Vâng ! Vì tư tưởng lớn của cụ, em xin tự bêu xấu tiếp
Cấu thành âm thanh có 3 yếu tố chính là cao độ, trường độ và cường độ. Cao độ (note nhạc) thì được cố định rồi, trừ phi nghệ sỹ định chơi kiểu jazz hoặc chơi kém quá thành sai note. Trường độ hay nhịp độ (tempo) có thể điều chỉnh tuỳ ý đồ của nghệ sỹ (ví dụ adagio được quy định từ 66 tới 76 nhịp/phút). Cường độ là cái khó điều khiển nhất. Với âm nhạc đại chúng, cường độ gần như không thay đổi qua mỗi note nhạc nhưng classic thì ngược lại, nó yếu tố quyết định để nghệ sỹ "thổi hồn" vào tác phẩm cùng với điều khiển trường độ. Do đó, ko có bản ghi tốt (phải dùng youtube) và hệ thống nghe tốt ( đủ dynamic) thì rất khó cảm nhận được tác phẩm âm nhạc classic từ Đông sang Tây. Em đang ở văn phòng, dùng Youtube và Latop + tai nghe Sony Extrabass nên có thể ko chính xác, thôi thì cứ nói theo nền tảng này.
Âm nhạc classic phương Tây thường tiếp cận theo lối tả thực trong khi âm nhạc classic Trung Quốc (và các quốc gia bị ảnh hưởng vùng Đông Á, giờ em thấy Ấn Độ cũng vậy) lại đề cao ý cảnh hơn là hình thức (các loại hình nghệ thuật khác cũng tương tự). Bởi vậy, cảm nhận âm nhạc classic TQ vừa dễ lại vừa khó. Dễ ở chỗ cấu trúc đơn giản, khá giống với các thể loại âm nhạc đại chúng sau này, nên chơi dễ đúng, nghe dễ vào. Khó ở chỗ ý cảnh (tâm-tướng) là cái khó nắm bắt. Theo em được biết, "hành văn" của Trung Quốc có ba đẳng cấp. Thứ nhất là bạch thoại - nói trắng, nói thẳng; thứ hai là văn ngôn - dùng điển cố điển tích, hình ảnh, vần luật nghiêm ngặt để diễn đạt và thứ ba là xuân thu - chỉ dâu mắng hoè
, kiểu văn khen thành văn chửi (ví dụ như Bài điếu Phan Thanh Giản của cụ Nguyễn Đình Chiểu), có khi chửi đến độ người chết phải chết thêm lần nữa.
Tương giang còn có một truyền thuyết nữa có vẻ "ngôn tình" hơn nhiều, được coi là nguồn gốc của từ "tương tư" - ốm tình.
Chuyện kể Cuối đời Đường, ở vùng sông Tiêu Tương thuộc huyện Linh Lăng tĩnh Hồ Nam, có nàng Lương Ý Nương, không rõ năm sinh năm mất, con ông Lương Tiêu Hổ. Nàng đẹp tuyệt trần, văn hay chữ tốt phái lòng một hàn sĩ xin ở nhờ trong nhà mình. Nàng lén lút yêu chàng. Lương ông biết được, làm nhục chàng và đuổi chàng đi. Nàng ốm o gầy mòn, làm bài thơ Trường Tương Tư để tỏ nổi lòng và giử cho chàng. Cầm lòng không được, chàng tìm đến nhà nàng, nhẫn nhục thuyết phục cha nàng. Rồi hai người được mãn nguyện lấy nhau.
Nhân đạo Tương Giang thâm(Người bảo sông Tương sâu)
Vị để tương tư bán(Chưa bằng lòng nhớ nhau)
Giang thâm chung hữu để(Sông sâu còn có đáy)
Tương tư vô biên ngạn(Lòng nhớ nhau không có cõi bờ)
Ngã tại Tương giang đầu(Chàng ở đầu sông Tương)
Quân tại Tương giang vĩ(Thiếp ở cuối sông Tương)
Tương tư bất tương kiến(nhớ nhau mà không gặp)
Đồng ẩm Tương giang thuỷ(Cùng uống nước sông Tương) ...
Như vậy, mặc dù được viết theo cấu trúc hiện đại như một bản sonata với nhịp chậm - vừa - nhanh, tác phẩm Xuân đáo Tương giang này lại có thể có tới 3 tầng ý nghĩa và tương ứng với nó là 3 cách thể hiện tuỳ theo khả năng giác ngộ và trình độ diễn tấu của từng nghệ sỹ. Tác phẩm gốc được viết cho sáo ko có được sự linh hoạt và âm vực rộng như đàn tranh nên em dạo 1 vòng youtube thì thấy bản sáo gần như "bạch thoại" - tức chỉ thẳng cảnh xuân trên dòng Tương giang, sôi nổi, bừng sức sống và rất "Á Đông"... í ỉ ì i...
Bản đàn tranh biến hoá hơn, như bạn này đẩy cường độ mạnh và tempo nhanh ngay từ đầu, cũng thuộc "bạch thoại".
Bản của cụ, người chơi thuộc diện cao thủ, điều khiển cả cường độ và trường độ rất tốt. Sâu lắng, bâng khuâng, hoài vọng... ngay từ những note đầu tiên. Theo em, đó là Văn ngôn - Trường tương tư. Người nghệ sỹ đang kể lại giai thoại Trường tương tư nhân thấy cảnh xuân thơ mộng trên Tương Giang. Cái này chắc các mợ nghe sẽ cảm nhận rõ hơn các cung bậc từ sầu bi - hy vọng - hoan hỉ...
Cảnh giới thứ 3, người nghệ sỹ gạt bỏ lớp "sương mù" trên Tương giang, rũ đi lớp bụi trần ai và nhân sinh bi luỵ, ngược dòng thời gian để hoài cảm/tôn vinh sự thuỷ chung, soi lại tấm gương của người xưa ... Cũng có thể người nghệ sỹ nếu là nam giới còn cổ vũ cho tấm gương một chồng hai vợ mà vẫn đoàn kết gắn bó, yêu thương đến chết
.. Nga Hoàng và Nữ Anh thờ chung một chồng vốn rất nổi tiếng mà. Cái này em ko đủ ngôn ngữ để mô tả... Bản sau có thể được coi tạm đạt...
Nói thêm, Trường tương tư - Xuân đáo Tương Giang có thể áp dụng cho cả phía các cụ nhỉ.... Em rất muốn thưởng thức cái cảnh giới
"rượu vào dạ sầu hoá lệ tương tư" của Phạm Trong Yên là thế nào. Cụ chủ giỏi tìm, hộ em có bản nảo nam chơi đàn tranh ko cái...