[Funland] Về Thể Loại Âm Nhạc Không Lời - Những nốt trầm bổng.

wave-tau

Xe container
Biển số
OF-39191
Ngày cấp bằng
26/6/09
Số km
7,622
Động cơ
542,731 Mã lực
Cụ mà cứ thế này thì ế dài. Cụ phải giống như cụ Xuk.thal kia kìa, cụ ấy đang kén vợ đấy, cụ xin cụ ý một chân đi chứ ở mấy cái thớt sách truyện và nhạc tu tiên thế này thì còn lâu. Cụ đi chơi đi:)
Tầm này cụ thớt chỉ thích gì "mộc mạc" như khoan đục thoai, bấm là chạy, ko bấm là nằm 1 chỗ, chứ bạn gái ko bấm vẫn cứ nói liên hồi khéo cụ ý ko thích. :))
 

Asura

Xe tăng
Biển số
OF-356606
Ngày cấp bằng
5/3/15
Số km
1,289
Động cơ
301,246 Mã lực
Hic.. Tam tấu này chơi xxx quá cụ ạ... ,đặc biệt bản Por Una Cabeza. Neuvo-Tango vốn khó chơi với chính cả các nghệ sỹ tầm trung mà các thầy ấy chơi như vậy thì bảo sao ko ai nghe classic nữa là phải.
 

Bang lang

Xe container
Biển số
OF-22341
Ngày cấp bằng
12/10/08
Số km
5,015
Động cơ
120,621 Mã lực
Fly me to the moon em lại thích thế này cơ. Cô bé này có giọng thật đặc biệt.



Hoặc của Michael Buble nhưng em tìm mãi ko được cái version nào mà có phần nhạc mở đầu là contrabass chơi rất rõ như trong chương trình Mà Josh Groban trêu Michael Buble.

 

cỏ và mây

Xe điện
Biển số
OF-122555
Ngày cấp bằng
30/11/11
Số km
2,221
Động cơ
40,402 Mã lực
Fly me to the moon em lại thích thế này cơ. Cô bé này có giọng thật đặc biệt.



Hoặc của Michael Buble nhưng em tìm mãi ko được cái version nào mà có phần nhạc mở đầu là contrabass chơi rất rõ như trong chương trình Mà Josh Groban trêu Michael Buble.

E thích nhất bản của Frank sinatra

Sau này e thích bản này nữa

 
Chỉnh sửa cuối:

Bang lang

Xe container
Biển số
OF-22341
Ngày cấp bằng
12/10/08
Số km
5,015
Động cơ
120,621 Mã lực
E thích nhất bản của Frank sinata
Yes. Nhưng chả hiểu sao các bài của Frank Sinata em lại thấy người khác cover lại hay hơn:). Ví dụ như My way hoặc can’t take my eyes off you, chắc do phần nhạc đệm ngày xưa nghe chán hơn.

[/QUOTE]
 

cỏ và mây

Xe điện
Biển số
OF-122555
Ngày cấp bằng
30/11/11
Số km
2,221
Động cơ
40,402 Mã lực
Yes. Nhưng chả hiểu sao các bài của Frank Sinata em lại thấy người khác cover lại hay hơn:). Ví dụ như My way hoặc can’t take my eyes off you, chắc do phần nhạc đệm ngày xưa nghe chán hơn.

[/QUOTE]
E lại hết rịu ạ. 2 bài này nhìu người cover hay ạ. Nhưng chắc tại em mê giọng ông ý quá :)))
Có bài này cũng nhiều người cover lại nhưng e vẫn chỉ thích bản của ông ấy
 

cokimi

Xe điện
Biển số
OF-211179
Ngày cấp bằng
21/11/11
Số km
2,223
Động cơ
2,188,477 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Bản đạo nhạc thôi mợ ơi . Bản chuẩn phải là Tần vương phá trận vũ nhạc, một bản vũ nhạc vốn xuất phát từ giới võ phu vươn lên thành tam đại vũ, chuyên dùng trong tế lễ. Quy mô tiêu chuẩn là 128 vũ công, đông nhất tới 500 người và giàn nhạc cũng đình 108 nhạc công. Phiên bản này đơn điệu, chỉ để giải trí chứ chưa xứng với tầm vóc một symphony cho nội dung quy mô cỡ "trận nhạc".
Cái này em ko rõ lắm, giờ em mới biết có bản Tần vương phá trận vũ nhạc.

