[Funland] Về môn phái Thất Sơn Thần Quyền

juve99

Xe ba gác
Biển số
OF-295057
Ngày cấp bằng
6/10/13
Số km
21,212
Động cơ
255,849 Mã lực
Em thấy môn này như kiểu bị ngáo. Dùng thuốc gì đó thôi. Kiểu võ say, say người mềm, dẻo hơn, chịu đau tốt hơn.
Tác dụng phụ nhiều nên sau thôi không truyền nhiều nữa.
Xem có bài biểu diễn đập vỏ chai vào đầu. Em trong công trường đi đâu cũng mang theo 1 ông, ông này to khoẻ chứ không võ vẽ gì đâu. Có hôm bị đội khác quây ở quán, ông ý lấy chai bia đập lên đầu 3 chai, xong bảo nay vui vui tặng 3 chai, còn anh em thích ông ý đập thêm. Đội kia chùn luôn. Nên pha đập chai em cũng thấy bình thường.
Đập chai chặt gạch thì nhiều môn và cũng rất bt vs cả ng ko võ vẽ, nhai vỏ chai như bánh đa thì hơi ghê thật. E có thằng cùng lớp cấp 3, k võ vẽ gì nó lại nhai dao lam ngọt lừ
 

tieunhilang

Xe điện
Biển số
OF-64773
Ngày cấp bằng
23/5/10
Số km
2,905
Động cơ
488,817 Mã lực
Nơi ở
đầu làng
Trích bài :

9 lời thề nguyện khi nhập môn là các điều răn dạy về tâm thế, ứng xử đạo nghĩa của người theo tập Quyền Thề, gồm:
1- Hết lòng hiếu thảo với cha mẹ;
2- Không phản thầy;
3-Không phản bạn, xem bạn như anh em ruột thịt;
4- Không phản lại môn phái Thất Sơn Thần Quyền;
5- Không ỷ mạnh hiếp yếu;
6- Không ham mê tửu sắc;
7- Không cưỡng bách những người đàn bà đã có chồng con;
8- Hết lòng làm việc nghĩa;
9- Không phản đạo.

làm gì cấm có bạn gái !
Theo em hiểu còn được phép "cưỡng bách" đàn không chồng con
 

Big Bang

Xe điện
Biển số
OF-52200
Ngày cấp bằng
5/12/09
Số km
4,902
Động cơ
480,211 Mã lực
Em từng giao đấu với môn sinh võ này, tất nhiên lúc đấy chỉ là giao lưu của bọn "tập tọe" thôi. Mọi người toàn nghe nói nên tưởng quá trình niệm chú xin quyền là lâu, chứ thực ra cúi chào nhau trước khi giao đấu là họ đã niệm chú xong và nhập rồi.
Về cơ bản với trận giao đấu của em thì em cảm thấy môn này khả năng chịu đòn cực tốt, đấm đá, quăng quật như bổ củi mà chẳng thấy nó xuống sức gì cả...cảm giác đúng như lên đồng. Nhưng ngược lại đòn thế của đối phương ra lại khá nhẹ, cảm giác chỉ như cái tát, cái vỗ tay bình thường. Có thể đối phương mới là hàng "lông" nên em thấy đòn thế không có lực lắm.
Tuy nhiên cách ra đòn của họ khó đoán trước, vì nó không theo quy luật nào cả, rất loằng ngoằng. Em bị ăn mấy đấm, mấy đạp mà chẳng xi nhê gì. Sau em cứ chơi kiểu "cầm nã thủ" túm rồi quăng, vì đấm đá nó chẳng có tác dụng mẹ gì :D
Đánh đùa thì thế thôi Cụ.
 

Zemakic

Xe hơi
Biển số
OF-600197
Ngày cấp bằng
21/11/18
Số km
170
Động cơ
627,828 Mã lực
Tuổi
37
Nghe như võ say các cụ nhể, đánh thì loạng choạng, ăn đòn không thấy đau ( uống nhiều mất cảm giác )
 

zonet

Xe tăng
Biển số
OF-586
Ngày cấp bằng
1/7/06
Số km
1,372
Động cơ
589,859 Mã lực
Phần lớn toàn theo lời kể lại, đã bị biến hóa quá nhiều so với thực tế.

Em nhớ hồi 1990 gì đó, đọc mấy bài báo về hồ Tây mà nhà báo quả quyết là có những con cá khổng lồ sống hàng trăm năm ở đây, hay nổi lên ở những đám cây ven hồ. Rồi nhà báo đó nghe có cụ làng Quảng An nói đã tận mắt thấy con cá dài hàng mét, người phủ đầy rêu.

Bây giờ hồ Tây đã được kè toàn bộ, dân săn trắm đen có vài ông nổi tiếng bao năm nay mà có săn được 1 con khoảng 20kg thì nổi tiếng khắp thiên hạ.
 

Vulcan V70

Xe lừa
Biển số
OF-53557
Ngày cấp bằng
24/12/09
Số km
37,355
Động cơ
667,547 Mã lực
Nghe như võ say các cụ nhể, đánh thì loạng choạng, ăn đòn không thấy đau ( uống nhiều mất cảm giác )
Eim nghĩ môn võ này mang tính tự kỷ ám thị hoặc như kiểu tự thôi miên, lên đồng thôi chứ chẳng có " Thần" nào nhập vào cả.
Khi vào trạng thái " lên đồng" thì có thể khai thông một số huyệt đạo trong cơ thể khiến người ta có những hành động và khả năng mà lúc bình thường không dám hoặc không thể làm được.
 

hd-vt

Xe lăn
Biển số
OF-384916
Ngày cấp bằng
30/9/15
Số km
10,048
Động cơ
320,405 Mã lực
Tuổi
58
Phòng em, giường cá nhân. Tối hôm đó anh người Bình Định tên là B... bị vật hay sao đó tới phòng em cứ ống đồng phang vào đầu giường và chửi đổng loạn lên, không đánh ai, như bị khùng.
Sáng hôm sau, ngồi xoa thuốc rên rỉ "một tiếng gọi cha ba tiếng gọi chóa" kkk.
Nghe rì rầm là bị Quyền Thề vật. Mà bố này thì cái gì cũng hay, nhưng sống rất đàng hoàng với anh em.
 

