[Funland] Về Thể Loại Âm Nhạc Không Lời - Những nốt trầm bổng.

cỏ và mây

Xe điện
Biển số
OF-122555
Ngày cấp bằng
30/11/11
Số km
2,213
Động cơ
40,397 Mã lực
Nhân đang nói về the long and winding road ở bên nhạc có lời, hôm trc youtube nó suggest em nghe bản k lời này của Noona luôn. Hôm đó e nghĩ ngay tag mợ Bang lang mà quên béng :)

 

Bang lang

Xe container
Biển số
OF-22341
Ngày cấp bằng
12/10/08
Số km
5,010
Động cơ
120,091 Mã lực
Mợ ko đọc à ??!! Bản concerto này bị/ được "ăn cắp" ý tưởng nhiều nhất trong lịch sử. Còn đưa Bằng Kiều vào để thấy nhạc công và nhạc sỹ phối khí VN ...tệ thế nào !! Nên đừng bắt em đi nghe nhạc công VN trình tấu các bản concerto kinh điển của thế giới
Ùi, cái em quan tâm là câu chuyện về bản concetor này, sự ra đời của nó chứ em ko quan tâm lắm việc nó bị ăn cắp thế nào. Vì trước kia cô bạn em cứ bảo bản concetor này Mendelssohn viết dành chị gái Fanny - người ảnh hưởng tới âm nhạc của ông ấy nên em mới mò đọc thì hóa ra viết cho ông bạn công tước gì đấy nên em mới thất vọng bởi ngay từ khi bắt đầu, bản nhạc chứa nhiều tình cảm da diết thế. Cụ cứ xem linh tinh rồi cáu lung tung. Đứa bạn gái em đang muốn mời em đây, có bản concetor Violin của Beethoven nhé. Cụ chê thì để em nghe em kể cho nghe nhé!

z4646928553674_09655c7153755d394f59071f486a71ca.jpg
 

Bang lang

Xe container
Biển số
OF-22341
Ngày cấp bằng
12/10/08
Số km
5,010
Động cơ
120,091 Mã lực
Nhân đang nói về the long and winding road ở bên nhạc có lời, hôm trc youtube nó suggest em nghe bản k lời này của Noona luôn. Hôm đó e nghĩ ngay tag mợ Bang lang mà quên béng :)

Em cũng thích cô này chơi Jazz mà ko nổi tiếng mấy nhỉ. Em chưa nghe bài này có lời bao giờ mợ ạ.
 

Asura

Xe tăng
Biển số
OF-356606
Ngày cấp bằng
5/3/15
Số km
1,287
Động cơ
301,246 Mã lực
Ùi, cái em quan tâm là câu chuyện về bản concetor này, sự ra đời của nó chứ em ko quan tâm lắm việc nó bị ăn cắp thế nào. Vì trước kia cô bạn em cứ bảo bản concetor này Mendelssohn viết dành chị gái Fanny - người ảnh hưởng tới âm nhạc của ông ấy nên em mới mò đọc thì hóa ra viết cho ông bạn công tước gì đấy nên em mới thất vọng bởi ngay từ khi bắt đầu, bản nhạc chứa nhiều tình cảm da diết thế. Cụ cứ xem linh tinh rồi cáu lung tung. ..
Nhìn chung vẫn hóng "ngôn tình" là chính, âm nhạc là phụ !!

Mendelssohn là một tài năng lớn, ko có gì ảnh hưởng đến âm nhạc của ông ấy được. Không như Chopin.

Bản thân là một nhạc trưởng tài năng và bận rộn, cũng là người bảo vệ nổi tiếng của "thành trì" âm nhạc kỷ nguyên Baroque - Classical, em nghĩ ko phải thứ tình cảm cá nhân có thể tác động đến âm nhạc của ông ấy. Nói theo triết học, đến lúc kỹ nguyên lãng mạn phải bắt đầu thôi, Mendelssohn chỉ là cá nhân đại diện xuất sắc vì trước đó đã có Bee và Schubert khơi mào rồi
 
Chỉnh sửa cuối:

