[Funland] Về Thể Loại Âm Nhạc Không Lời - Những nốt trầm bổng.

NguyenAnhPhan

Xe container
Biển số
OF-726232
Ngày cấp bằng
19/4/20
Số km
9,900
Động cơ
946,848 Mã lực
Tuổi
44
Nơi ở
Hạ Long
Tình Quê Hương - viết cho Đàn Nguyệt (cố nhạc sĩ, nghệ sĩ, NGND Xuân Khải sáng tác).
- Có 1 bản nhạc cùng tên của nhạc sĩ Nguyễn Chính - nhưng viết cho độc tấu Đàn Bầu.
 

supervisor

Xe tải
Biển số
OF-132241
Ngày cấp bằng
25/2/12
Số km
365
Động cơ
376,420 Mã lực
E dạo này cũng khoái nghe cổ điển các cụ ạ. E có nghe nói nhạc cổ điển viết trên nên tần số 432hz ( nốt La) nên rất tốt cho thần kinh, việc này e cũng ko rõ có phải hay ko nhưng nghe cổ điển e có cảm giác thư giãn rất tốt. Nhất là các bản concerto của Beethoven, Chopin, Mozart, Mendelssohn.
Các cụ có thể vào chanel DW Classic trên youtube có rất nhiều bản nhạc cổ điển hay.
 
Chỉnh sửa cuối:

Asura

Xe tăng
Biển số
OF-356606
Ngày cấp bằng
5/3/15
Số km
1,289
Động cơ
301,220 Mã lực
E dạo này cũng khoái nghe cổ điển các cụ ạ. E có nghe nói nhạc cổ điển viết trên nên tần số 432hz ( nốt La) nên rất tốt cho thần kinh, việc này e cũng ko rõ có phải hay ko nhưng nghe cổ điển e có cảm giác thư giãn rất tốt. Nhất là các bản concerto của Beethoven, Chopin, Mozart, Mendelssohn.
Các cụ có thể vào chanel DW Classic trên youtube có rất nhiều bản nhạc cổ điển hay.
432Hz là cao độ của note La quãng tám thứ 4 (A4) - cũng là quãng trung tâm

Ban đầu, không có cao độ tiêu chuẩn để các nhạc cụ tự điều chỉnh, điều đó có nghĩa là mỗi dàn nhạc sẽ điều chỉnh một cao độ khác nhau. Kể từ thế kỷ 18, note A4 thành tiêu chuẩn đo lường và điều chỉnh cho âm nhạc phương Tây. Đây cũng là một nguyên nhân khiến lịch sử gọi thời kỳ này là classical (kinh điển - tiêu chuẩn). Nhạc trưởng sẽ lựa chọn cao độ của note A4 và điều chỉnh các nhạc cụ sao cho chơi note A4 đúng với cao độ tham chiếu này. Một số nhạc cụ ko chơi được đến cao độ này thì dùng phép đo tương ứng thay thế (ví dụ A4 ở 432Hz thì C4 tầm 256Hz). Tuy nhiên, tùy thuộc vào quan điểm/ý đồ của nhạc trưởng/nhà soạn nhạc, A4 có thể nằm trong khoảng từ 380 Hz đến 500 Hz. Các nhà soạn kiêm nhạc trưởng người Đức thời kỳ classic như Mozart, Bach, Beethoven đều điều chỉnh dàn nhạc của họ theo một cao độ khác nhau trong khoảng từ 420 đến 430 vì tất cả các nhạc cụ thời đó đều chơi đc note/cao độ này. Quãng tám 4 là quãng trung tâm (C-4 là 1Hz và C+12 tầm 6,6kHz)....

Năm 1953, Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế đặt ra mục tiêu tạo ra một cao độ tiêu chuẩn cho âm nhạc phương Tây. Tiêu chuẩn này sẽ cho phép các nhạc sĩ trên toàn thế giới chơi cùng một bản nhạc ở cùng một cao độ. Cao độ tiêu chuẩn do ISO thiết lập là 440 hertz cho A4.

