[Funland] Về Thể Loại Âm Nhạc Không Lời - Những nốt trầm bổng.

Asura

Xe tăng
Biển số
OF-356606
Ngày cấp bằng
5/3/15
Số km
1,286
Động cơ
301,228 Mã lực
Một điệu nghê thường nhé cụ mợ :)

Thấm liên - nghê thường phi vũ, tuyệt mỹ phong tình


Bản này lai tạp với Phi Thiên Vũ rồi mợ, trên YouTube cũng có. Em mới tìm được mấy bản trích đoạn của vũ kịch Khổng Tử (Ngọc Nhân Vũ...), Vũ kích Chiêu Quân xuất tái (Tỷ Quy)...xem mới chuẩn.
 

Asura

Xe tăng
Biển số
OF-356606
Ngày cấp bằng
5/3/15
Số km
1,286
Động cơ
301,228 Mã lực
Chắc cụ chủ đang nghĩ đến cái gì gì ... Đó. :D

Có thể tụi em hơi tùy hứng lên chi phí bị phát sinh thêm từ mọi bộ phận. Hai ông tài chính thì chỉ thích chạy con Land GX số sàn, đời tống uống xăng đó; đến chỗ off-road, người ta đậu xé rồi đi bộ vào, các bố toàn phanh thẳng cả xe vào đến khi ko còn đủ chiều ngang cho xe nữa mới dừng. Ông anh nhiếp ảnh kia thì chuyên cổ vũ đi tìm mấy chỗ dị dạng. Em mà gặp đồ ngon, rượu chất thì ăn gấp ba bình thường. Mỗi chuyến đi về em toàn ăn kiêng 1-2 tuần sau đó.
 

NguyenAnhPhan

Xe container
Biển số
OF-726232
Ngày cấp bằng
19/4/20
Số km
9,909
Động cơ
246,801 Mã lực
Tuổi
43
Nơi ở
Hạ Long
Chắc cụ chủ đang nghĩ đến cái gì gì ... Đó. :D

Có thể tụi em hơi tùy hứng lên chi phí bị phát sinh thêm từ mọi bộ phận. Hai ông tài chính thì chỉ thích chạy con Land GX số sàn, đời tống uống xăng đó; đến chỗ off-road, người ta đậu xé rồi đi bộ vào, các bố toàn phanh thẳng cả xe vào đến khi ko còn đủ chiều ngang cho xe nữa mới dừng. Ông anh nhiếp ảnh kia thì chuyên cổ vũ đi tìm mấy chỗ dị dạng. Em mà gặp đồ ngon, rượu chất thì ăn gấp ba bình thường. Mỗi chuyến đi về em toàn ăn kiêng 1-2 tuần sau đó.
Kiêng bù sao ạ 🤣
 

Asura

Xe tăng
Biển số
OF-356606
Ngày cấp bằng
5/3/15
Số km
1,286
Động cơ
301,228 Mã lực
Món đàn cổ tranh nói riêng và âm nhạc Trung Quốc (Đông Á) nói chung vốn được em "để dành" lại, sau khi tạm ổn món thất cung của phương Tây sẽ ngâm cứu dần. Nhưng cụ chủ nã đạn liên tục làm em lại nóng một số thứ trong người. :D

Âm nhạc classic Trung Quốc từ thời Tây Chu đã được nâng lên số 2 trong Lục nghệ, chỉ đứng sau Lễ, nên nó ko phải là thú vui để giải trí đơn thuần. Cách mạng văn hoá của Trung Quốc ko thua kém điển cố "đốt sách chôn nho" của Tần Thuỷ Hoàng Đế, rất nhiều thứ đã mai một, thậm chí tệ hơn nữa là bị làn sóng văn hoá "cởi tụt hiếp giết.." bóp méo nghiêm trọng.. Cổ nhạc trọng ý cảnh, mà ý cảnh cũng ko phải đến từ hư vô nên theo em, nghe cổ nhạc có phần dễ vào, dễ nhập tâm hơn các thể loại nhạc không lời khác vì có thể nắm bắt ý cảnh thông qua các điển tích, điển cố ... ngay trong tiêu đề của bản nhạc.