NguyenAnhPhan

Xe container
Biển số
OF-726232
Ngày cấp bằng
19/4/20
Số km
9,909
Động cơ
246,801 Mã lực
Tuổi
43
Nơi ở
Hạ Long
Vào năm 1836, Mendelssohn được chỉ định làm nhạc trưởng của dàn nhạc Leipzig Gewandhaus, và ông đã chọn Ferdinand David – người bạn thân, đồng thời cũng là một nghệ sĩ vĩ cầm đầy tài năng làm bè trưởng (concert master) của dàn nhạc. Trong một bức thư gửi cho David đề ngày 30 tháng 7 năm 1838 , ông viết: “Tôi đang rất muốn viết một tác phẩm concerto trong mùa đông này. Khúc dạo đầu của bản nhạc giọng Mi thứ này cứ lởn vởn mãi trong đầu tôi, làm cho tôi không lúc nào được yên”. Tuy nhiên, tác phẩm phải mất đến hơn 6 năm để hoàn thành. Có khá nhiều lý do cho sự chậm trễ này, một trong số đó là bản giao hưởng số 3, vốn được sáng tác xen giữa thời gian này, sau đó là khoảng thời gian không mấy vui vẻ tại Berlin khi Mendelssohn phải phục vụ cho hoàng đế nước Phổ – Frederick William đệ Tứ - trong vai trò nhạc trưởng cung đình. Nhưng có một nguyên nhân đặc biệt, đó là sự e dè, hoài nghi bản thân của chính tác giả. Vì kiểu tác phẩm đòi hỏi sự rực rỡ, phô diễn, nhiều biến hóa này khá xa lạ với phong cách của Mendelssohn – vốn thiên về truyền thống (classical và baroque)

Trong thời gian đó, Mendelssohn vẫn giữ liên lạc với David qua thư từ, trao đổi về nội dung cũng như các chi tiết, kỹ xảo, kỹ thuật cần có của bản concerto này. Có thể nói, đây là bản concerto đầu tiên cho phép người nghệ sĩ biểu diễn tham gia vào quá trình thai nghén, hình thành tác phẩm, tạo một tiền đề tốt cho các bản concerto của các tác giả khác được sáng tác sau này. Nhờ đó, tác phẩm không chỉ vượt qua khỏi cái bóng khổng lồ của Beethoven, mà còn kết hợp được cả tính trữ tình thơ ca của Schubert cùng sự cách tân trong kỹ thuật biểu diễn. Trong đó đáng chú ý nhất là tính liên tục không có đoạn nghỉ giữa 3 chương nhạc, không chỉ vậy, các chương còn tự gắn kết với nhau; sau đó là vai trò chủ động của violin ngay phần đầu tác phẩm, cùng sự biến hóa liên tục của các chủ đề. Có ý kiến cho rằng với sự cách tân này, Mendelssohn đã thay đổi hoàn toàn hình thức concerto cổ điển; đồng thời đưa tác phẩm này trở thành bản concerto đầu tiên theo đúng phong cách lãng mạn.

Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng, là một nhạc trưởng, Mendelssohn rất ghét việc khán giả vỗ tay khi kết thúc một chương/ đoạn vào thời đó nên ông đã cố tình viết cho dàn nhạc chơi liền mạch để bà con khỏi vỗ tay !!! Cho nên, văn hoá nghe classical không vỗ tay giữa các đoạn/ chương ngày này có lẽ xuất phát từ Mendelssohn :)), chính xác hơn là từ bản Violin concerto huyền thoại này của ông.

Trong buổi công diễn đầu tiên, vì bị ốm nên Mendelssohn không thế chỉ huy dàn nhạc, vai trò nhạc trưởng được trao cho Niels Gade. Trái ngược với sự lo lắng trước đó của Mendelssohn, tác phẩm được đón nhận nồng nhiệt ngay trong lần công diễn đầu tiên, và yêu cầu biểu diễn lần thứ hai ngay sau đó. Khoảng 1 tháng sau buổi biểu diễn lần thứ hai này, theo kế hoạch thì Clara Schumann sẽ biểu diễn bản concerto viết cho piano và dàn nhạc của chồng mình – Robert Schumann tại Dresden. Nhưng thật đáng tiếc, vị bị ốm nên bà đã không thể biểu diễn. Nhạc trưởng của buổi hòa nhạc, Ferdinand Hiller đã thay thế bằng bản concerto cho violin của Mendelssohn. Solist chính là Joseph Joachim – một học trò của David, khi đó mới 15 tuổi. Những tràng pháo tay không ngớt dành cho màn trình diễn tuyệt vời của người nghệ sĩ trẻ chính là một trong những nấc thang đầu tiên đưa ông trở thành một tượng đài vĩ cầm lớn của thế kỷ 19.

