Thảo luận Về nước làm mát

ghbv113

Đi bộ
Biển số
OF-312010
Ngày cấp bằng
17/3/14
Số km
9
Động cơ
297,273 Mã lực
lâu lâu thấy có các cụ hỏi về nước làm mát .Em có đọc trên net vài bài về vấn đề này ,xin chia sẻ hầu các cụ

Tác dụng chống mòn của coolant trong xe

Khi nói đến coolant, cũng gọi là antifreeze, chúng ta thường chỉ nghĩ đến một công dụng, đó là giải nhiệt (làm mát máy). Nhưng không phải chỉ có thế, coolant còn có một nhiệm vụ khác là chống ăn mòn (corrosion inhibitor). Nếu không có khả năng chống rỉ, chống mòn, Coolant sẽ làm hại tất cả những bề mặt kim loại mà luồng coolant chảy qua. Ngoài đường lưu thông được đúc xuyên qua lốc máy, coolant còn có ảnh hưởng tới những bộ phận sau đây: Két nước (Radiator), máy sưởi (Heater) và máy bơm (water pump). Không nói gì tới máy, những bộ phận này mà hư chắc chắn cũng gây cho chủ xe những cơn nhức đầu không nhỏ. Vì thế, để hiểu thêm về tác động của coolant, hôm nay chúng ta sẽ nói về khả năng chống rỉ, chống mòn của nó.
(Hình minh họa: Người Việt)
Chúng ta có thể tin rằng tất cả các loại coolant hiện bán trên thị trường đều có chứa đủ hóa chất chống ăn mòn để bảo vệ các bề mặt kim loại mà dòng coolant chạy qua. Nhưng các hãng xe chưa thể đồng ý với nhau về một loại coolant chung. Gần như tất cả các hãng xe đều chế ra một loại coolant dùng cho xe của mình, và cho pha màu riêng để phân biệt với các loại coolant khác. Mặc dầu không thể tuyệt đối dựa vào màu sắc để chọn coolant, nhưng nói chung trên thị trường hiện nay, có 3 màu chính để phân biệt coolant:
1. IAT màu xanh (green)
Màu xanh (green) là màu tiêu chuẩn của loại coolant chế biến theo kỹ thuật Inorganic Acid Technology (IAT), mà hầu như tất cả các loại xe lưu hành ở Hoa Kỳ và Canada đều sử dụng cho đến giữa thập niên 1990. Loại coolant này có chứa các hóa chất chống mòn (silicate và phosphate) để bảo vệ đầu máy đúc bằng sắt, đầu máy hỗn hợp sắt nhôm, các bộ phận bằng đồng và nhôm trong khoảng 2 tới 3 năm hoặc sau 30,000 dặm. Sau đó dù bình coolant xem ra còn đầy, nhưng hóa chất đã hết hơi, không còn tác dụng chống mòn, chống rỉ hiệu quả nữa. Ðó là lúc chủ xe phải thay mới coolant để hạn chế tiến trình hao mòn cho bộ phận máy.
Loại coolant này chủ yếu được sử dụng cho các loại xe cũ (từ đời 1996 trở về trước). Tuy nhiên, với các đời xe mới hơn về sau này, dù xe Mỹ, xe Nhật, hay xe Âu Châu, chúng ta vẫn có thể dùng coolant xanh, miễn là mỗi lần thay coolant là phải súc bình cho sạch và thay bằng coolant hoàn toàn mới.
2. OAT màu cam (orange)
Loại này được gọi là Long Life Coolant (coolant sống lâu) hoặc Extended Life Coolant (coolant sống thêm) là vì nó có thể phục vụ tới 5 năm hoặc 150,000 dăm. Ðược sử dụng cho các loại xe ở Âu Châu trước khi được hãng General Motors cải biến kỹ thuật vào năm 1996 tại Hoa Kỳ.
“Coolant sống lâu” có màu cam, được hãng GM đặt tên lại là Dex-Cool, sản xuất theo kỹ thuật Organic Acid Technology (OAT). Loại Coolant này, không chứa Silicate và Phosphate, nhưng sử dụng Sebacate, 2-ethylhexanoic acid (2-EHA) và một số loại acid hữu cơ khác làm chất chống mòn.
Hóa chất chống mòn trong “coolant sống thêm” phát tác chậm hơn coolant màu xanh nói trên, nhưng tuổi thọ bền hơn. Sau 5 năm hoặc 150,000 dặm, hóa chất chống mòn mới hết tác dụng và coolant cần được thay mới.
Ngoài các sản phẩm của hãng General Motors, coolant OAT cũng được dùng cho xe Mercury Cougar, Saabs... Sau này, có một loại coolant khác cũng theo công thức tương tự, nhưng lại pha màu hồng (pink) được dùng cho Audi đời mới, Volkswagen; và màu xanh đậm dùng cho xe Honda.
3. HOAT tổng hợp
Loại coolant tổng hợp được chế biến theo kỹ thuật Hybrid Organic Acid Technology (HOAT), pha trộn đặc điểm của cả 2 loại trên để vừa có tính chống mòn hiệu quả, vừa phục vụ được lâu dài.
