[Funland] Về Thể Loại Âm Nhạc Không Lời - Những nốt trầm bổng.

Asura

Xe tăng
Biển số
OF-356606
Ngày cấp bằng
5/3/15
Số km
1,289
Động cơ
301,220 Mã lực
Các ông bà có nghe được thể loại nhạc cổ điển này không? Đây là thể loại nhạc cổ điển cách tân với kỹ thuật 12 âm, của Arnol Schoenrberg đầu TK20, tôi nghe thấy rất hay:
Cụ có gì tâm đắc thì chia sẻ cho mọi người cùng tìm hiểu và thưởng thức !!

Âm nhạc nói chung và nhạc classical (ak cổ điển - theo cách gọi của cụ) có đến hàng vạn nhánh/ loại/ tác giả.. khác nhau. Vấn đề thưởng thức nghệ thuật khác với thử thách sức chịu đựng của con người nên chỉ có thích/ cảm nhận được hay không chứ không tính đến chuyện có nghe / chịu đựng được hay không.

Mahler - một trong những nhạc trưởng, nhà soạn nhạc vỹ đại nhất của nhân loại - nổi tiếng với các tác phẩm phức tạp như Symphony số 3 (dài nhất, thời gian để biểu diễn hoàn chỉnh tác phẩm này lên tới từ 90 đến 100 phút ), Số 8 (nhiều nhạc công nhất - symphony of a thousand). Tuy nhiên, khi được Schönberg chuyển cho xem bản Tứ tấu số 1 thì Mahler đã nhận xét : “Tôi đã từng chỉ huy các bản nhạc phức tạp nhất của Wagner, bản thân tôi cũng từng sáng tác các bản nhạc lớn lên tới 30 khuông nhạc nhưng bản nhạc này chỉ chưa quá 4 khuông nhạc mà tôi không sao hiểu được”.
 
Chỉnh sửa cuối:

yadih

Tháo bánh
Biển số
OF-800791
Ngày cấp bằng
19/12/21
Số km
283
Động cơ
29,263 Mã lực
Cụ có gì tâm đắc thì chia sẻ cho mọi người cùng tìm hiểu và thưởng thức !!

Âm nhạc nói chung và nhạc classical (ak cổ điển - theo cách gọi của cụ) có đến hàng vạn nhánh/ loại/ tác giả.. khác nhau. Vấn đề thưởng thức nghệ thuật khác với thử thách sức chịu đựng của con người nên chỉ có thích/ cảm nhận được hay không chứ không tính đến chuyện có nghe / chịu đựng được hay không.
Tôi thực sự thích bản Verklärte Nacht này. Sau khi dịch hiểu tên của nó là Đêm biến hình, thì tôi hình dung thấy những âm thanh xuất hiện trong đêm. Đêm tưởng là yên tĩnh nhưng thực ra để ý kỹ sẽ thấy trong đêm có rất nhiều âm thanh đan xen réo rắt dù rất nhỏ (tiếng côn trùng, tiếng dây điện, gió và lá cây vv). Qua bản này tôi cảm thấy rõ những âm thanh ấy mà Schoenberg đã diễn tả được. Mặt khác kỹ thuật 12 âm tạo nên những độ chênh bất ngờ, lúc đầu mới nghe tôi thấy hơi ngang, nhưng nghe nhiều thì thấy hay, giống như xem tranh lập thể vậy. Tạm mô tả như thế. :))
 

Asura

Xe tăng
Biển số
OF-356606
Ngày cấp bằng
5/3/15
Số km
1,289
Động cơ
301,220 Mã lực
Tôi thực sự thích bản Verklärte Nacht này. Sau khi dịch hiểu tên của nó là Đêm biến hình, thì tôi hình dung thấy những âm thanh xuất hiện trong đêm. Đêm tưởng là yên tĩnh nhưng thực ra để ý kỹ sẽ thấy trong đêm có rất nhiều âm thanh đan xen réo rắt dù rất nhỏ (tiếng côn trùng, tiếng dây điện, gió và lá cây vv). Qua bản này tôi cảm thấy rõ những âm thanh ấy mà Schoenberg đã diễn tả được. Mặt khác kỹ thuật 12 âm tạo nên những độ chênh bất ngờ, lúc đầu mới nghe tôi thấy hơi ngang, nhưng nghe nhiều thì thấy hay, giống như xem tranh lập thể vậy. Tạm mô tả như thế. :))
Cám ơn những chia sẻ của cụ !!

