và tái tạo lại bên trong kẻ thưởng thức giống như bắt trúng sóng, đưa tới trạng thái carthasis (gột rửa thanh tẩy), và đó chính là sự thỏa mãn. Sáng tác tinh tế thì sẽ có kẻ nhận được sự thỏa mãn tinh tế. Vì thế có các mức độ level khác nhau của việc cảm nhận, tùy theo độ sâu của tinh thần.
Đồng ý với cụ về điểm này. Đó là con đường chính đạo và lâu dài của bất kỳ loại hình nghệ thuật nào chứ ko riêng âm nhạc. Nhưng trong ngắn hạn (nhất là giáo dục) thì còn nhiều con đường khác.

Phần còn lại em thấy cụ "cào bằng" quá. Có lẽ nó phản ảnh "nội tâm đang hỗn loạn" như cụ đã nhắc tới trong các post trước. Có thể vì vậy cụ đồng cảm được với âm nhạc 12 âm. Tuy nhiên, em nhắc cụ tác phẩm nổi tiếng nhất của Schoenbreg mà cụ thích - Verklärte Nacht - là tác phẩm classical thực thụ, cung Re thứ.
 
Chỉnh sửa cuối:

hd-vt

Xe container
Biển số
OF-384916
Ngày cấp bằng
30/9/15
Số km
9,466
Động cơ
320,886 Mã lực
Tuổi
58
Mắm tôm và âm nhạc là nói kiểu bỗ bã cho vui, nhằm giảm nhẹ sự nghiêm trọng khi cần phải nói về vấn đề mang tính nghiêm túc. Mắm tôm diệu vang thì để thỏa mãn thiên về phần súc vật và bản năng, âm nhạc thì để thỏa mãn phần tinh thần. Tuy nhiên chúng đều có điểm giống nhau là khi đạt tới mức nghệ thuật của việc sáng tạo ra nó (người nấu nướng, người soạn nhạc), và đạt tới mức nghệ thuật của việc thưởng thức (thực khách, khán giả), thì đều đạt tới độ tinh tế mỹ mãn không thể thêm bớt. Và việc đó gọi chung là đạt tới trình độ nghệ thuật. Do bởi nghệ thuật khi coi như là 1 đối tượng của nhận thức thì có 2 vế: kẻ sáng tạo, và kẻ thưởng thức.

Sự thỏa mãn tinh thần thì dựa vào độ sâu và phạm vi phong phú của tinh thần. Khi kẻ sáng tác có tinh thần đủ sâu, cộng thêm trời phú để tạo ra 1 thế giới tinh tế hoàn mỹ không thể thêm bớt, và kẻ thưởng thức cũng có đủ độ sâu để trực giác được điều đó, thì sẽ là sự cộng hưởng dẫn tới liên tưởng và tái tạo lại bên trong kẻ thưởng thức giống như bắt trúng sóng, đưa tới trạng thái carthasis (gột rửa thanh tẩy), và đó chính là sự thỏa mãn. Sáng tác tinh tế thì sẽ có kẻ nhận được sự thỏa mãn tinh tế. Vì thế có các mức độ level khác nhau của việc cảm nhận, tùy theo độ sâu của tinh thần. Độ sâu tinh thần thì khởi đầu bằng trực giác tự nhiên mà có không thể rèn luyện được, kế đó là trải nghiệm và kiến thức, nhưng cuối cùng sẽ lại quay về trực giác ở cấp độ khác, không thể giải thích bằng chữ.

Chi phí cho việc sáng tác và dàn dựng là việc của kẻ sáng tác, đứng ở vai trò kẻ thưởng thức thì ta không cần quan tâm. Chi phí cho việc thưởng thức như loa đài tai nghe mua đĩa mua vé thì là việc hoàn toàn cá nhân không thể xét được. Thời nay thì mới rắc rối thế chứ thời xưa thì chỉ cần có tiền thì mua vé đến nhà hát. Vấn đề của kẻ thưởng thức vẫn là xây dựng đủ độ sâu của mình để khởi tạo thế giới liên tưởng cho mình từ thế giới của kẻ sáng tạo, không phải là tiền.