Em vừa tìm hiểu sơ qua thì thấy thế này:

Về lịch sử, Lan Lăng Vương Cao Trường Cung (541? – 573 ) là tướng nhà Bắc Tề, bản nhạc Lan Lăng vương nhập trận khúc tương truyền được quân dân Bắc Tề sáng tác để ca ngợi võ công của ông, bản nhạc còn có tên Đại diện - Mặt nạ, do Lan Lăng vương đã dùng mặt nạ khi lâm trận phá vòng vây của quân Bắc Chu. Có thông tin là sáng tác năm Hà Thanh thứ 3, niên hiệu Bắc Tề Vũ Thành đế Cao Đam (Cao Trạm) tức năm 564 sau CN. Lan Lăng vương nhập trận khúc kèm theo các tiết mục ca hát, tuồng đơn giản, phong cách bi tráng và trang trọng, đơn giản, du dương, thuộc về võ thuật quân sự. và là một trong những tác phẩm tiêu biểu của văn học nghệ thuật trung đại Trung Quốc. Sau đó, nó được giới thiệu đến người dân và được lan truyền rộng rãi.

Đến thời nhà Tùy, vũ khúc được đưa vào các tiết mục cung đình nhưng sử dụng vũ công nữ thay cho nam. Vào giữa thời nhà Đường, nó dần trở thành trò giải trí, mất đi màu sắc võ hiệp, và trở thành "nhuyễn vũ". Lại bị Đường Huyền Tông loại khỏi lễ nhạc vì cho là "phi chính thanh", bản nhạc truyền vào giáo phường, đi vào dân gian, dần dần mất đi hoàn toàn hình thái ban đầu, coi như thất truyền tại Trung Quốc.

Với sự giao lưu văn hóa giữa Trung Quốc và Nhật Bản và sự truyền bá Phật giáo sang phương đông, từ thời Đường, bản nhạc đã được truyền sang Nhật Bản qua con đường sứ thần. Vào năm 749 sau Công Nguyên, sau khi hoàng đế của triều đại Nara, Thiên hoàng Takanohime, lệnh cho vũ sư nổi tiếng Owari Hama biểu diễn trong cung điện, điệu múa này đã được lưu truyền rộng rãi hơn ở Nhật Bản. Vũ khúc trở thành một phần trong nhã nhạc Nhật Bản, thường gọi là Lăng vương, đến này vẫn còn giữ nguyên giá trị. Năm 1986, huyện Từ, thành phố Hàm Đan, thông qua chuyên gia Nhật Bản, tìm cách phục hồi vũ khúc này. Ngày 5 đến 7/9/1992, thành phố Hàm Đan mời đoàn nhã nhạc Nhật Bản do Kanichi Kasagi, giáo sư Đại học Nara, Nhật Bản chỉ huy sang biểu diễn Lan Lăng vương nhập trận khúc trước mộ Cao Trường Cung.






Còn về Tần vương phá trận khúc còn gọi là Tần vương phá trận ca, Thất đức vũ, là bản ca ngợi chiến công năm 622 của Tần vương Lý Thế Dân (598 - 649), tức Đường Thái Tông sau này, là căn cứ theo Lan Lăng vương nhập trận khúc mà cải biến, mở rộng lên thành 120 người quần vũ.

...将士们为歌颂他的功绩遂以旧曲《兰陵王入阵曲》填入新词,作出《秦王破阵曲》 ...

- Để ca tụng công tích của ông, tướng sĩ (bèn) lấy ca khúc cũ Lan Lăng vương nhập trận khúc điền từ mới vào, làm ra Tần vương phá trận khúc.