Bản concerto của Mendelssohn có ảnh hưởng sâu đậm và truyền cảm hứng cho các thế hệ nhạc sĩ sau đó. Có thể nói, các kỹ thuật, giai điệu, phong cách của tác phẩm này đã trở thành mẫu mực, thường xuyên được các nhạc sĩ khác tiếp thu và phát triển trong các tác phẩm của họ. Thông thường, đỉnh cao của mỗi chương nhạc hầu hết được tạo ra bằng cường độ fortissimo (mạnh mẽ) thì trong bản concerto này, Mendelssohn lại làm cho những khoảnh khắc quan trọng nhất trong tác phẩm của mình trở nên yên tĩnh nhất. Phần solo mở rộng (cadenza) vốn phải xuất hiện ở cuối một chương, nhưng Mendelssohn đã đặt nó ở bước ngoặt cao trào ngay sau phần giữa. Cũng như sau này, nó được phát triển thành cách đặt đoạn cadenza khác thường trong concerto cho violin của Tchaikovsky (ngay trước hồi kết chương 1) hay đoạn cadenza trong concerto của Sibelius cũng được dùng để kéo dài thêm phần phát triển chủ đề chính....

Cũng từ bản concerto huyền thoại này, các nhà soạn nhạc bắt đầu tự sáng tác các đoạn cadenza, các solist không cần phải ứng tấu như các tác phẩm thời kỳ của Mozart - Beethoven nữa. Thêm vào đó, sự nối tiếp chặt chẽ của 3 chương nhạc cũng cho các nhạc sĩ một cách biểu đạt mới, điển hình là bản concerto số 2 cho piano của Franz Liszt....

Điều này dẫn tới việc violon concerto của Mendelssohn là concerto được mượn ý tưởng nhiều nhất xưa nay.

Năm 1906, trong bữa tiệc sinh nhật lần thứ 75 của mình, Joseph Joachim đã nói: “…Người Đức có 4 bản concerto cho violin. Bản concerto oai hùng, mãnh liệt nhất là của Beethoven. Mẫu mực nhất là tác phẩm của Brahms. Quyến rũ, du dương nhất là Bruch. Nhưng sâu sắc nhất, từ sâu thẳm trong tâm hồn, là viên ngọc sáng tỏa ra từ trái tim – là bản concerto của Mendelssohn. ..”

Bản này ngày trước em nghe trên FM suốt bao năm mà không biết tên. Mãi sau này mới biết.
- BK hát bài đó không ổn chút nào.
 

NguyenAnhPhan

Xe container
Biển số
OF-726232
Ngày cấp bằng
19/4/20
Số km
9,909
Động cơ
246,801 Mã lực
Tuổi
43
Nơi ở
Hạ Long
Bản nhạc này trước xem VTV2 hay được lồng vào giữa các chương trình để thư giãn đây mà
 

Bang lang

Xe container
Biển số
OF-22341
Ngày cấp bằng
12/10/08
Số km
5,010
Động cơ
120,091 Mã lực
trong giới gọi cô này sao nhỉ . sao cho việt hóa dễ hiểu nhỉ :) kiểu như trấn thành lấn sân qua thính phòng vậy :))
Ý của cụ là cô ấy ko chuyên Jazz ý hả? Em thấy cô ấy chơi mấy bài rất hay và có thể tự chuyển soạn nên thấy giỏi. Giọng của cô ấy tuy ko hợp với Jazz lắm nhưng em thích phần piano, nhất là bè trầm bên tay trái, thích hơn Diana Jean Krall






 

Bang lang

Xe container
Biển số
OF-22341
Ngày cấp bằng
12/10/08
Số km
5,010
Động cơ
120,091 Mã lực
Đứa bạn gái em đang muốn mời em đây, có bản concetor Violin của Beethoven nhé. Cụ chê thì để em nghe em kể cho nghe nhé!

z4646928553674_09655c7153755d394f59071f486a71ca.jpg
Em phải vào đây đánh dấu cái. Thế là hnay em đã được trực tiếp nghe Concetor cho Violin của Beethoven. Em thay Nhạc Beethoven có cường độ rất rõ ràng. Đi nghe trực tiếp mới thấy rõ và có cảm xúc rất mạnh mẽ. Đoạn Cadenza cũng khác, có đoạn bác Shlomo Mintz chơi kiểu chập 2,3 giai điệu chính trong chương 1 cùng 1 lúc trên cây đàn của bác ấy. Và em cung thích cái khoảnh khắc im lặng của gian nhạc sau đó bắt đau nhỏ rồi to dần và bùng lên, đúng chất Beethoven. Em dạo này bỏ bê bản concetor cho Violin và mê mẩn concetor no 3 cho piano. Nhưng hnay em nghe lại bản violin thì lại phải tạm biệt bản số 3 một thời gian.
Vì chương trình lần này hạn chế quay phim chụp ảnh nên em chỉ dám chụp lúc vỗ tay.
 