Tuy nhiên, vì nhiều lý do, điều này không được chấp nhận rộng rãi trong tất cả các dàn nhạc. Có tài liệu cho rằng Đức Quốc xã đã tận dụng vị thế thống trị của mình trong Thế chiến 2 để áp đặt tiêu chuẩn này. Ví dụ, The New York Philharmonic sử dụng 442 Hz, Boston Symphony Orchestra sử dụng 441 Hz, và nhiều dàn nhạc giao hưởng ở các khu vực của châu Âu sử dụng 443 Hz hoặc 444 Hz. Một số dàn nhạc của Ý và Pháp thường được điều chỉnh cao độ A4 từ 450 trở lên. Các bản ghi âm nhạc classical thường có thêm ghi chú về phần này trong booklet đi kèm... Trước khi biểu diễn âm nhạc classical, bè trưởng violin sẽ kéo note A4 này để tất cả các nhạc cụ khác chỉnh theo.
 

supervisor

Xe tải
Biển số
OF-132241
Ngày cấp bằng
25/2/12
Số km
365
Động cơ
376,420 Mã lực
432Hz là cao độ của note La quãng tám thứ 4 (A4) - cũng là quãng trung tâm

Ban đầu, không có cao độ tiêu chuẩn để các nhạc cụ tự điều chỉnh, điều đó có nghĩa là mỗi dàn nhạc sẽ điều chỉnh một cao độ khác nhau. Kể từ thế kỷ 18, note A4 thành tiêu chuẩn đo lường và điều chỉnh cho âm nhạc phương Tây. Đây cũng là một nguyên nhân khiến lịch sử gọi thời kỳ này là classical (kinh điển - tiêu chuẩn). Nhạc trưởng sẽ lựa chọn cao độ của note A4 và điều chỉnh các nhạc cụ sao cho chơi note A4 đúng với cao độ tham chiếu này. Một số nhạc cụ ko chơi được đến cao độ này thì dùng phép đo tương ứng thay thế (ví dụ A4 ở 432Hz thì C4 tầm 256Hz). Tuy nhiên, tùy thuộc vào quan điểm/ý đồ của nhạc trưởng/nhà soạn nhạc, A4 có thể nằm trong khoảng từ 380 Hz đến 500 Hz. Các nhà soạn kiêm nhạc trưởng người Đức thời kỳ classic như Mozart, Bach, Beethoven đều điều chỉnh dàn nhạc của họ theo một cao độ khác nhau trong khoảng từ 420 đến 430 vì tất cả các nhạc cụ thời đó đều chơi đc note/cao độ này. Quãng tám 4 là quãng trung tâm (C-4 là 1Hz và C+12 tầm 6,6kHz)....

Năm 1953, Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế đặt ra mục tiêu tạo ra một cao độ tiêu chuẩn cho âm nhạc phương Tây. Tiêu chuẩn này sẽ cho phép các nhạc sĩ trên toàn thế giới chơi cùng một bản nhạc ở cùng một cao độ. Cao độ tiêu chuẩn do ISO thiết lập là 440 hertz cho A4.

Tuy nhiên, vì nhiều lý do, điều này không được chấp nhận rộng rãi trong tất cả các dàn nhạc. Có tài liệu cho rằng Đức Quốc xã đã tận dụng vị thế thống trị của mình trong Thế chiến 2 để áp đặt tiêu chuẩn này. Ví dụ, The New York Philharmonic sử dụng 442 Hz, Boston Symphony Orchestra sử dụng 441 Hz, và nhiều dàn nhạc giao hưởng ở các khu vực của châu Âu sử dụng 443 Hz hoặc 444 Hz. Một số dàn nhạc của Ý và Pháp thường được điều chỉnh cao độ A4 từ 450 trở lên. Các bản ghi âm nhạc classical thường có thêm ghi chú về phần này trong booklet đi kèm... Trước khi biểu diễn âm nhạc classical, bè trưởng violin sẽ kéo note A4 này để tất cả các nhạc cụ khác chỉnh theo.
Vâng. Cám ơn cụ đã mở rộng kiến thức âm nhạc. Càng nghe cổ điển càng thấy hay ạ.
 