HOAT có thể pha với Silicate để chống mòn, bảo vệ các bộ phận nhôm trong đầu máy, két nước, máy sưởi, và máy bơm. Loại coolant này dùng với các loại xe Daimler Chrysler từ đời 2001 về sau, xe Fords từ đời 2002 về sau, xe Mercedes, BMW, Volvo và Mini Coopers từ đời 1985 về sau.
Còn các loại xe Á Châu, như Toyota, Honda, Nissan, Kia, Hyundai... thì dùng coolant HOAT pha với Phosphate.
Coolant HOAT tổng hợp có thể phục vụ 150,000 dặm hoặc 5 năm.
4. Coolant màu vàng phổ quát (universal)
Không tìm hiểu thì thôi, chứ mới mày mò tìm hiểu sơ qua về 3 loại coolant chính yếu trên đây, các bạn đã thấy rối mắt nhức đầu rồi, phải không? Có lẽ giới sản xuất cũng cảm thấy như vậy, nên họ đã nỗ lực đưa ra một loại coolant phổ quát (universal), nghĩa là có thể dùng cho tất cả mọi loại xe, và có thể thay đổi dù trước đó xe có chạy bằng thứ coolant nào khác.
Loại Coolant phổ quát này có màu vàng, hoặc màu amber (vàng cam), sử dụng các hóa chất chống mòn theo kỹ thuật OAT, tổng hợp với một số Acid Organic thích hợp để có thể bảo vệ bao quát được tất cả mọi loại xe.
Cái lợi của loại Coolant phổ quát này là giới tiêu thụ không phải nhức đầu khi chọn lựa, và các cửa hàng auto parts cũng không phải “carry” cả 3, 4 loại riêng biệt như trên. Ðặc biệt hơn nữa, theo nhà sản xuất, coolant phổ quát có tuổi thọ lâu dài, 5 năm hoặc 150,000 dặm.
Khổ nỗi, cha đẻ của loại coolant này nói thế, nhưng các nhà sản xuất xe hơi chưa hẳn đồng ý như vậy. Thậm chí họ còn kiện cáo, cho rằng không một sản phẩm nào có thể đáp ứng những đòi hỏi riêng biệt, nhiều khi ngược lại nhau, của từng loại xe.
Cuộc tranh cãi trong giới chuyên môn khiến cho người tiêu thụ không yên tâm. Rốt cuộc, để đáp ứng nhu cầu khách hàng, các tiệm Auto Parts nay lại phải “carry” hết những thứ coolant vốn dùng trước nay, và không thể thiếu loại phổ quát Universal nữa.
Dùng coolant nào là tốt nhất?
Về phần chúng ta, những người lái xe trong giới bình dân, vấn đề chỉ đọng lại trong một câu hỏi: Nên dùng loại coolant nào? Thứ nào là tốt nhất?
-Câu trả lời đơn giản nhất là cứ theo yêu cầu của nhà sản xuất. Ðọc cẩm nang bảo trì, xem nhà sản xuất đòi hỏi chúng ta dùng thứ Coolant nào. Thí dụ: Cẩm nang của xe Ford xác định rõ là phải dùng Coolant của Ford Motor Company.
-Nếu cẩm nang bảo trì không nói rõ - chẳng hạn cẩm nang bảo trì của Toyota khuyên dùng Toyota Long Life Coolant, hoặc “một loại tương đương” - thì chúng ta có thể yên trí dùng Universal Coolant nếu không kiếm ra Toyota Long Life Coolant.
-Tốt nhất là nên dùng một thứ coolant nào đó từ trước tới sau, chứ không đổi sau mỗi lần thay coolant. Thế nhưng, nếu mua được một cái xe cũ, bạn không biết trước đó người chủ xe đã dùng coolant nào thì bạn cứ việc dùng một thứ coolant nào mình ưng ý, và tiếp tục gắn bó với nó. Hoặc nếu phát giác mực coolant trong hệ thống xuống thấp và cần phải châm thêm? Thì cứ việc châm thêm cho đầy đủ, và đừng sợ trời sập! Nhưng xin nhớ cho rằng, nếu lượng coolant châm thêm lên tới khoảng 50% tổng số coolant trong hệ thống, thì phẩm chất chung sẽ bị hóa giải, từ mức cao hơn xuống mức thấp hơn. Có điều là dù thấp thế nào, bạn vẫn có thể dùng coolant trong 3 năm hoặc 30,000 dặm.
-Quan trọng hơn cả là công tác bảo trì: Nếu mua được một cái xe second-hand, điều đầu tiên là nên thay toàn bộ dầu nhớt để bắt đầu một chu kỳ bảo trì mới. Nếu không được bảo đảm rằng loại coolant dùng trong trong xe có thể phục vụ 5 năm hay 150,000 dặm, thì nên thay thế ngay sau khi xe đã đi 30,000 dặm hoặc sau 3 năm. Thiết tưởng, cái thời hạn đó là khá xa, không đến nỗi gây nhiều phiền phức cho chủ xe. Nhưng biết đâu, xa quá rồi lại quên, đó mới là vấn đề!


