[Funland] Về Thể Loại Âm Nhạc Không Lời - Những nốt trầm bổng.

Bang lang

Xe container
Biển số
OF-22341
Ngày cấp bằng
12/10/08
Số km
5,008
Động cơ
120,123 Mã lực
Khi cụ up thì nên có đôi lời giới thiệu. Cu up nhiều bài trùng lắm, và nên chọn lọc trước khi up cho có tâm một tý. Em góp ý thế!
 

NguyenAnhPhan

Xe container
Biển số
OF-726232
Ngày cấp bằng
19/4/20
Số km
9,909
Động cơ
246,801 Mã lực
Tuổi
43
Nơi ở
Hạ Long
Khi cụ up thì nên có đôi lời giới thiệu. Cu up nhiều bài trùng lắm, và nên chọn lọc trước khi up cho có tâm một tý. Em góp ý thế!
Có lọc ý chứ. Cơ mà 1 số bài không nhớ đã up. Thàn ra up lại.
- Nhiều khi phải google để biết lời. 1 số ngôn ngữ thì chịu. Nhiều tp không biết tên. Nên không dẫn giải được mợ ạ.
- Mợ giỏi tiếng, có gì chỉnh giúp nhé. Thank mợ
 

Asura

Xe tăng
Biển số
OF-356606
Ngày cấp bằng
5/3/15
Số km
1,287
Động cơ
301,246 Mã lực
Bản Overture 1812 của Tchakovsky nghe nói là bản thử âm thanh của dân Hi end vì nó yêu cầu số lượng nhạc công rất lớn, kết hợp với tiếng chuông nhà thờ và quân đội để bắn đại bác ( đoạn gần cuối). Bản này được viết vào năm 1880, kỷ niệm cuộc rút chạy của Napoléon Bonaparte khỏi Moskva năm 1812. Cụ wave-tau thử tìm bản xịn nghe và đánh giá xem có hoành tráng ko? em nghe tiếng đại bác trong này cũng chỉ giống tiếng trống :)
1812 không để thử nghiệm hệ thống âm thanh hi - end được.

Trong 1812 Overture có sử dụng khá nhiều hiệu ứng đặc biệt như tiếng chuông nhà thờ, đại bác... vì địa điểm tổ chức ban đầu dự định sẽ là ở sân nhà thờ, với dàn kèn đồng, đại bác và tiếng chuông rền. Vì biểu diễn ngoài trời nên bản nhạc cần "to là chính". Tchaikovsky được đặt hàng và bị yêu cầu cho đại bác vào đoạn cuối để càng thu hút đám đông càng tốt, giống như showbiz ngày nay vậy. Với tiêu chuẩn hiện tại, 1812 Overture "miễn cưỡng" được đặt vào classical, nhưng thời đó bản nhạc này chẳng khác gì một bản Battle Remix, nhạc thị trường của thế kỷ 19. 1812 thừa tiếng ồn nhưng lại thiếu sự tinh tế, lớp lang nên dùng để đánh giá công suất của hệ thống âm thanh hơn là đẳng cấp của nó.

Ngoài ra, bản thân Tchaikovsky không hề có chút tình yêu nào dành cho bản nhạc này vì đây thực chất là một bản nhạc lễ hội (minh hoạ) chứ không phải xuất phát từ niềm đam mê, yêu thích của ông. Ông đã bình luận về tác phẩm của mình như sau: “một bản nhạc quá lớn tiếng và ồn ào, hoàn toàn không có chút tính nghệ thuật nào vì tôi viết nó mà không hề có sự ấm áp hay tình yêu thương.”
 

Bang lang

Xe container
Biển số
OF-22341
Ngày cấp bằng
12/10/08
Số km
5,008
Động cơ
120,123 Mã lực
1812 không để thử nghiệm hệ thống âm thanh hi - end được.

Trong 1812 Overture có sử dụng khá nhiều hiệu ứng đặc biệt như tiếng chuông nhà thờ, đại bác... vì địa điểm tổ chức ban đầu dự định sẽ là ở sân nhà thờ, với dàn kèn đồng, đại bác và tiếng chuông rền. Vì biểu diễn ngoài trời nên bản nhạc cần "to là chính". Tchaikovsky được đặt hàng và bị yêu cầu cho đại bác vào đoạn cuối để càng thu hút đám đông càng tốt, giống như showbiz ngày nay vậy. Với tiêu chuẩn hiện tại, 1812 Overture "miễn cưỡng" được đặt vào classical, nhưng thời đó bản nhạc này chẳng khác gì một bản Battle Remix, nhạc thị trường của thế kỷ 19. 1812 thừa tiếng ồn nhưng lại thiếu sự tinh tế, lớp lang nên dùng để đánh giá công suất của hệ thống âm thanh hơn là đẳng cấp của nó.

