[Funland] Về Thể Loại Âm Nhạc Không Lời - Những nốt trầm bổng.

NguyenAnhPhan

Xe container
Biển số
OF-726232
Ngày cấp bằng
19/4/20
Số km
9,909
Động cơ
246,801 Mã lực
Tuổi
43
Nơi ở
Hạ Long
Thực ra, em nghĩ cụ chịu bớt chút thời gian, làm một "sợi dây liên lạc" nối suốt Xuân đáo Tương giang - Trường Tương tư - Táng Hoa Ngâm thì tuyệt.
Cụ giúp em vụ này luôn nhé. E dạo này bận bịu thất thường ạ. Lúc rỗi thì mệt lử rồi. Dạo này cũng không chế cháo được gì nữa ☹
 

Asura

Xe tăng
Biển số
OF-356606
Ngày cấp bằng
5/3/15
Số km
1,287
Động cơ
301,246 Mã lực
Nhạc trưởng nữ hiện giờ không còn hiếm nhưng "ăn ảnh" như minh tinh màn bạc thế này thì ... chẹp chep...

Alondra de la Parra, 1980, Mexico
Music director của Queensland Symphony Orchestra 2017-2019
Capture.PNG



 
Chỉnh sửa cuối:

Bang lang

Xe điện
Biển số
OF-22341
Ngày cấp bằng
12/10/08
Số km
4,964
Động cơ
116,974 Mã lực
Nhạc trưởng nữ hiện giờ không còn hiếm nhưng "ăn ảnh" như minh tinh màn bạc thế này thì ... chẹp chep...

Alondra de la Parra, 1980, Mexico
Music director của Queensland Symphony Orchestra 2017-2019
View attachment 7172472


Cô kia có phải mũi Quỳnh ko cụ? Trông xinh thật! Nhưng e ko thích cái bài Borelo kia một tý nào, có tý giai điệu mà lặp đi lặp lại nhàm chán, nhạc duyệt binh. Cụ có biết tại sao lại tên là Borelo ko?
 

Asura

Xe tăng
Biển số
OF-356606
Ngày cấp bằng
5/3/15
Số km
1,287
Động cơ
301,246 Mã lực
Cô kia có phải mũi Quỳnh ko cụ? Trông xinh thật! Nhưng e ko thích cái bài Borelo kia một tý nào, có tý giai điệu mà lặp đi lặp lại nhàm chán, nhạc duyệt binh. Cụ có biết tại sao lại tên là Borelo ko?

Toàn lười GG thôi !! Vũ điệu Bolero Tây Ban Nha thì gọi nó là Bolero thôi. Dân classic có thừa nhận đồ Cuba là Bolero đâu.

Nàng này ko phải mũi quỳnh, là mũi thẳng tắp, đẹp thôi. Mũi quỳnh cong nhẹ lên trên ở , nên nhìn sẽ tươi tắn, linh động hơn chứ ko "trang nghiêm", đầy quyền lực như nàng này.

Bản này bản thân tác giả cũng nói nó quá "đơn giản" nhưng là không gian sáng tạo tuyệt vời cho các nhạc trưởng. Nhạc trường thoải mái chọn loại nhạc cụ, số lượng và cả âm lượng cho từng đoạn nữa. Thậm chí, khi nhạc trưởng thiên tài và đình đám Arturo Toscanini (cũng là bạn thân của Ravel) đã tự biên tự diễn với nhịp tiết nhanh gấp đôi. Ngồi nghe ở dưới, Maurice Ravel không thèm đứng dậy vỗ tay mà đi thẳng vào hậu trường để nói chuyện phải quấy với ông bạn Arturo này. Toscanini không phải người thường và còn có lời phát biểu đã trở thành kinh điển “Ông chẳng hiểu gì về nhạc của ông cả!” Trên đỉnh cao của nghệ thuật âm nhạc, hai bậc danh tài này cãi cọ như trẻ nít. Nhưng họ vẫn là bạn và Boléro có thêm một hào quang là giai thoại Toscanini!

Cách "giải thích" bản Bolero của người đẹp rất đặc biệt đấy. Mợ nghe kỹ và so sánh với các phiên bản khác mà coi !!!
 
Chỉnh sửa cuối:

Bang lang

Xe điện
Biển số
OF-22341
Ngày cấp bằng
12/10/08
Số km
4,964
Động cơ
116,974 Mã lực

Toàn lười GG thôi !! Vũ điệu Bolero Tây Ban Nha thì gọi nó là Bolero thôi. Dân classic có thừa nhận đồ Cuba là Bolero đâu.

Nàng này ko phải mũi quỳnh, là mũi thẳng tắp, đẹp thôi. Mũi quỳnh cong nhẹ lên trên ở , nên nhìn sẽ tươi tắn, linh động hơn chứ ko "trang nghiêm", đầy quyền lực như nàng này.

Bản này bản thân tác giả cũng nói nó quá "đơn giản" nhưng là không gian sáng tạo tuyệt vời cho các nhạc trưởng. Nhạc trường thoải mái chọn loại nhạc cụ, số lượng và cả âm lượng cho từng đoạn nữa. Thậm chí, khi nhạc trưởng thiên tài và đình đàm Arturo Toscanini (cũng là bạn thân của Ravel) đã tự biên tự diễn với nhịp tiết nhanh gấp đôi. Ngồi nghe ở dưới, Marice Ravel không thèm đứng dậy vỗ tay mà đi thẳng vào hậu trường để nói chuyện phải quấy với ông bạn Arturo này. Toscanini không phải người thường và còn có lời phát biểu đã trở thành kinh điển “Ông chẳng hiểu gì về nhạc của ông cả!” Trên đỉnh cao của nghệ thuật âm nhạc, hai bậc danh tài này cãi cọ như trẻ nít. Nhưng họ vẫn là bạn và Boléro có thêm một hào quang là giai thoại Toscanini!

Cách "giải thích" bản Bolero của người đẹp rất đặc biệt đấy. Mợ nghe kỹ và so sánh với các phiên bản khác mà coi !!!
Em thấy dài hơn và phần cuối đúng là khác thật nhưng vẫn nhàm chán:). Cụ biết nhiều nhỉ! Em hỏi cụ vì cụ viết hay hơn:)
 

Asura

Xe tăng
Biển số
OF-356606
Ngày cấp bằng
5/3/15
Số km
1,287
Động cơ
301,246 Mã lực
Em thấy dài hơn và phần cuối đúng là khác thật nhưng vẫn nhàm chán:). Cụ biết nhiều nhỉ! Em hỏi cụ vì cụ viết hay hơn:)
Trọng tâm của em vẫn là người đẹp mà, âm nhạc làm nền thôi. Nhạc hay thì ai còn ngó người nữa >:)

Đây mới là vẻ đẹp. Cái em Lola xôi thịt của mợ cũng lấy âm nhạc classic làm nền nhưng nhìn kiểu gì vẫn thấy ngấy thôi.
 
Chỉnh sửa cuối:

Bang lang

Xe điện
Biển số
OF-22341
Ngày cấp bằng
12/10/08
Số km
4,964
Động cơ
116,974 Mã lực
Trọng tâm của em vẫn là người đẹp mà, âm nhạc làm nền thôi. Nhạc hay thì ai còn ngó người nữa >:)

Đây mới là vẻ đẹp. Cái em Lola xôi thịt của mợ cũng lấy âm nhạc classic làm nền nhưng nhìn kiểu gì vẫn thấy ngấy thôi.
Vâng. Nhưng cô LoLa kia có phải của em đâu, sao cứ có j liên quan đến xôi thịt cụ lại gọi tên em hả?
 

Asura

Xe tăng
Biển số
OF-356606
Ngày cấp bằng
5/3/15
Số km
1,287
Động cơ
301,246 Mã lực
...
Ngay cả Johan Svendsen, chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của các trung tâm âm nhạc lãng mạn Đức, Pháp.. cũng khó thoát khỏi cái bóng của âm hưởng dân gian (có lẽ ngoại trừ Sibelius, theo quan điểm của em)
....
Phải đến "cơn say nắng" của Lalo, âm hưởng dân gian vùng cực Bắc mới được thể hiện đa dạng phong phú và "cân bằng" hơn khi kết hợp với những nét hào hoa lãng mạn trong Fantaisie Norvégienne. Vẫn là violin và dàn nhạn trò chuyện như những đối tác bình đẳng.
....
Thành công vang dội đến mức Lalo đã chuyển soạn nó thành một tác phẩm thuần túy của dàn nhạc, không có nghệ sĩ độc tấu, đặt cho nó cái tên Rapsodie Norvégienne. Nó không còn là một "giấc mộng mơ hồ" về vùng cực Bắc nữa mà đã thành bản trường ca Bắc Cực thực thụ.

Những âm hưởng dân gian (ngũ cung) của vùng cực Bắc được Lalo "phiên dịch" lại và hoàn thiện theo ngôn ngữ thất cung nhưng đã hòa trộn khá nhiều phong cách hào hoa của người Pháp thế kỷ 19. Nhà soạn nhạc nổi tiếng khác sinh ra ở vùng cực Bắc - Edvard Greig - cũng không thoát khỏi ảnh hưởng tương tự, nhưng là với phong cách lãng mạn của người Đức khi ông theo học ở đây. Có lẽ, chỉ Jean Sibelius - một người Phần Lan - mới thực sự lý giải trọn vẹn âm hưởng vùng cực Bắc và đưa nó trở lên nổi tiếng trên thế giới. Âm nhạc của Sibelius có phần khá giống Beethoven ở sự đối lập, tương phản đầy kịch tính (nhiều khi đến dữ dội) nhưng Beethoven nổi tiếng với chủ để con người trong khi thiên nhiên lại được tìm thấy rất nhiều trong âm nhạc của Sibelius.