bài của Phạm Đình báo người việt
Thanks cụ về bài viết nhé!
 

Takara Momo

Xe máy
Biển số
OF-528754
Ngày cấp bằng
26/8/17
Số km
73
Động cơ
172,030 Mã lực
Tuổi
31

duylinh12345

Xe đạp
Biển số
OF-381764
Ngày cấp bằng
8/9/15
Số km
22
Động cơ
243,320 Mã lực
Tuổi
47
Nơi ở
Hải dương


[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]Nghẹt dòng Coolant: Súc bình Radiator [/FONT]



Coolant là một chất lỏng quan trọng cho đầu máy, ai cũng biết thế. Việc thay Coolant là một công tác định kỳ cần phải làm 2 năm một lần, hoặc 24,000 dặm, tùy điều kiện nào đến trước. Bên cạnh việc thay coolant có một công tác khác, được sử dụng để giải quyết những trục trặc lớn liên quan hệ thống giải nhiệt, đó là súc bình (Radiator Flush).



(Hình minh họa: JACQUES DEMARTHON/AFP/Getty Images)
Khi nào phải súc bình?
Hệ thống giải nhiệt chủ yếu bao gồm một két nước (radiator), có ống dẫn coolant vào trong máy để hút nhiệt, sau đó coolant lại được chuyển qua một ống dẫn khác để trở về két nước nhả nhiệt. Tên gọi két nước làm cho nhiều người tưởng nó là một cái bình rỗng ruột, dùng để chứa nước. Thực ra, két nước là một tập hợp nhiều ống nhỏ chạy uốn khúc với chiều dài gia tăng, giúp cho tiến trình nhả nhiệt được hiệu quả hơn. Coolant là chất lỏng đặc chế, ngoài tính năng chịu nhiệt, còn có tính chống ăn mòn. Nhờ thế, két nước không bị tổn hại do hóa chất trong coolant tác dụng ngày này qua tháng khác. Tuy nhiên, chuyện nghẹt két nước vẫn có thể xảy ra do rỉ sét hoặc chất dơ tồn đọng lâu ngày. Và càng dễ xảy ra hơn, nếu chủ xe lơ là, không thay nước coolant theo định kỳ. Hoặc tệ hơn nữa khi chúng ta lấy nước lã đổ vào để thay thế coolant.