Tuy nhiên, tác phẩm này của Schönberg không phải thứ âm nhạc mà ông gọi là "trường phái Wien thứ 2", phi điệu thức, 12 cung hay 12 âm gì đó... Nó là tác phẩm đầu tiên được xuất bản của ông và trớ trêu thay, cũng là phổ biến nhất.

Verklärte Nacht ("Đêm biến hình") được lấy cảm hứng từ một bài thơ/truyện của Richard Dehmel. Trong khu rừng lạnh lẽo dưới ánh trăng, một người phụ nữ thú nhận với người yêu rằng cô đang mang trong mình đứa con của một người đàn ông khác mà cô chưa bao giờ yêu ... Sau một thời gian dài suy ngẫm, anh người yêu quyết tâm rằng tình yêu của họ sẽ biến đứa trẻ thành con của mình. Họ ôm nhau và bước tiếp, màn đêm cằn cỗi trước đây được biến đổi bởi niềm hy vọng và sự tận tâm.

Ngày nay, tình cảm giả tạo như vậy khá khó được coi trọng, và thực sự Schoenberg sau này đã gọi bài thơ là "ghê tởm" và kêu gọi thính giả hãy nghe/đánh giá tác phẩm của ông như một thứ âm nhạc thuần túy, khắc họa thiên nhiên và thể hiện cảm xúc con người hơn là miêu tả hành động cụ thể. Tức là chính ông đã đem tác phẩm nổi tiếng nhất của mình "đảo ngũ" từ âm nhạc chương trình trở lại truyền thống của âm nhạc thuần tuý.

Điểm nổi bật của tác phẩm này là chuyển biến từ sự tuyệt vọng lạnh lùng của cung D thứ đến sự quyết tâm của cung D trưởng. Em không đủ trình độ để phân tích nó nhưng có thể khẳng định nó là âm nhạc của trường phái lãng mạn Áo -Đức chứ không phải/ chưa phải thứ âm nhạc phi điệu tính, 12 âm hay 12 cung ... mà ông ấy sáng tạo sau này !! Có chăng chỉ là lối hoà âm táo bạo, "những hợp âm chưa được phân loại" (thời đó)... Tuy nhiên, đó cũng chỉ là sự tiếp bước con đường mà những Sibelius, Stranvinsky, Bartok.... đã vạch ra

P/S . May quá, dù là âm nhạc chương trình nhưng vẫn có nhà xuất bản đề cập đủ các chi tiết và Verklärte Nacht in D minor

https://www.amazon.de/Verklärte-Nacht-minor-Op-IAS/dp/B0CC34LMJL
 
Chỉnh sửa cuối:

yadih

Tháo bánh
Biển số
OF-800791
Ngày cấp bằng
19/12/21
Số km
283
Động cơ
29,263 Mã lực
Cám ơn những chia sẻ của cụ !!

Tuy nhiên, tác phẩm này của Schönberg không phải thứ âm nhạc mà ông gọi là "trường phái Wien thứ 2", phi điệu thức, 12 cung hay 12 âm gì đó... Nó là tác phẩm đầu tiên được xuất bản của ông và trớ trêu thay, cũng là phổ biến nhất.

Verklärte Nacht ("Đêm biến hình") được lấy cảm hứng từ một bài thơ/truyện của Richard Dehmel. Trong khu rừng lạnh lẽo dưới ánh trăng, một người phụ nữ thú nhận với người yêu rằng cô đang mang trong mình đứa con của một người đàn ông khác mà cô chưa bao giờ yêu ... Sau một thời gian dài suy ngẫm, anh người yêu quyết tâm rằng tình yêu của họ sẽ biến đứa trẻ thành con của mình. Họ ôm nhau và bước tiếp, màn đêm cằn cỗi trước đây được biến đổi bởi niềm hy vọng và sự tận tâm.

Ngày nay, tình cảm giả tạo như vậy khá khó được coi trọng, và thực sự Schoenberg sau này đã gọi bài thơ là "ghê tởm" và kêu gọi thính giả hãy nghe/đánh giá tác phẩm của ông như một thứ âm nhạc thuần túy, khắc họa thiên nhiên và thể hiện cảm xúc con người hơn là miêu tả hành động cụ thể. Tức là chính ông đã đem tác phẩm nổi tiếng nhất của mình "đảo ngũ" từ âm nhạc chương trình trở lại truyền thống của âm nhạc thuần tuý.