Phần Lan (và vùng cực Bắc) là vùng đất của những sự tương phản. Những đêm trắng mê hồn của mùa hè, bí ẩn về bóng tối của những tháng mùa đông và chênh lệch nhiệt độ lên tới 80 độ C, thường khó mà người ở nơi khác có thể hiểu được. Sự vĩ đại của Sibelius nằm ở khả năng ông đã hít thở được sự kịch tính của thiên nhiên và tái hiện điều này trong các tác phẩm của mình. Và dĩ nhiên, nhắc đến Sibelius sẽ phải nói đến bài thơ giao hưởng lừng danh - Finlandia. Wagner trở thành anh hùng của nước Đức vì những vở opera sử dụng tiếng Đức và thần thoại dân gian Đức đã góp phần cho công cuộc thống nhất nước Đức. Verdi cũng làm điều tương tự ở Italia. Nhưng chỉ cần một bản Finlandia đã đưa Sibelius lên vị trí anh hùng dân tộc của Phần Lan. Đến nay, Finlandia vẫn được nhiều người Phần Lan coi trọng hơn cả Quốc ca chính thức.

Phần Lan cuối thế kỷ 19 chịu sự đô hộ về thể xác của Nga, về tinh thần của Thụy Điển (tiếng Thụy Điển được dùng chính thức, tiếng Phần Lan được coi là "hạng hai"). Tháng 2/1899, Sa hoàng Nicholas II của nước Nga ban hành “Tuyên bố tháng Hai” trong đó hạn chế quyền tự trị của đại công quốc Phần Lan. Điều này đã thổi bùng lên ngọn lửa phản kháng của dân Phần Lan. Finlandia có nguồn gốc từ phản kháng chính trị. Nó được viết cho Lễ kỷ niệm báo chí Phần Lan năm 1899, một cuộc biểu tình được che đậy kín đáo để ủng hộ tự do báo chí Phần Lan. Cả 4 tác phẩm đóng góp của Sibelius cho cuộc thi kéo dài ba ngày đều được trình diễn trong đêm chung kết. Riêng tác phẩm Phần Lan thức tỉnh nhanh chóng được yêu cầu trở thành một tác phẩm hòa nhạc riêng biệt và Sibelius đã sửa lại nó vào năm sau, đặt cho nó cái tên là Finlandia, như được đề xuất trong một bức thư từ một người hâm mộ ẩn danh. Finlandia đi cùng hành trình đấu tranh của nhân dân Phần Lan cho đến khi đất nước Phần Lan độc lập, tiếng nói Phần Lan được giải phóng năm 1917.


Trích đoạn .. Outside the Limelight (Ballet Theatre Chronicles) của Terez Mertes Rose

"Vì vậy, cô đã nghe một số bản nhạc?" người đàn ông hỏi.
“Tôi đã làm vậy” cô ấy nói. “Chúng tôi đã so sánh nó với hai đoạn trích khác, những sáng tác truyền thống.”
"Sáng tác bởi…?"
“Bach và Jean Sibelius. ”
"Tốt tốt." Người đàn ông gật đầu. "Vậy, phán quyết của bạn là gì?"

Sáng tác của Emily Howell (phần mềm AI chuyên sáng tác nhạc) đã làm cô ngạc nhiên một cách thú vị, một loạt các nốt piano phức hợp bay lượn xung quanh một chủ đề du dương, giống như một thứ gì đó mà Chopin hoặc Scriabin có thể đã sáng tác. Bach rất đáng yêu và chính xác, giống như âm nhạc gặp gỡ toán học. Tuy nhiên, chính Sibelius đã khuấy động cô bằng những kết cấu phong phú và sự độc đáo của nó, và nghịch lý thay, sự đơn giản của nó. Có ít hợp âm hơn. Giai điệu không phức tạp. Nhưng tiếng gọi thê lương của kèn horn, cách chúng duy trì một trong những nốt nhạc của mình theo giai điệu, níu kéo, giữ chặt... là sự miêu tả âm thanh sống động nhất về tình yêu, sự trung thành và khao khát mà cô từng nghe. Nó khiến cổ họng cô co rút, mắt cô cay xè.

“Tôi thích Sibelius hơn,” cô nói với người đàn ông.
"Tại sao?"

“Chà, nó có… nhân tính. Đó là nghệ thuật và khơi gợi cảm xúc thực sự. Bên cạnh nó, Howell dường như chỉ là một sự sắp xếp thông minh, dễ chịu của các nốt nhạc. "
"Nó đã gợi lên loại cảm xúc nào?"
Nhìn qua phòng, cô thấy Anders đang mỉm cười và mải mê nhìn xem người phụ nữ xinh đẹp đối diện anh đang nói gì. Trái tim cô quặn thắt.
“Khao khát,” cô nói.
"Nhưng 'khao khát' này được thể hiện như thế nào trong âm nhạc?" người đàn ông vẫn tiếp tục. “Tôi đoán một khóa nhỏ (cung thứ?), cấu trúc bất hòa của hai nốt nhạc, tiếp theo là độ phân giải. Một cây vĩ cầm độc tấu, hoặc có thể là kèn clarinet, kèn Pháp. Tôi nói đúng chứ? ”
“Đúng vậy,” cô thừa nhận.
"Vì thế. Nếu bạn dạy quy tắc này cho máy tính, chương trình sẽ tiếp tục phân tích điểm của bất kỳ bản nhạc nào được coi là khuấy động tâm hồn và nó sẽ tìm ra các mẫu. Nó học cách thêm vào cấu trúc bất hòa đó, một chút rubato để kéo dài nó ra, hoặc tiếng còi, và voilà như bạn đã khao khát. "

Cô ghét suy nghĩ này. Ghét nó. “Không,” cô ấy phản đối, “..điều đó không thể thực hiện được. Khao khát không đến từ những nhạc cụ hay những nốt nhạc, nó đến từ con người - con người sáng tác ra nó . Tôi chắc chắn về điều đó. Niềm khao khát lấp đầy một con người, nó tràn ngập thế giới của họ. Làm thế nào mà một máy tính biết bất kỳ hình thức khao khát hoặc thiếu thốn nào? ....Không có gì là không thể đạt được đối với một máy tính. Bạn chỉ có thể cung cấp thêm dữ liệu cho nó ”. Những suy nghĩ và lời nói lộn xộn tuôn ra. “Tạo ra nghệ thuật đòi hỏi phải cảm thấy đau đớn, có một tâm hồn bị nhồi nhét bởi những cảm xúc phức tạp mà không có cách nào giải phóng ngoài nghệ thuật của bạn. Máy tính có thể mô phỏng nghệ thuật một cách khéo léo. Không còn gì hơn. Mặt khác, làm người, chứa đựng tất cả nỗi đau đó có ích gì? ”

She hated this thought. Hated it. “No,” she protested, “that doesn’t cover it. Longing didn’t come from the instruments or the notes, it came from the man, the human composing it. I’m sure of it. Longing fills a human, it permeates their world. How could a computer experience longing or shortcomings of any type? Nothing is unattainable for a computer. You can just feed it more data.” The thoughts and words tumbled out. “Creating art requires feeling pain, having a soul that’s crammed with complex emotions that have nowhere to go but into your art. A computer can cleverly simulate art. Nothing more. Otherwise, what’s the point of being human, of harboring all that pain?”

Ý nghĩ mới này ập đến cô, cứa vào cô quá mạnh, khiến cô muốn khóc, vì nửa tá lý do, hầu hết đều mơ hồ và không xác định, nhưng rất thực, thực đến đau đớn. Không nghi ngờ gì nữa, cô biết rằng Sibelius đã chạm được tới sâu thẳm trong trái tim mình, linh hồn của mình, để tạo ra tác phẩm này. Giai điệu đơn giản nhưng đã gợi lên, chỉ trong một vài nốt nhạc, tiếng nói yêu nước, về nền tự do của một đất nước.
 
Chỉnh sửa cuối:

Bang lang

Xe điện
Biển số
OF-22341
Ngày cấp bằng
12/10/08
Số km
4,964
Động cơ
116,974 Mã lực
Những âm hưởng dân gian (ngũ cung) của vùng cực Bắc được Lalo "phiên dịch" lại và hoàn thiện theo ngôn ngữ thất cung nhưng đã hòa trộn khá nhiều phong cách hào hoa của người Pháp thế kỷ 19. Nhà soạn nhạc nổi tiếng khác sinh ra ở vùng cực Bắc - Edvard Greig - cũng không thoát khỏi ảnh hưởng tương tự, nhưng là với phong cách lãng mạn của người Đức khi ông theo học ở đây. Có lẽ, chỉ Jean Sibelius - một người Phần Lan - mới thực sự lý giải trọn vẹn âm hưởng vùng cực Bắc và đưa nó trở lên nổi tiếng trên thế giới. Âm nhạc của Sibelius có phần khá giống Beethoven ở sự đối lập, tương phản đầy kịch tính (nhiều khi đến dữ dội) nhưng Beethoven nổi tiếng với chủ để con người trong khi thiên nhiên lại được tìm thấy rất nhiều trong âm nhạc của Sibelius.