NguyenAnhPhan

Xe container
Biển số
OF-726232
Ngày cấp bằng
19/4/20
Số km
9,900
Động cơ
946,848 Mã lực
Tuổi
44
Nơi ở
Hạ Long
E dạo này cũng khoái nghe cổ điển các cụ ạ. E có nghe nói nhạc cổ điển viết trên nên tần số 432hz ( nốt La) nên rất tốt cho thần kinh, việc này e cũng ko rõ có phải hay ko nhưng nghe cổ điển e có cảm giác thư giãn rất tốt. Nhất là các bản concerto của Beethoven, Chopin, Mozart, Mendelssohn.
Các cụ có thể vào chanel DW Classic trên youtube có rất nhiều bản nhạc cổ điển hay.
Cụ giống ý em nhỉ 🙂
 

NguyenAnhPhan

Xe container
Biển số
OF-726232
Ngày cấp bằng
19/4/20
Số km
9,900
Động cơ
946,848 Mã lực
Tuổi
44
Nơi ở
Hạ Long
432Hz là cao độ của note La quãng tám thứ 4 (A4) - cũng là quãng trung tâm

Ban đầu, không có cao độ tiêu chuẩn để các nhạc cụ tự điều chỉnh, điều đó có nghĩa là mỗi dàn nhạc sẽ điều chỉnh một cao độ khác nhau. Kể từ thế kỷ 18, note A4 thành tiêu chuẩn đo lường và điều chỉnh cho âm nhạc phương Tây. Đây cũng là một nguyên nhân khiến lịch sử gọi thời kỳ này là classical (kinh điển - tiêu chuẩn). Nhạc trưởng sẽ lựa chọn cao độ của note A4 và điều chỉnh các nhạc cụ sao cho chơi note A4 đúng với cao độ tham chiếu này. Một số nhạc cụ ko chơi được đến cao độ này thì dùng phép đo tương ứng thay thế (ví dụ A4 ở 432Hz thì C4 tầm 256Hz). Tuy nhiên, tùy thuộc vào quan điểm/ý đồ của nhạc trưởng/nhà soạn nhạc, A4 có thể nằm trong khoảng từ 380 Hz đến 500 Hz. Các nhà soạn kiêm nhạc trưởng người Đức thời kỳ classic như Mozart, Bach, Beethoven đều điều chỉnh dàn nhạc của họ theo một cao độ khác nhau trong khoảng từ 420 đến 430 vì tất cả các nhạc cụ thời đó đều chơi đc note/cao độ này. Quãng tám 4 là quãng trung tâm (C-4 là 1Hz và C+12 tầm 6,6kHz)....

Năm 1953, Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế đặt ra mục tiêu tạo ra một cao độ tiêu chuẩn cho âm nhạc phương Tây. Tiêu chuẩn này sẽ cho phép các nhạc sĩ trên toàn thế giới chơi cùng một bản nhạc ở cùng một cao độ. Cao độ tiêu chuẩn do ISO thiết lập là 440 hertz cho A4.

Tuy nhiên, vì nhiều lý do, điều này không được chấp nhận rộng rãi trong tất cả các dàn nhạc. Có tài liệu cho rằng Đức Quốc xã đã tận dụng vị thế thống trị của mình trong Thế chiến 2 để áp đặt tiêu chuẩn này. Ví dụ, The New York Philharmonic sử dụng 442 Hz, Boston Symphony Orchestra sử dụng 441 Hz, và nhiều dàn nhạc giao hưởng ở các khu vực của châu Âu sử dụng 443 Hz hoặc 444 Hz. Một số dàn nhạc của Ý và Pháp thường được điều chỉnh cao độ A4 từ 450 trở lên. Các bản ghi âm nhạc classical thường có thêm ghi chú về phần này trong booklet đi kèm... Trước khi biểu diễn âm nhạc classical, bè trưởng violin sẽ kéo note A4 này để tất cả các nhạc cụ khác chỉnh theo.
Chúc mừng năm mới cụ nhé
- Cụ vẫn mạnh như ngày nào nhỉ 🙂
 

supervisor

Xe tải
Biển số
OF-132241
Ngày cấp bằng
25/2/12
Số km
365
Động cơ
376,420 Mã lực
Cụ giống ý em nhỉ 🙂
Dạ, trước đây e nghe cổ điển như vịt nghe sấm. Một phần vì không hiểu, một phần vì hệ thống âm thanh ko được tốt do điều kiện kinh tế. Bây giờ lọ mọ món âm thanh, được đi nghe lỏm các hệ thống lớn thì cũng có chút ít kiến thức nên nghe cổ điển thấy vào. Hiện e sưu tập được lượng nhạc cũng khá ổn để có thể lôi ra dùng dần chứ ko còn nghe trên youtube nữa cụ ạ.
 