6997

Xe container
Biển số
OF-97440
Ngày cấp bằng
28/5/11
Số km
5,756
Động cơ
458,165 Mã lực
Trích bài :

9 lời thề nguyện khi nhập môn là các điều răn dạy về tâm thế, ứng xử đạo nghĩa của người theo tập Quyền Thề, gồm:
1- Hết lòng hiếu thảo với cha mẹ;
2- Không phản thầy;
3-Không phản bạn, xem bạn như anh em ruột thịt;
4- Không phản lại môn phái Thất Sơn Thần Quyền;
5- Không ỷ mạnh hiếp yếu;
6- Không ham mê tửu sắc;
7- Không cưỡng bách những người đàn bà đã có chồng con;
8- Hết lòng làm việc nghĩa;
9- Không phản đạo.

làm gì cấm có bạn gái !
Mục 7 mà họ tự nguyện thì có ảnh hưởng không cụ ;) :D
 

lacettiGG

Xe điện
Biển số
OF-368871
Ngày cấp bằng
1/6/15
Số km
3,284
Động cơ
296,712 Mã lực
Nghe đồn rằng theo môn phái này ngoài những điều khấn thề như các cụ đã kể thì không được tấn công đối phương trước, phải kiêng các loại thịt rắn, rùa, ba ba, trâu...( vốn rất sẵn ở Nam bộ xưa). Và môn phái này kỵ đồ dơ của phụ nữ, đương giao đấu mà đối phương ném cái đồ lót của phụ nữ vào thì " Thần" sẽ chạy, hết thiẻng.
Cũng lại nghe đồn ở Nam bộ xưa có trận giao đấu giữa 1 cụ võ sĩ theo Quyền Thề và 1 cụ khác. Cụ võ sĩ Quyền Thề niệm chú gọi Thần đánh cho tơi tả, cụ kia dùng cây trường côn bí quá bè lùa đầu gậy qua háng 1 mợ đang đứng xem giao đấu và vụt cụ Quyền Thề, lúc này "Thần" đã chạy nên cụ Quyền Thề ăn đòn tơi tả...
Ấy chỉ là nghe đồn.
Còn cá nhân em đã chứng kiến 1 cậu theo môn phái này và bị Thần vật khi phạm lời thề nhậu ba ba cua đinh gì đó... đêm đến mặt nó đỏ phừng phừng la hét đấm đá vào cây dừa chán lại quay sang tấn công cái ghế băng bằng xi măng đá mài kê ở vườn, mà nó tuyền dùng ống quyển mà đá mới kinh. Hôm sau hết say rượu tỉnh lại nó không hề kêu đau đớn gì.
Nghe kể ko mà cũng thấy thốn :))
 

juve99

Xe ba gác
Biển số
OF-295057
Ngày cấp bằng
6/10/13
Số km
21,212
Động cơ
255,849 Mã lực
Eim nghĩ môn võ này mang tính tự kỷ ám thị hoặc như kiểu tự thôi miên, lên đồng thôi chứ chẳng có " Thần" nào nhập vào cả.
Khi vào trạng thái " lên đồng" thì có thể khai thông một số huyệt đạo trong cơ thể khiến người ta có những hành động và khả năng mà lúc bình thường không dám hoặc không thể làm được.
Khó hiểu ở chỗ chỉ 1 câu niệm chú có thể đánh dc võ và ko biết đau cụ nhỉ. Suy luận ra thì môn này lợi hay hại chưa rõ nhưng cũng khá huyền bí ảo diệu, chưa kể kị bị vật với đồ phụ nữa, thịt trâu chó... ko khác gì mấy phim ma quỷ HK dựng lên ~X( ~X( ~X(
 

Vulcan V70

Xe lừa
Biển số
OF-53557
Ngày cấp bằng
24/12/09
Số km
37,355
Động cơ
667,547 Mã lực
Khó hiểu ở chỗ chỉ 1 câu niệm chú có thể đánh dc võ và ko biết đau cụ nhỉ. Suy luận ra thì môn này lợi hay hại chưa rõ nhưng cũng khá huyền bí ảo diệu, chưa kể kị bị vật với đồ phụ nữa, thịt trâu chó... ko khác gì mấy phim ma quỷ HK dựng lên ~X( ~X( ~X(
Cũng huyền bí lắm... nhưng một số tôn giáo hoặc môn phái khi tu luyện họ cũng có những món ăn, hành vi phải kiêng cữ.
Eim thì vẫn thiên về nhận định là họ theo trường phái thôi miên, tự kỷ ám thị ví dụ khi họ được sự phụ cho nhập môn, khai thông huyệt đạo ( thôi miên) bằng một số câu niệm chú theo quy ước đạt trạng thái như lên đồng... sau này cứ mỗi khi niệm câu chý ấy thì trạng thái ấy lại xuất hiện, tất nhiên là phải luyện tập thường xuyên và tuân thủ các quy tắc của môn phái.
Còn các món rùa, rắn, ba ba, trâu, chó.. cần kiêng thì chắc để không quá sung mà đắm vào đam mê tửu sắc...
Những năm 80 ở Miền Tây em cũng biết 1 số người ở ngoài Bắc vào vùng Minh Hải làm thủy sản, nuôi tôm cua...và cũng theo môn phái này mà họ gọi là " Võ bùa" học của Thầy người Miên. Trên ngực và lưng họ xăm hình Phật Bà và các hình xăm kỳ bí.
Theo họ khi niệm chú họ gọi đượ vị Thần nào " Thần Hổ, Thần Khỉ, Thần Voi, ..." thì sẽ có hành vi, đòn thế, tiếng hét , gầm gừ của loài vật đó...
Cái này là do yếu tố tâm lý, tự kỷ ám thị dẫn đến chi phối hành vi.
 