 

Bang lang

Xe container
Biển số
OF-22341
Ngày cấp bằng
12/10/08
Số km
5,015
Động cơ
120,621 Mã lực
Mợ nói vậy chưa chuẩn ít nhất là như em hiểu, khi chơi big band cái khó là chia ca trong bản nhạc,lúc này tay nhạc trưởng này em nghĩ họ chỉ là người ra tính hiệu chứ không hẳn là họ điều phối cả bản nhạc,
Với tam tấu( trio ) tứ tấu (quartet ) ngũ tấu ( quintet ) sixtet nói chung nhóm nhỏ thì tự các thành viên ra hiệu với nhau để chia đoạn làm việc thì dễ rồi
Với nhóm lớn nếu thiếu cụ điều phối em nghĩ sẽ rối như canh hẹ, không biết ông nào ra ông nào vô
Dù nhìn sân khấu như vậy mình là người nghe vẫn cần xem tổng thể và trong đó các chủ thể cá nhân hay nhạc cụ được trình diễn ở trình độ nào? mình có cảm nhận nó hay hoặc không dù mợ nhìn trên khung hình đúng là nó có những giới hạn bởi tay nhạc trưởng đó thì em nghĩ là vẫn thuộc trình độ nhóm, nghệ sĩ tham ra sẽ cho chất lượng bản nhạc hay hoặc dở nhiều hơn là sự ảnh hưởng bởi tay nhạc trưởng
Tât nhiên khi chơi ở nhóm nhỏ khả năng biến tấu, phóng khoáng nó nhiều đất diễn hơn là đương nhiên
Thực ra em ko hiểu lắm về vai trò nhạc trưởng trong jazz nhưng có thể cụ đúng nếu có quá nhiều nhạc cụ, kiểu anh này ngồi im, anh kia được chơi...nhưng quả thật em cứ thấy sao sao á vì nhiều lúc em để ý cái ông nào mà được solo là ông ấy rất sướng, đôi khi ông ý điên điên lên là chơi ko theo trước luôn ý, em còn thấy có sự ngạc nhiên giữa các thành viên trong ban nhạc cơ. Chính vì vậy, em mới nghĩ nhạc trưởng là thừa.
 

Asura

Xe tăng
Biển số
OF-356606
Ngày cấp bằng
5/3/15
Số km
1,289
Động cơ
301,246 Mã lực
Cái này em ko rõ lắm, giờ em mới biết có bản Tần vương phá trận vũ nhạc.

Em vừa tìm hiểu sơ qua thì thấy thế này:

Về lịch sử, Lan Lăng Vương Cao Trường Cung (541? – 573 ) là tướng nhà Bắc Tề, bản nhạc Lan Lăng vương nhập trận khúc tương truyền được quân dân Bắc Tề sáng tác để ca ngợi võ công của ông, bản nhạc còn có tên Đại diện - Mặt nạ, do Lan Lăng vương đã dùng mặt nạ khi lâm trận phá vòng vây của quân Bắc Chu. Có thông tin là sáng tác năm Hà Thanh thứ 3, niên hiệu Bắc Tề Vũ Thành đế Cao Đam (Cao Trạm) tức năm 564 sau CN. Lan Lăng vương nhập trận khúc kèm theo các tiết mục ca hát, tuồng đơn giản, phong cách bi tráng và trang trọng, đơn giản, du dương, thuộc về võ thuật quân sự. và là một trong những tác phẩm tiêu biểu của văn học nghệ thuật trung đại Trung Quốc. Sau đó, nó được giới thiệu đến người dân và được lan truyền rộng rãi.

Đến thời nhà Tùy, vũ khúc được đưa vào các tiết mục cung đình nhưng sử dụng vũ công nữ thay cho nam. Vào giữa thời nhà Đường, nó dần trở thành trò giải trí, mất đi màu sắc võ hiệp, và trở thành "nhuyễn vũ". Lại bị Đường Huyền Tông loại khỏi lễ nhạc vì cho là "phi chính thanh", bản nhạc truyền vào giáo phường, đi vào dân gian, dần dần mất đi hoàn toàn hình thái ban đầu, coi như thất truyền tại Trung Quốc.