Rỉ sét và chất cặn tích lũy sẽ từ tự làm nghẹt Radiator, khiến dòng coolant không còn thông thương được nữa, gây ra tình trạng nóng máy, mặc dầu coolant có thể vẫn còn đầy. Gặp trường hợp như thế, một trong những cách sửa chữa là phải súc bình (Radiator Flush). Ðối với các trung tâm sửa chữa, súc bình là một công việc đơn giản với một cái máy và ít phút chờ đợi. Nhưng công việc này người chủ xe cũng có thể làm lấy tại nhà: Tuy có phức tạp hơn việc thay coolant định kỳ một chút, nhưng không đến nỗi khó lắm với một cái vòi tưới vườn, và nếu cần, mua thêm một dung dịch hóa chất đặc chế cho công việc này.

Vật dụng cần thiết:

-Coolant, cũng gọi là Antifreeze, thích hợp cho loại xe của mình: từ 1 tới 2 gallon.

-Nước cất (distilled water): từ 1 tới 2 gallon. Có thể mua được dễ dàng từ các cửa hàng bách hóa như Walmart, giá 88 cent một gallon. Sở dĩ phải dùng distilled water vì nó đã được chưng cất để loại trừ mọi khoáng chất có thể làm trung hòa tính năng của antifreeze trong coolant.

-Vòi nước tưới vườn.

-Chậu chứa coolant và nước dơ thải từ trong bình.