arcobaleno87

Xe tải
Biển số
OF-337324
Ngày cấp bằng
4/10/14
Số km
342
Động cơ
278,698 Mã lực
E cũng tò mò môn "võ" này đã lâu, cụ nào thông hiểu có thể thông não e hộ cái là tóm lại e thủ 1 quả chíp ren của chị e giao đấu thì có hóa giải đc các võ sư Quyền Thề ko ạ, nếu có thì e thấy mấy "võ sư" này cũng hơi í ẹ 😁
 

tamlinh

Xe tăng
Biển số
OF-707721
Ngày cấp bằng
15/11/19
Số km
1,197
Động cơ
115,720 Mã lực
Tuổi
52
Kính các Cụ:

TSTQ là một hệ phái Võ thuật có thật ở VN và một số nước Châu Á. Nó được lưu truyền qua cả Ấn, TQ, Miến Thái Lào , Cam,.... mỗi nước , mỗi phái có bản sắc, bí quyết riêng. Và đây cũng là một nhánh Võ thuật cổ truyền của VN, là một đạo thuật tu của huyền môn, một nét văn hóa tập tục của dân gian, nên trong giới hạn kiến thức cóp nhặt từ nhiều nguồn nhỏ bé, Em cũng chia sẻ một phần để CC biết thêm về một trường phái dân gian chứ không khuyến khích.

Thứ hai, khuyến cáo: đây là một võ phái tương đối bí mật, chưa có thông tin giải mã nên người chưa am hiểu kỹ, chưa biết sự lợi - sự hại, chưa tìm hiểu biết về Võ và đạo thì nên cân nhắc không nên theo học bừa bãi, vội vàng.

Nhưng tựu trung Nó là một môn Võ Đạo. Trong Võ (thuật) có đạo (pháp), và trong đạo có Võ. Trong đó đạo là chính, còn võ là phụ. Xưa học đạo và luyện võ là để tự vệ chống chọi thú dữ. kẻ xấu, rèn luyện SK tránh bệnh tật, trên nền tảng đó luôn tu dưỡng đạo đức để hành đạo, tu đạo, để đắc được đạo.

Đệ tử Thất Sơn Thần Quyền nhập môn ngoài học quyền cước còn được học cả đạo. Võ là để rèn luyện thân thể, sức khỏe dẻo dai, bảo vệ chính nghĩa, giúp đỡ kẻ yếu. Còn đạo là đạo đức, đạo lý sống ở đời. Thêm vào đó, đệ tử Thất Sơn Thần Quyền còn tin rằng nếu ra sức luyện tập, đến một lúc nào đó có thể luyện thành, có sức mạnh siêu phàm. Chính đức tin này đã thu hút rất nhiều người tìm đến học. Tuy nhiên, không phải đệ tử nào cũng được học tuyệt đỉnh công phu. Tương truyền, chỉ người được chọn kế thừa Trưởng môn mới được chân truyền để trấn môn.

Do là gốc đạo nên nó phải có môn quy, đạo pháp, có Thầy Tổ, Thần linh, và phải tu tập thường xuyên (dạng tam quy, ngũ giới trong đạo Phật). Tuy nhiên khi xuất hiện trong XH, do tình hình chiến tranh, thi thố kiếm tiền nên môn Phái, Đạo thuật tu này ngày càng thiên về võ (để ganh đua, thi đấu) mà giảm phần tu đạo. Vì thế người luyện võ thiếu tu dưỡng, nếu hung hăng, hay khoe khoang thường bị Tổ phạt, hoặc chậm tinh tiến dẫn đế chán nản, và gây ra nghiệp quả.

Vì thế, xưa các Thầy (Võ sư, đạo sĩ) ngoài việc phải giữ kín thân phận của việc luyện võ, ngoài vấn đề chính trị của thời phong kiến, họ còn sợ vi phạm về lộ bí mật của Thày Tổ. Mặt khác, Thầy thường không nhận đệ tử bừa bãi, Họ sàng lọc kỹ lưỡng về nhân cách, đạo hạnh, căn quả, trí tuệ, nhân duyên người xin học, ai vượt qua mới thu nạp đồ đệ.

Vì nếu nhận đồ đệ bừa bãi, nếu họ ra đời làm càn, dùng Võ hại người, làm điều xấu, thì ngoài việc môn đệ gây nghiệp , lãnh hậu quả thì người thầy cũng bị tổn phước đức. Nhưng ngày nay, do thời cuộc nên các thầy tuyển mộ phát triển tràn lan, lo phát triển môn phái, truyền cho các đệ tử thiếu căn cơ, đạo đức kém,... mà không lường hậu quả về sau.

Những người theo môn phái Thất Sơn Thần Quyền đều sống một cuộc sống giản dị, không khoa trương, không khoe khoang, họ rất ít tiết lộ cho người ngoài biết về môn mình học và có một điều lạ là họ không gia nhập bất kỳ tổ chức võ thuật nào.
 
Chỉnh sửa cuối:

tamlinh

Xe tăng
Biển số
OF-707721
Ngày cấp bằng
15/11/19
Số km
1,197
Động cơ
115,720 Mã lực
Tuổi
52
Một giai thọai khác liên quan đến TSTQ (sưu tập):

Thất sơn Thần quyền có tại Việt nam từ cuối thế kỷ 19 , nhưng ra đời và phát triển đầu tiên tại Huế . Người truyền bá môn phái là Võ sư Ngọc Lộ - tự là Ngọc Sơn - Sinh tại Huế.