Điểm nổi bật của tác phẩm này là chuyển biến từ sự tuyệt vọng lạnh lùng của cung D thứ đến sự quyết tâm của cung D trưởng. Em không đủ trình độ để phân tích nó nhưng có thể khẳng định nó là âm nhạc của trường phái lãng mạn Áo -Đức chứ không phải/ chưa phải thứ âm nhạc phi điệu tính, 12 âm hay 12 cung ... mà ông ấy sáng tạo sau này !! Có chăng chỉ là lối hoà âm táo bạo, "những hợp âm chưa được phân loại" (thời đó)... Tuy nhiên, đó cũng chỉ là sự tiếp bước con đường mà những Sibelius, Stranvinsky, Bartok.... đã vạch ra

P/S . May quá, dù là âm nhạc chương trình nhưng vẫn có nhà xuất bản đề cập đủ các chi tiết và Verklärte Nacht in D minor

https://www.amazon.de/Verklärte-Nacht-minor-Op-IAS/dp/B0CC34LMJL
Cảm ơn ông. Phân tích kỹ thuật của ông khá chi tiết, có vẻ kiến thức và thẩm mỹ về nhạc classical của ông rất rộng. Tôi rất hân hạnh vì ở OTF có người như thế. Hy vọng tham khảo thêm được nhiều từ ông về món này. :)
 

NguyenAnhPhan

Xe container
Biển số
OF-726232
Ngày cấp bằng
19/4/20
Số km
9,900
Động cơ
946,848 Mã lực
Tuổi
44
Nơi ở
Hạ Long
Cảm ơn ông. Phân tích kỹ thuật của ông khá chi tiết, có vẻ kiến thức và thẩm mỹ về nhạc classical của ông rất rộng. Tôi rất hân hạnh vì ở OTF có người như thế. Hy vọng tham khảo thêm được nhiều từ ông về món này. :)
Cụ ý có trình độ cao về âm nhạc đấy cụ ạ.
Nghe cụ nói thì cũng là người hiểu biết nhiều. Có gì hay cụ cứ up lên thread nhé.
Thank cụ nhiều 🙂
 

yadih

Tháo bánh
Biển số
OF-800791
Ngày cấp bằng
19/12/21
Số km
283
Động cơ
29,263 Mã lực
Hôm nay mát giời các ông bà xơi tạm bản Sonata No 8 của Sergey Prokofiev. Kate Liu chơi bản này tôi không biết đã tốt chưa, có gì nhờ ông Asura cho ý kiến chỉ đạo. Tôi thích tính chất âm nhạc mạnh mẽ đập phá và ma mị trong giai điệu của bản sonata này:

 

Asura

Xe tăng
Biển số
OF-356606
Ngày cấp bằng
5/3/15
Số km
1,289
Động cơ
301,220 Mã lực
Hôm nay mát giời các ông bà xơi tạm bản Sonata No 8 của Sergey Prokofiev. Kate Liu chơi bản này tôi không biết đã tốt chưa, có gì nhờ ông Asura cho ý kiến chỉ đạo. Tôi thích tính chất âm nhạc mạnh mẽ đập phá và ma mị trong giai điệu của bản sonata này:

Gout của cụ cũng thuộc dạng lạ ở Việt Nam ta. :P. Em không thích Prokofiev nói riêng và các tác giả Nga, Ba Lan nói chung. Với các nhà soạn nhạc Nga, em chỉ nghe và thích một số tác phẩm của Tchaikovsky, Rimsky-Korsakov và Rachmaninov thôi
 

NguyenAnhPhan

Xe container
Biển số
OF-726232
Ngày cấp bằng
19/4/20
Số km
9,900
Động cơ
946,848 Mã lực
Tuổi
44
Nơi ở
Hạ Long
Hôm nay mát giời các ông bà xơi tạm bản Sonata No 8 của Sergey Prokofiev. Kate Liu chơi bản này tôi không biết đã tốt chưa, có gì nhờ ông Asura cho ý kiến chỉ đạo. Tôi thích tính chất âm nhạc mạnh mẽ đập phá và ma mị trong giai điệu của bản sonata này:

Những lúc bực mình, khó chịu hoặc "trong người có cái gì đó đang muốn trào ra" thì em lại muốn nghe những bản nhạc kiểu này. Hoặc No.5, No.9 của Be. ....
 

yadih

Tháo bánh
Biển số
OF-800791
Ngày cấp bằng
19/12/21
Số km
283
Động cơ
29,263 Mã lực
Mời các ông bà xơi thêm 2 bản thể loại nhạc 12 âm phi điệu tính: Lulu Suite của Alban Berg và Pierrot Lunaire của Arnol Schoenberg trong list mà tôi ưa thích:


 

yadih

Tháo bánh
Biển số
OF-800791
Ngày cấp bằng
19/12/21
Số km
283
Động cơ
29,263 Mã lực
Cảm nhận của tôi sau khi biết đến thể loại nhạc 12 âm phi điệu tính là sự chênh và ngang của giai điệu, tạo nên những sự bất ngờ không thể đoán trước giữa giai điệu trước và giai điệu kế ngay sau nó (ở nhạc lãng mạn chẳng hạn, ta có thể dự đoán được đoạn sau lên xuống thế nào). Cảm giác là luôn bất ngờ thú vị, hình như không có tiết tấu nào lặp đi lặp lại theo kiểu đoạn nhạc chủ đề nào cả, rất phức tạp. Bây giờ khi tôi nghe nhạc của cụ Chaikovsky chẳng hạn, cảm giác thư giãn như khi uống cà phê hoặc sinh tố, trong khi nghe nhạc 12 âm cảm giác như uống diệu mạnh hoặc thuốc kích thích ảo giác (nói thêm, nhạc của cụ Wagner thì cảm giác như sa vào thiên đàng những chốn hùng vĩ linh thiêng núi non mây mù chót vót cũng gần như phê cần, còn bản Requiem K626 của cụ Mozart thì hoành tráng nghiêm trang kính cẩn cũng phê cần nốt) =)):

 

Asura

Xe tăng
Biển số
OF-356606
Ngày cấp bằng
5/3/15
Số km
1,289
Động cơ
301,220 Mã lực
Cảm nhận của tôi sau khi biết đến thể loại nhạc 12 âm phi điệu tính là sự chênh và ngang của giai điệu, tạo nên những sự bất ngờ không thể đoán trước giữa giai điệu trước và giai điệu kế ngay sau nó (ở nhạc lãng mạn chẳng hạn, ta có thể dự đoán được đoạn sau lên xuống thế nào). Cảm giác là luôn bất ngờ thú vị, hình như không có tiết tấu nào lặp đi lặp lại theo kiểu đoạn nhạc chủ đề nào cả, rất phức tạp. Bây giờ khi tôi nghe nhạc của cụ Chaikovsky chẳng hạn, cảm giác thư giãn như khi uống cà phê hoặc sinh tố, trong khi nghe nhạc 12 âm cảm giác như uống diệu mạnh hoặc thuốc kích thích ảo giác (nói thêm, nhạc của cụ Wagner thì cảm giác như sa vào thiên đàng những chốn hùng vĩ linh thiêng núi non mây mù chót vót cũng gần như phê cần, còn bản Requiem K626 của cụ Mozart thì hoành tráng nghiêm trang kính cẩn cũng phê cần nốt) =)):
Chúc mừng cụ đã tìm thấy nghệ thuật của mình !

Chỉ có một số điểm em thấy cần xem xét lại. Nhạc classical phức tạp vì nó có 12 cung (ứng với 12 sắc thái chủ đạo, ngoài ra còn rất nhiều phần phụ khác). Các tác giả sẽ dùng 12 sắc thái này để tổ hợp thành các "câu chuyện" khác nhau và dẫn dắt người nghe qua lần lượt các cung bậc cảm xúc để đạt được ý đồ cuối cùng của tác giả. Đó cũng là lý do chủ yếu mà có tác phẩm hay có tác phẩm dở - do cách tổ hợp. Cái chúng ta "đoán trước" được do chúng ta nhầm tưởng mình biết nhưng thực ra đó chính là ý đồ "thao túng" tâm lý của tác giải. Đó cũng là lý do có bản recomposed, Variations, Rhapsody... có khi còn hay hơn bản gốc, tức tài hoa của người nghệ sỹ / nhà soạn nhạc có thể biến mọi thứ thành nghệ thuât.