SShomehanoi

Xe máy
Biển số
OF-839795
Ngày cấp bằng
7/9/23
Số km
68
Động cơ
415 Mã lực
Tuổi
28
nhạc cụ dân tộc mình rất hay và phong phú, các nhà sản xuất âm nhạc bây giờ rất khéo léo kết hợp nhạc cụ dân tộc với âm nhạc điện tử, làm bài nhạc rất sinh động.
 

Asura

Xe tăng
Biển số
OF-356606
Ngày cấp bằng
5/3/15
Số km
1,287
Động cơ
301,246 Mã lực
Âm nhạc của Giovanni Bottesini (1821-1889) vẫn là tâm điểm của các tiết mục solo contra/double bass đôi trong thế kỷ 21. Có những tượng đài nghệ thuât trình tấu bất hủ được dựng lên dù chúng ta chưa được nghe một lần, Paganini với violin, Liszt với piano, Boccherini với Cello và Bottesini được vinh danh với Contrabass. Cũng giống như những tượng đài kia, Bottesini đã dành phần lớn cuộc đời mình để lưu diễn với tư cách là nhà soạn nhạc, nhạc trưởng và nghệ sĩ độc tấu, và chỉ trong vài tháng cuối đời, ông mới kết thúc chuyến hành trình của mình sau khi được bổ nhiệm làm Giám đốc Nhạc viện Parma. , trước sự xúi giục của người bạn thân Giuseppe Verdi.

Tại sao âm nhạc của Bottesini vẫn được yêu thích đến vậy? Lý do khá đơn giản - nó được viết rất đẹp dành cho nhạc cụ đưa ra những thách thức về âm nhạc lẫn kỹ thuật và luôn có sức hấp dẫn lớn đối với khán giả. Bottesini đã sáng tác ít nhất sáu tác phẩm gốc cho hai cây contrabass, tất cả đều được cho là được viết trong quá trình ông học tại Nhạc viện Milan (1835–39) hoặc trong những năm sau đó. Từ khi mới bắt đầu sự nghiệp của mình, Bottesini đã say mê trong các vở opera Ý đầu thế kỷ 19 của Rossini, Bellini và Donizetti ... nên phần lớn âm nhạc của ông đều gói gọn trong kịch tính, niềm đam mê và sự dũng cảm của nhà hát opera. Nhiều bản thảo của ông vẫn tồn tại trên khắp thế giới, nhưng ông không mấy cẩn thận trong việc ghi chép ngày tháng hoặc các thông tin quan trọng khác. Một tác phẩm còn tồn tại, mặc dù bản thảo gốc vẫn chưa được đưa ra ánh sáng, trong đó có Passione Amorosa tuyệt vời dành cho hai cây đàn contrabass và piano.

Trong ba chương sống động và tương phản chỉ kéo dài khoảng trên dưới mười phút, Passione Amorosa về cơ bản là một vở opera nhỏ dành cho một nghệ sĩ soprano và tenor nhưng được thể hiện bởi hai nghệ sĩ contrabass điêu luyện và du dương. Không có chiều sâu tiềm ẩn nào ở đây, chỉ có âm nhạc trẻ trung và tràn đầy năng lượng và một nhà soạn nhạc đang thể hiện kiến thức sâu rộng của mình về kỹ thuật solo gắn liền với phong cách opera thời đó.

 

Bang lang

Xe container
Biển số
OF-22341
Ngày cấp bằng
12/10/08
Số km
5,010
Động cơ
120,091 Mã lực
Âm nhạc của Giovanni Bottesini (1821-1889) vẫn là tâm điểm của các tiết mục solo contra/double bass đôi trong thế kỷ 21. Có những tượng đài nghệ thuât trình tấu bất hủ được dựng lên dù chúng ta chưa được nghe một lần, Paganini với violin, Liszt với piano, Boccherini với Cello và Bottesini được vinh danh với Contrabass. Cũng giống như những tượng đài kia, Bottesini đã dành phần lớn cuộc đời mình để lưu diễn với tư cách là nhà soạn nhạc, nhạc trưởng và nghệ sĩ độc tấu, và chỉ trong vài tháng cuối đời, ông mới kết thúc chuyến hành trình của mình sau khi được bổ nhiệm làm Giám đốc Nhạc viện Parma. , trước sự xúi giục của người bạn thân Giuseppe Verdi.