Đầu năm 1958, võ sư Trần Ngọc Lộ được Thần linh tại miếu Ngọc Quối báo mộng : "Con có thiện duyên được nhiều vị Thần hỗ trợ , phải đích thân tầm sư học Đạo ".
Tiếp đến ngày 15/4 cùng năm, vị Thần lại báo mộng lần thứ 2. Sau lần này Ngọc Lộ tự phát nguyện ra đi tìm Sư phụ học Đạo.

Sau ngiều ngày tìm tòi, ngày 20/5/1958. Trần Ngọc Lộ đã đến vùng Thất Sơn (An Giang). Trước khi vào núi quy môn, thọ phái, Ngọc Lộ đã đứng tại khu vực Núi Cấm ba ngày cầu Đạo và cuối cùng đã được một đệ tử của Phật Thày Tây An tiếp nhận và đưa lên Núi Sam (Châu Đốc). Tại đây, Thày Ngọc Lộ đã có thiện duyên gặp Phật Thày Tây An, thày có kể lại giấc mộng của mình và Phật Thày cũng biết trước những gì Thày định kể.
(Đoàn Minh Huyên sinh 14 tháng 11 năm 1807), Đoàn Văn Huyên, tự Lê Hướng Thiện, đạo hiệu: Giác Linh, được tín đồ gọi là Phật Thầy Tây An. Là người sáng lập giáo phái Bửu Sơn Kỳ HươngAn Giang, ông là nhà yêu nước, có công khai hoang nhiều vùng đất ở Nam Bộ)

Trong thời gian thọ giáo tại Núi Sam, Ngọc Lộ đã quyết tâm rèn luyện miệt mài, tiếp thu những đạo pháp của bản môn do chính Phật Thày Tây An truyền thụ. Trong vòng 6 năm, Ngọc Lộ đã quán triệt hầu hết chương trình học và được Phật Thày cho hạ sơn trở về quê quán (năm 1964).
Về quê, Ngọc Lộ vẫn âm thầm luyện tập tại miếu cây Ngọc Quối làng Vĩ Dạ - Thành phố Huế. Chưa đầy một năm, Ngọc Lộ đã thu nhận một số đệ tử. Rất nhiều chướng ngại đã đến với Ngọc Lộ và gia đình, nhưng thày vẫn chấp nhận hy sinh cuộc đời của mình, hy vọng học trò sẽ thành người có đức độ, cứu khổ cho xã hội.

Một đêm ngày rằm tháng 2, Ngọc Lộ cùng gia đình đã chứng kiến một vầng hào quang từ ngoài bay đến bàn thờ Phật, đúng như Phật Thày Tây An truyền dạy. Ngọc Lộ phát nguyện lập bàn thờ Phật bà, bàn thờ Tổ, nguyện tịnh trai và đặt tên môn phái là THẤT SƠN THẦN QUYỀN.

Từ ngày lập ban thờ và tịnh trai, mọi nạn của Ngọc Lộ đều qua. Trong vòng 10 tháng, môn sinh ở Huế đã lên tới 600 người, chưa kể những nơi khác.
Ngày giỗ Tổ đầu tiên là 3 ngày: 14- 15 -16 tháng 12 âm lịch năm Kỷ Mùi ( 1967). Ba ngày đó , môn sinh đông đúc đã làm náo động thành phố Huế. Ngày 30/12 năm 1967, các đệ tử đều đến Tết Thày và lần lượt trở về nhà.

Tuy nhiên từ ngày mùng 1 đến ngày mùng 7 tết Mậu Thân, thành phố Huế chìm trong lửa đạn chiến tranh. Tới mùng 8 Tết chiến sự mới tạm ngưng. Trong những ngày chiến sự tại Huế, võ sư Trần Ngọc Lộ, bác Đoàn Văn Thiên, anh Trần Văn Việt, anh Đỗ Viết Thắng đều ra đi trong kiếp nạn. Sau biến cố Mậu Thân 1968, võ sư Trần Ngọc Lộ chỉ để lại cho các đệ tử một ban thờ Phật, Tổ , một khuôn in và 1 khuôn in khăn ấn, sổ sách, binh thư, bí quyết của môn phái. Tất cả những vật đó được con trai Thày ở Huế lưu giữ.
 

tamlinh

Xe tăng
Biển số
OF-707721
Ngày cấp bằng
15/11/19
Số km
1,197
Động cơ
115,720 Mã lực
Tuổi
52
Huyền thoại về Thất Sơn Thần Quyền .

Năm 1859, Pháp bắt đầu đánh chiếm Nam kỳ Lục tỉnh (Nam bộ). Nhiều bậc trung quân ái quốc, chí sỹ tựu quân kháng chiến cứu nước.
Vùng Bảy Núi, tức Thất Sơn (hiện nay thuộc tỉnh An Giang) trở thành căn cứ địa của các lực lượng nghĩa quân Nam Bộ. Thật ra, Thất Sơn có đến 10 ngọn núi nhưng thời vua Tự Đức chỉ đặt tên cho 7 ngọn tượng trưng cho 7 linh huyệt gồm: Anh Vũ Sơn (Núi Kéc), Thiên Cẩm Sơn (Núi Cấm), Ngũ Hồ Sơn (Núi Dài), Liên Hoa Sơn (Núi Tượng), Thủy Đài Sơn (Núi Nước), Ngoạ Long Sơn (Núi Dài Văn Liên), Phụng Hoàng Sơn (Núi Tô).
Do địa điểm hiểm trở, dãy nối dãy, ngọn liền ngọn, rừng rậm hoang vu nên vùng núi này có nhiều Cọp beo, rắn rết cùng những loại cây ăn thịt (ngãi) đã khiến nhiều người bỏ mạng mất xác khi cố tình thâm nhập.