NguyenAnhPhan

Xe container
Biển số
OF-726232
Ngày cấp bằng
19/4/20
Số km
9,900
Động cơ
946,848 Mã lực
Tuổi
44
Nơi ở
Hạ Long
Dạ, trước đây e nghe cổ điển như vịt nghe sấm. Một phần vì không hiểu, một phần vì hệ thống âm thanh ko được tốt do điều kiện kinh tế. Bây giờ lọ mọ món âm thanh, được đi nghe lỏm các hệ thống lớn thì cũng có chút ít kiến thức nên nghe cổ điển thấy vào. Hiện e sưu tập được lượng nhạc cũng khá ổn để có thể lôi ra dùng dần chứ ko còn nghe trên youtube nữa cụ ạ.
Thế là cụ có đk. Em vẫn nghe tạm trên you tube thôi
 

Leean

Xe điện
Biển số
OF-192431
Ngày cấp bằng
3/5/13
Số km
2,072
Động cơ
490,854 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn
432Hz là cao độ của note La quãng tám thứ 4 (A4) - cũng là quãng trung tâm

Ban đầu, không có cao độ tiêu chuẩn để các nhạc cụ tự điều chỉnh, điều đó có nghĩa là mỗi dàn nhạc sẽ điều chỉnh một cao độ khác nhau. Kể từ thế kỷ 18, note A4 thành tiêu chuẩn đo lường và điều chỉnh cho âm nhạc phương Tây. Đây cũng là một nguyên nhân khiến lịch sử gọi thời kỳ này là classical (kinh điển - tiêu chuẩn). Nhạc trưởng sẽ lựa chọn cao độ của note A4 và điều chỉnh các nhạc cụ sao cho chơi note A4 đúng với cao độ tham chiếu này. Một số nhạc cụ ko chơi được đến cao độ này thì dùng phép đo tương ứng thay thế (ví dụ A4 ở 432Hz thì C4 tầm 256Hz). Tuy nhiên, tùy thuộc vào quan điểm/ý đồ của nhạc trưởng/nhà soạn nhạc, A4 có thể nằm trong khoảng từ 380 Hz đến 500 Hz. Các nhà soạn kiêm nhạc trưởng người Đức thời kỳ classic như Mozart, Bach, Beethoven đều điều chỉnh dàn nhạc của họ theo một cao độ khác nhau trong khoảng từ 420 đến 430 vì tất cả các nhạc cụ thời đó đều chơi đc note/cao độ này. Quãng tám 4 là quãng trung tâm (C-4 là 1Hz và C+12 tầm 6,6kHz)....

Năm 1953, Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế đặt ra mục tiêu tạo ra một cao độ tiêu chuẩn cho âm nhạc phương Tây. Tiêu chuẩn này sẽ cho phép các nhạc sĩ trên toàn thế giới chơi cùng một bản nhạc ở cùng một cao độ. Cao độ tiêu chuẩn do ISO thiết lập là 440 hertz cho A4.

Tuy nhiên, vì nhiều lý do, điều này không được chấp nhận rộng rãi trong tất cả các dàn nhạc. Có tài liệu cho rằng Đức Quốc xã đã tận dụng vị thế thống trị của mình trong Thế chiến 2 để áp đặt tiêu chuẩn này. Ví dụ, The New York Philharmonic sử dụng 442 Hz, Boston Symphony Orchestra sử dụng 441 Hz, và nhiều dàn nhạc giao hưởng ở các khu vực của châu Âu sử dụng 443 Hz hoặc 444 Hz. Một số dàn nhạc của Ý và Pháp thường được điều chỉnh cao độ A4 từ 450 trở lên. Các bản ghi âm nhạc classical thường có thêm ghi chú về phần này trong booklet đi kèm... Trước khi biểu diễn âm nhạc classical, bè trưởng violin sẽ kéo note A4 này để tất cả các nhạc cụ khác chỉnh theo.
Cụ TrueHD có kiến thức nền tốt đấy nhỉ
 

Asura

Xe tăng
Biển số
OF-356606
Ngày cấp bằng
5/3/15
Số km
1,289
Động cơ
301,220 Mã lực
Dạ, trước đây e nghe cổ điển như vịt nghe sấm. Một phần vì không hiểu, một phần vì hệ thống âm thanh ko được tốt do điều kiện kinh tế. Bây giờ lọ mọ món âm thanh, được đi nghe lỏm các hệ thống lớn thì cũng có chút ít kiến thức nên nghe cổ điển thấy vào. Hiện e sưu tập được lượng nhạc cũng khá ổn để có thể lôi ra dùng dần chứ ko còn nghe trên youtube nữa cụ ạ.
Chúc mừng cụ ra nhập hội "những kẻ mộng mơ" :)) Đây là post bên VNAV, em lười gõ lại. Bác PDAlovers bên đó cũng tổng kết rồi, những kẻ lọ mọ trên con đường Hi-End hầu hết đều bước chân vào thánh đường của âm nhạc classical thôi.