Âm nhạc "12 âm", phi điệu tính thì ngược lại - âm nhạc lập trình. Do đó, nó rất đơn giản, sự "phức tạp" của nó thực chất là sự hỗn loạn có trật tự giống như hình học fractal vậy. Đơn giản là cụ viết một đoạn code chương trình máy tính rồi bỏ nguyên liệu là 12 âm đó vào cho chạy. Nó nặng tính ý tưởng hơn là tài hoa. Cho nên, trong mắt dân chuyên thì nó vô tính, vô tình ... một "mớ hỗn loạn". Dân ngoại đạo thường thấy nó "bốc đồng" bởi thực ra tâm tính của con người vốn hỗn loạn (nên mới cần có giáo dục) nên khi gặp đối tác "cùng tần số" nó sẽ cuốn hút rất nhanh - giống như Rock, Jazz... vậy.
 

yadih

Tháo bánh
Biển số
OF-800791
Ngày cấp bằng
19/12/21
Số km
283
Động cơ
29,263 Mã lực
Chúc mừng cụ đã tìm thấy nghệ thuật của mình !

Chỉ có một số điểm em thấy cần xem xét lại. Nhạc classical phức tạp vì nó có 12 cung (ứng với 12 sắc thái chủ đạo, ngoài ra còn rất nhiều phần phụ khác). Các tác giả sẽ dùng 12 sắc thái này để tổ hợp thành các "câu chuyện" khác nhau và dẫn dắt người nghe qua lần lượt các cung bậc cảm xúc để đạt được ý đồ cuối cùng của tác giả. Đó cũng là lý do chủ yếu mà có tác phẩm hay có tác phẩm dở - do cách tổ hợp. Cái chúng ta "đoán trước" được do chúng ta nhầm tưởng mình biết nhưng thực ra đó chính là ý đồ "thao túng" tâm lý của tác giải. Đó cũng là lý do có bản recomposed, Variations, Rhapsody... có khi còn hay hơn bản gốc, tức tài hoa của người nghệ sỹ / nhà soạn nhạc có thể biến mọi thứ thành nghệ thuât.

Âm nhạc "12 âm", phi điệu tính thì ngược lại - âm nhạc lập trình. Do đó, nó rất đơn giản, sự "phức tạp" của nó thực chất là sự hỗn loạn có trật tự giống như hình học fractal vậy. Đơn giản là cụ viết một đoạn code chương trình máy tính rồi bỏ nguyên liệu là 12 âm đó vào cho chạy. Nó nặng tính ý tưởng hơn là tài hoa. Cho nên, trong mắt dân chuyên thì nó vô tính, vô tình ... một "mớ hỗn loạn". Dân ngoại đạo thường thấy nó "bốc đồng" bởi thực ra tâm tính của con người vốn hỗn loạn (nên mới cần có giáo dục) nên khi gặp đối tác "cùng tần số" nó sẽ cuốn hút rất nhanh - giống như Rock, Jazz... vậy.
Có lẽ ông nói đúng, nó có cảm giác hỗn loạn, đúng như bên trong nội tâm. Tôi thấy nó phù hợp với mình giai đoạn này, cảm thấy những gì diễn ra liên tục bên trong nội tâm của tôi. Tôi là người ngoại đạo về âm nhạc, những gì cảm nhận về âm thanh là hoàn toàn bản năng. Tôi ưa thích âm nhạc bắt đầu từ dân ca VN, cũng trải qua giai đoạn thích nhạc hard rock, và bây giờ thì thích classicall vì thấy nó mới đủ độ thỏa mãn cho sự phức tạp bên trong tôi (rock với tôi bây giờ là quá nhạt kể cả rock nặng, có lẽ chỉ trừ PinkFloyd và nhạc kịch rock ví dụ của Andrew Lloyd Webber là đủ độ phong phú). Thậm chí giai đoạn này tôi hầu như không thể ưa thích được những giai điệu mượt mà đơn giản, dù nó hay và đã được kiểm chứng qua thời gian. Và sau khi tìm đến nhạc classicall một thời gian, tôi lại tìm đến Schoenrberg và Alban Berg vì nó lại càng hỗn loạn phức tạp hơn nữa trong làng cổ điển :). Tuy nhiên giờ tôi mới biết dân chuyên oánh giá 2 ông này là nhạc hỗn loạn kiểu lập trình.:)) Không biết dân chuyên nhạc bên Tây có oánh giá thế không?
 