Trước sức mạnh vũ khí hiện đại của quân Pháp, lực lượng nghĩa quân chỉ có binh khí thô sơ và lòng quả cảm. Những người chỉ huy phải sử dụng đến “vũ khí tâm linh”. Võ phái Thất Sơn thần quyền ra đời từ đó.
Hiện nay, truyền nhân của Thất Sơn Thần Quyền là võ sư Hoàng Bá, cư ngụ cầu Tầm Bót, TP. Long Xuyên. Đã hơn 75 tuổi, hơn 20 năm võ sư đóng cửa, không thu nhận đệ tử. Điều đáng tiếc là võ Sư Hoàng Bá, tuy là truyền nhân nhưng không phải là chưởng môn.

Vì vậy, ông chỉ lĩnh hội được một số tuyệt kỹ thuộc về phần “dương công”, chứ không nắm nhiều bí quyết về phần “âm công”. Võ sư Hoàng Bá đánh giá: “Thất sơn thần quyền là một môn phái cận chiến thực dụng, chỉ hữu ích trong chiến đấu thuở gươm đao xưa. Người võ sinh có những phương pháp luyện tập dị biệt. Vì bài quyền không có lời thiệu nên bị tam sao thất bổn.
Ngoài quyền cước, võ sinh còn được trang bị thêm niềm tin để tạo tự tin, bình tĩnh. Thất Sơn Thần Quyền chính tông là một phái võ đặc dị, Võ gồm 2 phần: Quyền và Thuật. Quyền là phần “dương công” gồm những thế võ tay không và binh khí. Thuật là phần “âm công” huyền bí, dùng năng lượng siêu nhiên trợ lực.
Vì môn qui, người đệ tử duy nhất được chọn kế thừa trưởng môn mới được sư phụ truyền dạy phần “âm công”.
Khi giáp chiến võ sỹ chỉ sử dụng quyền trong dương công để tấn công. Nếu gặp đối thủ lợi hại, võ sỹ dùng huyền thuật gọi thầy tổ vào trợ giúp.

Ông cho biết, người trưởng môn duy nhất và cuối cùng của võ phái, nắm giữ tất cả tuyệt chiêu là ông Đạo Ngựa tu luyện ở núi Sam, Châu Đốc.

Vào năm 1967, những người sống dưới chân Núi Sam (Châu Đốc) vẫn thấy một đạo sỹ gầy, râu tóc bạc phơ, tu luyện trong rừng trên đỉnh núi. Hàng ngày, vị đạo sỹ này cưỡi ngựa xuống núi trao đổi lương thực với người dân quanh vùng.
Vị đạo sỹ này rất kiệm lời. Ông không bao giờ rời lưng ngựa. Điều đáng quan tâm là, ông trông ốm yếu, lại cưỡi ngựa không yên cương. Dốc núi gập ghềnh đá, ông phải có sức mạnh phi thường mới có thể cưỡi ngựa lên đỉnh xuống.
Một lần dong ngựa xuống núi đổi rau củ lấy gạo, ông gặp một toán cướp dùng súng uy hiếp người dân, ông xuống ngựa can thiệp. Toán cướp thấy ông ốm yếu xông vào toan đánh đập. Không ngờ chỉ bằng một ngón tay, ông đã khiến một tên cướp trợn dọc mắt, ngã lăn bất tỉnh. Tên cướp khác toan nổ súng. Ông bay vèo đến cạnh tên cướp tước súng rồi vung chân múa tay đánh gục hết những tên còn lại. Sau đó Ông ung dung lên ngựa trở về núi.

Nhiều thanh niên thán phục. Họ rủ nhau lên núi tìm ông xin học võ. Không ai tìm được nơi trú của ông. Tuy nhiên, có một thanh niên tên Hoàng Sơn quyết tâm tìm ông. Người thanh niên này lên đỉnh núi Sam ngồi thiền khấn: khi nào gặp được sư phụ mới chịu xuống núi. Sau hai ngày chịu nắng mưa, đói khát giữa rừng sâu núi thẳm, người thanh niên ấy ngất xỉu. Khi tỉnh lại thì thấy mình nằm trong một hang động. Kể từ đó, người thành niên ấy trở thành đệ tử chân truyền của Đại sư Đạo Ngựa. Ngoài Hoàng Sơn còn có một tiểu đồng tên Ba giúp ông Đạo Ngựa nhang khói. Trong những ngày thụ đạo, người thanh niên mới biết sư phụ mình là trưởng môn Thất Sơn Thần Quyền của Nam Cực Đường.

Nam Cực Đường của Đại sư Bảy Do lập năm từ đầu thế kỷ 20, đào tạo nghĩa sỹ kháng Pháp. Năm 1917, quân Pháp bắt Đại sư Bảy Do đày ra Côn Đảo. Năm 1926, tại nhà lao, Đại sư Bảy Do cắn lưỡi cho máu chảy đến chết.

Học được gần 1 năm, đã hết phần “dương công” chuẩn bị bước sang phần “âm công”, người thanh niên xin về nhà giỗ cha. Giỗ cha xong, khi trở lại núi Sam, người thanh niên không tài nào tìm được hang động cũ. Nghĩ rằng sư phụ muốn lẩn tránh mình, người thanh niên ấy đành lạy tạ hư không, rồi xuống núi. Từ ngày đó cũng không ai còn thấy bóng dáng ông Đạo Ngựa nữa. Người thanh niên ấy chính là lão võ sư Hoàng Sơn.

