Dương Xuân Bạch Tuyết - Trung Hoa thập đại danh khúc.
Bản nhạc này đã thất truyền. Nên không còn ai biểu diễn được nó nữa.
- Trong thập đại danh khúc của Trung Hoa, duy chỉ có Dương Xuân Bạch Tuyết là khúc nhạc vui vẻ, âm thanh réo rắt, gợi lên trong lòng cảnh chớm xuân, có một chút gì đó rộn rã và tươi tắn. Đông đi Xuân tới, đất mẹ hồi sinh, thế giới tự nhiên hẳn là tràn trề nhịp sống, như chực bung nở.
- Theo truyền thuyết, Dương Xuân và Bạch Tuyết là tên hai khúc hát do ca nữ nổi tiếng của nước Sở là Mạc Sầu hát và truyền ra với sự giúp đỡ của Khuất Nguyên và Tống Ngọc. Khúc nhạc đã thất truyền từ lâu sau khi trải qua 2.000 năm lịch sử. Giai điệu và ca từ nguyên gốc như thế nào, tới nay đã không còn tư liệu tham khảo.
- Vào năm Đường Hiển Khánh thứ hai (657 sau Công Nguyên), Lữ Tài từng sử dụng các làn điệu đàn cổ để
“định ra âm Cung âm Thương, mà sáng tác nên ca khúc”, đồng thời phối với lời bài hát và truyền ra bản nhạc. Cuốn “Thần Kỳ Bí Phổ” liệt kê khúc Dương Xuân thuộc giọng âm Cung ở quyển 1, còn Bạch Tuyết được liệt vào giọng âm Thương ở quyển 2. Đồng thời trong lời giải của Bạch Tuyết có ghi:
“Dương Xuân khiến vạn vật biết đến mùa xuân, hòa cùng gió nhẹ thư thái; Bạch Tuyết nghiêm trang, thánh khiết, như tiếng ngọc giữa rừng trúc trắng xóa tuyết rơi.”
- Cũng có nguồn cho rằng đó là hai khúc cổ cầm. Trong “Dương Luân Thái Cổ Di Âm” thời nhà Minh nói rằng: “Hai khúc này do Sư Khoáng sáng tác. Thiên đế thời xưa cho Tố Nữ (nữ Thần trong truyền thuyết) gảy đàn 5 dây, mà tấu lên khúc Dương Xuân, nên Sư Khoáng mô phỏng theo mà sáng tác ra khúc hát mới.” Đến thời Đường thì đã thất truyền.
-
khúc Dương Xuân Bạch Tuyết ngày nay, trên thực tế trong quá trình lưu truyền, nó đã bị biến đổi rất nhiều đến nỗi khó mà truy nguyên. Hiện tại, nó đã trở thành danh khúc của đàn tỳ bà, hết sức nổi tiếng, chỉ là khúc nhạc cho đàn tỳ bà này tới nay vẫn không rõ ai sáng tác.
Vương Trĩ Đăng, một nhà thơ thời nhà Minh, đã từng viết một bài thơ có tên “Trường An Xuân Tuyết Khúc” nói rằng:
Ái ngọc tỳ bà hàn ngọc phu,
Nhất ban như tuyết ánh la nhu.
Bão lai chỉ tuyển “Dương Xuân khúc”,
Đàn tác bàn trung đại tiểu chu.
Tạm dịch:
Ngọc nữ tỳ bà lạnh da ngọc,
Như tuyết ánh trên làn áo cánh.
Ôm đến chỉ chọn “Dương Xuân khúc”,
Như ngọc lớn nhỏ trên đĩa rơi.
Theo ghi chép về bài thơ này, có thể thấy Dương Xuân Bạch Tuyết đã được lưu truyền rộng rãi trong dân gian ngay từ thời nhà Minh.
Khúc Dương Xuân Bạch Tuyết lần đầu tiên được tìm thấy trong các bản nhạc sao chép của Cúc Sĩ Lâm (có tên là “Lục Bản”). Sau đó được tìm thấy trong các phiên bản khác như “13 bản nhạc tỳ bà nổi tiếng phái Nam Bắc” (có tên Dương Xuân Cổ Khúc), “Dưỡng Chính Hiên Phổ” (Có tên Dương Xuân Bạch Tuyết) và “Dương Xuân Cổ Khúc” của Uông Dục Đình để lại.
Trong quá trình phát triển và tiến hóa của các phiên bản này, chất liệu và cấu trúc của các bản nhạc đều khác nhau. Ngày nay, bản nhạc 10 đoạn và 12 đoạn do Lý Phương Viên và Thẩm Hạo Sơ chỉnh lý được gọi là “Đại Dương Xuân”, và bản nhạc 7 đoạn do Uông Dục Đình truyền lại là “Tiểu Dương Xuân” hoặc “Khoái Bản Dương Xuân” (Khúc Dương Xuân tiết tấu nhanh).
Khúc tỳ bà Dương Xuân Bạch Tuyết ngày nay thật ra không giống truyền thuyết. Nó rất thông tục, dễ hiểu, và đồng thời cũng rất được yêu mến. Khúc nhạc ngắn và mạnh mẽ này được phổ biến rộng rãi, từ Quảng Đông đến Nội Mông, từ Tứ Xuyên đến Sơn Đông; từ nhạc Khách Gia đến đàn dây và sáo Giang Nam, từ khúc bản đầu Giang Nam đến Sơn Tây… đều có thể tìm được bóng dáng của khúc nhạc này.
Khúc Dương Xuân Bạch Tuyết ngày nay bao gồm 7 đoạn nhỏ, mỗi đoạn có một phụ đề, gồm:
- “Độc chiếm ngao đầu”
- “Gió lay nhành sen”
- “Một vầng trăng sáng”
- “Ngọc bản tham thiền”
- “Thiết sách bản thanh”
- “Đạo viện cầm thanh”
- “Đông cao hạc minh”
Đây là bản "Dương Xuân Bạch Tuyết" hiện nay (cho Tì Bà):