Xét về đích cuối cùng là thỏa mãn tinh thần (phạm vi liên tưởng-tẩy rửa), thì dân ca chèo tuồng, nhạc mọi châu Phi, thánh ca vv cho tới classical nếu đạt tới độ tinh tế của nó thì đều không thể so sánh. Bởi chúng đều tạo ra các liên tưởng phong phú khác nhau trong tinh thần của mỗi khán giả (cũng bởi vì xét trong 1 khán giả, nếu có đủ độ sâu thì sẽ thường là không chỉ có 1-2 nhân cách mà thậm chí là đa nhân cách).
Một còm quá khủng với em, mềm mại thơm ngon như...Xôi gà, không quá phức tạp lòng thòng như một Sôinát có số.
Nhất đoạn cuối mà cụ tự viết ra được thì đỉnh. Từ lâu em công nhận nhiều cụ ta, trình tư duy tầm cỡ, chỉ vẫn chửa làm được "ra tấm ra món nào" tầm quả đất cho bọn mát dượi "trắng vàng đen" lác mắt tỵ hehe.
 

Mưa tháng 11

Xe tăng
Biển số
OF-545767
Ngày cấp bằng
14/12/17
Số km
1,321
Động cơ
185,195 Mã lực
Nocturne C sharp minor của Chopin là một trong những bản nhạc piano hay nhất. Khi tâm trạng rối bời, nghe nhạc này thấy tất cả bình yên. Còn khi trong lòng nổi sóng, em hay nghe symphony số 9 của Beethoven, kiểu lấy độc trị độc, phải cái gì thật dữ dội nó mới làm nguôi bão tố.

Các cụ nghe C sharp minor trong phim the Pianist, mỗi nốt nhạc đều có quyền lực siêu nhiên của nó hay sao ấy

 

cỏ và mây

Xe điện
Biển số
OF-122555
Ngày cấp bằng
30/11/11
Số km
2,213
Động cơ
40,397 Mã lực
Cái món này ở VN hình như không có nơi nào dạy nghe đâu ông nhá. Ở Tây thì có lẽ có. Việc nghe là việc có cũng được mà không có cũng không chết như việc ăn, cho nên ai no rồi thì cứ nghe, nghe mãi cũng nâng cấp level lên, còn đang đói thì cứ ăn đã chưa cần nghe. Nhưng nếu lại không phải là đói vì ăn, mà đói tinh thần, thì tất nhiên ta lại phải nghe. Đói tinh thần là động lực tốt nhất để ta tự tìm món ta cần, hơn là chờ người khác dạy ta phải đi tìm món như thế nào. Trong quá trình tự tìm, ta sẽ được mở rộng ra nhiều thứ hơn là cái ta tưởng đã biết đủ.

Tinh thần đói đến mức nào thì lại do độ sâu của nó, nếu tinh thần đơn giản thì chỉ đói ít thôi nghe vài thứ dễ hiểu là no rồi. Nếu tinh thần phong phú phức tạp thì lại phải xơi loại nặng đô mới đủ no. Tinh thần đơn giản hay phức tạp thì khởi đầu bằng bản năng nguyên thủy, sau đó là trải nghiệm và kiến thức, sẽ dẫn đến hình thành kinh nghiệm thẩm mỹ. Thời của tôi may mắn được radio mậu dịch phát chương trình giáo dục âm nhạc cổ điển mỗi chiều Chủ Nhật, bây giờ thì hết rồi, thật đáng tiếc.

Nôm na như dân ta ai cũng ăn mắm tôm thịt chó, nhưng để biết ăn sao cho ngon đúng kiểu lại phải học thì mới được như lão Nguyễn Tuân. Thế rồi bây giờ ta lại uống diệu vang trứng cá đen thì cứ xơi cũng là ăn nhưng lại phải học thì mới biết thưởng thức. Học thì muôn nơi và chủ yếu là tự học (trừ những người được đào tạo trong trường), đúng như lão Nin hói đã phát biểu. Thế thôi ông nhá. Nhạc cổ điển hay nhạc gì thì cũng chỉ như diệu vang trứng cá và mắm tôm mà thôi, đạt đến độ tinh tế của nó thì món gì cũng đều là ngon cả =)).
Cụ nhầm òi, em k ăn thịt chó :|. Em lại khá thích bún đậu mắm tôm. Tuy nhiên thường em ngại ăn mắm tôm vì rất ngại buổi chiều quay lại làm việc mùi mắm vẫn phảng phất.. lúc đó bao nhiêu tinh tế cụ cảm nhận buổi trưa bay sạch nên so sánh với âm nhạc nó hơi khập khiễng :D. Phần trải nghiệm tìm tòi, học hỏi, kiến thức và thẩm mỹ thì e đồng ý ạ :)
 