Đừng dễ dãi với nhạc classical

Có nhiều phân tích, tham luận ... về việc nhạc classical ngày càng mất dần cả thị phần lẫn vị trí trong lòng công chúng. Tôi không học nhạc lý nên không hiểu các tham luận đầy tính chuyên môn đó nói gì. Từ góc nhìn và trải nghiệm cá nhân, xuất phát điểm từ một audiophile - những người đi tìm âm thanh "đẹp" - cho đến khi thành một thính giả hâm mộ nhạc classical, tôi nhận thấy rào cản lớn nhất đứng giữa nhạc classical và công chúng là những yêu cầu chất lượng âm thanh rất rất cao của nhạc classical... Với tiến bộ công nghệ/internet ngày nay, được thưởng thức các tác phẩm nhạc classical trình tấu bởi các nghệ sỹ hàng đầu thế giới không còn là vấn đề khó khăn nhưng nó cũng đưa tới một nan đề khác - sự phức tạp của nhạc classical với đủ các loại yêu cầu khắt khe từ âm vực, âm trường... đến dynamic, details... Nhạc classical quá phức tạp và nó trở lên quyến rũ các audiophile như tôi chính nhờ sự phức tạp đó.

Khi bạn bước chân vào cửa hàng bán đồ âm thanh (audio) chuyên nghiệp, bạn sẽ bị choáng ngợp giữa không gian nhiều mầu sắc và sôi động (ầm ĩ); rối tung mù với những biển quảng cáo và danh mục bất tận những thiết bị được các salers giới thiệu với đủ mọi mức giá để thoả mãn mọi mức đầu tư. Tuy nhiên khi bạn nói cần tìm một hệ thống để nghe nhạc classical, tôi tin rằng bạn sẽ nhận được một thoáng ngập ngừng từ các salers vốn hoạt ngôn và sau đó, bạn sẽ được dẫn sang khu vực vắng vẻ, yên tĩnh nhưng nhìn vào giá thiết bị có thể làm bạn tăng huyết áp đột ngột. Lý do rất đơn giản, những thiết bị âm thanh có thể "lột tả" được toàn bộ vẻ đẹp của sự phức tạp đó cũng yêu cầu rất rất cao về chất liệu, công nghệ, thiết kế và các bí quyết nhà nghề của giới chế tạo đồ âm thanh.

Cách đây vài năm, khi các dịch vụ streaming âm nhạc chưa có/chưa phổ biến, các audiophile có thể có bộ sưu tập vài nghìn CD, LP... và ổ cứng với đơn vị TB (tức cả triệu album tương ứng). Bộ sưu tập âm nhạc định dạng digital của tôi lúc đó chắc cũng hơn chục nghìn album. Tôi cũng đã từng rên rỉ theo nhạc vàng (aka Bolero), gào thét theo Rock-metal, lắc lưu theo nhịp jazz... và đi săn tìm, tranh luận, cãi lộn...với những "mầu âm đẹp". Nhạc classical trong bộ sưu tập của tôi chủ yếu để test hệ thống âm thanh chỉ vì nó có những âm thanh đặc biệt, hiếm khi xuất hiện trên những thể loại âm nhạc khác... Theo ngày tháng, tôi được xâm nhập sâu hơn vào thế giới audiophile, tiếp xúc dần với những hệ thống hi-end tiền tỷ, rồi ultral hi-end tiền nhiều tỷ, tần suất sử dụng các bản nhạc classical của tôi ngày càng gia tăng. Và càng ngày tôi càng thấy nhạc classical thật quyến rũ, những bản nhạc POP ngày càng trở lên nhạt nhẽo, vô hồn... Từ việc chỉ nghe 1-2 phút mỗi bản nhạc, tôi bắt đầu ngồi cả giờ đồng hồ để nghe chọn vẹn một tác phẩm classical. Tôi cũng nhận ra rằng, chính sự phức tạp đã khiến nhạc classical bao gồm tất cả, nó ko cần thiết phải thêm bất cứ "màu âm" nào nữa.