Nhân đây, em cũng xin đưa lên bản nhạc - điển tích "Khổng tước đông nam phi", một trong những nghi vấn mà em tìm mãi chưa thấy kết quả. Xin mời các cụ các mơj thưởng thức và tiện thể giải đáp các vấn đề của em.

Khổng tước đông nam phi là tên một bài nhạc phủ đời Hán, đầu tiên được thấy trong "Ngọc đài tân vịnh" do Từ Lăng người nước Trần ở Nam triều biên soạn, đề là "Cổ thi vi Tiêu Trọng Khanh thê tác" (Bài cổ thi làm thay vợ Tiêu Trọng Khanh), lời tự viết: Năm Kiến An đời Hán mạt, tiểu lại phủ Lư Giang là Trọng Khanh có vợ họ Lưu, vì bị mẹ Trọng Khanh đuổi (do 3 năm chưa có con), thề không tái giá. Bị nhà bức ép, nhảy xuống nước tự vẫn. Khanh nghe tin, cũng tự thắt cổ ở cây (phía đông nam) trước sân. Có người thời đó thương tâm, làm thơ thuật lại.

Từ đó, "treo cổ cành đông nam" được xem như một cách nói khác của "tự tử vì tình của các chàng trai".

Vấn đề của em là :

- Khổng tước. Theo thần thoại (Đạo giáo, Thần giáo) của TQ chỉ có Chu Tước. Khổng Tước du nhập từ Ấn Độ theo Phật giáo vào (Khổng Tước Minh Vương). Vây, Khổng tước trong bài thơ nhạc này có ý nghĩa gì nhỉ ? kể cả khi "hạ cấp" Khổng Tước xuống thành chim công thì cũng ko phải là loài chim đại diện cho thuỷ chung....

- Cành đông nam. Hướng đông nam theo văn hoá cổ TQ em mới thấy xuất hiện trong nghề trộm mộ (mô kim). "Nhân điểm chúc - Quỷ xuy đăng", dân trộm mộ trước khi khai quan (tài) thì đốt ngọn nến cắm phương đông nam, nếu ngọn nến tắt thì phải rời đi vì chủ nhân ko đồng ý. Hơn nữa, bài nhạc phủ có từ thời Hán mạt, nghề trộm mộ chính quy phải đến Tam quốc (Tào Tháo) mới có.
 

NguyenAnhPhan

Xe container
Biển số
OF-726232
Ngày cấp bằng
19/4/20
Số km
9,909
Động cơ
246,801 Mã lực
Tuổi
43
Nơi ở
Hạ Long
Món đàn cổ tranh nói riêng và âm nhạc Trung Quốc (Đông Á) nói chung vốn được em "để dành" lại, sau khi tạm ổn món thất cung của phương Tây sẽ ngâm cứu dần. Nhưng cụ chủ nã đạn liên tục làm em lại nóng một số thứ trong người. :D

Âm nhạc classic Trung Quốc từ thời Tây Chu đã được nâng lên số 2 trong Lục nghệ, chỉ đứng sau Lễ, nên nó ko phải là thú vui để giải trí đơn thuần. Cách mạng văn hoá của Trung Quốc ko thua kém điển cố "đốt sách chôn nho" của Tần Thuỷ Hoàng Đế, rất nhiều thứ đã mai một, thậm chí tệ hơn nữa là bị làn sóng văn hoá "cởi tụt hiếp giết.." bóp méo nghiêm trọng.. Cổ nhạc trọng ý cảnh, mà ý cảnh cũng ko phải đến từ hư vô nên theo em, nghe cổ nhạc có phần dễ vào, dễ nhập tâm hơn các thể loại nhạc không lời khác vì có thể nắm bắt ý cảnh thông qua các điển tích, điển cố ... ngay trong tiêu đề của bản nhạc.

Nhân đây, em cũng xin đưa lên bản nhạc - điển tích "Khổng tước đông nam phi", một trong những nghi vấn mà em tìm mãi chưa thấy kết quả. Xin mời các cụ các mơj thưởng thức và tiện thể giải đáp các vấn đề của em.