Chỉnh sửa cuối:

Asura

Xe tăng
Biển số
OF-356606
Ngày cấp bằng
5/3/15
Số km
1,289
Động cơ
301,220 Mã lực
Có lẽ ông nói đúng, nó có cảm giác hỗn loạn, đúng như bên trong nội tâm. Tôi thấy nó phù hợp với mình giai đoạn này, cảm thấy những gì diễn ra liên tục bên trong nội tâm của tôi. ..
Cốt lõi của vấn đề nằm ở ĐÂY !! Âm nhạc giải trí và Âm nhạc nghệ thuật

Đời là bể khổ - ở đâu cũng vậy nên ngay từ ngày đầu xuất hiện, âm nhạc đã mang sứ mệnh "giải quyết" nỗi khổ của con người. Một cách bản năng, dễ đi vào lòng người nhất chính là những giai điệu mượt mà, những âm thanh nhẹ nhàng của mẹ tự nhiên. Chúng ve vuốt những vết thương trong tâm hồn, cho người ta trở lại cảm giác yên bình như còn trong bụng mẹ. Tuy nhiên, theo dòng lịch sử, xuất hiện những nỗi đau, niềm khổ và những xã hội phức tạp hơn tạo ra con người phức tạp hơn, những cái "vuốt ve" như vậy không đủ để nguôi ngoai. Khi đó, người ta cần và tìm tới sự đồng cảm, hay nói cách khác, âm nhạc phải thể hiện chính những gì đang diễn ra bên trong nội tâm họ, từ đó trở thành một người bạn để tâm sự, một bờ vai để dựa vào ... :)). Người nô lệ da đen "khóc" vì những nỗi đau họ phải chịu đựng mới có Blue, chủ nghĩa Hippi và những đòi hỏi tự do của giới trẻ trong những năm 1970s mới có Rock/Metal... cũng tương tự với nhạc Vàng (aka bolero)...

Ở phía bên kia là sự tác động của giáo dục. Khi Nhà thờ Công giáo phát hiện ra sức mạnh của âm nhạc, họ đã sử dụng nó để hướng dẫn, dẫn dắt con người đi trên con đường giải quyết "bể khổ" bằng sức mạnh của đức tin - tôn giáo. Hệ thống lý thuyết âm nhạc ra đời từ Nhà thờ chính là thành quả của bao thế hệ học giả đã cung cấp cho các nhà soạn nhạc phương thức "thao túng" tâm lý của con người, tách họ ra khỏi những nỗi đau trần tục bằng cách dẫn dắt tâm hồn/ nội tâm của người ta bước đi trải nghiệm và khám phá những thế giới mới thay vì việc quẩn quanh gặm nhấm những nỗi đau. Chính vì vậy mới có những tác phẩm âm nhạc loại này đại đa số là dài, có thể tới 120 phút...

Tán nhảm với cụ vài dòng như vậy. Em cũng không viết dài hơn và chắc cũng không viết tiếp về chủ đề này nữa. Đạo bất đồng bất tương vi mưu !
 

Bang lang

Xe container
Biển số
OF-22341
Ngày cấp bằng
12/10/08
Số km
5,066
Động cơ
621,717 Mã lực
Cốt lõi của vấn đề nằm ở ĐÂY !! Âm nhạc giải trí và Âm nhạc nghệ thuật

Đời là bể khổ - ở đâu cũng vậy nên ngay từ ngày đầu xuất hiện, âm nhạc đã mang sứ mệnh "giải quyết" nỗi khổ của con người. Một cách bản năng, dễ đi vào lòng người nhất chính là những giai điệu mượt mà, những âm thanh nhẹ nhàng của mẹ tự nhiên. Chúng ve vuốt những vết thương trong tâm hồn, cho người ta trở lại cảm giác yên bình như còn trong bụng mẹ. Tuy nhiên, theo dòng lịch sử, xuất hiện những nỗi đau, niềm khổ và những xã hội phức tạp hơn tạo ra con người phức tạp hơn, những cái "vuốt ve" như vậy không đủ để nguôi ngoai. Khi đó, người ta cần và tìm tới sự đồng cảm, hay nói cách khác, âm nhạc phải thể hiện chính những gì đang diễn ra bên trong nội tâm họ, từ đó trở thành một người bạn để tâm sự, một bờ vai để dựa vào ... :)). Người nô lệ da đen "khóc" vì những nỗi đau họ phải chịu đựng mới có Blue, chủ nghĩa Hippi và những đòi hỏi tự do của giới trẻ trong những năm 1970s mới có Rock/Metal... cũng tương tự với nhạc Vàng (aka bolero)...