Tại sao âm nhạc của Bottesini vẫn được yêu thích đến vậy? Lý do khá đơn giản - nó được viết rất đẹp dành cho nhạc cụ đưa ra những thách thức về âm nhạc lẫn kỹ thuật và luôn có sức hấp dẫn lớn đối với khán giả. Bottesini đã sáng tác ít nhất sáu tác phẩm gốc cho hai cây contrabass, tất cả đều được cho là được viết trong quá trình ông học tại Nhạc viện Milan (1835–39) hoặc trong những năm sau đó. Từ khi mới bắt đầu sự nghiệp của mình, Bottesini đã say mê trong các vở opera Ý đầu thế kỷ 19 của Rossini, Bellini và Donizetti ... nên phần lớn âm nhạc của ông đều gói gọn trong kịch tính, niềm đam mê và sự dũng cảm của nhà hát opera. Nhiều bản thảo của ông vẫn tồn tại trên khắp thế giới, nhưng ông không mấy cẩn thận trong việc ghi chép ngày tháng hoặc các thông tin quan trọng khác. Một tác phẩm còn tồn tại, mặc dù bản thảo gốc vẫn chưa được đưa ra ánh sáng, trong đó có Passione Amorosa tuyệt vời dành cho hai cây đàn contrabass và piano.

Trong ba chương sống động và tương phản chỉ kéo dài khoảng trên dưới mười phút, Passione Amorosa về cơ bản là một vở opera nhỏ dành cho một nghệ sĩ soprano và tenor nhưng được thể hiện bởi hai nghệ sĩ contrabass điêu luyện và du dương. Không có chiều sâu tiềm ẩn nào ở đây, chỉ có âm nhạc trẻ trung và tràn đầy năng lượng và một nhà soạn nhạc đang thể hiện kiến thức sâu rộng của mình về kỹ thuật solo gắn liền với phong cách opera thời đó.

Bản nhạc này hay đấy cụ. Em thích mấy đoạn ngoằn ngoèo. Cái cách thức hai đàn chơi cũng khác lạ. Bình thường thi khi có 2 giai điệu thì 1 cái làm chính, một cái sẽ làm nền đi bên cạnh kiểu song song nhưng bài này em cứ Mường tượng kiểu giống múa cột ấy, một cái làm chính, một cái cứ mắc loằng ngoằng vào nên nghe thấy lạ lạ. Bản này cũng nhiều sắc thái vui vui nên dễ nghe và ấn tượng.
 

Asura

Xe tăng
Biển số
OF-356606
Ngày cấp bằng
5/3/15
Số km
1,287
Động cơ
301,246 Mã lực
Éric Alfred Leslie Satie (thường ông hay ký tên là Erik Satie) (1866-1925) theo học trường Paris Conservatoire năm 1879 ngành piano tuy nhiên không nhận được sự chú ý từ các giáo sư. Erik Satie bị xem thường và các giáo viên trong trường cho rằng ông chẳng có chút tài năng nào. Thêm vào đó tính khí hơi kỳ lạ của Erik Satie càng làm cho bạn bè xa lánh ông hơn. Vài năm sau, giáo sư Mathias khi đã cố gắng hết sức hướng nghiệp cho Erik Satie cuối cùng cũng tìm ra được tài năng giấu kín của ông: nó không tập trung vào khả năng chơi piano mà thay vào đó là tài sáng tác. Tuy vậy Erik Satie đã không có cơ hội sửa sai sau khi trở lại trường sau thời gian nghỉ học 2 năm rưỡi vì các giáo viên vẫn còn thành kiến với chàng sinh viên “khó bảo” này.

Ngay từ những ngày đầu sáng tác, Erik Satie đã kịch liệt phản đối thói giáo điều, tính thủ cựu trong sáng tác, mở đường đến với chủ nghĩa ấn tượng trong âm nhạc. Về sau, Satie lại phản đối tính chất tinh tế của chủ nghĩa ấn tượng, chuyển sang ham thích những trào lưu của chủ nghĩa hiện đại, và sau cùng, ông đề xuất những yêu cầu về tính giản dị, rõ ràng, gần gũi với cuộc sống.