Năm 1960, trong giải võ thuật khu vực Đông Nam Á, võ sỹ Hoàng Sơn đoàn Việt Nam đấu với võ sỹ Kh’mer tên là Nosar. Vào hiệp một, chỉ sau vài chiêu, võ sỹ Sonar xin dừng trận đấu vì nhận ra đồng môn. Hóa ra, Nosar cũng là đệ tử của Thất Sơn Thần Quyền.
Năm 1970, ông Nosar trở thành Phó Chủ tịch Hội đồng võ thuật Campuchia đã đào tạo ra những võ sỹ “thần quyền” nổi tiếng Campuchia như Nosar Long, Nosar Lieng. Hóa ra Nosar là truyền nhân mấy đời của ông Cử Đa ở Tà Lơn.
 

tamlinh

Xe tăng
Biển số
OF-707721
Ngày cấp bằng
15/11/19
Số km
1,197
Động cơ
115,720 Mã lực
Tuổi
52
(tt)

Thời điểm đó, đại võ sư Đoàn Tâm Ảnh đang sưu tầm công phu của các phái võ Việt Nam đã phát hiện võ sỹ Hoàng Sơn là truyền nhân của Thất Sơn Thần Quyền. Năm 1968, đại võ sư Đoàn Tâm Ảnh đến nhà Hoàng Sơn đề nghị quy tụ những người hiểu biết về Thất Sơn Thần Quyền để sưu tầm một môn phái đã bế truyền.

Do chưa được truyền thụ phần “âm công” mà chỉ biết phần “dương công” tức phần “quyền” nên Hoàng Sơn chỉ dám trương cờ Thất Sơn Võ Đạo tại Long Xuyên. Đại lão võ sư Đoàn Tâm Ảnh đứng chân làm cố vấn cho Thất Sơn Võ Đạo.

Mục đích của Thất Sơn Võ Đạo là quy tụ các đồng môn khắp nơi về để thống nhất các chiêu thức, các bí thuật “âm công” và truyền dạy lại cho thế hệ sau. Trong một thời gian ngắn, 10 võ sư các nơi đã quy tựu về gồm: Nguyễn Thành Diệp, Phùng Vũ Châu (Tư Tiếp), Nguyễn Giầu, Nguyễn Thọ, Nguyễn Thôi, Lê Đình Tây, Trần Văn Tủy, Lê Minh Nho, Sáu Rẩm, Hoàng Bá (trẻ tuổi nhất).

Trong số 12 thành viên, Đại võ sư Đoàn Tâm Ảnh và đại võ sư Nguyễn Thành Diệp cao niên nhất. Đại võ sư Nguyễn Thành Diệp là người nắm giữ được nhiều bí quyết phần “âm công” nhất. Tiếc rằng, đại võ sư Nguyễn Thành Diệp chưa kịp hệ thống lại các bí quyết thì qua đời vào năm 1970.
Những bí ẩn của Thất Sơn Thần Quyền xem như vĩnh viễn chìm vào hư vô.
Tuy không còn lưu giữ được các bí thuật nhưng kể từ đó, Thất Sơn Võ Đạo cũng đào tạo được nhiều võ sỹ nỗi tiếng Châu Á. Tất cả những trận thư hùng ở võ đường Trung Quốc, Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaixia, Indo, Philipin đều có mặt võ sỹ Thất Sơn Võ Đạo.

Trận giao đấu tốn giấy mực của các ký giả miền Nam lúc ấy là trận Hoàng Thọ, đệ tử của võ sư Hoàng Sơn (Thất sơn Võ Đạo) đấu với võ sỹ Tinor (Môn phái Trà Kha) vào năm 1973 tại đại hội võ thuật tại Sài Gòn.
Tinor là võ sỹ Lào được đặt biệt danh “Cọp bay” bởi chiêu song cước. Nhiều võ sỹ đã đo ván bởi cú đá bay nhanh như chớp và chính xác của võ sỹ này. Trận trước, “Cọp bay” Tinor đấu với võ sỹ Dương Văn Me (sau là võ sư Huỳnh Tiền). Khi mới vào kẻng, Dương Văn Me chưa kịp chuẩn bị, “Cọp bay” Tinor đã bay đá từ phía sau. Dương Văn Me bị gãy xương sườn, bị xử thua.
Dưới khán đài, một cuộc ẩu đả giữa hai phe cổ động viên. Bất phục, võ sỹ Hoàng Thọ nhảy lên võ đài thách đấu với “Cọp bay” Tinor (luật cho phép thách đấu). Cuộc thách đấu được các đại võ sư hai phía chấp nhận, được Ban Tổ chức thu xếp vào ngày cuối cùng giải đấu.

Khi võ sỹ Hoàng Thọ và “Cọp bay” Tinor thượng đài, ai cũng ái ngại cho Hoàng Thọ, chỉ là một võ sỹ chưa tên tuổi lại thấp hơn “Cọp bay” Tinor một cái đầu.
Vào hiệp 1, “Cọp bay” Tinor xông lên áp đảo Hoàng Thọ vào góc đài. Chờ Hoàng Thọ lúng túng trong góc chết, “Cọp bay” Tinor tung một cú đá thốc từ dưới bụng lên. Hoàng Thọ dính đòn bật ngửa. Ai cũng tưởng Hoàng Thọ nằm vĩnh viễn trước cú đá bạt sơn của võ sĩ phái Trà Kha nỗi tiếng.
Không ngờ Hoàng Thọ tung mình đứng lên, mặt đỏ au, tay chân vung đánh loạn xạ. “Cọp bay” Tinor vừa chống đỡ vừa lùi ngược. Hoàng Thọ thét một tiếng rồi đá thẳng vào hàm Tinor. Tiếng xương hàm vỡ phát ra cùng lúc với tiếng kẻng kết thúc hiệp 1. Tinor đầu hàng
ngay, được đưa về võ quán ở Lào để điều trị, rồi chết sau đó vài tháng.

Hoàng Thọ trở nên nổi tiếng với bài “Thần quyền giáp chiến” của Thất Sơn Võ Đạo. Đó là một trong số 3 bài quyền còn nguyên vẹn phần quyền lẫn thuật.
 

tamlinh

Xe tăng
Biển số
OF-707721
Ngày cấp bằng
15/11/19
Số km
1,197
Động cơ
115,720 Mã lực
Tuổi
52
Ông Ba đạo sỹ, cất một cái am u tịch giữa lưng chừng ngọn Học Lãnh Sơn để luyện đạo. Ông Ba đã 99 tuổi. Thuở thiếu niên ông Ba làm tiểu đồng cho ông Đạo Ngựa để học đạo.