Với sự giao lưu văn hóa giữa Trung Quốc và Nhật Bản và sự truyền bá Phật giáo sang phương đông, từ thời Đường, bản nhạc đã được truyền sang Nhật Bản qua con đường sứ thần. Vào năm 749 sau Công Nguyên, sau khi hoàng đế của triều đại Nara, Thiên hoàng Takanohime, lệnh cho vũ sư nổi tiếng Owari Hama biểu diễn trong cung điện, điệu múa này đã được lưu truyền rộng rãi hơn ở Nhật Bản. Vũ khúc trở thành một phần trong nhã nhạc Nhật Bản, thường gọi là Lăng vương, đến này vẫn còn giữ nguyên giá trị. Năm 1986, huyện Từ, thành phố Hàm Đan, thông qua chuyên gia Nhật Bản, tìm cách phục hồi vũ khúc này. Ngày 5 đến 7/9/1992, thành phố Hàm Đan mời đoàn nhã nhạc Nhật Bản do Kanichi Kasagi, giáo sư Đại học Nara, Nhật Bản chỉ huy sang biểu diễn Lan Lăng vương nhập trận khúc trước mộ Cao Trường Cung.






Còn về Tần vương phá trận khúc còn gọi là Tần vương phá trận ca, Thất đức vũ, là bản ca ngợi chiến công năm 622 của Tần vương Lý Thế Dân (598 - 649), tức Đường Thái Tông sau này, là căn cứ theo Lan Lăng vương nhập trận khúc mà cải biến, mở rộng lên thành 120 người quần vũ.

...将士们为歌颂他的功绩遂以旧曲《兰陵王入阵曲》填入新词,作出《秦王破阵曲》 ...

- Để ca tụng công tích của ông, tướng sĩ (bèn) lấy ca khúc cũ Lan Lăng vương nhập trận khúc điền từ mới vào, làm ra Tần vương phá trận khúc.


Em ko biết tiếng Trung nhưng GG dịch các tư liệu trên thì "đá nhau" loảng xoảng. Nói chuyện sử vào topic này loãng và ko đủ chỗ, nên em hầu chuyện mợ chút chút thôi. Mợ có hứng thì ta làm bình trà mới hết chuyện được.

Bắc Tề Lan Lăng Vương là tướng tài (chứ chưa phải soái tài) và không thể nào sánh với "Tam Hoàng" lừng lẫy chiến công như Tần Hoàng - Hán Vũ - Đường Tông được. Người ta (dân gian/ dân đen thích hóng chuyện) nhớ đến Lan Lăng Vương nhiều vì 2 yếu tố. Quan trọng nhất là ĐẸP TRAI, ông ấy là Tứ đại mỹ nam của Trung Quốc cổ đại (Lan Lăng Vương, Vệ Vương Giới, Phan An, Tống Ngọc) và thứ yếu là LIỀU MẠNG. Tuy ko phải soái nhưng cũng là tướng cầm quân nhưng Cao Túc (Lan Lăng Vương) rất hay dẫn đầu quân xung trận (đại kỵ của binh gia). Vì vậy, truyền ngôn dân gian về ông ấy rất nhiều nhưng Lan Lăng nhập trận vũ khúc đều là múa đơn (mô tả các động tác giết địch của ổng - chắc là cũng đẹp như mặt ổng). Lan Lăng Vương đeo mặt lạ vì quá đẹp trai, nhìn ko dọa được ai cả (cũng có giả thuyết cho rằng ông dùng thế thân - Ảnh tử). Do vậy mà người Nhật thích, trộn với Phật, Ấn giáo thành Lăng Vương vũ (cũng có nơi/tài liệu đánh đồng với Long Vương vũ), khó có quy mô hoành tráng được.