Và các vật đụng phụ thuộc như găng tay, bàn chải để cọ đất, một sô nước xà bông.
Bước 1
Chờ cho đầu máy nguội hẳn nếu vừa dùng xe đi đâu đó. Mở két nước trong lúc đầu máy còn nóng là một điều rất nguy hiểm, bởi vì 2 lẽ: Coolant nóng bị nén dưới áp suất cao sẽ phọt ra ngoài, gây bỏng nặng cho người đứng gần. Sau nữa, đổ nước lạnh vào két nước trong lúc đầu máy còn nóng có thể gây tổn hại đáng kể cho đầu máy.
Bước 2: Lau sạch bên ngoài két nước
Nâng nắp đậy đầu xe (Hood) và cài lên cẩn thận để tránh hood đổ ụp xuống bất ngờ. Dùng bàn chải lông mềm và nước xà bông để cọ rửa bên ngoài két nước. Bạn sẽ thấy khá nhiều bụi đất hoặc xác côn trùng chết dính vào đây. Cọ rửa theo chiều những cánh “vi cá” chứ đừng cọ ngược lại, vì kim loại ở đây khá mỏng, có thể dễ dàng bị bẻ cong, hoặc gẫy. Sau khi cọ rửa sạch, dùng vòi tưới phun nhè nhẹ để thổi sạch các dấu vết bụi bậm còn bám dính.
Mặc dầu việc súc bình có thể làm chừng 2 hoặc 3 năm một lần, nhưng công tác vệ sinh bên ngoài cần phải được làm thường xuyên hơn, một năm một lần thì càng tốt.
Bước 3: Kiểm tra nắp két nước
Ðúng ra phải gọi nó là nắp áp suất (pressure cap), bởi vì không phải chỉ dùng để đậy két nước, nó còn phải có đủ mạnh để chịu đựng được áp suất dâng lên và giữ coolant lại trong hệ thống không cho phun ra bên ngoài. Áp suất coolant thay đổi tùy theo loại máy, vì thế phải dùng một cái nắp thích hợp với từng loại xe, bằng không coolant có thể làm bung nắp vọt ra ngoài mà chủ xe không hề hay biết. Chỉ số áp suất, tức là sức chịu đựng của nắp, được ghi ngay bên trong nắp. Nếu cần thay thế, chúng ta phải tìm được một nắp khác với chỉ số áp suất tương đương.
Khi kiểm tra nắp áp suất, phải coi nắp có bị han rỉ không, lò xo còn cứng cáp không, có gẫy sụm không. Nếu thấy có dấu hiệu thoái hóa, cần phải thay nắp mới ngay.
Sau khi kiểm tra, để nắp áp suất qua một bên và cứ để Radiator mở miệng.
Bước 4: Kiểm tra các ống dẫn
Có 2 đường dẫn, đó là những ống cao su lớn, một ở dưới đáy dẫn coolant từ két nước vào máy, một ở trên đầu dẫn coolant từ máy trở về két nước. Nếu thấy ống dẫn bị nứt, rò, hoặc nhũn mềm bất thường, các đai xiết ống bị rỉ, thì cần phải thay ngay. Cần phải thay cả 2 ống, dù chỉ phát hiện triệu chứng trong một ống mà thôi. Vì chỉ có thể thay ống dẫn khi chúng không chứa coolant bên trong, nên việc kiểm tra cần làm ngay lúc này để lát nữa, sau khi coolant cũ đã được tháo ra khỏi hệ thống thì phải thay ống dẫn ngay trước khi đổ coolant mới vào.
Bước 5: Tháo coolant cũ
Kích xe lên cao trong lúc két nước vẫn mở miệng, rồi đặt khung sườn xe lên đế kích cho vững vàng. Tìm nút xả ở đáy két nước, và đặt chậu chứa coolant vào gầm xe, ngay chỗ nút xả để đón dòng coolant cũ chảy ra.
Mở nắp nút xả ở đáy két nước cho coolant cũ chảy vào chậu chứa bên dưới. Nên nhớ coolant là một dung dịch độc hại với con người, chó mèo và môi trường. Nên cần phải đeo găng tay để tự bảo vệ, không được xả đại coolant cũ ra nền đất, không đổ vào cống nước cộng cộng, mà phải đưa đến trung tâm thu giữ chất độc hại. Các cửa hàng bán đồ Autoparts (như Autozone, O'reilly...) đều có thùng chứa để dân chúng đến đổ dầu nhớt thải.
Sau đó đóng nút xả lại.
Bước 6: Súc bình
Bây giờ là công đoạn chính: Súc bình. Lấy ống tưới vườn, kê vòi nước vào miệng két nước, và mở nước chảy cho đầy bình.
Có thể mua một dung dịch hóa chất súc bình, thị trường có bán sẵn nhiều loại khác nhau, nhưng thương hiệu nào chắc cũng phải mang chữ “Flush” (xả, súc) hợp với các chữ khác như flush radiator, flush antifreeze, flush cooling system... Ðọc hướng dẫn cách sử dụng ghi trên bình. Thông thường, chúng ta có thể đổ dung dịch vào trong Radiator, sau đó dùng nước thường đổ vào cho đầy két nước.
Bước 7: Mở máy
Ðóng nắp áp suất lại, rồi vào phòng máy, mở công tắc cho máy nổ tại chỗ cho đến khi nào kim nhiệt lên tới mức giữa đồng hồ (mức nhiệt khi xe chạy).
Bước 8: Mở máy sưởi
Mở máy sưởi và mở quạt cho tới mức nóng nhất. Rồi để cho xe chạy thêm chừng 10 phút nữa. Công việc chính là súc bình (từ bước 6 tới bước 8) đến đây đã hoàn tất.
Bước 9: Tắt máy
Tắt máy, chờ cho máy nguội hẳn.
Bước 10: Tháo nước
Rồi lại vào gầm xe, mở nút xả cho nước súc bình chảy ra ngoài.

Có thể lặp lại các bước 6 tới bước 10 một lần nữa, với nước thường, cho đến khi thấy nước trong chảy ra. Rồi đóng nút xả lại.
Vào lúc này, chúng ta có thể thay mới các ống dẫn, nếu cần thiết, trước khi đổ Coolant mới vào.
Bước 11: Tiếp Coolant mới
Hạ xe xuống khỏi kích. Pha dung dịch coolant theo tỷ lệ 50% antifreeze và 50% nước cất, trước khi đổ đầy két nước chính, và bình nước phụ (reservoir) tới mức Maximum. Tuy nhiên, thị trường có thể bán những dung dịch pha sẵn, có ghi chữ “premixed” (pha trước rồi). Với dung dịch coolant premixed, chúng ta có thể dùng ngay. Ða số radiator thông thường có thể chứa chừng 2 gallon dung dịch.
Bước 12: Xả gió
Sau cùng là xả gió, một việc làm rất cần thiết, để “nặn” các túi không khí hiện đang lởn vởn trong hệ thống ra. Chúng ta xả gió (air bleeding) bằng cách:

-Mở nắp Radiator.