Phần Lan (và vùng cực Bắc) là vùng đất của những sự tương phản. Những đêm trắng mê hồn của mùa hè, bí ẩn về bóng tối của những tháng mùa đông và chênh lệch nhiệt độ lên tới 80 độ C, thường khó mà người ở nơi khác có thể hiểu được. Sự vĩ đại của Sibelius nằm ở khả năng ông đã hít thở được sự kịch tính của thiên nhiên và tái hiện điều này trong các tác phẩm của mình. Và dĩ nhiên, nhắc đến Sibelius sẽ phải nói đến bài thơ giao hưởng lừng danh - Finlandia. Wagner trở thành anh hùng của nước Đức vì những vở opera sử dụng tiếng Đức và thần thoại dân gian Đức đã góp phần cho công cuộc thống nhất nước Đức. Verdi cũng làm điều tương tự ở Italia. Nhưng chỉ cần một bản Finlandia đã đưa Sibelius lên vị trí anh hùng dân tộc của Phần Lan. Đến nay, Finlandia vẫn được nhiều người Phần Lan coi trọng hơn cả Quốc ca chính thức.

Phần Lan cuối thế kỷ 19 chịu sự đô hộ về thể xác của Nga, về tinh thần của Thụy Điển (tiếng Thụy Điển được dùng chính thức, tiếng Phần Lan được coi là "hạng hai"). Tháng 2/1899, Sa hoàng Nicholas II của nước Nga ban hành “Tuyên bố tháng Hai” trong đó hạn chế quyền tự trị của đại công quốc Phần Lan. Điều này đã thổi bùng lên ngọn lửa phản kháng của dân Phần Lan. Finlandia có nguồn gốc từ phản kháng chính trị. Nó được viết cho Lễ kỷ niệm báo chí Phần Lan năm 1899, một cuộc biểu tình được che đậy kín đáo để ủng hộ tự do báo chí Phần Lan. Cả 4 tác phẩm đóng góp của Sibelius cho cuộc thi kéo dài ba ngày đều được trình diễn trong đêm chung kết. Riêng tác phẩm Phần Lan thức tỉnh nhanh chóng được yêu cầu trở thành một tác phẩm hòa nhạc riêng biệt và Sibelius đã sửa lại nó vào năm sau, đặt cho nó cái tên là Finlandia, như được đề xuất trong một bức thư từ một người hâm mộ ẩn danh. Finlandia đi cùng hành trình đấu tranh của nhân dân Phần Lan cho đến khi đất nước Phần Lan độc lập, tiếng nói Phần Lan được giải phóng năm 1917.


Trích đoạn .. Outside the Limelight (Ballet Theatre Chronicles) của Terez Mertes Rose

"Vì vậy, cô đã nghe một số bản nhạc?" người đàn ông hỏi.
“Tôi đã làm vậy” cô ấy nói. “Chúng tôi đã so sánh nó với hai đoạn trích khác, những sáng tác truyền thống.”
"Sáng tác bởi…?"
“Bach và Jean Sibelius. ”
"Tốt tốt." Người đàn ông gật đầu. "Vậy, phán quyết của bạn là gì?"

Sáng tác của Emily Howell (phần mềm AI chuyên sáng tác nhạc) đã làm cô ngạc nhiên một cách thú vị, một loạt các nốt piano phức hợp bay lượn xung quanh một chủ đề du dương, giống như một thứ gì đó mà Chopin hoặc Scriabin có thể đã sáng tác. Bach rất đáng yêu và chính xác, giống như âm nhạc gặp gỡ toán học. Tuy nhiên, chính Sibelius đã khuấy động cô bằng những kết cấu phong phú và sự độc đáo của nó, và nghịch lý thay, sự đơn giản của nó. Có ít hợp âm hơn. Giai điệu không phức tạp. Nhưng tiếng gọi thê lương của kèn horn, cách chúng duy trì một trong những nốt nhạc của mình theo giai điệu, níu kéo, giữ chặt... là sự miêu tả âm thanh sống động nhất về tình yêu, sự trung thành và khao khát mà cô từng nghe. Nó khiến cổ họng cô co rút, mắt cô cay xè.

“Tôi thích Sibelius hơn,” cô nói với người đàn ông.
"Tại sao?"

“Chà, nó có… nhân tính. Đó là nghệ thuật và khơi gợi cảm xúc thực sự. Bên cạnh nó, Howell dường như chỉ là một sự sắp xếp thông minh, dễ chịu của các nốt nhạc. "
"Nó đã gợi lên loại cảm xúc nào?"
Nhìn qua phòng, cô thấy Anders đang mỉm cười và mải mê nhìn xem người phụ nữ xinh đẹp đối diện anh đang nói gì. Trái tim cô quặn thắt.
“Khao khát,” cô nói.
"Nhưng 'khao khát' này được thể hiện như thế nào trong âm nhạc?" người đàn ông vẫn tiếp tục. “Tôi đoán một khóa nhỏ (cung thứ?), cấu trúc bất hòa của hai nốt nhạc, tiếp theo là độ phân giải. Một cây vĩ cầm độc tấu, hoặc có thể là kèn clarinet, kèn Pháp. Tôi nói đúng chứ? ”
“Đúng vậy,” cô thừa nhận.
"Vì thế. Nếu bạn dạy quy tắc này cho máy tính, chương trình sẽ tiếp tục phân tích điểm của bất kỳ bản nhạc nào được coi là khuấy động tâm hồn và nó sẽ tìm ra các mẫu. Nó học cách thêm vào cấu trúc bất hòa đó, một chút rubato để kéo dài nó ra, hoặc tiếng còi, và voilà như bạn đã khao khát. "

Cô ghét suy nghĩ này. Ghét nó. “Không,” cô ấy phản đối, “..điều đó không thể thực hiện được. Khao khát không đến từ những nhạc cụ hay những nốt nhạc, nó đến từ con người - con người sáng tác ra nó . Tôi chắc chắn về điều đó. Niềm khao khát lấp đầy một con người, nó tràn ngập thế giới của họ. Làm thế nào mà một máy tính biết bất kỳ hình thức khao khát hoặc thiếu thốn nào? ....Không có gì là không thể đạt được đối với một máy tính. Bạn chỉ có thể cung cấp thêm dữ liệu cho nó ”. Những suy nghĩ và lời nói lộn xộn tuôn ra. “Tạo ra nghệ thuật đòi hỏi phải cảm thấy đau đớn, có một tâm hồn bị nhồi nhét bởi những cảm xúc phức tạp mà không có cách nào giải phóng ngoài nghệ thuật của bạn. Máy tính có thể mô phỏng nghệ thuật một cách khéo léo. Không còn gì hơn. Mặt khác, làm người, chứa đựng tất cả nỗi đau đó có ích gì? ”

She hated this thought. Hated it. “No,” she protested, “that doesn’t cover it. Longing didn’t come from the instruments or the notes, it came from the man, the human composing it. I’m sure of it. Longing fills a human, it permeates their world. How could a computer experience longing or shortcomings of any type? Nothing is unattainable for a computer. You can just feed it more data.” The thoughts and words tumbled out. “Creating art requires feeling pain, having a soul that’s crammed with complex emotions that have nowhere to go but into your art. A computer can cleverly simulate art. Nothing more. Otherwise, what’s the point of being human, of harboring all that pain?”

Ý nghĩ mới này ập đến cô, cứa vào cô quá mạnh, khiến cô muốn khóc, vì nửa tá lý do, hầu hết đều mơ hồ và không xác định, nhưng rất thực, thực đến đau đớn. Không nghi ngờ gì nữa, cô biết rằng Sibelius đã chạm được tới sâu thẳm trong trái tim mình, linh hồn của mình, để tạo ra tác phẩm này. Giai điệu đơn giản nhưng đã gợi lên, chỉ trong một vài nốt nhạc, tiếng nói yêu nước, về nền tự do của một đất nước.
Uầy, Cụ viết thế này thì em càng ko tự tin để viết nữa, Cụ thật thông thái Asura !, đúng là người đọc sách có khác. Hai cái clip trên em chưa nghe ra, chắc em phải nghe bản full mới cảm nhận được. Em thích đoạn cô gái nói về "khao khát" và "đau đớn" khi nói về nghệ thuật, quả đúng như vậy, đó là lý do em rất thích Zigeunerweisen , chỉ vài phút nhưng đưa người nghe trải nghiệm được nhiều cảm xúc mà chẳng cần từ ngữ nào.
 

Asura

Xe tăng
Biển số
OF-356606
Ngày cấp bằng
5/3/15
Số km
1,287
Động cơ
301,246 Mã lực
....Em thích đoạn cô gái nói về "khao khát" và "đau đớn" khi nói về nghệ thuật, quả đúng như vậy, đó là lý do em rất thích Zigeunerweisen , chỉ vài phút nhưng đưa người nghe trải nghiệm được nhiều cảm xúc mà chẳng cần từ ngữ nào.
Tên truyện có rồi, chỉ việc tìm đọc và dịch, rồi chia sẻ với mọi người.

Em mù tiếng Anh, dùng GG là chính...đoạn sau em dịch ko nổi, đọc GG thì thấy sai sai...nên quote nguyên văn. Trước hết mợ dịch đoạn đó đi đã.

P S: Mợ thấy hay mà ko chịu đọc, toàn tìm mấy truyện ngôn tình rẻ tiền, tu tiên nhảm nhí...ko đem lại chút tri thức hay nhận thức mới nào về thế giới ngoài việc lãng phí thời gian và mụ mị đầu óc o:-)
 
Chỉnh sửa cuối:

Bang lang

Xe điện
Biển số
OF-22341
Ngày cấp bằng
12/10/08
Số km
4,964
Động cơ
116,974 Mã lực
Tên truyện có rồi, chỉ việc tìm đọc và dịch, rồi chia sẻ với mọi người.

Em mù tiếng Anh, dùng GG là chính...đoạn sau em dịch ko nổi, đọc GG thì thấy sai sai...nên quote nguyên văn. Trước hết mợ dịch đoạn đó đi đã.