Có lẽ vì phong cách bất ổn này của Satie khiến âm nhạc của ông không đạt được tiếng vang như mong đợi dù ông sáng tác khá nhiều. Ông quyết định nhập học Schola Cantorum de Paris nhưng vẫn tiếp tục công việc chơi piano để có tiền trang trải cuộc sống. Erik Satie đạt được một số thành công từ năm 1912 – 1919 tuy nhiên thành quả này đến khá muộn trong cuộc đời đầy sóng gió của ông. Năm 1925 Erik Satie mất vì nghiện rượu, bỏ lại chuỗi thành công còn dang dở mà ông có thể đạt được sớm hơn nếu biết trân trọng tuổi trẻ của mình (tính cách lập dị và lối sống khá buông thả). Khi Satie qua đời, bạn bè và gia đình ông mới bước vào căn hộ nơi không ai lui tới đã nhiều năm của ông và phát hiện có hơn 100 chiếc ô chồng chất hỗn loạn giữa những vật dụng khác.

Erik Satie được các nhà nghiên cứu lịch sử âm nhạc ngợi ca vì đã có công mở đường tới chủ nghĩa tối giản trong âm nhạc cổ điển từ trước Thế chiến I. Các sáng tác cho piano của ông, nổi tiếng nhất là tổ khúc Gymnopédies (1888) và tổ khúc Gnossiennes (1893), đóng vai trò lĩnh xướng cho các thử nghiệm của giới soạn nhạc trong suốt thế kỷ 20. Việc Satie yêu thích sự lặp lại trong giai điệu và thay đổi về hòa âm đã giúp hình thành nền tảng cho trường phái New York (bao gồm Cage, Feldman, Wolff, Adams...) và trường phái tối giản Bờ Tây (bao gồm Terry Riley, Steve Reich). Thậm chí có thể thấy các cấu trúc tác phẩm của ông như A-B-A-B-C-B trong mọi thể loại, từ nhạc jazz thời kỳ đầu đến nhạc pop đương đại.

Gnossienne No.1 được sáng tác vào khoảng năm 1890 và cả bộ Gnossiennes đều không có ký hiệu chỉ nhịp hoặc ô nhịp, được gọi là free-time. Pianist muốn chơi thế nào cũng được mà người nghe thích nghe thế nào cũng xong.


Kết thúc và bắt đầu, minh bạch và mờ đục. Khi ngày chuyển sang đêm và ánh sáng mờ dần vào bóng tối, chúng ta bước vào giờ xanh của chạng vạng, khi không khí dường như đầy bí ẩn, thoáng chốc bão hòa với sắc xanh và tím trước khi tối dần thành màu đen. Chính sự thay đổi khó nắm bắt này trong bầu không khí mà Alice Sara Ott bắt đầu nắm bắt bằng thuật ngữ âm nhạc trong album Nightfall.
 

Asura

Xe tăng
Biển số
OF-356606
Ngày cấp bằng
5/3/15
Số km
1,287
Động cơ
301,246 Mã lực
Từ nguyên của từ gnossienne còn gây tranh cãi, nhưng từ này đã tồn tại trong văn học Pháp trước khi Satie sử dụng, và nằm trong Từ điển Larousse năm 1865, đề cập đến điệu nhảy mê cung nghi lễ do Theseus tạo ra để kỷ niệm chiến thắng của ông trước Minotaur, lần đầu tiên được mô tả trong Bài thánh ca tới Delos của Callimachus.

Một cách giải thích khác là từ này dường như bắt nguồn từ gnosis . Satie đã tham gia vào các giáo phái và phong trào ngộ đạo vào thời điểm ông bắt đầu sáng tác Gnossiennes .

(Wiki)

-------
Những trường hợp có thể dùng Gnossienne:
- Khi bạn bỗng nhiên biết được một bí mật/ sự thật... khác về một người mà bạn nghĩ bạn đã biết hết về họ rồi.
- Khi bạn bỗng dưng khám phá ra một lối đi bí mật trong căn nhà mà bạn tưởng như đã thân thuộc.
- Khi bạn nhận ra tình yêu mà bạn gắn bó bao nhiêu năm hóa ra còn có những sắc thái khác mà bạn chưa từng biết tên.
vân vân
---
- Là vậy đó, dù bạn có trưởng thành bao nhiêu, có trải nghiệm nhiều như thế nào, thì cuộc sống và con người ngoài kia vẫn không thôi khiến bạn bất ngờ. Nó ẩn chứa vô số bí ấn mà mãi mãi bạn sẽ không bao giờ biết được.
- Một số người trải qua "Gnossienne" từ rất sớm, dẫn đến hệ quả khi lớn, là họ dường như không thể tin hoàn toàn bất kỳ điều gì mà không đi kèm theo những nghi vấn, câu hỏi, nghi ngờ bên trong

(Sưu tầm trên FB, nhớ ở đâu...)
 