hd-vt

Xe container
Biển số
OF-384916
Ngày cấp bằng
30/9/15
Số km
9,466
Động cơ
320,886 Mã lực
Tuổi
58
Nocturne C sharp minor của Chopin là một trong những bản nhạc piano hay nhất. Khi tâm trạng rối bời, nghe nhạc này thấy tất cả bình yên. Còn khi trong lòng nổi sóng, em hay nghe symphony số 9 của Beethoven, kiểu lấy độc trị độc, phải cái gì thật dữ dội nó mới làm nguôi bão tố.

Các cụ nghe C sharp minor trong phim the Pianist, mỗi nốt nhạc đều có quyền lực siêu nhiên của nó hay sao ấy

Hôm nào đó em sẽ nghe xà xem tử tế phim và những bài này. Trước nhìn thấy toàn nếch thôi.
 

yadih

Xe tải
Biển số
OF-800791
Ngày cấp bằng
19/12/21
Số km
235
Động cơ
28,416 Mã lực

Trường đoạn này trong The Pianist là vô cùng xuất sắc, xét về tính điện ảnh, văn học và triết học. Các vấn đề vĩnh cửu và các mặt đối lập của con người như tình trạng khốn nạn đau khổ cùng cực và giàu có, cái xấu và cái đẹp, nhu nhược và dũng cảm, sự u mê và cứu rỗi sám hối giác ngộ, đều có đủ trong đoạn phim này. Gương mặt của pianist tàn tạ đau khổ như gương mặt của Chúa khi lên thập giá. Các nhà làm phim VN chấp 1000 năm nữa cũng không làm nổi 1 phim như thế này, nhất là lại cái thằng ngu độn bẩn thỉu như Ba Phi Thành =)).
 

NguyenAnhPhan

Xe container
Biển số
OF-726232
Ngày cấp bằng
19/4/20
Số km
9,909
Động cơ
246,801 Mã lực
Tuổi
43
Nơi ở
Hạ Long
Nocturne C sharp minor của Chopin là một trong những bản nhạc piano hay nhất. Khi tâm trạng rối bời, nghe nhạc này thấy tất cả bình yên. Còn khi trong lòng nổi sóng, em hay nghe symphony số 9 của Beethoven, kiểu lấy độc trị độc, phải cái gì thật dữ dội nó mới làm nguôi bão tố.

Các cụ nghe C sharp minor trong phim the Pianist, mỗi nốt nhạc đều có quyền lực siêu nhiên của nó hay sao ấy

Cụ giống em.
Và khi buồn thì người ta tránh nghe nhạc buồn. Còn em hay mở Polonaise của Orginsky ra để nghe. Hoặc "Trở về đất mẹ", "Tình Quê Hương" ....
 

NguyenAnhPhan

Xe container
Biển số
OF-726232
Ngày cấp bằng
19/4/20
Số km
9,909
Động cơ
246,801 Mã lực
Tuổi
43
Nơi ở
Hạ Long

Trường đoạn này trong The Pianist là vô cùng xuất sắc, xét về tính điện ảnh, văn học và triết học. Các vấn đề vĩnh cửu và các mặt đối lập của con người như tình trạng khốn nạn đau khổ cùng cực và giàu có, cái xấu và cái đẹp, nhu nhược và dũng cảm, sự u mê và cứu rỗi sám hối giác ngộ, đều có đủ trong đoạn phim này. Gương mặt của pianist tàn tạ đau khổ như gương mặt của Chúa khi lên thập giá. Các nhà làm phim VN chấp 1000 năm nữa cũng không làm nổi 1 phim như thế này, nhất là lại cái thằng ngu độn bẩn thỉu như Ba Phi Thành =)).
Trường đoạn này rất nổi tiếng. Như cụ nói. Và thêm nữa là quyền thế và thấp kém, trói buộc và giải thoát, cái chết và sự sống, lạnh lẽo và ấm áp, hèn hạ và cao thượng....nhiều lắm. Nó vô cùng phức tạp, biểu đạt gần như mọi trạng thái, mọi cảm xúc, mọi ý nghĩa bao hàm cả sự sống và cái chết.
 

