- Biển số
- OF-130800
- Ngày cấp bằng
- 14/2/12
- Số km
- 28,292
- Động cơ
- 1,653,577 Mã lực
- Nơi ở
- Đó đây, langthang
Mợ dạo này có j hay ko?
Lâu lâu thấy thớt nổi em lại ghé chơiLâu lâu em tạt vào chào cụ Phan
Mợ dạo này có j hay ko?
Lâu lâu thấy thớt nổi em lại ghé chơiLâu lâu em tạt vào chào cụ Phan
Rõ như mợ nấu cơm hàng ngày nhéNghĩa là sao cụ? Đúng bài đó nhưng được chuyển soạn ấy hả?
Cụ lặn đâu lâu dịaLâu lâu thấy thớt nổi em lại ghé chơi
Cụ đúng là giáo sư âm nhạc. Gì cũng biết mới tài. He heCụ chủ lại sang đàn Nguyệt à?? chắc chắn tương tư bóng Bikini nào rồi
Nguyệt cầm
Trăng nhập vào đây cung nguyệt lạnh,
Trăng thương, trăng nhớ, hỡi trăng ngần.
Đàn buồn, đàn lặng, ôi đàn chậm!
Mỗi giọt rơi tàn như lệ ngân.
Mây vắng, trời trong, đêm thuỷ tinh;
Lung linh bóng sáng bỗng rung mình
Vì nghe nương tử trong câu hát
Đã chết đêm rằm theo nước xanh.
Thu lạnh càng thêm nguyệt tỏ ngời,
Đàn ghê như nước, lạnh, trời ơi...
Long lanh tiếng sỏi vang vang hận:
Trăng nhớ Tầm Dương, nhạc nhớ người...
Bốn bề ánh nhạc: biển pha lê.
Chiếc đảo hồn tôi rợn bốn bề
Sương bạc làm thinh, khuya nín thở
Nghe sầu âm nhạc đến sao Khuê
(Xuân Diệu)
Nhạc sĩ Cung Tiến phổ nhạc thành bài hát cùng tên nhưng cho đến nay chưa có ca sỹ nào hát nổi. Chính xác hơn là Cung Tiến đồng cảm với Xuân Diệu, chuyển Thi thành Từ nhưng từ Thu Vàng đến Hoài cảm, sang Hương xưa và cuối cùng là Nguyệt Cầm, Cung Tiến càng ngày càng đặt yêu cầu cao với ca sỹ. Có lẽ, cũng do chưa ai hát được NGuyệt Cầm mà Cung Tiến không viết thêm ca khúc nào nữa. Cho nên, cụ chủ cẩn thận nha, tình là thứ hại người... nguyệt cầm là thứ sầu chơi vơi
Đêm mùa trăng úa làm vỡ hồn ta...
Ngập ngừng xa...suối thu dồn lá úa trôi qua
Sầu thu, sầu lên vút mịt mù, mà e nhớ hương mùa thu
Trăng Tầm Dương lung linh bóng sáng, từng thoáng lệ ngân, mà hồn phân vân cuồng điên nhớ
Long lanh tiếng Nguyệt Cầm, tiếng đàn trầm
Ai nhớ nương tử một đêm nao trăng thanh trong lời hát... chết theo nước xanh...Chết theo nước xanh...
Ôi đàn trăng cũ làm vỡ hồn anh...
Long lanh long lanh ... trăng chiếu một mình,
khơi vơi khơi vơi ... nhạc lắng tơ ngời
Nguyệt cầm ơi từng lệ ngân, ...
chết từng mùa Xuân...
Đêm ngời men nhớ...Nhạc tê ngời thuở xưa
Trăng sầu riêng chiếc... Trăng sầu riêng chiếc, sầu cho tới bao giờ ?
Hồn ghê bốn bề sao ngợp hồn xanh biếc trời cao
Kià thuyền trăng, trăng nhớ Tầm Dương, nhớ nhạc vàng, đêm ấy thuyền neo bến ấy
Nguyệt Cầm nghe nấc từng câu...
Có hàng mây trắng về đâu?
Mắt chìm sâu, đêm lắng đời sâu
Nguyệt Cầm khơi mãi tình sầu .
Khơi mãi nguồn đêm ...Mùa trăng úa làm vỡ hồn ta...
Ngập ngừng xa suối thu dồn lá úa trôi qua .
Sầu Thu sầu lên vút mịt mù, mà e nhớ hương mùa Thu .
Trăng Tầm Dương lung linh bóng sáng từng thoáng lệ ngân, mà hồn phân vân cuồng điên nhớ .
Long lanh tiếng Nguyệt cầm tiếng đàn trầm .
Ai nhớ Nương Tử một đêm nao trăng thanh trong lời hát, chết theo nước xanh chết theo nước xanh .
Ôi đàn trăng cũ làm vỡ hồn anh.
Văn mợ giầu hình ảnh thế nhỉEm thích nghe đàn Nguyệt và chả thấy sầu j cả, nó nhấm nhằng dền dứ thì ông nhà thơ lại bảo nấc cục. Các cụ hình dung là Đàn Nguyệt như cô gái ấy, biết nhấm nhẳng, dền dứ, lúc thì bốc đồng vui vẻ chứ ko phải bị nấc cục như ông nhà thơ tả do sinh lý hay bệnh lý đâu.