Ngoài ra, bản thân Tchaikovsky không hề có chút tình yêu nào dành cho bản nhạc này vì đây thực chất là một bản nhạc lễ hội (minh hoạ) chứ không phải xuất phát từ niềm đam mê, yêu thích của ông. Ông đã bình luận về tác phẩm của mình như sau: “một bản nhạc quá lớn tiếng và ồn ào, hoàn toàn không có chút tính nghệ thuật nào vì tôi viết nó mà không hề có sự ấm áp hay tình yêu thương.”
Công nhận. Em nghe cũng thấy chán thật, tò mò xem tiếng Đại bác kết hợp ra sao nhưng đúng là ko có j đặc biệt cả. Còn Hi end thì em ko biết vì chưa nghe bao h. Mới chỉ nghe nói.
 

Asura

Xe tăng
Biển số
OF-356606
Ngày cấp bằng
5/3/15
Số km
1,287
Động cơ
301,246 Mã lực
Còn mợ thích test hệ thống hi -end với tiếng trống (bass) thì có nhiều cách để làm. Ví dụ với hệ thống phân tần thụ động, các củ loa mắc song song, sẽ có những điểm "cắt tần" - crossover - làm trở kháng loa tụt xuống thấp nhất. Nhòm vào bảng spec của loa để biết nó ở đâu rồi cứ nhắm dải tần đó mà phang là biết đồ xịn hay ko ngay thôi =)) . Hoặc test đoạn có nhiều bè trầm cùng một lúc như drum/tipani, contrabass, Tuba, Pipe organ... hệ thống phải tách bạch đươc các bè trầm mớiđáng mặt anh hùng chứ ko phải chỉ cần "to mồm". Và cuối cùng, đáng sợ nhất vẫn là bè trầm kéo dài liên tục (Tuba, PipeOrgan, Contrabass) chứ "cắc bụp" thì cần loa hội trường, loa sàn nhảy ... cũng chơi tốt chứ không cần đến hệ thống Hi-end
 

Bang lang

Xe container
Biển số
OF-22341
Ngày cấp bằng
12/10/08
Số km
5,008
Động cơ
120,123 Mã lực
Còn mợ thích test hệ thống hi -end với tiếng trống (bass) thì có nhiều cách để làm. Ví dụ với hệ thống phân tần thụ động, các củ loa mắc song song, sẽ có những điểm "cắt tần" - crossover - làm trở kháng loa tụt xuống thấp nhất. Nhòm vào bảng spec của loa để biết nó ở đâu rồi cứ nhắm dải tần đó mà phang là biết đồ xịn hay ko ngay thôi =)) . Hoặc test đoạn có nhiều bè trầm cùng một lúc như drum/tipani, contrabass, Tuba, Pipe organ... hệ thống phải tách bạch đươc các bè trầm mớiđáng mặt anh hùng chứ ko phải chỉ cần "to mồm". Và cuối cùng, đáng sợ nhất vẫn là bè trầm kéo dài liên tục (Tuba, PipeOrgan, Contrabass) chứ "cắc bụp" thì cần loa hội trường, loa sàn nhảy ... cũng chơi tốt chứ không cần đến hệ thống Hi-end
Khi nào cụ đi test loa cho em bám càng nhé!
 

Asura

Xe tăng
Biển số
OF-356606
Ngày cấp bằng
5/3/15
Số km
1,287
Động cơ
301,246 Mã lực
Khi nào cụ đi test loa cho em bám càng nhé!
Thử đoạn Open của bài này xem có chịu đựng được ko >:)

Tác phẩm dữ dội nhất của một trong những tác giả "bão táp" nhất của âm nhạc classical.

Một nhạc trưởng tài năng, vốn xuất thân từ phi công máy bay dân sự, nên cũng yêu thích tiếng gầm rú của động cơ phản lực... Một dàn nhạc nhà giàu với bộ kèn Tuba và Contrabass hùng hậu bậc nhất thế giới ...