Bang lang

Xe container
Biển số
OF-22341
Ngày cấp bằng
12/10/08
Số km
5,010
Động cơ
120,091 Mã lực
Éric Alfred Leslie Satie (thường ông hay ký tên là Erik Satie) (1866-1925) theo học trường Paris Conservatoire năm 1879 ngành piano tuy nhiên không nhận được sự chú ý từ các giáo sư. Erik Satie bị xem thường và các giáo viên trong trường cho rằng ông chẳng có chút tài năng nào. Thêm vào đó tính khí hơi kỳ lạ của Erik Satie càng làm cho bạn bè xa lánh ông hơn. Vài năm sau, giáo sư Mathias khi đã cố gắng hết sức hướng nghiệp cho Erik Satie cuối cùng cũng tìm ra được tài năng giấu kín của ông: nó không tập trung vào khả năng chơi piano mà thay vào đó là tài sáng tác. Tuy vậy Erik Satie đã không có cơ hội sửa sai sau khi trở lại trường sau thời gian nghỉ học 2 năm rưỡi vì các giáo viên vẫn còn thành kiến với chàng sinh viên “khó bảo” này.

Ngay từ những ngày đầu sáng tác, Erik Satie đã kịch liệt phản đối thói giáo điều, tính thủ cựu trong sáng tác, mở đường đến với chủ nghĩa ấn tượng trong âm nhạc. Về sau, Satie lại phản đối tính chất tinh tế của chủ nghĩa ấn tượng, chuyển sang ham thích những trào lưu của chủ nghĩa hiện đại, và sau cùng, ông đề xuất những yêu cầu về tính giản dị, rõ ràng, gần gũi với cuộc sống.

Có lẽ vì phong cách bất ổn này của Satie khiến âm nhạc của ông không đạt được tiếng vang như mong đợi dù ông sáng tác khá nhiều. Ông quyết định nhập học Schola Cantorum de Paris nhưng vẫn tiếp tục công việc chơi piano để có tiền trang trải cuộc sống. Erik Satie đạt được một số thành công từ năm 1912 – 1919 tuy nhiên thành quả này đến khá muộn trong cuộc đời đầy sóng gió của ông. Năm 1925 Erik Satie mất vì nghiện rượu, bỏ lại chuỗi thành công còn dang dở mà ông có thể đạt được sớm hơn nếu biết trân trọng tuổi trẻ của mình (tính cách lập dị và lối sống khá buông thả). Khi Satie qua đời, bạn bè và gia đình ông mới bước vào căn hộ nơi không ai lui tới đã nhiều năm của ông và phát hiện có hơn 100 chiếc ô chồng chất hỗn loạn giữa những vật dụng khác.

Erik Satie được các nhà nghiên cứu lịch sử âm nhạc ngợi ca vì đã có công mở đường tới chủ nghĩa tối giản trong âm nhạc cổ điển từ trước Thế chiến I. Các sáng tác cho piano của ông, nổi tiếng nhất là tổ khúc Gymnopédies (1888) và tổ khúc Gnossiennes (1893), đóng vai trò lĩnh xướng cho các thử nghiệm của giới soạn nhạc trong suốt thế kỷ 20. Việc Satie yêu thích sự lặp lại trong giai điệu và thay đổi về hòa âm đã giúp hình thành nền tảng cho trường phái New York (bao gồm Cage, Feldman, Wolff, Adams...) và trường phái tối giản Bờ Tây (bao gồm Terry Riley, Steve Reich). Thậm chí có thể thấy các cấu trúc tác phẩm của ông như A-B-A-B-C-B trong mọi thể loại, từ nhạc jazz thời kỳ đầu đến nhạc pop đương đại.

Gnossienne No.1 được sáng tác vào khoảng năm 1890 và cả bộ Gnossiennes đều không có ký hiệu chỉ nhịp hoặc ô nhịp, được gọi là free-time. Pianist muốn chơi thế nào cũng được mà người nghe thích nghe thế nào cũng xong.