P S: Mợ thấy hay mà ko chịu đọc, toàn tìm mấy truyện ngôn tình rẻ tiền, tu tiên nhảm nhí...ko đem lại chút tri thức hay nhận thức mới nào về thế giới ngoài việc lãng phí thời gian và mụ mị đầu óc o:-)
Oach! Sao tự dưng cụ lại mắng em. Em thích mấy truyện đấy vì nó ko có thật, đọc lại ko phải nghĩ. Em sẽ cố dịch trả bài cho cụ để cụ phục em nhá!
 

Asura

Xe tăng
Biển số
OF-356606
Ngày cấp bằng
5/3/15
Số km
1,287
Động cơ
301,246 Mã lực
Jean Sibelius bắt đầu làm quen với âm nhạc bằng các bài học piano từ bà của ông. Tuy nhiên, Sibelius là một học sinh rắc rối, ông chưa bao giờ thực sự chơi piano. Đến năm 14 tuổi, ông phát hiện ra cây vĩ cầm - violin và thốt lên “Khi tôi chơi, tôi tràn ngập một cảm giác kỳ lạ; nó như thể nội tâm/ cánh cửa bí mật của âm nhạc đã mở ra với tôi" . Ông mơ ước trở thành một nghệ sĩ vĩ cầm điêu luyện và nghiêm túc theo đuổi sự nghiệp biểu diễn suốt quãng đời còn lại. Thật không may, sự khởi đầu muộn màng ấy kết hợp với chứng sợ sân khấu đã ngăn cản giấc mơ của ông thành hiện thực (theo em biết, sau 8 tuổi sẽ ko học được violin nữa, với piano là 13). Tuy nhiên, nhiều năm sau, tình yêu của ông dành cho cây vĩ cầm đã thấy lối thoát trong kiệt tác vĩ đại nhất của mình: Violin Concerto cung Đô thứ.

Thời điểm Sibelius bắt đầu thực hiện bản concerto vào năm 1902, ông đã ngoài 30 tuổi, với hai bản giao hưởng, Finlandia và nhiều tác phẩm khác, ông đã khẳng định mình là nhà soạn nhạc hàng đầu của đất nước Phần Lan mới nổi. Mặc dù thành công trong sự nghiệp, được chính phủ Phần Lan trợ cấp khá hậu hĩnh, cuộc sống cá nhân của Sibelius thường xuyên xáo trộn trong thời kỳ này. Sở hữu một tính cách mơ mộng, u sầu, tật nghiện rượu từ thủa sinh viên của Sibelius ngày càng nặng và thói quen tiêu xài tùy ý đã khiến cuộc sống gia đình của ông trở nên căng thẳng vô cùng. Nghệ sĩ violin người Đức Willy Burmeister, violinist hàng đại thụ những năm 1890s, đã thúc đẩy Sibelius viết một bản concerto cho violin. Khi Sibelius gửi cho Burmeister một bản sao của bản nhạc, nghệ sĩ vĩ cầm đã rất phấn khởi và nghĩ rằng mình sẽ biểu diễn buổi ra mắt thế giới của nó. Nhưng Sibelius, vốn luôn gặp khó khăn về tài chính, muốn công chiếu tác phẩm sớm hơn so với lịch trình của Burmeister. Do đó, Victor Nováček, một giáo viên violin địa phương, đã được chọn với Sibelius chỉ huy Dàn nhạc Helsinki Philharmonic vào ngày 8 tháng 2 năm 1904. Buổi biểu diễn là một thảm họa. Bản nhạc quá phức tạp cả về nội dung hình thức lẫn tinh thần. Nováček đã làm cho mọi thứ trở nên lộn xộn. Thất bại cay đắng cho khát vọng lớn lao này khiến Sibelius đặt lệnh cấm biểu diễn vĩnh viễn phiên bản gốc này. Sibelius sửa lại bản concerto của mình vào năm 1905 theo hướng rút gọn lại. Và Burmeister lần nữa cầu xin nhà soạn nhạc cho anh ấy được trình diễn trước công chúng. Anh ấy viết, "Tôi sẽ chơi bản concerto ở Helsinki theo cách mà cả thành phố sẽ ở dưới chân anh." Nhưng Burmeister không bao giờ có cơ hội, nguyên nhân chính vẫn là điều bí ẩn. Tới tận năm 1990, hãng thu âm nổi tiếng BIS mới thuyết phục được gia đình Sibelius dỡ bỏ lệnh cấm vận đối với phiên bản gốc của bản concerto và cho phép thu âm cả hai phiên bản. Leonidas Kavakos đến nay vẫn là violinist duy nhất có được vinh dự này.

Nhạc trưởng kiêm nhà soạn nhạc Leif Segerstam gọi nó là Universal Concerto. “Bạn không cần phải là một nhạc sĩ để hiểu được cảm giác bí ẩn của nó...Chương 2 là trung tâm thực sự của tác phẩm. Nó giống như hai người nhìn chằm chằm vào mắt nhau, tự ngạc nhiên về mức độ sâu sắc mà họ có thể đạt được trong hành động vĩ đại nhất của tự nhiên, sự sinh sản. ...”

Violinist Tasmin Little thừa nhận: “Đó là một tác phẩm tối tăm và nhức nhối. Nếu bạn muốn thưởng thức chiều sâu và đỉnh cao của trải nghiệm, đây là bản concerto phải nghe... Leif Segerstam đúng 100% khi anh ấy nói rằng nó (chương 2) giống như một bài thơ về tính dục và là trái tim của tác phẩm - đó là thứ âm nhạc mạnh mẽ, mạnh mẽ và sâu sắc nhất mà tôi có thể nghĩ đến. Nó khiến tôi nổi da gà. Ngay cả khi tôi mới tám tuổi, tôi đã có thể hiểu rằng đây là phần quan trọng nhất của bản concerto... "

Có lẽ tình yêu cuồng nhiệt, mê đắm nhưng ko bao giờ đạt được của Sibelius với cây đàn violin đã tạo nên đoạn Adagio đỉnh cao này... Tình chỉ đẹp khi còn dang dở !!!! Và có lẽ đó cũng là lý do Sibelius giành không gian rất lớn cho violin và bỏ qua truyền thống khi kéo phần cadenza lên giữa chương thay vì thường xuất hiện ở phần cuối của mỗi chương, như một bản tổng kết cho màn trình diễn điêu luyện của nghệ sĩ solo. Trước đó, trong bản Violin Concerto lừng danh của mình, Mendelssohn đã chuyển phần cadenza từ cuối chương đến ngay sau khúc giữa (mid-end), làm cho nó trở thành cao trào của tác phẩm về mặt cấu trúc. Trong bản concerto của riêng mình, Sibelius đã đưa sự đổi mới của Mendelssohn lên một bước xa hơn và tỷ trọng của phần cadenza cũng được gia tăng đáng kể so với truyền thống.


Và dĩ nhiên, "dị bản" hấp dẫn nhất vẫn là Patricia Kopatchinskaja


Chuyện kể rằng ....
....
Nó phức tạp, hấp dẫn, phức tạp một cách quỷ dị, và nghe không giống như những bản concerto khác trong các tiết mục violin. Nghe bản concerto cho violin của nhà soạn nhạc Phần Lan Jean Sibelius, bạn nghe thấy đêm tối mịt mù; giai điệu tinh khiết, tinh khiết bên trên phần đệm của dây pianissimo (ánh sao có âm thanh !); các mô típ được ấp ủ; một cây vĩ cầm than thở nhưng không ngừng cất tiếng hát. Trong chương thứ hai, adagio di molto , một giai điệu tuyệt đẹp phát ra giữa những âm vực thấp hơn khiến trái tim của bạn căng phồng và căng phồng, ngay cả khi nó đang tan vỡ.

“Một chương thật ám ảnh, quá dữ dội,...” nhân vật nghệ sĩ vĩ cầm của tôi, Montserrat kể lại với Alice. Nhiều năm trước, cô đã biểu diễn bản concerto trong một cuộc thi quốc tế, với nỗi lo lắng và tuyệt vọng đè nặng.

“...Bạn nghe thấy tiếng kèn đồng từ dàn nhạc vang lên chậm chãi, và bạn đang đứng đó với cây vĩ cầm của mình trong cố gắng tuyệt vọng… Tôi không biết nữa. Phải sống sót. Phải tồn tại trong nghịch cảnh. Áp lực đau đớn của nó - tôi cảm thấy mình như một con chim chết trong mùa đông, biết rằng mình sẽ chết, vì cái lạnh quá khó để vượt qua. Nhưng bạn biết không? Tôi cá rằng con chim đó sẽ tiếp tục hót ngọt ngào cho đến trước khi nó chết. Bởi vì bạn có thể làm gì khác nếu bạn sinh ra để hát? Đó là những gì chương Adagio sẽ luôn dành cho tôi. Đúng, cảm giác đó."

Bí mật nhỏ tuyệt vọng

...Sáng hôm sau - sự thật là chỉ vài giờ sau, Montserrat tỉnh dậy và lao ra khỏi chiếc giường xa lạ, nhăn mặt vì mùi rượu ngọt kinh khủng trong miệng. Trong phòng tắm bằng đá cẩm thạch và chrome sáng lấp lánh, cô nhìn người xa lạ trong gương và nhắm nghiền mắt cho đến khi hết cảm giác buồn nôn. Sau đó, cô đun nước nóng cho đến khi nổi váng, chà xát mặt, tay đến mức cả hai đều cảm thấy thô ráp và ngứa ran. Cô lau khô người, mặc quần áo và chuồn ra khỏi căn hộ. Bên ngoài, cô đi bộ một dặm trong buổi sáng London xám xịt vì mưa phùn trước khi bắt xe buýt về căn hộ của mình. Âm nhạc, cô tự nhủ. Sibelius. Điều duy nhất quan trọng lúc này. Mặc dù cô đã định tránh xa buổi hòa nhạc vào ngày hôm nay, ngày thi đấu, nhưng đó là nơi duy nhất cô có thể ở trong mười giờ tới. Cái cảm giác đó, ...và Bach Chaconne, bản nhạc thuần khiết nhất, xa tầm với nhất mà cô từng chơi — âm nhạc như một lời cầu nguyện. Hay thời khắc thú tội.