 

Asura

Xe tăng
Biển số
OF-356606
Ngày cấp bằng
5/3/15
Số km
1,287
Động cơ
301,246 Mã lực
Kol Nidre , (tiếng Aramaic: “Tất cả lời thề”), kinh cầu nguyện xướng lên trong các giáo đường Do Thái khi bắt đầu buổi lễ vào đêm trước của Yom Kippur (Lễ Chuộc Tội). Nguồn gốc chính xác của Kol Nidre là chủ đề tranh luận. Abraham Zevi Idelsohn, học giả nổi tiếng về âm nhạc Do Thái, cho rằng phần lớn giai điệu bắt nguồn từ âm nhạc dân gian thời trung cổ của Đức. Một số bằng chứng chứng cho thấy giai điệu Kol Nidre được tạo ra vào thế kỷ 12-13 bởi một đoàn hát rong người Đức có tên là Minnesingers, những người hát về tình yêu trong cung đình. Giai điệu được sáng tác theo chủ đề thế tục, sau đó được cộng đồng Do Thái sử dụng và thánh hoá.

Kol Nidre là lời cầu nguyện bắt đầu với sự bày tỏ sự ăn năn về tất cả những lời thề, lời hứa chưa được thực hiện với Chúa Trời trong năm. Vào thế kỷ 19, nhiều nhà lãnh đạo trong cộng đồng Do Thái Cải cách đã đấu tranh để loại bỏ Kol Nidre. Có rất nhiều lý do, nhưng kể từ thời Trung cổ, Kol Nidre - vì bản chất “vi phạm lời thề” của nó - đã được sử dụng để minh họa cho bản chất hai lòng của người Do Thái. Học giả JTS Kieval đã viết trên tạp chí Commentary “Những lời buộc tội liên tục được đưa ra nhằm vào những đứa trẻ 'nguy hiểm' của Israel, những đứa trẻ mà tôn giáo của chúng cho phép chúng gian dối khi đối xử với những người theo đạo Cơ đốc và sau đó - vào những ngày lễ hội linh thiêng nhất - được thanh tẩy lương tâm của chúng chỉ đơn giản bằng cách đọc kinh Kol Nidre...". Theo một số nhà sử học, những người Do Thái buộc phải cải đạo sang Cơ đốc giáo ở Tây Ban Nha vào thế kỷ thứ 7 đã đọc kinh Kol Nidre để hủy bỏ những lời thề do bị cưỡng bức khi cải đạo.

Nhà thơ người Áo thế kỷ 19 Nikolaus Lenau đã hồi tưởng lại lần đầu tiên được tham giai vào buổi kinh cầu với Kol Nidre “Tôi đã vật lộn với một cảm xúc không thể giải thích được. Tôi co giật, khóc nức nở trong khi những giọt nước mắt nóng hổi trào ra. Sau đó, tôi chạy ra ngoài trong đêm; tinh thần tôi bị giằng xé và thanh tẩy. Tôi tin rằng trong giờ phút không bao giờ quên đó, không một vết nhơ nào còn sót lại trong tâm hồn tôi!”

Vào cuối thế kỷ 19, thời kỳ đỉnh cao của Trường phái Lãng mạn, các tác phẩm lấy cảm hứng từ Kol Nidre bắt đầu xuất hiện. Vị thế của Kol Nidre là một “giai điệu Do Thái”, nổi tiếng là gợi lên nỗi buồn, sự suy ngẫm, hối hận và ..thanh tẩy, đã truyền cảm hứng cho nhiều nhà soạn nhạc. Họ thường chọn những nhạc cụ có khả năng khơi dậy những cảm xúc này, như Cello, Violin mà, theo đúng nghĩa đen, chơi theo nhịp tim đập. Tác phẩm nổi tiếng nhất trong số này được sáng tác bởi Max Bruch, người thường lấy âm nhạc dân gian làm nguồn cảm hứng của mình. Bruch kết bạn với Abraham Lichtenstein (1806-1880), một ca trưởng tại cùng một giáo đường Do Thái ở Berlin. Lichtenstein đã chơi cho Bruch một số giai điệu của người Do Thái, bao gồm cả Kol Nidre. Bruch đã kết hợp các giai điệu này thành một trong những sáng tác nổi tiếng nhất của ông: Kol Nidrei, Op. 47 (1888) cho cello và dàn nhạc.