Kết thúc và bắt đầu, minh bạch và mờ đục. Khi ngày chuyển sang đêm và ánh sáng mờ dần vào bóng tối, chúng ta bước vào giờ xanh của chạng vạng, khi không khí dường như đầy bí ẩn, thoáng chốc bão hòa với sắc xanh và tím trước khi tối dần thành màu đen. Chính sự thay đổi khó nắm bắt này trong bầu không khí mà Alice Sara Ott bắt đầu nắm bắt bằng thuật ngữ âm nhạc trong album Nightfall.
Cái đoạn mà ko có ô nhịp là dân mới học piano thích lắm đấy. Ông này chắc thương những người mới học nên cho bài dễ, lại còn lặp đi lặp lại cho dễ thuộc nữa. Cho nên dân chuyên nghiệp ko thích là phải:)
Bài này như nhạc phim ý nhỉ! Ko hiểu sao em nghe cứ có cảm giác hồi hộp, tim đập nhanh hay do cô pianist kia cứ quay đi quay lại trong lúc chạng vạng nên em chóng mặt.
 

Asura

Xe tăng
Biển số
OF-356606
Ngày cấp bằng
5/3/15
Số km
1,287
Động cơ
301,246 Mã lực
Cái đoạn mà ko có ô nhịp là dân mới học piano thích lắm đấy. Ông này chắc thương những người mới học nên cho bài dễ, lại còn lặp đi lặp lại cho dễ thuộc nữa. Cho nên dân chuyên nghiệp ko thích là phải:)
Bài này như nhạc phim ý nhỉ! Ko hiểu sao em nghe cứ có cảm giác hồi hộp, tim đập nhanh hay do cô pianist kia cứ quay đi quay lại trong lúc chạng vạng nên em chóng mặt.
Satie có thể coi là cha đẻ của thể loại âm nhạc "nội thất" (Ambient) hay còn gọi là nhạc nền. Âm nhạc “như giấy dán tường”, khán giả không chủ ý nghe trong khi các nghệ sỹ trình tấu ngồi rải rác khắp khán phòng. Năm 1902, Satie và nhóm biểu diễn của ông ra mắt âm nhạc nội thất trong một phòng trưng bày nghệ thuật ở Paris. Trước đó, ông đã năn nỉ khán giả của mình lờ đi, coi như không có màn biểu diễn sắp tới. Bất chấp nỗ lực của ông, khán giả vẫn trật tự một cách lịch sự khi buổi biểu diễn bắt đầu.

Nhạc ambient có thể gợi nên cảm giác về “bầu không khí”, tạo ra nhiều cấp độ về chú ý khi nghe mà không cần bất cứ sự thúc ép nào. Các tác phẩm sắp đặt âm thanh và ngay cả muzak (một nhánh của nhạc nền, thường được chơi ở các cửa hàng bán lẻ) hay nhạc hành lang đều bắt nguồn từ âm nhạc "giấy dán tường" của Satie.

Gnosis là danh từ tiếng Hy Lạp phổ biến để chỉ kiến thức ( γνῶσις , gnōsis ). Thuật ngữ này được sử dụng trong nhiều tôn giáo và triết học Hy Lạp khác nhau trong thế giới Hy Lạp-La Mã . Nó được biết đến nhiều nhất vì hàm ý của nó trong Thuyết ngộ đạo , nơi nó biểu thị một kiến thức tâm linh hoặc cái nhìn sâu sắc vào bản chất thực sự của con người là thần thánh, dẫn đến việc giải phóng tia sáng thần thánh bên trong nhân loại khỏi những ràng buộc của sự tồn tại trần thế. Trong thời kỳ Hy Lạp hóa ở Châu Âu, thuật ngữ này trở nên gắn liền với các giáo phái bí ẩn.

Gnossienne No.1 được sử dụng trong rất nhiều bộ phim hành động, tâm lý kịch tính nên mợ thấy hồi hộp là chuyện bình thường.

https://mubi.com/en/lists/movies-with-erik-satie-as-soundtrack
 
Chỉnh sửa cuối:

NguyenAnhPhan

Xe container
Biển số
OF-726232
Ngày cấp bằng
19/4/20
Số km
9,909
Động cơ
246,801 Mã lực
Tuổi
43
Nơi ở
Hạ Long
Tác phẩn gần giống tên bản nhạc của NGND Xuân Khải.
* Sao nghe âm điệu 1 số đoạn na ná bản nhạc nào đó hay sao ấy cc nhỉ (không nhớ được tên nó nữa)
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải
Top