Vậy là mợ đã thấy thế giới thiết bị âm thanh như nào rồi, em còn đang định nổi hứng làm bài vài chục trang nhưng giờ chắc em ko phải gõ bàn phím nhiều nữa. Mặc dù qua Youtube nhiều thứ bị bóp méo nhưng về cơ bản nếu cùng bản nhạc, cùng thiết bị thì vẫn ít nhất xét được yếu tố tổng qua của âm thanh gồm : Âm sắc, âm vực và âm trường (sau này một số tai nghiện nặng còn bổ sung thêm âm hình/sân khấu). Nếu không ra được cái khác nhau thì mới phải dùng đến các yếu tố kỹ thuật như dynamic, details (macro, micro... các loại...).
1. Âm sắc. Cái này khó phân biệt nhất vì ko biết nhạc cụ thực tế họ dùng là gì và được nghe trực tiếp để so sánh. Tuy nhiên, cấu tạo của piano rất đặc biệt, có thể giúp đỡ phần này khá nhiều. Lực căng dây của piano khủng bố nhất (20 tấn), hoàn toàn không dùng cộng hưởng thùng mà chỉ dùng soundboard (bảng cộng hưởng/thoát âm bằng gỗ; từ phần up-bass (high-low) trở lên, piano dùng dây 3, tức là 3 sợi dây giống hệt nhau được kéo song song và mỗi phím đàn piano ấn xuống sẽ gõ đồng thời cả 3 dây. Do đó, piano là nhà vô địch về macro-dynamic hay nói ngăn gọn thì tiếng piano rất "nhanh', phản ứng tức thời, dễ làm ngời ta giật mình và cũng gọn gàng nhất (trừ những note nhạc công dùng pedal để tạo tiếng ngân). Trong clip trên, mợ có thể thấy CAM cho tiếng piano "gọn gàng" và "nhanh" hơn ĐEN. ĐEN nghe kỹ còn có "vệt đuôi" (rè rè nhẹ) sau mỗi tiếng piano.
2. Âm vực. Các đoạn nhạc test ở trên không đủ rộng để so sánh âm vực. Em đành kể một câu chuyện vui (nhân tiện khoe khoang). Khi em lắp bộ karaoke cho ông bà bô ở quê để tham gia cuộc chiến âm thanh trong xóm, cả làng dùng đồ Hàn Quốc riêng em lùng xục khắp Hà Nội để bê về toàn đồ Nhật (bãi) với giá thành chỉ bằng 1/2 bộ Hàn Quốc cùng công suất. Ông bà bô chắc cũng thương con làm ăn vất vả nên ko nói gì nhưng dùng được 1 tháng sau thì hỉ hả lắm. "Bộ nhà mình mở lên mà tao đi đổ rác tận đầu ngõ vẫn nghe rõ ràng, các nhà khác toàn thấy uỳnh uỳnh...".Như vậy, âm vực rộng là một chuyện, nội lực của nó ra sao là chuyện khác. Tiếng trống có dải tần số thấp (bước sóng dài) nên nhiều năng lượng và có thể truyền đi xa ít suy hao, càng lên khu vực trung âm, cao âm thì bước sóng càng ngắn và năng lượng càng thấp nên suy hao mạnh. Hệ thống âm thanh không tốt sẽ làm mất nhiều dải tần số và/hoặc mất cân bằng (tức suy hao rất mạnh ở một số dải tần; tiêu chuẩn hi-fi cho phép -+ 6dB, hi-end là -+3dB...). Do đó, khi truyền ra xa, cái dải tần đó sẽ nhanh chóng bị tắt, tệ nhất là mất sạch, chỉ còn tiếng trống. Sự thiếu hụt này làm cho âm thanh trở lên hỗn loạn, chát chúa và khó chịu vì bộ não con người có chức năng nội suy để bổ sung tần số bị thiếu nên gây ra sự khó chiu, mệt mỏi. Ngày xửa ngày xưa, điện thoại siêu sang Vertu khi quảng cáo hay có đoạn tiếng đổ chuông nhỏ nhưng nghe rõ ràng trên đường phố ồn ào. Ngày nay, thằng nhà giàu Bang & Olafson chuyên có trò quảng cáo ở phòng nghe của nó bằng cách đâm nổ cả chùm bóng bay mà âm thanh từ hệ thống BEO phát ra chẳng ảnh hưởng tẹo nào. Mợ có thể áp dụng bằng cách mở clip đó qua loa rồi đi ra xa hoặc bảo trẻ con nó hò hét ...
. Emđồ rằng CAM sẽ thắng
3. Âm trường. Khác biêt khá rõ. Thường thì hệ thống kém sẽ cho âm trường hẹp, tức mỏng dính. Dàn nhạc, ca sỹ dàn hàng ngang thể hiện. Hệ thống khá hơn một chút sẽ làm âm trường rộng ra bằng cách tiến lên phía trước. Tức cho một trong các thành phần âm trầm, âm trung, âm cao tiến lên. Trong clip này thì ĐEN cho trung âm tiến lên (giọng ca sỹ), đều này dễ gây ấn tượng cho dân không chuyên, ít nghe classic. Hệ thống âm thanh tốt sẽ mở rộng âm trường về phía sau. CAM cho ca sỹ lùi lại khá rõ...
Nhìn chung, nếu không phải tay làm clip này cố tình chơi xấu mà trung thực hoàn toàn thì ..... trên youtube mà đã thế này rồi, ngoài thực tế chắc khoảng cách còn kinh khủng hơn.