 
Chỉnh sửa cuối:

MAZDA_VIETNAM

Xe tải
Biển số
OF-361551
Ngày cấp bằng
5/4/15
Số km
460
Động cơ
364,086 Mã lực
Nơi ở
Hà Đông, Hà Nội
Đất nước trọn niềm vui (Kỷ niệm ngày thống nhất đất nước 30/4/2023), Nghệ sĩ Violon Trịnh Minh Hiền. Mời các cụ nghe
 

Bang lang

Xe container
Biển số
OF-22341
Ngày cấp bằng
12/10/08
Số km
5,008
Động cơ
120,123 Mã lực
Kol Nidre , (tiếng Aramaic: “Tất cả lời thề”), kinh cầu nguyện xướng lên trong các giáo đường Do Thái khi bắt đầu buổi lễ vào đêm trước của Yom Kippur (Lễ Chuộc Tội). Nguồn gốc chính xác của Kol Nidre là chủ đề tranh luận. Abraham Zevi Idelsohn, học giả nổi tiếng về âm nhạc Do Thái, cho rằng phần lớn giai điệu bắt nguồn từ âm nhạc dân gian thời trung cổ của Đức. Một số bằng chứng chứng cho thấy giai điệu Kol Nidre được tạo ra vào thế kỷ 12-13 bởi một đoàn hát rong người Đức có tên là Minnesingers, những người hát về tình yêu trong cung đình. Giai điệu được sáng tác theo chủ đề thế tục, sau đó được cộng đồng Do Thái sử dụng và thánh hoá.

Kol Nidre là lời cầu nguyện bắt đầu với sự bày tỏ sự ăn năn về tất cả những lời thề, lời hứa chưa được thực hiện với Chúa Trời trong năm. Vào thế kỷ 19, nhiều nhà lãnh đạo trong cộng đồng Do Thái Cải cách đã đấu tranh để loại bỏ Kol Nidre. Có rất nhiều lý do, nhưng kể từ thời Trung cổ, Kol Nidre - vì bản chất “vi phạm lời thề” của nó - đã được sử dụng để minh họa cho bản chất hai lòng của người Do Thái. Học giả JTS Kieval đã viết trên tạp chí Commentary “Những lời buộc tội liên tục được đưa ra nhằm vào những đứa trẻ 'nguy hiểm' của Israel, những đứa trẻ mà tôn giáo của chúng cho phép chúng gian dối khi đối xử với những người theo đạo Cơ đốc và sau đó - vào những ngày lễ hội linh thiêng nhất - được thanh tẩy lương tâm của chúng chỉ đơn giản bằng cách đọc kinh Kol Nidre...". Theo một số nhà sử học, những người Do Thái buộc phải cải đạo sang Cơ đốc giáo ở Tây Ban Nha vào thế kỷ thứ 7 đã đọc kinh Kol Nidre để hủy bỏ những lời thề do bị cưỡng bức khi cải đạo.

Nhà thơ người Áo thế kỷ 19 Nikolaus Lenau đã hồi tưởng lại lần đầu tiên được tham giai vào buổi kinh cầu với Kol Nidre “Tôi đã vật lộn với một cảm xúc không thể giải thích được. Tôi co giật, khóc nức nở trong khi những giọt nước mắt nóng hổi trào ra. Sau đó, tôi chạy ra ngoài trong đêm; tinh thần tôi bị giằng xé và thanh tẩy. Tôi tin rằng trong giờ phút không bao giờ quên đó, không một vết nhơ nào còn sót lại trong tâm hồn tôi!”

Vào cuối thế kỷ 19, thời kỳ đỉnh cao của Trường phái Lãng mạn, các tác phẩm lấy cảm hứng từ Kol Nidre bắt đầu xuất hiện. Vị thế của Kol Nidre là một “giai điệu Do Thái”, nổi tiếng là gợi lên nỗi buồn, sự suy ngẫm, hối hận và ..thanh tẩy, đã truyền cảm hứng cho nhiều nhà soạn nhạc. Họ thường chọn những nhạc cụ có khả năng khơi dậy những cảm xúc này, như Cello, Violin mà, theo đúng nghĩa đen, chơi theo nhịp tim đập. Tác phẩm nổi tiếng nhất trong số này được sáng tác bởi Max Bruch, người thường lấy âm nhạc dân gian làm nguồn cảm hứng của mình. Bruch kết bạn với Abraham Lichtenstein (1806-1880), một ca trưởng tại cùng một giáo đường Do Thái ở Berlin. Lichtenstein đã chơi cho Bruch một số giai điệu của người Do Thái, bao gồm cả Kol Nidre. Bruch đã kết hợp các giai điệu này thành một trong những sáng tác nổi tiếng nhất của ông: Kol Nidrei, Op. 47 (1888) cho cello và dàn nhạc.