Ông không học võ thuật mà chỉ học đạo. Tuy không học võ nhưng ông Ba được sư phụ kể cho nghe về xuất xứ môn võ này.
Những tổ sư môn võ này không có tên gọi nhưng do xuất xứ từ vùng 7 núi linh thiêng nên người đời gọi là Thất Sơn Thần Quyền.

Môn võ này có 4 phần luyện là tam đạo nhất thần:
Tu tâm dưỡng tính gọi là tâm đạo,
định thần dưỡng khí gọi là thể đạo,
luyện thân tráng kiện gọi là quyền đạo.
Phần luyện thứ tư gọi là luyện thần.

Trong số đệ tử đời trước có một người tên Nguyễn Văn Đa rất giỏi. Thời Thiệu Trị Nguyễn Văn Đa thi đậu võ cử nên được gọi là Cử Đa.

Tháng 6 năm 1968, Nguyễn Trung Trực đánh chiếm được đồn Kiên Giang mấy ngày, thì bị quân Pháp tổ chức phản công. Nguyễn Trung Trực rút lui ra Hòn Chông, còn Trần Văn Thành thì dẫn lực lượng của mình vào Láng Linh – Bảy Thưa dựng trại, và rèn đúc vũ khí chờ thời cơ. Đó là khoảng thời gian hình thành môn phái võ Thất Sơn Thần Quyền.
Khi triều đình nhu nhược trước quân Pháp, ông Cử Đa từ quan về vùng Thất Sơn đứng dưới cờ của nghĩa quân quản cơ Trần Văn Thành vào năm 1862. Căn cứ chính của Trần Văn Thành đặt tại rừng Bãi Thưa (huyện Châu Phú, An Giang).

Ông Cử Đa trở thành người huấn luyện võ thuật cho quân kháng chiến. Sau Ông Trần Văn Thành tử trận. Cuộc khởi nghĩa thất bại. ông Cử Đa cải trang thành một vị sư lấy tên là Sư Bảy, giả điên khùng, lưu lạc nhiều nơi để tránh sự truy lùng của quân Pháp. Có lúc ông phái lánh sang Campot,Campongtrach, đến núi Tà Lơn tức Bokor (Campuchia). Đến năm 1896, ông Cử Đa mới dám trở về vùng núi Cấm lập am ẩn danh.

Khi nhập môn, võ sinh của Thất Sơn Thần Quyền học bài vỡ lòng là bài khấn tổ:
"Nam mô tổ sư tam giáo ... "

Về thế võ , Thất Sơn Thần Quyền có nhiều bài hay như: Linh miêu đoạt thạch, Tam sơn trấn ải, Mãnh hổ tọa sơn…

Vào thập niên 1960, Thất Sơn Thần Quyền kể như không tồn tại nữa mà chuyển thể thành Thất Sơn Võ Đạo. Thất Sơn Võ Đạo là những thế dương công của Thất Sơn Thần Quyền. Tuy không còn yếu tố huyền linh nữa nhưng Thất Sơn Võ Đạo cũng tạo được tiếng vang trong làng võ Nam Bộ thời ấy.

Thời điểm 196x, phong trào võ thuật vùng Nam Bộ rất sôi động, nơi nào cũng có võ đường Thần Quyền: Sa Đéc có lò võ Sáu Cường; Lý Suol ở Châu Đốc; Bảy Biển ở Kiên Giang; Ba Hoằng ở Long Xuyên. Nhiều võ sư đào tạo những võ sỹ vô địch trong các trận đấu võ đài như: Hai Diệp, Mười Nho, Nguyễn Mách, Út Dài, Thiên Đường.

Họ thường tổ chức thi đấu tại Chợ Lớn (quận 5) mang tính giao hữu với các quốc gia trong khu vực như Campuchia, Hồng Kong. Trong những cuộc đấu giao lưu ấy, nhiều võ sỹ Việt Nam đã tạo được sự thán phục của các võ sư, võ sỹ nước ngoài.
Báo chí dạo ấy đã bình luận từng tuyệt chiêu của các võ sỹ. Võ sỹ Minh Sang (võ đường Minh Sang) nỗi tiếng gan lỳ và ngọn quyền vũ bão; Võ sỹ Minh Sơn (võ đường Denis Minh) có cú đấm như điện xẹt và cú húc chỏ “hồi mã thương”, võ sỹ Chhit Sarim (người Campuchia học Thần Quyền).Võ sỹ Xuân Quỳnh là “cây trụ đồng của võ đường Kim Kê”… Những trận thư hùng này đã khiến các đối thủ nước bạn nhớ những tên đòn thế: “Bàn sa cước” của võ sỹ Nguyễn bình; Cú húc chỏ “hồi mã thương” của Minh Sơn; “Liên tiền cước” của Trần Nho…

Các nữ võ sỹ Việt cũng tạo nên song gió như Hồ Ngọc Thọ (võ đường Từ Thiện) vô dịch hạng ruồi nhẹ; Lân Ngọc Vân (võ đường Lâm Sơn Hải) vô địch hạng ruồi; Võ sỹ Xuân Liễu (võ đường Biên Hòa) vô địch hạng ruồi.
Trong một trận thư hùng giữa võ sỹ Trần Mạnh Hiền Việt Nam đấu với võ sỹ Châu Đạt Vinh Hồng Kông, môn đệ của Vịnh Xuân Quyền năm 1973. Võ sỹ Trần Mạnh Hiền đã thắng tuyệt đối bằng một cú đá thần sầu ở hiệp ba khiến khán giả sôi sục.