Em sức mấy mà sợ. He heĐấy là em cảnh báo trước cụ NguyenAnhPhan , kẻo đến lúc nghe thấy hồn trăng nhập đàn như Xuân Diệu và Cung Tiến thì khổ
Cụ ấy kiêm văn học, triết học, ẩm thực, âm thanh.. nha cụ. Nói chung bị cụ ấy chê dốt hay bĩu môi thì rất thườngCụ đúng là giáo sư âm nhạc. Gì cũng biết mới tài. He he
Đấy, từ hồi đi học cho đến bi h có mỗi cụ khen văn eVăn mợ giầu hình ảnh thế nhỉ
Văn mợ là "siêu văn" mà. Giáo viên thường thường sao thấm nổi, phải tầm cỡ BaudelaireĐấy, từ hồi đi học cho đến bi h có mỗi cụ khen văn e
Em thì lang thang bang lang tìm kiếm dì mới thôi ạCụ lặn đâu lâu dịa
Đúng là như vậy PN hay cô gái bẩu khó chiều cũng khó thật, cơ mờ tìm hiểu sâu rõ ngọn ngành thì đâu có khó, phải ko ạ.Em thích nghe đàn Nguyệt và chả thấy sầu j cả, nó nhấm nhằng dền dứ thì ông nhà thơ lại bảo nấc cục. Các cụ hình dung là Đàn Nguyệt như cô gái ấy, biết nhấm nhẳng, dền dứ, lúc thì bốc đồng vui vẻ chứ ko phải bị nấc cục như ông nhà thơ tả do sinh lý hay bệnh lý đâu.
Cụ ấy kiêm văn học, triết học, ẩm thực, âm thanh.. nha cụ. Nói chung bị cụ ấy chê dốt hay bĩu môi thì rất thường
Ngạc nhiên chưa. He heĐấy, từ hồi đi học cho đến bi h có mỗi cụ khen văn e
Em tưởng cụ mải gò cương ngựa nơi xa xôi nào cơEm thì lang thang bang lang tìm kiếm dì mới thôi ạ
Đúng là như vậy PN hay cô gái bẩu khó chiều cũng khó thật, cơ mờ tìm hiểu sâu rõ ngọn ngành thì đâu có khó, phải ko ạ.
Baudelaire chắc phải hỏi XD thôi. Chứ em chiu.Văn mợ là "siêu văn" mà. Giáo viên thường thường sao thấm nổi, phải tầm cỡ Baudelaire
Baudelaire và thuyết “Giao ứng”
... Tại Pháp, khuynh hướng lãng mạn đã chấm dứt từ lâu, một cách chính thức là kể từ năm 1843.
Năm 1857, nhà thơ Charles Baudelaire cho xuất bản tập thơ Những bông hoa của tội lỗi (Les Fleurs du mal) đánh dấu một bước quan trọng trong việc từ bỏ khuynh hướng lãng mạn trong thi ca. Tác giả không còn tìm nguồn cảm hứng nơi những mối tình buồn hiu hắt mà ca tụng tình yêu tội lỗi, thú vui nhục dục, lấy đề tài nơi những cảnh thực tế xảy ra trong đời sống đô thị như những người mù, người ăn mày, một xác chết sình thối bên đường… những đề tài không có gì là “nên thơ”.
Một bài thơ có tên là “Giao ứng” (“Correspondances”) được đặt vào phần đầu của tập thơ trong đó tác giả khẳng định rằng bên cạnh thế giới của thực tế cảm nhận được còn có một thế giới tâm linh. Thế giới song song này gieo rắc trong thiên nhiên những dấu hiệu, những tín hiệu, mà chỉ nhà thơ mới hiểu được ý nghĩa. Những người bình thường không thể nào cảm nhận được thế giới đó qua những giác quan thông thường. Giải mã các tín hiệu của thiên nhiên đòi hỏi một sự tương giao giữa các giác quan, thí dụ: cảm nhận một mùi hương cần một sự giao ứng giữa xúc giác, thị giác và khứu giác. Thi sĩ là người có nhiệm vụ giải thích và chuyển các thông điệp của thế giới siêu hình cho những người trần gian.
Như vậy, sau khi mô tả thi sĩ như là một kẻ bị thế gian nguyền rủa, chế nhạo và phỉ báng, Baudelaire khẳng định một vai trò mới cho thi sĩ là người tiên tri, hay là một pháp sư có những khả năng huyền bí, nắm được những bí mật của vũ trụ.
Thuyết giao ứng của Baudelaire được một số thi sĩ lấy làm nền tảng cho một trường phái thi ca mới. Trong một bản tuyên ngôn công bố năm 1886, nhà thơ Jean Moréas xác định các nguyên tắc lý thuyết của trường phái biểu tượng (symbolisme): thế giới không chỉ hạn chế nơi những gì có thể thấy và biết qua các giác quan thông thường mà còn có một thực tế siêu hình có thể được cảm nhận qua thi ca, nhờ sự giao ứng giữa các giác quan.
Rimbaud (1854-1891), một thi sĩ có ảnh hưởng lớn trong trường phái biểu tượng Pháp, xác nhận tính cách huyền bí của sứ mạng nhà thơ: thi sĩ là một nhà tiên tri có khả năng tiếp xúc với không gian của thần linh và truyền cho người đọc những thông điệp của thế giới tâm linh.
Cụ hôm nay lại k có dì ạLâu lâu thấy thớt nổi em lại ghé chơi
Em khoẻ ạHi mợ. Dạo nì em bận quâ. Ít vô được thread chào hỏi cccm .
' Mợ vẫn khỏe chứ ạ
Khỏe là tốt rồi. Em bị cảm, ho rũ ra. Uống thuốc vô nóng hết người ợ .Em khoẻ ạ
Lại vào hóng nhạc của cccm ạ