“Thiên tài là từ thường bị lạm dụng. Thế giới chỉ ghi nhận được khoảng nửa tá thiên tài. Tôi chỉ mấp mé mức đó thôi.” – Fritz Kreisler
Đó là Kreisler nói về mình, còn nhà phê bình âm nhạc danh tiếng Herbert F. Peyser nhận xét:
“Kreisler là vua, Heifetz là nhà tiên tri, còn tất cả những người khác chỉ được gọi là nghệ sĩ vĩ cầm mà thôi.” Năm lên 7 tuổi, ông được nhận vào Nhạc viện Áo, và là học sinh nhỏ tuổi nhất Nhạc viện. Ông trình diễn lần đầu trước công chúng vào năm 9 tuổi tại Nhạc viện. Sau đó, ông được gửi qua Nhạc viện Paris của Pháp để được đào tạo chuyên sâu và đến năm 1887, ông vượt qua tất cả các sinh viên khác và trở thành thủ khoa Nhạc viện khi mới 12 tuổi.
Có thể nói điều đáng ngạc nhiên nhất ở Kreisler là việc ông không thích tập luyện nhiều. Ông cho rằng việc chơi đàn cần đến não nhiều hơn là đôi tay, bởi ông có khả năng tiếp nhận bài học một cách dễ dàng khi nghe các giáo sư dạy mình trình tấu bản nhạc. Kreisler khi ấy rất ngưỡng mộ Elgar nên đã nhờ Elgar soạn riêng một bản concerto violin cho mình và ông đã trình diễn nó lần đầu tiên vào ngày 10/11/1910 tại Queen’s Hall dưới sự chỉ huy của chính Elgar. Vào những năm trước chiến tranh thế giới thứ nhất, có khi ông biểu diễn hơn 250 buổi hòa nhạc một năm. Theo Sergei Rachmaninoff – người thường chơi chung với Kreisler – sở dĩ Kreisler biểu diễn được nhiều đến thế là vì ông không cần tập luyện nhiều.
Kreisler sáng tác khá nhiều, ông nổi tiếng với khúc Cadenza viết cho bản Violin concerto lừng danh của Beethoven nhưng dấu ấn sâu đậm nhất trong giới mộ điệu lại "tổ khúc" viết cho violin (đệm bằng piano)
Liebesfreud (Niềm hoan lạc của tình yêu) và
Liebesleid (Nỗi thống khổ của tình yêu). Tuy nhiên, như thường thấy, công chúng vẫn yêu thích nỗi đau tình yêu hơn