Ngày nay, Thất Sơn Thần Quyền chỉ còn là ký ức miệt đồng bằng Cửu Long.
Một danh sư Thất Sơn võ đạo tại Long Xuyên cho biết: “Ngày xưa (đầu thế kỷ 20) tỷ thí võ đài Do nhiều hệ phái, chi phái ai cũng muốn phái của mình là đệ nhất võ lâm nên các võ sư thường tổ chức tỷ thí võ đài để tranh cao thấp. Vì vậy, nhiều cuộc thư hùng cao thấp đã diễn ra khốc liệt”.
 
Chỉnh sửa cuối:

tamlinh

Xe tăng
Biển số
OF-707721
Ngày cấp bằng
15/11/19
Số km
1,197
Động cơ
115,720 Mã lực
Tuổi
52
Thông thường, các võ sỹ không bao giờ dám tỷ thí võ đài nếu không có sự đồng ý của sư phụ.
Tỷ thí võ đài ngày xưa khác xa với đấu võ đài ngày nay như một số người lầm tưởng.
Ngày xưa, những cuộc tỷ thí võ đài thường do sư phụ, huynh trưởng của môn phái này với môn phái kia hoặc chi phái này với chi phái kia “thách” nhau.

Họ chọn một bãi đất trống giăng dây hoặc vẽ vòng trên mặt đất. Trước mỗi trận thư hùng, hai bên đều lập bàn thờ tổ tại đài võ, khấn vái. Sau đó, sư phu hoặc huynh trưởng mỗi bên lập bản giao kèo, quy ước. Bên cạnh là hai chiếc quan tài để sẵn.
Trận thư hùng giữa võ phái thần quyền Thất Sơn ở cù lao Ông Chưởng và võ phái Trà Kha ở Bạc Liêu được võ sư Ba ở Cao Lãnh, Đồng Tháp kể lại: “Lúc đó, tôi 15 tuổi vừa nhập môn bái sư võ phái Thất Sơn vài ngày. Sư phụ tôi là Bảy Hớn. Nghe mấy huynh trưởng kể lại, mấy ngày trước, khi mọi người đang luyện võ thì một người gốc Miên xuất hiện xin gặp sư phụ. Người này tên No Sa Dăm là môn đệ của võ sư No Sa gốc Nam Vang đang mở võ đường ở Bạc Liêu. Họ nghe danh Thất Sơn Thần quyền đã lâu, nay muốn thí võ đài để học hỏi. Sư phụ tôi nhận lời. Bữa tỷ thí võ đài, bà con nghe tin chèo xuồng kéo đến coi cả ngàn người. "

Theo giao kèo giữa hai sư phụ thì, mỗi bên chọn ra 5 võ sỹ đấu thành 5 cặp. Võ sỹ bên nào văng ra khỏi vòng vẽ, xem như thua. Võ sỹ bên nào đo ván, lưng chạm đất, xem như thua. Võ sỹ bên nào đưa một cánh tay lên trời xem như xin thua. Đấu không nghỉ giải lao, đến khi có người thắng kẻ thua mới kết thúc trận. Bên nào có người bị thương, bị chết tự lo liệu thuốc men, chôn cất, không bên nào được thưa kiện ra Chánh quyền thuộc Pháp. Nếu bị pháp luật truy cứu, bên này phải làm tờ bãi nại cho bên kia. Hai bên đấu với nhau chỉ vì sỹ diện môn phái chứ không mua bán, tranh chấp gì cả. "

"Sư phụ tôi lựa 5 đệ tử giỏi nhất ra đấu. Kết quả, phía Thất Sơn 1 người bị gãy tay, 1 người bể be sườn. Phía Trà Kha 2 người gãy chân, 1 người bất tỉnh. Thất Sơn Thần quyền có chiêu phá mã, còn phía gồng Trà Kha thì có chiêu khóa tay vật. Xem như hai bên bất phân thắng bại hẹn sẽ có dịp tái đấu. Sau đó cánh mạng tháng 8 bùng nổ, hai bên không có dịp gặp lại nhau.... "

Sau này nghe nói No Sa Dăm đào tạo được rất nhiều thế hệ võ sỹ giỏi. Học trò của No Sa Dăm đào tạo được những võ sỹ nỗi tiếng sau năm 1975 như No Sa Long, No Sa Liên…

Năm 1973, võ sư Ba có dịp gặp lại võ sư NoSa tại Sài Gòn, bấy giờ là huấn luyện viên trưởng đoàn võ thuật Campuchia dẫn đoàn võ sỹ sang đấu võ đài do Tổng hội võ thuật Sài Gòn tổ chức.
Sau này, vào khoảng thập niên 60, những cuộc tỷ thí chết chóc không được tổ chức nữa mà chỉ tổ chức đấu võ đài theo luật thể thao, quy định hai võ sỹ đấu phải cùng hạng cân, mỗi trận 3 hiệp, mỗi hiệp 3 phút. Võ sỹ bên nào cũng có săn sóc viên y tế đi theo và cuộc đấu luôn có hội đồng trọng tài chấm điểm.

Nhờ những trận đấu võ đài, các võ đường Việt Nam nườm nượp môn sinh đến học võ. Học phí mỗi tháng khoảng 700 đồng/học viên. Chỉ cần huấn luyện 100 võ sinh là sư phụ có thể yêm tâm về cơm áo gạo tiền, chuyên tâm nghiên cứu võ học. Thời điểm đó, chiếc xe Hon Da 67 chính hãng mới 100%, giá khoảng 15.000 đồng/ chiếc.

Bỗng dưng, thời hưng thịnh của võ học xẹp lép. Nhiều võ sư chạy kế sinh nhai bỏ nghề. “Loạn võ sư” bắt đầu manh nha. Nhiều môn phái không hiểu từ đâu xuất hiện như: Sát Tử Quyền, Bạch Long Sát Tử Quyền, Vô Biên Võ đạo, Nghịch Tất Tử Võ phái, Cao Đài quyền pháp.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top