Đường Tông (Tần Vương - Lý Thế Dân) thì khác. Ông ấy là soái tài. Ở cái thời đại chiến tranh được cơ giới hóa nhiều (từ nhà Tùy) thì việc xung trận (hãm trận) không còn được coi trọng nhưng vẫn có một đội quân hãm trận thành truyền thuyết - Huyền Giáp Quân (quân giáp đen) - chính là thân quân của ông ấy. Huyền Giáp quân được đánh giá ngang với các đội quân huyền thoại thời Chiến quốc, Tam quốc vốn thịnh hành hãm trận như Ngụy Vũ tốt (bộ binh toàn năng) Bạch Mã Nghĩa Tòng (kinh kỵ), Đại Kích Sĩ (bộ binh trận hình - thủ), Hãm Trận Doanh (bộ binh tấn công), Bạch Nhĩ Quân (du kích đánh rừng núi), Hổ Báo Kỵ (trọng kỵ binh). Tương truyền, Huyền Giáp quân được xây dựng từ người Quan Trung (đất Tần) và chỉ nhận người Quan Trung. "Củ củ lão Tần, phục ngã hà sơn, huyết bất lưu can, tử bất hưu chiến" - Tần cổ oai phong, khôi phục non song, máu chảy không hết, chết không ngừng chiến. Chính vì vậy, trong khi kỳ hiệu của nhà Đường là đỏ - trắng (theo em biết) thì riêng Huyền Giáp quân dùng cờ đen, giáp đen (Tần Thủy Hoàng Đế). Tuổi thọ trung bình của thời đó tầm 30 tuổi, 60 tuổi là thượng thọ, nhưng Huyền Giáp quân phục vụ đến năm 50 tuổi mới giải giáp đủ thấy sự dũng mãnh của đội quân này. Dã sử đều mô tả Huyền giáp quân xung trận nhưng dòng lũ kim loại, cái khí thế đó mới làm lên Phá trận nhạc chứ một người vun vẩy binh khí thì chỉ đẹp mắt được thôi.

Là soái tài, Đường Tông ko bao giờ liều mạng xung trận. Chỉ từ khi nhà Đường gặp thời khắc nguy kịch chưa từng có. Khi đó, Đường Tông đối mặt với thành Lạc Dương kiên cố, cao 9 trượng (30 m) với 20 vạn quân Vương Thế Sung và đăng sau là 30 vạn quân Hà Bắc của Đậu Kiến Đức trong khi chỉ có 10 vạn quân. Đó là lần xung trận đầu tiên của Đường Tông với đội thân quân Huyền Giáp, người ta đồn rằng 1 vạn quân Huyền Giáp với dũng khi của Đường Tông đã xé nát 30 vạn quân Hà Bắc (em nhớ ko rõ số lượng nhưng chênh lệch lực lượng là rất lớn). Huyền Giáp quân từ đó xung trận nhiều hơn và bất bại. Từ sau Hoắc Khứ Bệnh, Đường Tông với Huyền Giáp quân là đội kỵ binh duy nhất đối trận thường thắng với kỵ binh thảo nguyên. Từ đó, dân gian mới liên hệ với "truyền thống liều lĩnh" của Lan Lăng Vương và viết lại khúc vũ nhạc đó. Tuy nhiên, mấy làn điệu đơn giản, dân dã đó sao xứng với quân công của Đường Tông. Ngụy Chinh, Chử Toại Lương, Ngu Thế Nam..., những học giả nổi tiếng thời đó, mới biên tập lại và thêm nhiều đoạn như mưu đồ, hy sinh, nguy cấp ... trùng hợp với tư tưởng các nhạc sỹ thiên tài Châu Âu sau này khi viết giao hưởng - Symphony. Cũng chỉ có người trong cuộc khi đó mới biết tình thế nguy cấp như thế nào để viết "bản giao hưởng nhiều màu sắc" như vậy.

Lan Lăng nhập trận khúc đã thất truyền từ lâu (do chỉ lưu hành dân gian) còn Tần Vương phá trận vũ nhạc là chính thống, nó được xưng tam đại vũ chuyên dùng tế lễ với Cửu Công Vũ và Thượng Nguyên Vũ, kiểu gì cũng được sử quan ghi lại, nếu có thất lạc cũng ko đến nỗi mất tích. Sau này, người ta phục dựng lại Lan Lăng Vương nhập trận khúc đều lấy đoạn nào đó của Tần Vương phá trận nhạc vậy. Mợ nghe 2 bài đó thì thấy liền, bài nhạc "đạo" kia đơn giản, "một màu"...ko biến hóa, thăng trầm như bản chuẩn gốc.
 