Cơn buồn ngủ và cảm giác thèm ăn biến mất khi cô luyện tập một cách chậm rãi, theo phương pháp quen thuộc, vượt qua một loạt âm giai và hợp âm rải, sau đó là những đoạn phức tạp của bản concerto, rồi đến Chaconne. Quay lại Sibelius ..và một lần nữa đến Chaconne. Cô trở nên bình tĩnh hơn, ổn định trong trạng thái thiền định của sự nhạy cảm cao độ, trạng thái giúp cô có thể trình tấu tốt nhất. Và vấn đề còn lại là thời gian.

Cô là người biểu diễn thứ hai trong số sáu người vào chung kết chơi trước một đám đông đã mua hết sạch vé tại Royal Festival Hall. Cô cố nán lại thêm một phút khi vào nhà vệ sinh ngoài sân khấu. Cuối cùng, cô bị vấp ngã trên sân khấu, ánh đèn rực rỡ tấn công cô, tiếng sột soạt của chiếc váy dạ hội bằng vải taffeta của cô khi cô loạng choạng bước đến vị trí của mình bên cạnh nhạc trưởng. Cô điều chỉnh cây vỹ cầm Vuillaume, siết dây thêm một milimet, rồi gật đầu ra hiệu sẵn sàng với nhạc trưởng.

Các note/bar nhạc mở đầu luôn là tồi tệ nhất. Chúng chưa bao giờ phát triển nhanh hơn nỗi sợ sân khấu của cô, ngay cả sau nhiều năm biểu diễn dưới áp lực ngày càng cao. Cô biết, ngay cả trong hoàn cảnh tốt nhất, sức chịu đựng và sự bền bỉ cần thiết đối với (âm nhạc) Sibelius là rất lớn. Nhưng những tháng chuẩn bị của cô đã được đền đáp, cách cô đã luyện tâp, bỏ qua, lại luyệt tập từ những cách tư duy khác nhau, chơi những đoạn ngược, thậm chí chơi trong bóng tối của tủ quần áo. Việc học vẹt và phân tích kỹ thuật giờ đã biến mất khi các ngón tay của cô hạ xuống với trí nhớ hoàn hảo và độ chính xác trên từng nốt nhạc. Âm nhạc ngấm vào cô, thay thế sự sợ hãi trên sân khấu của cô bằng sự tập trung.

Chương đầu tiên rất "sân khấu" và hoành tráng, giọng độc tấu violin của cô bùng lên, tăng dần cường độ giữa âm thanh của dàn nhạc. Những phân đoạn thật khó nhằn - hai lần dừng lại với những đoạn láy trill kéo dài; trượt nhanh chóng từ nốt thấp nhất đến nốt cao nhất, những quãng tám kép (octave double-stops )... tất cả đều phải truyền đạt cảm giác khao khát khôn tả mà Sibelius gợi lên rất rõ, một mùa đông của tâm hồn, ám ảnh trong vẻ đẹp của nó, kết tinh trong sự trong trẻo của nó.

Lần đầu tiên nghe chương thứ hai, adagio di molto , cô đã cúi đầu và khóc. Trong khi cô đã học cách kiềm chế cảm xúc, cảm giác đó vẫn còn nguyên trong tiếng thở than của cây vĩ cầm. Sự bất hòa từ bộ kèn đồng brass giữ cho cả chương không biến thành ủy mị, u ám. Đó là âm thanh đại diện cho niềm hy vọng giữa bóng tối. Sau đó, đến lượt cô phải vật lộn, hết lần này đến lần khác, giống như với Bach Chaconne, nỗ lực kết nối với một thứ gì đó quá thiêng liêng, quá xa tầm với. Cô chỉ có thể kéo đàn và hy vọng sự tuyệt vọng của cô không ảnh hưởng đến bản nhạc. Đặc biệt là đêm nay, đêm tuyệt vọng.

Trước đây, cô chưa bao giờ phụ thuộc nhiều vào dàn nhạc, cũng như không được đền đáp xứng đáng bởi những nỗ lực của họ. Nhưng hiện tại, như thể cảm nhận được nguồn năng lượng thất bại của cô, họ bỗng chơi chặt chẽ, bay bổng trong chương Adagio, sau đó hỗ trợ cô trong chương ba khi cô thất thần, rối loạn vì phải sử dụng đến những "nguồn lực dự trữ không xác định" để xử lý bản nhạc. Trong giây lát, hồn cô như rời khỏi thân xác, bay lên,.. ngạc nhiên trước sự sạch sẽ, trổi chảy của những trường đoạn phức tạp....cảm giác điện giật tỏa ra khắp hội trường. Cô quan sát người nghệ sĩ solo xanh xao, lắc lư và tự hỏi cô ấy có thể tồn tại được bao lâu nữa khi năng lượng của cô ấy không còn.


Câu trả lời: sau khi cô ấy trình tấu xong. Giữa những tràng pháo tay như sấm, cô bắt tay vỹ cầm trưởng và nhạc trưởng, cúi đầu chào khán giả mà không bị nghiêng ngả. Cô thấy như đang chắp cánh bay lên, mờ ảo một cách kỳ lạ và không rõ ràng. Ở đó, cô cảm thấy có những cánh tay ôm lấy mình và cố gắng để chạm vào cây vỹ cầm Vuillaume của cô khi cô lướt đi nhẹ nhàng, mềm mai trên sàn bê tông.

Bóng đêm không còn lạnh lẽo, thật yên bình.
 
Chỉnh sửa cuối:

Bang lang

Xe điện
Biển số
OF-22341
Ngày cấp bằng
12/10/08
Số km
4,964
Động cơ
116,974 Mã lực
Jean Sibelius bắt đầu làm quen với âm nhạc với các bài học piano từ bà của ông. Tuy nhiên, Sibelius là một học sinh rắc rối, ông chưa bao giờ thực sự đi chơi piano. Đến năm 14 tuổi, ông đã phát hiện ra cây vĩ cầm - violin và thốt lên “Khi tôi chơi, tôi tràn ngập một cảm giác kỳ lạ; nó như thể nội tâm/ cánh cửa bí mật của âm nhạc đã mở ra với tôi" . Ông mơ ước trở thành một nghệ sĩ vĩ cầm điêu luyện và nghiêm túc theo đuổi sự nghiệp biểu diễn suốt quãng đời còn lại. Thật không may, sự khởi đầu muộn màng ấy kết hợp với chứng sợ sân khấu đã ngăn cản giấc mơ của ông thành hiện thực (theo em biết, sau 8 tuổi sẽ ko học được violin nữa, với piano là 13). Tuy nhiên, nhiều năm sau, tình yêu của ông dành cho cây vĩ cầm đã thấy lối thoát trong những kiệt tác vĩ đại nhất của ông: Violin Concerto cung Đô thứ.

Thời điểm Sibelius bắt đầu thực hiện bản concerto vào năm 1902, ông đã ngoài 30 tuổi, và với hai bản giao hưởng, Finlandia và nhiều tác phẩm khác, ông đã tự khẳng định mình là nhà soạn nhạc hàng đầu của đất nước Phần Lan mới nổi. Mặc dù thành công trong sự nghiệp, được chính phủ Phần Lan trợ cấp khá hậu hĩnh, cuộc sống cá nhân của Sibelius thường xuyên xáo trộn trong thời kỳ này. Sở hữu một tính cách mơ mộng, u sầu, tật nghiện rượu từ thủa sinh viên của Sibelius ngày càng nặng và thói quen tiêu xài tùy ý đã khiến cuộc sống gia đình của ông trở nên căng thẳng vô cùng. Nghệ sĩ violin người Đức Willy Burmeister, violinist hàng đại thụ những năm 1890s, đã thúc đẩy Sibelius để viết một bản concerto cho violin. Khi Sibelius gửi cho Burmeister một bản sao của bản nhạc, nghệ sĩ vĩ cầm đã rất phấn khởi và nghĩ rằng anh ta sẽ biểu diễn buổi ra mắt thế giới của nó. Nhưng Sibelius, luôn gặp khó khăn về tài chính, muốn công chiếu tác phẩm sớm hơn so với lịch trình của Burmeister. Do đó, Victor Nováček, một giáo viên violin địa phương, đã được chọn với Sibelius chỉ huy Dàn nhạc Helsinki Philharmonic vào ngày 8 tháng 2 năm 1904. Buổi biểu diễn là một thảm họa. Bản nhạc quá phức tạp cả về nội dung hình thức lẫn tinh thần. Nováček, đã làm cho mọi thứ trở nên lộn xộn. Thất bại này đã khiến Sibelius đặt lệnh cấm biểu diễn phiên bản gốc này. Sibelius sửa lại bản concerto của mình vào năm 1905 và Burmeister cầu xin nhà soạn nhạc cho ông được công chiếu. Anh ấy viết, "Tôi sẽ chơi bản concerto ở Helsinki theo cách mà thành phố sẽ ở dưới chân anh." Nhưng Burmeister không bao giờ có cơ hội, nguyên nhân chính vẫn là điều bí ẩn. Tới tận năm 1990, hãng thu âm nổi tiếng BIS mới thuyết phục được gia đình Sibelius dỡ bỏ lệnh cấm vận đối với bản nhạc gốc của bản concerto và cho phép thu âm cả hai phiên bản, Leonidas Kavakos đến nay vẫn là violinist duy nhất có được vinh dự này.