Khổng tước đông nam phi là tên một bài nhạc phủ đời Hán, đầu tiên được thấy trong "Ngọc đài tân vịnh" do Từ Lăng người nước Trần ở Nam triều biên soạn, đề là "Cổ thi vi Tiêu Trọng Khanh thê tác" (Bài cổ thi làm thay vợ Tiêu Trọng Khanh), lời tự viết: Năm Kiến An đời Hán mạt, tiểu lại phủ Lư Giang là Trọng Khanh có vợ họ Lưu, vì bị mẹ Trọng Khanh đuổi (do 3 năm chưa có con), thề không tái giá. Bị nhà bức ép, nhảy xuống nước tự vẫn. Khanh nghe tin, cũng tự thắt cổ ở cây (phía đông nam) trước sân. Có người thời đó thương tâm, làm thơ thuật lại.

Từ đó, "treo cổ cành đông nam" được xem như một cách nói khác của "tự tử vì tình của các chàng trai".

Vấn đề của em là :

- Khổng tước. Theo thần thoại (Đạo giáo, Thần giáo) của TQ chỉ có Chu Tước. Khổng Tước du nhập từ Ấn Độ theo Phật giáo vào (Khổng Tước Minh Vương). Vây, Khổng tước trong bài thơ nhạc này có ý nghĩa gì nhỉ ? kể cả khi "hạ cấp" Khổng Tước xuống thành chim công thì cũng ko phải là loài chim đại diện cho thuỷ chung....

- Cành đông nam. Hướng đông nam theo văn hoá cổ TQ em mới thấy xuất hiện trong nghề trộm mộ (mô kim). "Nhân điểm chúc - Quỷ xuy đăng", dân trộm mộ trước khi khai quan (tài) thì đốt ngọn nến cắm phương đông nam, nếu ngọn nến tắt thì phải rời đi vì chủ nhân ko đồng ý. Hơn nữa, bài nhạc phủ có từ thời Hán mạt, nghề trộm mộ chính quy phải đến Tam quốc (Tào Tháo) mới có.
Việc trộm mộ em nghĩ thời nào cũng có. Chẳng qua ít hay nhiều mà thôi.
Đại Cách Mạng, Đại Nhẩy Vọt...đã tàn phá rất nhiều thứ, tiêu hủy bao tinh hoa của cổ nhân TQ. Chúng ta có cải cách ruộng đất, tuy khác mà hậu quả để lại cũng rất nặng nề (ảnh hưởng từ TQ).
Truyền thuyết thì Phượng Hoàng sinh ra Khổng Tước, Khổng Tước sinh Đại Bàng... PH hay KT là con vật không có thật. Cũng như Rồng và Kì Lân vậy.
- Về điển tích cụ nói, thực sự em không có chút manh nha gì về nó ạ. Nhưng em nghĩ chắc phải có uẩn khúc gì trong cái điển đó. Cũng có thể bị tam sao thất bản nên không còn hoàn toàn đúng nữa. Khiến đời sau không truy ra được rõ gốc gác.
 

Bang lang

Xe điện
Biển số
OF-22341
Ngày cấp bằng
12/10/08
Số km
4,962
Động cơ
116,995 Mã lực
Bản đạo nhạc thôi mợ ơi . Bản chuẩn phải là Tần vương phá trận vũ nhạc, một bản vũ nhạc vốn xuất phát từ giới võ phu vươn lên thành tam đại vũ, chuyên dùng trong tế lễ. Quy mô tiêu chuẩn là 128 vũ công, đông nhất tới 500 người và giàn nhạc cũng đình 108 nhạc công. Phiên bản này đơn điệu, chỉ để giải trí chứ chưa xứng với tầm vóc một symphony cho nội dung quy mô cỡ "trận nhạc".
Cái bài của cụ sao tự dưng có đoạn nhạc như Ba Tư trong nghìn lẻ một đêm vậy? Liệu nó có liên quan j ko cụ?
 