Đúng là âm nhạc có thể hiểu được con người nhưng con người ko thể hiểu được Âm nhạc. Khi giai điệu bắt đầu đã làm cho em đang hừng hực chuyển sang lặng đi và suy ngẫm, chả hiểu nó muốn nói gì nhưng chỉ thấy mình ngoan hẳn lên:). Em thích bản của Luka, ko phải vì Luka đẹp trai mà Luka chơi có sắc thái hơn.
 

NguyenAnhPhan

Xe container
Biển số
OF-726232
Ngày cấp bằng
19/4/20
Số km
9,909
Động cơ
246,801 Mã lực
Tuổi
43
Nơi ở
Hạ Long
Đúng là âm nhạc có thể hiểu được con người nhưng con người ko thể hiểu được Âm nhạc. Khi giai điệu bắt đầu đã làm cho em đang hừng hực chuyển sang lặng đi và suy ngẫm, chả hiểu nó muốn nói gì nhưng chỉ thấy mình ngoan hẳn lên:). Em thích bản của Luka, ko phải vì Luka đẹp trai mà Luka chơi có sắc thái hơn.
Thì mê vì đập troai cũng được chứ sao. 😋
 

Asura

Xe tăng
Biển số
OF-356606
Ngày cấp bằng
5/3/15
Số km
1,287
Động cơ
301,246 Mã lực
Đúng là âm nhạc có thể hiểu được con người nhưng con người ko thể hiểu được Âm nhạc. Khi giai điệu bắt đầu đã làm cho em đang hừng hực chuyển sang lặng đi và suy ngẫm, chả hiểu nó muốn nói gì nhưng chỉ thấy mình ngoan hẳn lên:).
Ố !! Văn vẻ hẳn lên rồi đấy ...

Mợ cảm nhận được nó thì đáng chúc mừng. Vậy là từ nay trên dòng đời xô đẩy hay thương trường khốc liệt, cứ tối về nhà nghe đủ 3 lần Kol Nidre là "mọi tội lỗi" được xoá sổ hết >:)
 

Bang lang

Xe container
Biển số
OF-22341
Ngày cấp bằng
12/10/08
Số km
5,008
Động cơ
120,123 Mã lực
Ố !! Văn vẻ hẳn lên rồi đấy ...

Mợ cảm nhận được nó thì đáng chúc mừng. Vậy là từ nay trên dòng đời xô đẩy hay thương trường khốc liệt, cứ tối về nhà nghe đủ 3 lần Kol Nidre là "mọi tội lỗi" được xoá sổ hết >:)
Cụ cũng biết động viên người khác nhỉ! Mọi khi toàn thấy chê.
Nếu nói dân Do Thái chỉ nghĩ đến tiền mà lại chọn bản này làm Thánh Ca thì cũng kỳ lạ phết. Vì nghe bài này xong ko muốn đi kiếm tiền nữa.
 

kenkem

Xe tải
Biển số
OF-320740
Ngày cấp bằng
23/5/14
Số km
383
Động cơ
293,211 Mã lực
Các cụ, các mợ có ai ưu ái cho thể loại kén người nghe như Đàn Tranh, Sáo Trúc hay nhạc Thính Phòng nói chung không ạ ? Với em thì đó là 1 trong những thể loại rất thích.
- Đàn Tranh nói riêng hay nhạc không lời nói chung, gồm cả bầu, sáo, ghi ta, piano....cứ hay là em thích. Không phân biệt Ta - Tây - hay Tầu (dù không ưa người TQ chút nào).
Hay em không học nhạc, cũng không rõ về nhạc lí như chuyên gia, nhưng có sở thích về cả Thính Phòng hat Giao Hưởng..kkkk
- Cụ Mợ nào có cùng sở thích thì vô nghe chơi cho thư giãn tinh thần chút he.🤗🤗🤗
Em thì giống mỗi cái đóng mở ngoặc của cụ
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top