Nhạc trưởng kiêm nhà soạn nhạc Leif Segerstam gọi nó là Universal Concerto. “Bạn không cần phải là một nhạc sĩ để hiểu được cảm giác bí ẩn của nó...Chương 2 là trung tâm thực sự của tác phẩm. Nó giống như hai người nhìn chằm chằm vào mắt nhau, tự ngạc nhiên về mức độ sâu sắc mà họ có thể đạt được trong hành động vĩ đại nhất của tự nhiên, sự sinh sản. ...”

Violinist Tasmin Little thừa nhận: “Đó là một tác phẩm tối tăm và nhức nhối. Nếu bạn muốn thưởng thức chiều sâu và đỉnh cao của trải nghiệm, đây là bản concerto phải nghe... Leif Segerstam đúng 100% khi anh ấy nói rằng nó giống như một bài thơ về tình dục và là trái tim của tác phẩm - đó là thứ âm nhạc mạnh mẽ, mạnh mẽ và sâu sắc nhất mà tôi có thể nghĩ đến. Nó khiến tôi nổi da gà. Ngay cả khi tôi tám tuổi, tôi có thể hiểu rằng đây là một phần quan trọng của bản concerto... "

Có lẽ tình yêu cuồng nhiệt, mê đắm nhưng ko bao giờ đạt được của Sibelius với cây đàn violin đã tạo nên đoạn Adagio đỉnh cao này... Tình chỉ đẹp khi còn dang dở !!!! Và có lẽ đó cũng là lý do Sibelius giành không gian rất lớn cho violin và bỏ qua truyền thống khi kéo phần cadenzas lên giữa chương thay vì thường xuất hiện ở phần cuối của mỗi chương, như một bản tổng kết cho màn trình diễn điêu luyện của nghệ sĩ solo. Trước đó, trong bản Concerto Violin của mình, Mendelssohn đã chuyển phần cadenza từ cuối chương đến ngay sau khúc giữa (mid-end), làm cho nó trở thành cao trào của tác phẩm về mặt cấu trúc. Trong bản concerto của riêng mình, Sibelius đã đưa sự đổi mới của Mendelssohn lên một bước xa hơn và tỷ trọng của phần cadenza cũng được gia tăng đáng kể so với truyền thống.


Và dĩ nhiên, "dị bản" hấp dẫn nhất vẫn là Patricia Kopatchinskaja



Nó phức tạp, hấp dẫn, phức tạp một cách quỷ dị, và nghe không giống như những bản concerto khác trong các tiết mục violin. Nghe bản hòa tấu vĩ cầm của nhà soạn nhạc Phần Lan Jean Sibelius, bạn nghe thấy đêm tối mịt mù; giai điệu tinh khiết, tinh khiết bên trên phần đệm của dây pianissimo (ánh sao có âm thanh !); các mô típ ấp ủ; một cây vĩ cầm than thở nhưng không ngừng cất tiếng hát. Trong chương thứ hai, adagio di molto , một giai điệu tuyệt đẹp phát ra giữa những âm vực thấp hơn khiến trái tim của bạn căng phồng và căng phồng, ngay cả khi nó đang tan vỡ.

“Một chương thật ám ảnh, quá dữ dội,...” nhân vật nghệ sĩ vĩ cầm của tôi, Montserrat kể lại với Alice. Nhiều năm trước, cô đã biểu diễn bản concerto trong một cuộc thi quốc tế, với nỗi lo lắng và tuyệt vọng đè nặng.

“...Bạn nghe thấy tiếng kèn đồng từ dàn nhạc vang lên chậm chãi, và bạn đang đứng đó với cây vĩ cầm của mình trong cố gắng tuyệt vọng… Tôi không biết nữa. Phải sống sót. Phải tồn tại trong nghịch cảnh. Áp lực đau đớn của nó - tôi cảm thấy mình như một con chim chết trong mùa đông, biết rằng mình sẽ chết, vì cái lạnh quá khó để vượt qua. Nhưng bạn biết không? Tôi cá rằng con chim đó sẽ tiếp tục hót ngọt ngào cho đến trước khi nó chết. Bởi vì bạn có thể làm gì khác nếu bạn sinh ra để hát? Đó là những gì chương Adagio sẽ luôn dành cho tôi. Đúng, cảm giác đó."

Bí mật nhỏ tuyệt vọng

...Sáng hôm sau - sự thật là chỉ vài giờ sau, Montserrat tỉnh dậy và lao ra khỏi chiếc giường xa lạ, nhăn mặt vì mùi rượu ngọt kinh khủng trong miệng. Trong phòng tắm bằng đá cẩm thạch và chrome sáng lấp lánh, cô nhìn người xa lạ trong gương và nhắm nghiền mắt cho đến khi cảm giác muốn nôn ra hết. Sau đó, cô đun nước nóng cho đến khi nó nổi váng, chà xát mặt, tay cho đến khi cả hai đều cảm thấy thô ráp và ngứa ran. Cô lau khô người, mặc quần áo và chuồn ra khỏi căn hộ. Bên ngoài, cô đi bộ một dặm trong buổi sáng London xám xịt, mưa phùn trước khi bắt xe buýt đến căn hộ của mình. Âm nhạc, cô tự nhủ. Sibelius. Điều duy nhất quan trọng. Mặc dù cô đã định tránh xa buổi hòa nhạc vào ngày hôm đó, ngày thi đấu, nhưng đó là nơi duy nhất cô có thể ở trong mười giờ tới. Cái đó, ...và Bach Chaconne, bản nhạc thuần khiết nhất, xa tầm tay nhất mà cô từng chơi — âm nhạc tương đương với lời cầu nguyện. Hay thời khắc thú tội.

Buồn ngủ và cảm giác thèm ăn đã lẩn tránh cô khi cô luyện tập một cách chậm rãi, có phương pháp, vượt qua một loạt âm giai và hợp âm rải, sau đó là những đoạn phức tạp của bản concerto, rồi đến Chaconne. Quay lại Sibelius và một lần nữa đến Chaconne. Cô ấy trở nên bình tĩnh hơn, ổn định trong trạng thái thiền định của sự nhạy cảm cao độ từ nơi cô ấy có thể thực hiện tốt nhất. Và sau đó là thời gian.

Cô ấy là người thứ hai trong số sáu người vào chung kết chơi trước một đám đông đã bán hết vé tại Royal Festival Hall, cô ấy đã tiếp tục chờ thêm một phút trong khi cô ấy đi vào nhà vệ sinh ngoài sân khấu. Cuối cùng cô cũng vấp ngã trên sân khấu, ánh đèn rực rỡ tấn công cô, tiếng sột soạt của chiếc váy dạ hội bằng vải taffeta của cô khi cô loạng choạng bước đến vị trí của mình bên cạnh người soát vé. Cô điều chỉnh Vuillaume, thắt dây cung thêm một milimet, rồi gật đầu với người chỉ huy.

Các note/bar nhạc mở đầu luôn là tồi tệ nhất. Chúng chưa bao giờ phát triển nhanh hơn nỗi sợ sân khấu của mình, ngay cả sau nhiều năm biểu diễn ngày càng áp lực cao. Cô biết sức chịu đựng cần thiết đối với Sibelius, ngay cả trong hoàn cảnh tốt nhất, là rất lớn. Nhưng những tháng chuẩn bị của cô ấy đã được đền đáp, cách cô ấy đã học được, không được học hỏi, học lại từ một suy nghĩ khác, chơi những đoạn ngược, thậm chí chơi trong buồng tối của một tủ quần áo. Việc học vẹt và phân tích kỹ thuật giờ đã biến mất khi các ngón tay của cô ấy hạ xuống với trí nhớ hoàn hảo và độ chính xác trên từng nốt nhạc. Âm nhạc ngấm vào cô ấy, thay thế sự sợ hãi trên sân khấu của cô ấy bằng sự tập trung.

Chương đầu tiên rất sân khấu và hoành tráng, giọng độc tấu của violon của cô ấy bùng lên, tăng dần cường độ giữa âm thanh của dàn nhạc song hành. Công việc phân đoạn thật tệ hại - hai lần dừng lại với những cuộc thử thách kéo dài; Các slide nhanh chóng từ nốt thấp nhất đến nốt cao nhất, những quãng tám kép (octave double-stops ), tất cả đều phải truyền đạt cảm giác khao khát khôn tả mà Sibelius gợi lên rất rõ, một mùa đông của tâm hồn, ám ảnh trong vẻ đẹp của nó, kết tinh trong sự trong trẻo của nó.

Lần đầu tiên cô nghe thấy chương thứ hai, adagio di molto , cô đã cúi đầu và khóc. Trong khi cô đã học cách kiềm chế cảm xúc, cảm giác vẫn còn đó trong tiếng than thở của nghệ sỹ vĩ cầm, sự bất hòa từ bộ kèn đồng brass giữ cho cả chương không bao giờ biến thành ủy mị, sướt mướt. Đó là âm thanh đại diện cho niềm hy vọng giữa bóng tối. Sau đó, đến lượt cô ấy phải vật lộn, hết lần này đến lần khác, giống như với Bach Chaconne, nỗ lực này nhằm kết nối với một thứ gì đó quá thiêng liêng, quá xa tầm tay. Cô chỉ có thể chơi nhạc và hy vọng sự tuyệt vọng của cô không ảnh hưởng đến bản nhạc. Đặc biệt là đêm nay, đêm tuyệt vọng.

