Âm nhạc chương trình là âm nhạc mô tả một chủ đề ngoài âm nhạc (một câu chuyện, đối tượng hay khung cảnh..) bằng cách sử dụng những hiệu quả của âm nhạc. Chỉ riêng âm nhạc có khả năng mô tả bất cứ chủ đề nào hay không là một câu hỏi cũ và thật sự chưa bao giờ có câu trả lời. Người ta nghi ngờ rằng liệu thính giả có nhận ra cái gì đang được miêu tả bằng âm nhạc không nếu không có sự trợ giúp của các tiêu đề, các phần tóm lược hay các chú thích chương trình…
Những mô phỏng âm thanh thực tế hiển nhiên, như hiệu ứng tiếng sấm trên trống định âm hay âm thanh gần giống tiếng chim từ sáo, có thể thực hiện được và đã được các nhà soạn nhạc sử dụng từ xưa đến nay. Người nghe có thể nhận ra mà không cần phải được cắt nghĩa đối với Tổ khúc The
Carnival of the
Animals (Le
Carnaval des animaux) của nhà soạn nhạc Pháp Camille Saint-Saëns. Người ta cũng kể răng Nicolo Paganini có thể tái tạo trên cây đàn violin của mình những âm thanh mà chúng ta ngay lập tức nhận ra là âm thanh của một sân nuôi gà vịt hay tiếng chuông nhà thờ. Nhà soạn nhạc Ý Antonio Vivaldi được cho là người tiên phong với một bộ 4 concerto grosso lừng danh của mình -
The Four Seasons. Ngoài việc đặt tên, chú thích cho từng phần, ông có phát hành kèm theo 4 bài thơ.
Trong thời kỳ Cổ điển (khoảng 1750 – 1820) mục tiêu thẩm mỹ của âm nhạc không khuyến khích việc miêu tả những chủ đề ngoài âm nhạc; thay vào đó là tập trung vào việc phối hợp những yếu tố âm nhạc theo quy luật âm nhạc thuần túy. Nếu các tác phẩm khí nhạc của thời kỳ này chứa đựng sự miêu tả thì các yếu tố ngoài âm nhạc thường được làm cho phù hợp trong phạm vi một sự phối hợp các mối liên hệ bằng âm nhạc thuần túy. Một ví dụ cho cách tiếp cận này là bản Giao hưởng số 6 - “Đồng quê” (Pastoral-Sinfonie 1808) của Beethoven. Tuy nhiên, bản Giao hưởng số 5, Beethoven không đặt tên cũng chẳng ghi chú gì cả nhưng mọi người nghe nó đều nhất trí với cái tên "Định mệnh".
Đầu thế kỷ 19, nền âm nhạc chịu ảnh hưởng lớn lao từ một trào lưu văn học được biết đến dưới cái tên Chủ nghĩa lãng mạn. Và cuộc nổi loạn của âm nhạc chương trình thực sự được châm ngòi. Các nhà soạn nhạc để cho chương trình quyết định hình thức toàn thể của một tác phẩm cũng như những mối liên hệ nội tại của nó. Hector Berlioz và Franz Liszt là những người dẫn đầu trong việc phát triển âm nhạc chương trình. Họ đã sáng tác những tác phẩm âm nhạc dựa trên hoặc lấy cảm hứng từ những đề tài văn học, hội họa và những đề tài khác như
Symphonie fantastique (Giao hưởng Ảo tưởng, 1830),
Faust Symphony (1857) và
Dante Symphony (1857) ... Trong những bản giao hưởng trên cũng như trong các tác phẩm như
Les préludes (1854) mà Liszt đã nghĩ ra thuật ngữ
thơ giao hưởng (symphonic poem), Liszt đã sử dụng chủ đề quán xuyến, các tiết nhạc dùng giai điệu đặc biệt để định dạng những nhân vật, những hành động hay biểu tượng. Trong hành trình thế kỷ 19, sự nổi lên của chủ nghĩa dân tộc được phản ánh trong các tác phẩm như
Má vlast (Tổ quốc tôi, 1874-1879), một liên khúc thơ giao hưởng miêu tả các khía cạnh của đất nước quê hương tác giả – Bedřich Smetana và
Finlandia (1900), một bản thơ giao hưởng tha thiết của Jean Sibelius ngợi ca đất nước Phần Lan của ông....
Phiên chợ Ba Tư dù chỉ được liệt vào thể loại Light Music (aka nhạc nhẹ) nhưng cũng có thể coi là thành viên của phong trào nổi loạn này.
Scheherazade - Câu chuyện cổ tích được kể bằng âm nhạc.