-Mở công tắc cho máy nổ trong vòng 15 phút.

-Mở máy sưởi, mở tới mức tối đa, cho chạy thêm 10 phút nữa.

Chúng ta có thể nhìn thấy dòng coolant chảy sòng sọc qua miệng bình còn mở, và mực nước rút từ từ xuống vì các túi bọt khí được hút ra. Tiếp thêm coolant vào cho đầy lên tới miệng. Rồi đậy nắp áp suất, lau dọn là xong!

Chúng ta vừa hoàn tất một công tác quan trọng đối với cái xe. Nhưng một công việc quan trọng khác đối với môi sinh là giải quyết lượng coolant cũ và lượng dung dịch súc bình một cách thích đáng. Một lần nữa, không đổ xòe chúng trên mặt đất, cũng không đổ xuống cống, vì đó là một hành động rất vô trách nhiệm, rất tàn nhẫn với môi sinh. Hãy mang nó tới một trung tâm thâu nhận chất thải độc hại (như các cửa hàng bán đồ Auto Parts). Làm xong việc này, chúng ta mới có thể xoa tay, hãnh diện với chính mình được.


bài của Phạm Đình báo người việt
Em kính cụ 1 ly nữa mà admin lại không cho. Cảm ơn cụ về bài viết.
 

QH.1991

Xe máy
Biển số
OF-432892
Ngày cấp bằng
27/6/16
Số km
88
Động cơ
214,690 Mã lực
Tuổi
33
Hôm vừa rồi nước làm mát của em bị cạn xuống gần vạch Min, Em đổ thêm 1 lon nước làm mát vào vừa xinh tới vạch Max. Như vậy có làm sao không các cụ? Hay là cứ mỗi lần thay nước làm mát là phải bỏ hết nước cũ đi, súc rửa rồi thay nước mới ?
 

kemsu

Xe buýt
Biển số
OF-382897
Ngày cấp bằng
16/9/15
Số km
988
Động cơ
252,026 Mã lực
Tuổi
40
Hôm vừa rồi nước làm mát của em bị cạn xuống gần vạch Min, Em đổ thêm 1 lon nước làm mát vào vừa xinh tới vạch Max. Như vậy có làm sao không các cụ? Hay là cứ mỗi lần thay nước làm mát là phải bỏ hết nước cũ đi, súc rửa rồi thay nước mới ?
Như vậy là làm sao! Chả sao cả cụ chạy lâu qua thì xả ra thay thôi! Còn châm thêm thì cứ thế mà chạy!
 

QH.1991

Xe máy
Biển số
OF-432892
Ngày cấp bằng
27/6/16
Số km
88
Động cơ
214,690 Mã lực
Tuổi
33
Như vậy là làm sao! Chả sao cả cụ chạy lâu qua thì xả ra thay thôi! Còn châm thêm thì cứ thế mà chạy!
Vâng em cảm ơn cụ. Biết thớt cũ và nhiều cụ đã trao đổi rồi. Nhưng mờ cụ cho em hỏi khoảng bao lâu (về thời gian, hoặc số km chạy) thì nên xả ra để thay hoàn toàn nước làm mát 1 lần hở cụ?
 

kemsu

Xe buýt
Biển số
OF-382897
Ngày cấp bằng
16/9/15
Số km
988
Động cơ
252,026 Mã lực
Tuổi
40
Vâng em cảm ơn cụ. Biết thớt cũ và nhiều cụ đã trao đổi rồi. Nhưng mờ cụ cho em hỏi khoảng bao lâu (về thời gian, hoặc số km chạy) thì nên xả ra để thay hoàn toàn nước làm mát 1 lần hở cụ?
Số Km thì e ko để ý đâu! E cứ hơn 2 năm e xả ra thay 1 lần nó đáng bao tiền đâu! Xe SH đời cũ nó hay hao nước hơn! Còn những xe sau này ít khi hao lắm! Con AB nhà e chạy mãi chả thấy hao nước! Ab e đi ít nên 4 năm rồi chưa thay!
 