Ở phía bên kia là sự tác động của giáo dục. Khi Nhà thờ Công giáo phát hiện ra sức mạnh của âm nhạc, họ đã sử dụng nó để hướng dẫn, dẫn dắt con người đi trên con đường giải quyết "bể khổ" bằng sức mạnh của đức tin - tôn giáo. Hệ thống lý thuyết âm nhạc ra đời từ Nhà thờ chính là thành quả của bao thế hệ học giả đã cung cấp cho các nhà soạn nhạc phương thức "thao túng" tâm lý của con người, tách họ ra khỏi những nỗi đau trần tục bằng cách dẫn dắt tâm hồn/ nội tâm của người ta bước đi trải nghiệm và khám phá những thế giới mới thay vì việc quẩn quanh gặm nhấm những nỗi đau. Chính vì vậy mới có những tác phẩm âm nhạc loại này đại đa số là dài, có thể tới 120 phút...

Tán nhảm với cụ vài dòng như vậy. Em cũng không viết dài hơn và chắc cũng không viết tiếp về chủ đề này nữa. Đạo bất đồng bất tương vi mưu !
Cụ thì ai chả bất đồng. Cứ trái ngược là bất đồng. Cứ gật gù những gì cụ nói là cùng đồng à. Cụ có nghĩ một ngày cụ sẽ thay đổi ko?
 

yadih

Tháo bánh
Biển số
OF-800791
Ngày cấp bằng
19/12/21
Số km
283
Động cơ
29,263 Mã lực
Đoạn nhạc hiệu chương trình Tiếng Thơ này đã ám ảnh tôi suốt thời niên thiếu vào lúc 22h, dù lúc đó tôi chưa biết đây là bản nhạc gì, đặc biệt vào đêm đông giá rét khi bài này nổi lên, tôi chui vào giường đắp chăn và nghe đoạn nhạc này, lòng buồn bã không thể tả dù khi đó mới 7-8 tuổi, cảm thấy hoang mang cô đơn trống vắng nghĩ về những ngã ba đường với ánh đèn vàng vọt và cái chết, hoang mang nghĩ về sự chết khi mới 8 tuổi =)). Bây giờ khi đã đủ già nhưng vẫn còn thiếu kiến thức, tôi tạm kết luận rằng bản nhạc này có lẽ đã diễn tả được vài ba cung bậc ai oán của dân tộc ta trong đoạn nhạc ngắn, và tôi-người với tư chất sầu thảm bi lụy thường trực và vô cùng nhạy cảm đến mức bệnh hoạn, đã đánh hơi được điều đó như loài chó dại từ khi còn rất nhỏ >:):

 
Chỉnh sửa cuối:

NguyenAnhPhan

Xe container
Biển số
OF-726232
Ngày cấp bằng
19/4/20
Số km
9,900
Động cơ
946,848 Mã lực
Tuổi
44
Nơi ở
Hạ Long
Đoạn nhạc hiệu chương trình Tiếng Thơ này đã ám ảnh tôi suốt thời niên thiếu vào lúc 22h, dù lúc đó tôi chưa biết đây là bản nhạc gì, đặc biệt vào đêm đông giá rét khi bài này nổi lên, tôi chui vào giường đắp chăn và nghe đoạn nhạc này, lòng buồn bã không thể tả dù khi đó mới 7-8 tuổi, cảm thấy hoang mang cô đơn trống vắng nghĩ về những ngã ba đường với ánh đèn vàng vọt và cái chết, hoang mang nghĩ về sự chết khi mới 8 tuổi =)). Bây giờ khi đã đủ già nhưng vẫn còn thiếu kiến thức, tôi tạm kết luận rằng bản nhạc này có lẽ đã diễn tả được vài ba cung bậc ai oán của dân tộc ta trong đoạn nhạc ngắn, và tôi-người với tư chất sầu thảm bi lụy thường trực và vô cùng nhạy cảm đến mức bệnh hoạn, đã đánh hơi được điều đó như loài chó dại từ khi còn rất nhỏ >:):