Chỉnh sửa cuối:

cokimi

Xe điện
Biển số
OF-211179
Ngày cấp bằng
21/11/11
Số km
2,223
Động cơ
2,188,477 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Em ko biết tiếng Trung nhưng GG dịch các tư liệu trên thì "đá nhau" loảng xoảng. Nói chuyện sử vào topic này loãng và ko đủ chỗ, nên em hầu chuyện mợ chút chút thôi. Mợ có hứng thì ta làm bình trà mới hết chuyện được.

Bắc Tề Lan Lăng Vương là tướng tài (chứ chưa phải soái tài) và không thể nào sánh với "Tam Hoàng" lừng lẫy chiến công như Tần Hoàng - Hán Vũ - Đường Tông được. Người ta (dân gian/ dân đen thích hóng chuyện) nhớ đến Lan Lăng Vương nhiều vì 2 yếu tố. Quan trọng nhất là ĐẸP TRAI, ông ấy là Tứ đại mỹ nam của Trung Quốc cổ đại (Lan Lăng Vương, Vệ Vương Giới, Phan An, Tống Ngọc) và thứ yếu là LIỀU MẠNG. Tuy ko phải soái nhưng cũng là tướng cầm quân nhưng Cao Túc (Lan Lăng Vương) rất hay dẫn đầu quân xung trận (đại kỵ của binh gia). Vì vậy, truyền ngôn dân gian về ông ấy rất nhiều nhưng Lan Lăng nhập trận vũ khúc đều là múa đơn (mô tả các động tác giết địch của ổng - chắc là cũng đẹp như mặt ổng). Lan Lăng Vương đeo mặt lạ vì quá đẹp trai, nhìn ko dọa được ai cả (cũng có giả thuyết cho rằng ông dùng thế thân - Ảnh tử). Do vậy mà người Nhật thích, trộn với Phật, Ấn giáo thành Lăng Vương vũ (cũng có nơi/tài liệu đánh đồng với Long Vương vũ), khó có quy mô hoành tráng được.

Đường Tông (Tần Vương - Lý Thế Dân) thì khác. Ông ấy là soái tài. Ở cái thời đại chiến tranh được cơ giới hóa nhiều (từ nhà Tùy) thì việc xung trận (hãm trận) không còn được coi trọng nhưng vẫn có một đội quân hãm trận thành truyền thuyết - Huyền Giáp Quân (quân giáp đen) - chính là thân quân của ông ấy. Huyền Giáp quân được đánh giá ngang với các đội quân huyền thoại thời Chiến quốc, Tam quốc vốn thịnh hành hãm trận như Ngụy Vũ tốt (bộ binh toàn năng) Bạch Mã Nghĩa Tòng (kinh kỵ), Đại Kích Sĩ (bộ binh trận hình - thủ), Hãm Trận Doanh (bộ binh tấn công), Bạch Nhĩ Quân (du kích đánh rừng núi), Hổ Báo Kỵ (trọng kỵ binh). Tương truyền, Huyền Giáp quân được xây dựng từ người Quan Trung (đất Tần) và chỉ nhận người Quan Trung. "Củ củ lão Tần, phục ngã hà sơn, huyết bất lưu can, tử bất hưu chiến" - Tần cổ oai phong, khôi phục non song, máu chảy không hết, chết không ngừng chiến. Chính vì vậy, trong khi kỳ hiệu của nhà Đường là đỏ - trắng (theo em biết) thì riêng Huyền Giáp quân dùng cờ đen, giáp đen (Tần Thủy Hoàng Đế). Tuổi thọ trung bình của thời đó tầm 30 tuổi, 60 tuổi là thượng thọ, nhưng Huyền Giáp quân phục vụ đến năm 50 tuổi mới giải giáp đủ thấy sự dũng mãnh của đội quân này. Dã sử đều mô tả Huyền giáp quân xung trận nhưng dòng lũ kim loại, cái khí thế đó mới làm lên Phá trận nhạc chứ một người vun vẩy binh khí thì chỉ đẹp mắt được thôi.