ACDELCO434

Xe điện
Biển số
OF-394468
Ngày cấp bằng
30/11/15
Số km
2,131
Động cơ
256,224 Mã lực
Vâng em cảm ơn cụ. Biết thớt cũ và nhiều cụ đã trao đổi rồi. Nhưng mờ cụ cho em hỏi khoảng bao lâu (về thời gian, hoặc số km chạy) thì nên xả ra để thay hoàn toàn nước làm mát 1 lần hở cụ?
Thường loại màu xanh, phụ gia vô cơ, thời gian thay sau 150K km hoặc 2 năm. Màu hồng (đỏ) thay sau 250K km hoặc tới 5 năm. Nhìn chung cũng tùy vào điều kiện chạy xe mà thay sớm hay muộn.
 

QH.1991

Xe máy
Biển số
OF-432892
Ngày cấp bằng
27/6/16
Số km
88
Động cơ
214,690 Mã lực
Tuổi
33
Số Km thì e ko để ý đâu! E cứ hơn 2 năm e xả ra thay 1 lần nó đáng bao tiền đâu! Xe SH đời cũ nó hay hao nước hơn! Còn những xe sau này ít khi hao lắm! Con AB nhà e chạy mãi chả thấy hao nước! Ab e đi ít nên 4 năm rồi chưa thay!
Dạ vâng cụ, Em có cái SH 2009, mà đi bao nhiêu năm hôm vừa rồi ông thợ sửa mới bảo thôi thay nước làm mát đi. Cụ nhắc em mới nhớ, lần đấy ông sửa xe máy cũng thay cho em loại nước làm mát xanh xanh y như hôm qua em đổ thêm vào cho ô tô vậy.
 

kemsu

Xe buýt
Biển số
OF-382897
Ngày cấp bằng
16/9/15
Số km
988
Động cơ
252,026 Mã lực
Tuổi
40
Vâng em cảm ơn cụ. Biết thớt cũ và nhiều cụ đã trao đổi rồi. Nhưng mờ cụ cho em hỏi khoảng bao lâu (về thời gian, hoặc số km chạy) thì nên xả ra để thay hoàn toàn nước làm mát 1 lần hở cụ?
Ak e nhầm sang xe máy! ô tô e cũng hơn 2 năm là e thay! xe e két có 3 lít bình phụ mấy trăm ml mua 4 lít là thừa 01 ít để châm thêm
 

kemsu

Xe buýt
Biển số
OF-382897
Ngày cấp bằng
16/9/15
Số km
988
Động cơ
252,026 Mã lực
Tuổi
40
Dạ vâng cụ, Em có cái SH 2009, mà đi bao nhiêu năm hôm vừa rồi ông thợ sửa mới bảo thôi thay nước làm mát đi. Cụ nhắc em mới nhớ, lần đấy ông sửa xe máy cũng thay cho em loại nước làm mát xanh xanh y như hôm qua em đổ thêm vào cho ô tô vậy.
E toàn mua lọ pha sẵn chứ ko mua lon ak!
 

QH.1991

Xe máy
Biển số
OF-432892
Ngày cấp bằng
27/6/16
Số km
88
Động cơ
214,690 Mã lực
Tuổi
33
Thường loại màu xanh, phụ gia vô cơ, thời gian thay sau 150K km hoặc 2 năm. Màu hồng (đỏ) thay sau 250K km hoặc tới 5 năm. Nhìn chung cũng tùy vào điều kiện chạy xe mà thay sớm hay muộn.
Dạ vâng em cảm ơn cụ, đúng là cách đây 2 năm trong 1 lần bảo dưỡng em có bổ sung nước làm mát (trong bill của gara có đổ nước làm mát cho em). Bây giờ 2 năm nó gần về vạch Min, như cụ nói là quá đúng về thời gian đấy ạ. Chứ còn về km thì chắc không nên để ý vì em đi ít lắm, 1 tháng em đi hết có 1 bình xăng thôi, mà lại chỉ đi ở trong phố không mấy khi về quê đi xa.
 