Asura

Xe tăng
Biển số
OF-356606
Ngày cấp bằng
5/3/15
Số km
1,287
Động cơ
301,246 Mã lực
Nocturne C sharp minor của Chopin là một trong những bản nhạc piano hay nhất. Khi tâm trạng rối bời, nghe nhạc này thấy tất cả bình yên. Còn khi trong lòng nổi sóng, em hay nghe symphony số 9 của Beethoven, kiểu lấy độc trị độc, phải cái gì thật dữ dội nó mới làm nguôi bão tố.

Các cụ nghe C sharp minor trong phim the Pianist, mỗi nốt nhạc đều có quyền lực siêu nhiên của nó hay sao ấy

Em xin lỗi cụ chút nhưng vì đụng đến điện ảnh nên cần làm rõ. Bản Nocturne này đương nhiên là hay và nó xuất hiện trong nguyên tác truyện/hồi ký cùng tên. Tuy nhiên, khi dựng phim, đến trường đoạn này thì đạo diễn và biên kịch thống nhất đổi thành bản Ballade số 1. Cụ hay tay YouTuber kia ghép bản Nocturne vào không chỉ sai kịch bản mà còn làm trường đoạn kinh điển đó mất 1/2 vẻ đẹp nghệ thuật.
 

Asura

Xe tăng
Biển số
OF-356606
Ngày cấp bằng
5/3/15
Số km
1,287
Động cơ
301,246 Mã lực
Trường đoạn này rất nổi tiếng. Như cụ nói. Và thêm nữa là quyền thế và thấp kém, trói buộc và giải thoát, cái chết và sự sống, lạnh lẽo và ấm áp, hèn hạ và cao thượng....nhiều lắm. Nó vô cùng phức tạp, biểu đạt gần như mọi trạng thái, mọi cảm xúc, mọi ý nghĩa bao hàm cả sự sống và cái chết.
Nếu dùng bản Nocturne thì ko ra được những điều cụ nói đâu >:)
 

Asura

Xe tăng
Biển số
OF-356606
Ngày cấp bằng
5/3/15
Số km
1,287
Động cơ
301,246 Mã lực
À, tiện đang có Chopin, mời cụ Delta vào bàn vì ko hiểu sao bộ sưu tập của em ko có Zimerman chơi Chopin.

Danh sách chơi Chopin của em đứng đầu là Ivo Pogorelich (keke :)) đương nhiên), tiếp là Jean-Marc Luisada và sau đó là một loạt Helena Grimaud, Kissin, Lisiecki, Freire, Joao Pires, Sombart, Grosvenor, Trifonov và Perianes.
 

Delta

Xe buýt
Biển số
OF-346820
Ngày cấp bằng
15/12/14
Số km
819
Động cơ
283,104 Mã lực
À, tiện đang có Chopin, mời cụ Delta vào bàn vì ko hiểu sao bộ sưu tập của em ko có Zimerman chơi Chopin.

Danh sách chơi Chopin của em đứng đầu là Ivo Pogorelich (keke :)) đương nhiên), tiếp là Jean-Marc Luisada và sau đó là một loạt Helena Grimaud, Kissin, Lisiecki, Freire, Joao Pires, Sombart, Grosvenor, Trifonov và Perianes.
Zimerman chơi Chopin tuyệt vời! Cụ cứ tìm nghe tạm trên Spotify có một số bản.

Ballade số 1 mà nghe trong đêm yên tĩnh, tắt hết đèn đóm, nhìn ra phố xá lặng lẽ phê không thể tả.


Tôi chỉ biết nghe thấy hay thôi, còn bàn bạc mô tả cảm xúc giống các cụ trên thì chịu :(
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top