Là soái tài, Đường Tông ko bao giờ liều mạng xung trận. Chỉ từ khi nhà Đường gặp thời khắc nguy kịch chưa từng có. Khi đó, Đường Tông đối mặt với thành Lạc Dương kiên cố, cao 9 trượng (30 m) với 20 vạn quân Vương Thế Sung và đăng sau là 30 vạn quân Hà Bắc của Đậu Kiến Đức trong khi chỉ có 10 vạn quân. Đó là lần xung trận đầu tiên của Đường Tông với đội thân quân Huyền Giáp, người ta đồn rằng 1 vạn quân Huyền Giáp với dũng khi của Đường Tông đã xé nát 30 vạn quân Hà Bắc (em nhớ ko rõ số lượng nhưng chênh lệch lực lượng là rất lớn). Huyền Giáp quân từ đó xung trận nhiều hơn và bất bại. Từ sau Hoắc Khứ Bệnh, Đường Tông với Huyền Giáp quân là đội kỵ binh duy nhất đối trận thường thắng với kỵ binh thảo nguyên. Từ đó, dân gian mới liên hệ với "truyền thống liều lĩnh" của Lan Lăng Vương và viết lại khúc vũ nhạc đó. Tuy nhiên, mấy làn điệu đơn giản, dân dã đó sao xứng với quân công của Đường Tông. Ngụy Chinh, Chử Toại Lương, Ngu Thế Nam..., những học giả nổi tiếng thời đó, mới biên tập lại và thêm nhiều đoạn như mưu đồ, hy sinh, nguy cấp ... trùng hợp với tư tưởng các nhạc sỹ thiên tài Châu Âu sau này khi viết giao hưởng - Symphony. Cũng chỉ có người trong cuộc khi đó mới biết tình thế nguy cấp như thế nào để viết "bản giao hưởng nhiều màu sắc" như vậy.

Lan Lăng nhập trận khúc đã thất truyền từ lâu (do chỉ lưu hành dân gian) còn Tần Vương phá trận vũ nhạc là chính thống, nó được xưng tam đại vũ chuyên dùng tế lễ với Cửu Công Vũ và Thượng Nguyên Vũ, kiểu gì cũng được sử quan ghi lại, nếu có thất lạc cũng ko đến nỗi mất tích. Sau này, người ta phục dựng lại Lan Lăng Vương nhập trận khúc đều lấy đoạn nào đó của Tần Vương phá trận nhạc vậy. Mợ nghe 2 bài đó thì thấy liền, bài nhạc "đạo" kia đơn giản, "một màu"...ko biến hóa, thăng trầm như bản chuẩn gốc.
Hehe, em tai trâu thôi, ko có tài thẩm âm được như các cụ mợ :D. Em chỉ đang bàn về khía cạnh lịch sử, như vậy là đã có một bản Lan Lăng vương nhập trận khúc ra đời trước. Đương nhiên về quy mô, trình độ, ... ko thể so sánh với Tần vương phá trận khúc do bao nhiêu anh kiệt Sơ Đường chung tay góp nên. Tuy nhiên, vẫn có ý kiến cho rằng khi bản sau ra đời đã có tham khảo đến bản trước mà phóng tác và mở rộng quy mô. Và do LLVNTK vốn đã thất truyền trên chính quê hương, nên việc hậu thế khi tìm cách khôi phục đã phải tham chiếu ngược lại các tư liệu liên quan là khó tránh. Vả cũng gần 1500 năm kể từ khi ra đời cả 2 bản nhạc, có ai dám đảm bảo mỗi bản đều được giữ nguyên trạng mà ko tam sao thất bản, thêm thắt, phát triển theo ý chí mỗi triều đại, người dùng.
 