QH.1991

Xe máy
Biển số
OF-432892
Ngày cấp bằng
27/6/16
Số km
88
Động cơ
214,690 Mã lực
Tuổi
33
Ak e nhầm sang xe máy! ô tô e cũng hơn 2 năm là e thay! xe e két có 3 lít bình phụ mấy trăm ml mua 4 lít là thừa 01 ít để châm thêm
Sau 2 năm nó gần về vạch min, em lại châm thêm chứ không xả ra để thay. Chắc có lẽ đi thêm nửa năm 1 năm nữa xả hết ra thay luôn cho tốt cụ nhỉ. Vì nó cũng rẻ mà cụ
 

kemsu

Xe buýt
Biển số
OF-382897
Ngày cấp bằng
16/9/15
Số km
988
Động cơ
252,026 Mã lực
Tuổi
40
Sau 2 năm nó gần về vạch min, em lại châm thêm chứ không xả ra để thay. Chắc có lẽ đi thêm nửa năm 1 năm nữa xả hết ra thay luôn cho tốt cụ nhỉ. Vì nó cũng rẻ mà cụ
Thế là xe cụ ngon choét! Rảnh lúc nào xả ra thay hoặc cụ đi thêm năm nữa xả ra cũng được! Thi thoảng vẫn phải kiếm tra mấy cái này bằng mắt xem có hao nước ko?
 

QH.1991

Xe máy
Biển số
OF-432892
Ngày cấp bằng
27/6/16
Số km
88
Động cơ
214,690 Mã lực
Tuổi
33
Thế là xe cụ ngon choét! Rảnh lúc nào xả ra thay hoặc cụ đi thêm năm nữa xả ra cũng được! Thi thoảng vẫn phải kiếm tra mấy cái này bằng mắt xem có hao nước ko?
Chẳng biết ngon không cụ à :)) xe em cũng già rồi, Accord Mỹ 2009. Cách đây 2 năm em mua của 1 cụ trên otofun này, sau đó em đi bảo dưỡng thì có bổ sung nước làm mát luôn.
Nó ít hao nước làm mát chắc 1 phần cũng vì em đi ít. Hồi em mua là 6,2 vạn miles. Sau 2 năm em đi đến bây giờ vẫn chưa đến 7,1 vạn Miles
 

kemsu

Xe buýt
Biển số
OF-382897
Ngày cấp bằng
16/9/15
Số km
988
Động cơ
252,026 Mã lực
Tuổi
40
Chẳng biết ngon không cụ à :)) xe em cũng già rồi, Accord Mỹ 2009. Cách đây 2 năm em mua của 1 cụ trên otofun này, sau đó em đi bảo dưỡng thì có bổ sung nước làm mát luôn.
Nó ít hao nước làm mát chắc 1 phần cũng vì em đi ít. Hồi em mua là 6,2 vạn miles. Sau 2 năm em đi đến bây giờ vẫn chưa đến 7,1 vạn Miles
Thế rảnh đi thay thôi cho yên tâm! có gì đâu mấy lít nước làm mát! Khéo rẻ hơn Bia =))
 

duythaimh

Xe buýt
Biển số
OF-409789
Ngày cấp bằng
11/3/16
Số km
640
Động cơ
244,021 Mã lực
Chẳng biết ngon không cụ à :)) xe em cũng già rồi, Accord Mỹ 2009. Cách đây 2 năm em mua của 1 cụ trên otofun này, sau đó em đi bảo dưỡng thì có bổ sung nước làm mát luôn.
Nó ít hao nước làm mát chắc 1 phần cũng vì em đi ít. Hồi em mua là 6,2 vạn miles. Sau 2 năm em đi đến bây giờ vẫn chưa đến 7,1 vạn Miles
Đi "nhiều" như mình =)))
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top