Asura

Xe tăng
Biển số
OF-356606
Ngày cấp bằng
5/3/15
Số km
1,286
Động cơ
301,228 Mã lực
Việc trộm mộ em nghĩ thời nào cũng có. Chẳng qua ít hay nhiều mà thôi.
Đại Cách Mạng, Đại Nhẩy Vọt...đã tàn phá rất nhiều thứ, tiêu hủy bao tinh hoa của cổ nhân TQ. Chúng ta có cải cách ruộng đất, tuy khác mà hậu quả để lại cũng rất nặng nề (ảnh hưởng từ TQ).
Truyền thuyết thì Phượng Hoàng sinh ra Khổng Tước, Khổng Tước sinh Đại Bàng... PH hay KT là con vật không có thật. Cũng như Rồng và Kì Lân vậy.
- Về điển tích cụ nói, thực sự em không có chút manh nha gì về nó ạ. Nhưng em nghĩ chắc phải có uẩn khúc gì trong cái điển đó. Cũng có thể bị tam sao thất bản nên không còn hoàn toàn đúng nữa. Khiến đời sau không truy ra được rõ gốc gác.
Em cũng đến chịu cái mớ thần thánh hỗn loạn này của TQ. Đọc Sơn Hải Kinh của nó còn loạn hơn nữa. Thôi thì tạm thời để vậy cho bản nhạc "treo cổ cành đông nam" này.
 

NguyenAnhPhan

Xe container
Biển số
OF-726232
Ngày cấp bằng
19/4/20
Số km
9,909
Động cơ
246,801 Mã lực
Tuổi
43
Nơi ở
Hạ Long
Em cũng đến chịu cái mớ thần thánh hỗn loạn này của TQ. Đọc Sơn Hải Kinh của nó còn loạn hơn nữa. Thôi thì tạm thời để vậy cho bản nhạc "treo cổ cành đông nam" này.
Hic. Điển cố nghe có vẻ rợn cụ nhỉ. Treo đâu không được. Cứ phải treo hướng đó ta 🙄
 

Asura

Xe tăng
Biển số
OF-356606
Ngày cấp bằng
5/3/15
Số km
1,286
Động cơ
301,228 Mã lực
Cái bài của cụ sao tự dưng có đoạn nhạc như Ba Tư trong nghìn lẻ một đêm vậy? Liệu nó có liên quan j ko cụ?
Từ thời Hán Vũ Đế cho đến Trung Đường thì TQ là trung tâm thế giới và hợp chúng quốc như Mỹ ngày nay vậy mợ ạ. Quy Từ là nước lớn nhất trong 16 nước Tây Vực và đóng vai trò là cầu nối quan trọng của TQ với Bà Tư, Địa Trung Hải... Quy Từ rất nổi tiếng về âm nhạc và thứ âm nhạc lả lướt của nó rất đc người TQ khi đó hâm mộ
 

Bang lang

Xe điện
Biển số
OF-22341
Ngày cấp bằng
12/10/08
Số km
4,962
Động cơ
116,995 Mã lực
Kế hoạch khi nghỉ hưu của em mà cụ. Tuy nhiên, em đi phía bắc Trường Giang thôi, phía nam TG mình giống họ nhiều mà, chịu đi quanh miền núi phía Bắc thì nhiều chỗ lắm. Tết nào bọn em chẳng đi 1 tuần.

Quan trọng phải đủ 3 yếu tố: mưa bụi (yên vũ), hạnh hoa (đào hoa thay thế được) và giai nhân cầm ô (dù). Cảnh này em hay bắt gặp ở Cao Bằng, nhất là vùng Trùng Khánh (vẫn giữ tục để đào ngoài cửa chứ ko bày trong nhà)
Sao phải nghỉ hưu nhỉ? Các kế hoạch của cụ dài hạn nhỉ? Em thấy bảo Hàng Châu đẹp như trong truyện, liệu nó có thuộc mấy nơi cụ nói ko? E cũng đi TQ rồi, Ở Thâm Quyến nhưng chả có j ngoài mấy đồ điện tử và hàng fake. Nhưng khi vào công viên nào cũng thấy các cụ ông cụ bà tập hí kịch. À mà em cũng đi xem múa đấy, múa đẹp, mặc đẹp. Con gái TQ dáng rất đẹp.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top