Hãy đưa cho hệ thống "đủ tiêu chuẩn classical" một bản nhạc mà bạn yêu thích và nó sẽ thể hiện tác phẩm theo đúng cái cách mà những nhạc sĩ muốn bạn thưởng thức, đơn giản chỉ có vậy. Thế nhưng đôi lúc sự hoàn hảo không phải lúc nào cũng là điều tốt. Sự tái tạo chính xác đến từng note nhạc, hay chính xác hơn là từng bit nhạc khiến nó cực kỳ kén chọn nguồn nhạc. Khác với những hệ thống rẻ tiền với khả năng tái tạo âm thanh thiếu chính xác sẽ phần nào che giấu đi những khiếm khuyết trong bộ sưu tập nhạc của bạn, nó sẽ phô bày một cách trần trụi, khiến đôi lúc bạn sẽ cảm thấy xấu hổ khi lắng nghe. Những file nhạc MP3, Youtube, Spotify... mà thế giới hòa mình vào hằng ngày bỗng chốc trở nên khô khốc, thiếu đi sự hấp dẫn mà bạn từng biết đến. Thậm chí những file nhạc loseless không còn là chứng nhận chất lượng nữa, bởi lẽ những bản rip không hoàn hảo sẽ bị chỉ mặt điểm tên. Bạn cần những bản nhạc chất lượng nhất và tìm kiếm chúng không phải là điều dễ dàng. Tin tôi đi, hãy bỏ công sức đi tìm những bản nhạc đích thực và thưởng thức nó theo cách mà nó đáng được thưởng thức. Hiện tại, bộ sưu tập nhạc của tôi teo lại thê thảm, chỉ còn hơn nghìn album nhưng đổi lại, tôi có thể nhớ từng vị trí trên ổ đĩa của từng bản nhạc mà ko cần dùng đến công cụ quản lý của các dịch vụ streaming vì tôi đã nghe trọn vẹn tối thiểu 3 lần chứ ko phải mỗi bản nhạc chỉ nghe 30s như trước.

Gần đây, tôi có quen một người bạn được học nhạc từ nhỏ. Cô ấy có thể chơi thành thạo piano và guitar, chơi được một chút violin và thanh nhạc..nhưng không mấy khi nghe nhạc classical. Nhạc classical với cô ấy chỉ quanh những tác giả phổ biến ở Việt Nam như Mozart, Chopin, Beethoven... trong đó, cô ấy rất sợ Beethoven vì cho rằng âm nhạc của ông ấy rất "nặng nề" và "khủng khiếp"... Khi hỏi ra mới biết cô ấy nghe nhạc qua IPhone, tai nghe đi kèm máy và ...Youtube hay những trang chia sẻ nhạc lossless. Tôi đưa cho cô ấy cái tai nghe vẫn dùng để nghe classical (giá sách khoảng 1k USD, giá thị trường đồ cũ khoảng 300 USD) và rất vất vả để nhét gần 5 GB của 5 bản Piano concerto số 5 của Beethoven với định dạng hi-res vào chiếc iPhone. Sau một tuần, cô ấy thốt lên..."sao mà nhạc Beethoven lại hay đến vậy nhỉ !!". Bây giờ thì cô ấy chăm chỉ đi nghe hoà nhạc hơn ... và hầu như chỉ nghe classical.
 

Asura

Xe tăng
Biển số
OF-356606
Ngày cấp bằng
5/3/15
Số km
1,289
Động cơ
301,220 Mã lực
Chúc mừng năm mới cụ nhé
- Cụ vẫn mạnh như ngày nào nhỉ 🙂
Em vẫn như rứa... và chuẩn bị bước vào giai đoạn tiếp theo của cái sự nghe nhạc classical nên đang hơi mông lung chút

Cụ TrueHD có kiến thức nền tốt đấy nhỉ
Chưa có xèng để chơi Ulrta Hi-end thì đành phải chăm chỉ cày sách vở để hoàn thiện bộ sưu tập chuẩn bị cho tương lai thôi cụ :D
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top