Asura

Xe tăng
Biển số
OF-356606
Ngày cấp bằng
5/3/15
Số km
1,289
Động cơ
301,246 Mã lực
Hehe, em tai trâu thôi, ko có tài thẩm âm được như các cụ mợ :D. Em chỉ đang bàn về khía cạnh lịch sử, như vậy là đã có một bản Lan Lăng vương nhập trận khúc ra đời trước. Đương nhiên về quy mô, trình độ, ... ko thể so sánh với Tần vương phá trận khúc do bao nhiêu anh kiệt Sơ Đường chung tay góp nên. Tuy nhiên, vẫn có ý kiến cho rằng khi bản sau ra đời đã có tham khảo đến bản trước mà phóng tác và mở rộng quy mô. Và do LLVNTK vốn đã thất truyền trên chính quê hương, nên việc hậu thế khi tìm cách khôi phục đã phải tham chiếu ngược lại các tư liệu liên quan là khó tránh. Vả cũng gần 1500 năm kể từ khi ra đời cả 2 bản nhạc, có ai dám đảm bảo mỗi bản đều được giữ nguyên trạng mà ko tam sao thất bản, thêm thắt, phát triển theo ý chí mỗi triều đại, người dùng.
Chính xác !. Em chưa thấy tài liệu tiếng Việt nào khẳng định Tần Vương phá trận nhạc như Clip đó cả. Em chỉ thuần tuý so sánh 2 clip trên thôi, bản Lan Lăng rõ ràng chỉ là phần rút gọn (cắt bớt) của Tần Vương, cả về quy mô lẫn chi tiết.
 

NguyenAnhPhan

Xe container
Biển số
OF-726232
Ngày cấp bằng
19/4/20
Số km
9,898
Động cơ
246,824 Mã lực
Tuổi
43
Nơi ở
Hạ Long
Fly me to the moon em lại thích thế này cơ. Cô bé này có giọng thật đặc biệt.



Hoặc của Michael Buble nhưng em tìm mãi ko được cái version nào mà có phần nhạc mở đầu là contrabass chơi rất rõ như trong chương trình Mà Josh Groban trêu Michael Buble.

Vầng. Cơ mà nó là bài hát. Không phải không lời ạ. 🙄
 

NguyenAnhPhan

Xe container
Biển số
OF-726232
Ngày cấp bằng
19/4/20
Số km
9,898
Động cơ
246,824 Mã lực
Tuổi
43
Nơi ở
Hạ Long
Cụ Phan tư tưởng nập trường quá đỉnh. :D
Khôg phải em khắt khe cụ ạ. Cơ mà chỉ khi lời trong tác phẩm không lời (là do nhạc sĩ sáng tác có sẵn cùng tác phẩm) thì nó mới hợp ạ. Còn đem nguyên bài hát bth đặt vào bối cảnh không lời - thì nó bị mâu thuẫn ạ. Như vậy sẽ thành ra nháo hết cả cụ ạ. ☹. Chứ em không phải thích nói vậy đâu. Đóng góp của cccm là rất lớn. Bởi ngày nay mà hiểu sâu sắc được thể loại khó như nhạc không lời đã là hiếm. Nói gì nhiều cụ mợ có căn cơ, hiểu biết từ rất lâu. Thậm chí hiểu biết sâu sắc, rộng lớn thì càng hiếm.
- Những ai hiểu sâu về thể loại này, hầu hết đều là người có tài. Trong số đó ít nhất 2 phần có tài năng thực sự. Nửa phần trong số đó là người tài giỏi. Và 1/10 trong số nửa phần đó là người tài ba lỗi lạc (rất hiếm).
- Cảm ơn cccm rất nhiều ạ. Mong cccm đóng góp hiểu biết cá nhân để phổ biến thể loại này thêm rộng ra hơn. Biết đâu lại vô tình giúp cho ai đó trở thành tài năng thực sự nhờ vô tình hiểu được sự sâu xa trong ý nghĩa và tư tưởng thông qua các tác phẩm của những nhà soạn nhạc lỗi lạc của thế giới. Hay họ đọc còm của cccm mà đột phá được khả năng của họ...biết đâu đấy 😎😎😎
* Thì đúng là rất vui nhỉ cccm 🤗
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top