Cụ miêu tả dữ dội thế cơ ạ 😳
- Hôm qua đang định hỏi cụ "Ngoài Classic ra, có nghe nhạc dân tộc không" đấy.
- Cũng như cụ, hồi tầm tuổi đấy em cũng nghe những tác phẩm đó trên đài FM. Và không nhớ tên nó là gì. Nhưng cảm xúc không dữ dội như cụ miêu tả. Hơi văn của cụ "mãnh liệt" quá 😅
 
Chỉnh sửa cuối:

Bang lang

Xe container
Biển số
OF-22341
Ngày cấp bằng
12/10/08
Số km
5,066
Động cơ
621,717 Mã lực
Đoạn nhạc hiệu chương trình Tiếng Thơ này đã ám ảnh tôi suốt thời niên thiếu vào lúc 22h, dù lúc đó tôi chưa biết đây là bản nhạc gì, đặc biệt vào đêm đông giá rét khi bài này nổi lên, tôi chui vào giường đắp chăn và nghe đoạn nhạc này, lòng buồn bã không thể tả dù khi đó mới 7-8 tuổi, cảm thấy hoang mang cô đơn trống vắng nghĩ về những ngã ba đường với ánh đèn vàng vọt và cái chết, hoang mang nghĩ về sự chết khi mới 8 tuổi =)). Bây giờ khi đã đủ già nhưng vẫn còn thiếu kiến thức, tôi tạm kết luận rằng bản nhạc này có lẽ đã diễn tả được vài ba cung bậc ai oán của dân tộc ta trong đoạn nhạc ngắn, và tôi-người với tư chất sầu thảm bi lụy thường trực và vô cùng nhạy cảm đến mức bệnh hoạn, đã đánh hơi được điều đó như loài chó dại từ khi còn rất nhỏ >:):

Chắc cụ hợp với nỗi buồn nên mới thích. Em thấy các cụ có câu “ làm thân con gái chớ nghe đàn bầu” em thấy chả đúng với em j cả. Trong các nhạc cụ, em ghét nhất đàn bầu. Bài đất nước trọn niềm vui có tiết tấu vui vẻ rộn ràng thế mà khi mghe đàn bầu niềm vui đó giảm xuống 1/2. Đàn Nguyệt nghe còn hay.
 

NguyenAnhPhan

Xe container
Biển số
OF-726232
Ngày cấp bằng
19/4/20
Số km
9,900
Động cơ
946,848 Mã lực
Tuổi
44
Nơi ở
Hạ Long
Chắc cụ hợp với nỗi buồn nên mới thích. Em thấy các cụ có câu “ làm thân con gái chớ nghe đàn bầu” em thấy chả đúng với em j cả. Trong các nhạc cụ, em ghét nhất đàn bầu. Bài đất nước trọn niềm vui có tiết tấu vui vẻ rộn ràng thế mà khi mghe đàn bầu niềm vui đó giảm xuống 1/2. Đàn Nguyệt nghe còn hay.
Mợ thích nghe đàn tranh không.
 

Bang lang

Xe container
Biển số
OF-22341
Ngày cấp bằng
12/10/08
Số km
5,066
Động cơ
621,717 Mã lực
Mợ thích nghe đàn tranh không.
Trước em thích, sau rồi nghe đàn Guzheng thấy hay hơn, chắc nhiều dây hơn ( 21 day) đàn Tranh của mình ( 16 dây hay goii là thập lục). Em trước kia cũng thích học đàn này nhưng dạo này em hay follow mấy thầy cô giáo dạy ở Việt Nam! Thì thấy chơi ko như kỳ vọng, làm em cũng bỏ ý định. Trước kia cạnh nhà bà ngoại em có chú chuyên thổi kèn đám ma nhưng nhà chú đầy đủ các nhạc cụ dân tôic, và em thích nhất đàn Nguyệt, nghe nó bốc đồng nhấm nhẳng. Đàn Nhị em cũng thích từ khi xem Tây Du Ký, trước kia em cũng ghét khi nghe mấy ông kéo nhạc đám ma của mình :)
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top