Trước đây, cô chưa bao giờ phụ thuộc nhiều vào dàn nhạc, cũng như không được đền đáp xứng đáng bởi những nỗ lực của họ. Như thể cảm nhận được nguồn năng lượng thất bại của cô, họ chơi chặt chẽ, bay bổng trong nhịp/chương Adagio, sau đó hỗ trợ cô trong chương ba thất thần, rối loạn khi cô sử dụng những cảm xúc (reserves) không xác định để giải quyết bản nhạc. Trong giây lát, hồn cô rời khỏi thân xác bay lên, ngạc nhiên trước sự sạch sẽ, trổi chảy của những trường đoạn phức tạp, cảm giác điện giật tỏa ra khắp hội trường. Cô quan sát nghệ sĩ solo xanh xao, lắc lư và tự hỏi cô ấy có thể tồn tại được bao lâu nữa khi năng lượng của cô ấy không còn.

Câu trả lời: sau khi cô trình tấu xong. Giữa những tràng pháo tay như sấm, cô bắt tay vỹ cầm trưởng và nhạc trưởng, cúi đầu chào khán giả mà không bị nghiêng ngả. Cô thấy như đang chắp cánh bay lên, mờ ảo một cách kỳ lạ và không rõ ràng. Ở đó, cô cảm thấy có những cánh tay ôm lấy mình và cố gắng để chạm vào cây vỹ cầm Vuillaume của cô khi cô lướt đi nhẹ nhàng, mềm mai trên sàn bê tông.

Bóng đêm không còn lạnh lẽo, thật yên bình.
Mình phục mình và rất nhiều người cũng phục mình! Thế người khác có cần tiếp nữa ko ạ?
I”m always your #1 Fan.
 
Chỉnh sửa cuối:

Asura

Xe tăng
Biển số
OF-356606
Ngày cấp bằng
5/3/15
Số km
1,287
Động cơ
301,246 Mã lực
Mình phục mình và rất nhiều người cũng phục mình! Thế người khác có cần tiếp nữa ko ạ?
I”m alway your #1 Fan.
Phải tiếp chứ. Nếu mình em làm thì em đâu cần vào đây.

Cả bài trên em đã cố gắng rồi nhưng ko sao dịch đc thoát nghĩa. Đặc biệt là đoạn kết nối giữa Chaconne của Bach với Sibelius. Bach Chaconne là thứ âm nhạc chính xác, dễ xác định tính "xa ngoài tầm với" và "lời thú tội" . Trong khi Sibelius có ý nghĩa tương tự nhưng khó nắm bắt. Cô ấy phải dùng Chaconne của Bach để làm tham chiếu và "mồi cảm xúc" cho Sibelius...
 
Chỉnh sửa cuối:

Asura

Xe tăng
Biển số
OF-356606
Ngày cấp bằng
5/3/15
Số km
1,287
Động cơ
301,246 Mã lực
Những âm hưởng dân gian (ngũ cung) của vùng cực Bắc được Lalo "phiên dịch" lại và hoàn thiện theo ngôn ngữ thất cung nhưng đã hòa trộn khá nhiều phong cách hào hoa của người Pháp thế kỷ 19. Nhà soạn nhạc nổi tiếng khác sinh ra ở vùng cực Bắc - Edvard Greig - cũng không thoát khỏi ảnh hưởng tương tự, nhưng là với phong cách lãng mạn của người Đức khi ông theo học ở đây. Có lẽ, chỉ Jean Sibelius - một người Phần Lan - mới thực sự lý giải trọn vẹn âm hưởng vùng cực Bắc và đưa nó trở lên nổi tiếng trên thế giới. Âm nhạc của Sibelius có phần khá giống Beethoven ở sự đối lập, tương phản đầy kịch tính (nhiều khi đến dữ dội) nhưng Beethoven nổi tiếng với chủ để con người trong khi thiên nhiên lại được tìm thấy rất nhiều trong âm nhạc của Sibelius.

Phần Lan (và vùng cực Bắc) là vùng đất của những sự tương phản. Những đêm trắng mê hồn của mùa hè, bí ẩn về bóng tối của những tháng mùa đông và chênh lệch nhiệt độ lên tới 80 độ C, thường khó mà người ở nơi khác có thể hiểu được. Sự vĩ đại của Sibelius nằm ở khả năng ông đã hít thở được sự kịch tính của thiên nhiên và tái hiện điều này trong các tác phẩm của mình. Và dĩ nhiên, nhắc đến Sibelius sẽ phải nói đến bài thơ giao hưởng lừng danh - Finlandia. Wagner trở thành anh hùng của nước Đức vì những vở opera sử dụng tiếng Đức và thần thoại dân gian Đức đã góp phần cho công cuộc thống nhất nước Đức. Verdi cũng làm điều tương tự ở Italia. Nhưng chỉ cần một bản Finlandia đã đưa Sibelius lên vị trí anh hùng dân tộc của Phần Lan. Đến nay, Finlandia vẫn được nhiều người Phần Lan coi trọng hơn cả Quốc ca chính thức.

Phần Lan cuối thế kỷ 19 chịu sự đô hộ về thể xác của Nga, về tinh thần của Thụy Điển (tiếng Thụy Điển được dùng chính thức, tiếng Phần Lan được coi là "hạng hai"). Tháng 2/1899, Sa hoàng Nicholas II của nước Nga ban hành “Tuyên bố tháng Hai” trong đó hạn chế quyền tự trị của đại công quốc Phần Lan. Điều này đã thổi bùng lên ngọn lửa phản kháng của dân Phần Lan. Finlandia có nguồn gốc từ phản kháng chính trị. Nó được viết cho Lễ kỷ niệm báo chí Phần Lan năm 1899, một cuộc biểu tình được che đậy kín đáo để ủng hộ tự do báo chí Phần Lan. Cả 4 tác phẩm đóng góp của Sibelius cho cuộc thi kéo dài ba ngày đều được trình diễn trong đêm chung kết. Riêng tác phẩm Phần Lan thức tỉnh nhanh chóng được yêu cầu trở thành một tác phẩm hòa nhạc riêng biệt và Sibelius đã sửa lại nó vào năm sau, đặt cho nó cái tên là Finlandia, như được đề xuất trong một bức thư từ một người hâm mộ ẩn danh. Finlandia đi cùng hành trình đấu tranh của nhân dân Phần Lan cho đến khi đất nước Phần Lan độc lập, tiếng nói Phần Lan được giải phóng năm 1917.


Trích đoạn .. Outside the Limelight (Ballet Theatre Chronicles) của Terez Mertes Rose

"Vì vậy, cô đã nghe một số bản nhạc?" người đàn ông hỏi.
“Tôi đã làm vậy” cô ấy nói. “Chúng tôi đã so sánh nó với hai đoạn trích khác, những sáng tác truyền thống.”
"Sáng tác bởi…?"
“Bach và Jean Sibelius. ”
"Tốt tốt." Người đàn ông gật đầu. "Vậy, phán quyết của bạn là gì?"

Sáng tác của Emily Howell (phần mềm AI chuyên sáng tác nhạc) đã làm cô ngạc nhiên một cách thú vị, một loạt các nốt piano phức hợp bay lượn xung quanh một chủ đề du dương, giống như một thứ gì đó mà Chopin hoặc Scriabin có thể đã sáng tác. Bach rất đáng yêu và chính xác, giống như âm nhạc gặp gỡ toán học. Tuy nhiên, chính Sibelius đã khuấy động cô bằng những kết cấu phong phú và sự độc đáo của nó, và nghịch lý thay, sự đơn giản của nó. Có ít hợp âm hơn. Giai điệu không phức tạp. Nhưng tiếng gọi thê lương của kèn horn, cách chúng duy trì một trong những nốt nhạc của mình theo giai điệu, níu kéo, giữ chặt... là sự miêu tả âm thanh sống động nhất về tình yêu, sự trung thành và khao khát mà cô từng nghe. Nó khiến cổ họng cô co rút, mắt cô cay xè.

“Tôi thích Sibelius hơn,” cô nói với người đàn ông.
"Tại sao?"

“Chà, nó có… nhân tính. Đó là nghệ thuật và khơi gợi cảm xúc thực sự. Bên cạnh nó, Howell dường như chỉ là một sự sắp xếp thông minh, dễ chịu của các nốt nhạc. "
"Nó đã gợi lên loại cảm xúc nào?"
Nhìn qua phòng, cô thấy Anders đang mỉm cười và mải mê nhìn xem người phụ nữ xinh đẹp đối diện anh đang nói gì. Trái tim cô quặn thắt.
“Khao khát,” cô nói.
"Nhưng 'khao khát' này được thể hiện như thế nào trong âm nhạc?" người đàn ông vẫn tiếp tục. “Tôi đoán một khóa nhỏ (cung thứ?), cấu trúc bất hòa của hai nốt nhạc, tiếp theo là độ phân giải. Một cây vĩ cầm độc tấu, hoặc có thể là kèn clarinet, kèn Pháp. Tôi nói đúng chứ? ”
“Đúng vậy,” cô thừa nhận.
"Vì thế. Nếu bạn dạy quy tắc này cho máy tính, chương trình sẽ tiếp tục phân tích điểm của bất kỳ bản nhạc nào được coi là khuấy động tâm hồn và nó sẽ tìm ra các mẫu. Nó học cách thêm vào cấu trúc bất hòa đó, một chút rubato để kéo dài nó ra, hoặc tiếng còi, và voilà như bạn đã khao khát. "

Cô ghét suy nghĩ này. Ghét nó. “Không,” cô ấy phản đối, “..điều đó không thể thực hiện được. Khao khát không đến từ những nhạc cụ hay những nốt nhạc, nó đến từ con người - con người sáng tác ra nó . Tôi chắc chắn về điều đó. Niềm khao khát lấp đầy một con người, nó tràn ngập thế giới của họ. Làm thế nào mà một máy tính biết bất kỳ hình thức khao khát hoặc thiếu thốn nào? ....Không có gì là không thể đạt được đối với một máy tính. Bạn chỉ có thể cung cấp thêm dữ liệu cho nó ”. Những suy nghĩ và lời nói lộn xộn tuôn ra. “Tạo ra nghệ thuật đòi hỏi phải cảm thấy đau đớn, có một tâm hồn bị nhồi nhét bởi những cảm xúc phức tạp mà không có cách nào giải phóng ngoài nghệ thuật của bạn. Máy tính có thể mô phỏng nghệ thuật một cách khéo léo. Không còn gì hơn. Mặt khác, làm người, chứa đựng tất cả nỗi đau đó có ích gì? ”

She hated this thought. Hated it. “No,” she protested, “that doesn’t cover it. Longing didn’t come from the instruments or the notes, it came from the man, the human composing it. I’m sure of it. Longing fills a human, it permeates their world. How could a computer experience longing or shortcomings of any type? Nothing is unattainable for a computer. You can just feed it more data.” The thoughts and words tumbled out. “Creating art requires feeling pain, having a soul that’s crammed with complex emotions that have nowhere to go but into your art. A computer can cleverly simulate art. Nothing more. Otherwise, what’s the point of being human, of harboring all that pain?”

Ý nghĩ mới này ập đến cô, cứa vào cô quá mạnh, khiến cô muốn khóc, vì nửa tá lý do, hầu hết đều mơ hồ và không xác định, nhưng rất thực, thực đến đau đớn. Không nghi ngờ gì nữa, cô biết rằng Sibelius đã chạm được tới sâu thẳm trong trái tim mình, linh hồn của mình, để tạo ra tác phẩm này. Giai điệu đơn giản nhưng đã gợi lên, chỉ trong một vài nốt nhạc, tiếng nói yêu nước, về nền tự do của một đất nước.
Nhà văn, nghệ sỹ piano, ca sỹ opera Bang lang đã ra tay dịch đoạn này với những thuật ngữ nhạc lý chính xác. Em post lại, có chỉnh sửa chút xíu cho mùi mẫn. Cụ nào thích đọc "diễn văn hùng hồn" thì liên hệ mợ ấy để lấy bản gốc.

Trích đoạn .. Outside the Limelight (Ballet Theatre Chronicles) của Terez Mertes Rose

... Tại một bữa tiệc mà cô tham dự, cô đề cập đến một nhóm bản nhạc mà cô đã phân tích gần đây với một trích đoạn nhạc cổ điển của Emily Howell trong lớp học thẩm mỹ. ( Emily Howell là một chương trình máy tính soạn nhạc cổ điển nguyên bản.)...

"Vì vậy, cô đã nghe một số bản nhạc?" người đàn ông hỏi.
“Tôi đã làm vậy” cô nói. “Chúng tôi đã so sánh nó với hai trích đoạn khác, những sáng tác truyền thống.”
"Sáng tác bởi…?"
“Bach và Jean Sibelius. ”
"Tốt tốt." Người đàn ông gật đầu. "Vậy, phán quyết của bạn là gì?"

Sáng tác của Emily Howell đã làm cô ngạc nhiên một cách thú vị, một loạt các hợp âm piano bay lượn xung quanh một chủ đề du dương, giống như một thứ gì đó mà Chopin hoặc Scriabin có thể đã sáng tác. Bach rất đáng yêu và chính xác, giống như âm nhạc gặp gỡ toán học. Tuy nhiên, chính Sibelius đã khuấy động cô bằng những kết cấu phong phú và sonority độc đáo của nó, và nghịch lý thay, bằng chính sự đơn giản của nó. Có ít note nhạc hơn, giai điệu cũng không phức tạp. Nhưng tiếng gọi thê lương của kèn horn qua cách chúng ngân dài tại từng note nhạc, ngược chiều với giai điệu chung, níu kéo, giữ chặt... là sự miêu tả âm thanh sống động nhất về tình yêu, sự trung thành và khao khát mà cô từng nghe. Nó khiến cổ họng cô co rút, mắt cô cay xè.

“Tôi thích Sibelius hơn,” cô nói với người đàn ông.
"Tại sao?"
“Chà, nó có… nhân tính. Đó là nghệ thuật bởi đã khơi gợi những cảm xúc thực sự. Đứng bên cạnh nó, Howell dường như chỉ là một sự sắp xếp thông minh của các nốt nhạc để tạo ra giai điệu dễ chịu "
"Nó đã gợi lên loại cảm xúc nào?"

Nhìn qua phòng, cô thấy Anders đang mỉm cười và mải mê nhìn xem người phụ nữ xinh đẹp đối diện anh đang nói gì. Trái tim cô quặn thắt.
“Khao khát,” cô nói.
"Nhưng 'khao khát' này được thể hiện như thế nào trong âm nhạc?" người đàn ông vẫn tiếp tục. “Tôi đoán một dấu hóa ở cung thứ?, cấu trúc dissonence bất hòa, nghịch nhĩ của hai nốt nhạc, tiếp đó lại dung hòa, thuận nhĩ. Có thể là âm thanh của một cây vĩ cầm độc tấu, hoặc có thể là kèn clarinet, kèn Pháp. Tôi nói đúng chứ? ”
“Đúng vậy,” cô thừa nhận.
"Vì thế. Nếu bạn dạy quy tắc này cho máy tính, chương trình sẽ tiếp tục phân tích điểm đó của bất kỳ bản nhạc nào được coi là khuấy động tâm hồn và nó sẽ tìm ra các mẫu. Nó sẽ học cách thêm vào cấu trúc dissonance đó, một chút rubato giãn nhịp để kéo dài nó ra, hoặc tiếng kèn, và voilà như những khát khao bạn đã thấy "

Cô ghét suy nghĩ này. Ghét nó. “Không,” cô phản đối, “..điều đó không thể thực hiện được. Khao khát không đến từ những nhạc cụ hay những nốt nhạc, nó đến từ con người - con người sáng tác ra nó . Tôi chắc chắn về điều đó. Nỗi khao khát lấp đầy mỗi con người, nó tràn ngập thế giới của họ. Dù trong bất cứ tình huống nào, làm sao một máy tính có thể trải nghiệm được nỗi khao khát hay sự thiếu thốn ? ....(đúng là) Không có gì mà máy tính ko làm được. Bạn chỉ cần cung cấp thêm dữ liệu cho nó... ”. Những suy nghĩ và lời nói lộn xộn tuôn ra. “Tạo ra nghệ thuật đòi hỏi phải cảm thấy đau đớn, có một tâm hồn bị nhồi nhét bởi những cảm xúc phức tạp mà không có cách nào giải phóng ngoài lối thoát qua nghệ thuật của bạn. Máy tính có thể mô phỏng nghệ thuật một cách khéo léo. Chỉ vậy thôi, không có gì hơn. Mặt khác, ...làm người,... chứa đựng tất cả nỗi đau đó có ích gì?

Ý nghĩ mới này ập đến cô, cứa vào cô buốt nhói, khiến cô muốn khóc, vì nửa tá lý do, hầu hết đều mơ hồ và không xác định, nhưng rất chân thực, thực đến đau đớn. Không nghi ngờ gì nữa, cô biết rằng Sibelius đã chạm được tới sâu thẳm trong trái tim của ông, linh hồn của ông, để tạo ra tác phẩm này. Giai điệu đơn giản đó là tất cả nhưng vẫn rất giản đơn. Chỉ trong vài note nhạc, nó đã gợi lên tiếng gọi ái quốc, về nền tự do của một đất nước.
 
Chỉnh sửa cuối:

Bang lang

Xe điện
Biển số
OF-22341
Ngày cấp bằng
12/10/08
Số km
4,964
Động cơ
116,974 Mã lực
Thực ra em thích tiêu đề của Bái đó hơn "Tiếng kêu của Tự do", nó có vẻ nghệ thuật vì nghệ thuật như cụ nói. Cụ sửa thành "ái quốc" thì phải đi với " khát vọng" của em. Nói chung, "khao khát" của cụ nó hợp với "nhỏ bé" của em, cụ càng sửa càng ko hay, em gửi bản gốc lên bi h! =))
 

Asura

Xe tăng
Biển số
OF-356606
Ngày cấp bằng
5/3/15
Số km
1,287
Động cơ
301,246 Mã lực
Thực ra em thích tiêu đề của Bái đó hơn "Tiếng kêu của Tự do", nó có vẻ nghệ thuật vì nghệ thuật như cụ nói. Cụ sửa thành "ái quốc" thì phải đi với " khát vọng" của em. Nói chung, "khao khát" của cụ nó hợp với "nhỏ bé" của em, cụ càng sửa càng ko hay, em gửi bản gốc lên bi h! =))
Cứ tự nhiên. Nhưng đây là thớt âm nhạc chứ ko phải văn chương nhé. Cụ chủ thớt vào mời Vang thì mợ ráng chịu, đừng lôi em theo là đc.
 

Bang lang

Xe điện
Biển số
OF-22341
Ngày cấp bằng
12/10/08
Số km
4,964
Động cơ
116,974 Mã lực
Cứ tự nhiên. Nhưng đây là thớt âm nhạc chứ ko phải văn chương nhé. Cụ chủ thớt vào mời Vang thì mợ ráng chịu, đừng lôi em theo là đc.
Em ko sợ, cụ ấy còn lâu mới vang em, cụ ấy mà vang, em up nhạc vàng. Cụ xem cho em ông nào yêu gái đi, em chán mấy ông yêu nước lắm, dịch chả có tý cảm xúc nên mới thành diễn văn như cụ nói. Bà ấy có bài nào về tình yêu trai gái ko cụ, kiểu ngôn tình càng tốt, thể hiện qua violin hay piano thôi, đừng có horn hiếc j, nghe giật mình lắm!
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải
Top