[Funland] Về môn phái Thất Sơn Thần Quyền

hai.tranhr

Xe container
Biển số
OF-493906
Ngày cấp bằng
2/3/17
Số km
9,381
Động cơ
293,321 Mã lực
Tuổi
40
Nơi ở
Tp.HCM
Trên cả đó, nghĩa là ko được phép có bạn gái luôn - sợ mất dương khí .
Bọn kia nó hút nhanh lắm :))
Hèn gì.... bm dzồi, xưa đâu có biết hèn gì dương khí còn chẳng bao nhiêu ;))
 

tamlinh

Xe tăng
Biển số
OF-707721
Ngày cấp bằng
15/11/19
Số km
1,197
Động cơ
115,720 Mã lực
Tuổi
52
Ba nén tâm nhang trước trận "đả lôi đài"

Một giờ trước lúc thượng đài với Ô Hắc Lợi, võ sư Hổ Bạch Ân vào chánh điện chùa Định Thành thắp ba nén nhang trước bài vị Phật Bà Quan Âm, Bồ Đề Đạt Ma và vị tổ sư Thích Thiện Duyên,
sau đó ông đến sân Tinh Võ (quận 5). Sở dĩ chưởng môn Hổ Bạch Ân đích thân lâm trận vì chỉ ông mới có đủ bản lĩnh trừng trị Ô Hắc Lợi - tên trưởng ấp ác ôn, cậy quyền thế ức hiếp dân lành, cam tâm làm “chó săn” cho thực dân Pháp. Trận đấu gồm sáu hiệp (hai phút/hiệp) thể thức võ tự do, võ sĩ không mang thiết bị bảo hộ.

Ô Hắc Lợi thân hình vạm vỡ, cao gần 1m80, da đen sạm, mặt mày hung dữ trông như một bức tượng La Hán bằng đồng trong chùa. Đòn tay của Ô Hắc Lợi ra chiêu khá nhanh do có pha trộn quyền anh, đôi chân di chuyển rất lẹ quanh khắp sàn đấu dụng ý triệt tiêu thể lực đối phương.
Dù đấm đá liên tục, nhưng thấy địch thủ chẳng dính đòn nào, Ô Hắc Lợi tỏ ra nôn nóng, chiêu thức bắt đầu chệch choạc. Qua hai hiệp đầu đánh thăm dò, Hổ Bạch Ân dùng kế điệu hổ ly sơn nhằm làm cho Ô Hắc Lợi mất tập trung, sau một đòn “hư chiêu” khiến Ô Hắc Lợi lỡ đà, nhanh như cắt, bằng tuyệt kỹ “trên dao dưới thớt” vị chưởng môn Thiếu Lâm Bắc phái Bạch Hổ lao tới cắm cùng lúc hai đòn chỏ xuống lưng đồng thời phóng một đòn gối mạnh như trời giáng vào giữa ngực nơi huyệt chấn thủy của Ô Hắc Lợi. Tên ác ôn gây nhiều nợ máu với nhân dân lập tức đổ gục xuống sàn đấu giãy đành đạch, hai mắt trợn ngược, miệng sùi bọt...
 

tamlinh

Xe tăng
Biển số
OF-707721
Ngày cấp bằng
15/11/19
Số km
1,197
Động cơ
115,720 Mã lực
Tuổi
52
Phi Vân Nhạn - Đặng Văn Anh

Năm 1930, tại làng Phước Vân, huyện Cần Đước (Long An) cậu bé Đặng Văn Anh khi 9 tuổi, một tối theo chú đi coi hát bộ ở đình làng. Trong lúc chen lấn để xem đào kép, người chú xích mích với đám trai làng, đụng độ xảy ra.
Hình ảnh tả xung hữu đột hạ gục đám thanh niên hơn chục tên của ông chú đã gieo vào tâm trí trẻ thơ của cậu bé niềm đam mê võ thuật. Năm 12 tuổi (1933), cậu được cha - một võ sư - bắt thắp nhang, bái tổ nhập môn để rồi 22 năm sau (1955), cậu sáng lập Kim Kê môn lừng lẫy võ lâm Sài Gòn - Chợ Lớn với biệt danh Phi Vân Nhạn.

Chưởng môn phái Đặng Văn Anh sinh năm 1921, thuộc dòng dõi võ thuật từ đời cụ cố Đặng Văn Thơ đến ông nội Đặng Văn Chương và cha là Đặng Văn Tưởng. Sau đó, ông lên Sài Gòn thọ giáo bậc cao thủ là võ sư Bùi Văn Hóa (Chín Hóa) – chưởng môn phái Tây Sơn Nhạn tại trường học Chợ Quán (nay là trường Kim Đồng).

Năm 1955, ông sáng lập Kim Kê môn (võ đường số 25E, Khổng Tử, quận 5) đến năm 1994 chính thức trở thành Thiếu Lâm nội quyền Kim Kê - Tây Sơn nhạn cho đến nay. Môn sinh Kim Kê lừng lẫy giới võ lâm qua các trận đấu đài khắp Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định đến các tỉnh miền Trung, nổi bật là chưởng môn Kim Kê Đặng Văn Anh tự Phi Vân Nhạn.

“Kim Kê” nghĩa là “gà trống vàng”, lấy cảm hứng từ bài Mai hoa quyền của Thiếu Lâm Tây Sơn nhạn, trong đó có thế Kim Kê độc lập, tổ sư Đặng Văn Anh mê thế võ hiểm này bèn lấy chữ “Kim Kê” đặt tên môn phái với ước muốn đào tạo những võ sĩ hùng dũng, nhanh nhẹn, gan lì, dám đối đòn.

Năm 1969, chưởng môn Đặng Văn Anh cùng 13 võ sư là Mai Văn Phát, Lê Văn Kiển, Từ Thiện, Trần Xil, Nguyễn Văn Mách, Xuân Bình, Quách Phước, Minh Sang... thành lập Tổng hội Võ học Việt Nam.

Lẫy lừng tuyệt kỹ Kim Kê

Thiếu Lâm nội quyền Kim Kê - Tây Sơn nhạn đào tạo nhiều võ sĩ từng “làm mưa làm gió” võ đài Sài Gòn - Chợ Lớn giai đoạn 1965 - 1974, nam võ sĩ lấy họ “Kê”, nữ họ “Kim” như Kê Hồng Đăng, “máy đấm” Kê Hoàng Long (Huỳnh Hữu Hào), “trụ đồng” Kê Hoàng Hổ (Huỳnh Thượng Hải), Kê Hùng Sơn, Kê Minh Sơn, Kê Thắng Sơn, Kê Hoa Sơn, Kê An Sơn (Trần Văn Mười)... Sau 1975 có Lê Đình Long, Nguyễn An Tâm Khánh, Kê Huỳnh Long, Hoàng Hạnh Phúc, Phan Văn Trí Nhân, Dương Thị Thanh Trúc, Ngô Thị Ngọc Chi, Kê Long Sơn, Kê Bạch Long, Lương Văn Thành (mở võ đường Kabudo - Kim Kê Kung-fu tại Berlin - Đức)...

1590489769457.png

Võ sư Đặng Kim Anh (Chưởng môn phái Thiếu Lâm nội quyền Kim Kê - Tây Sơn nhạn - trái) và lão võ sư Kê Hoàng Hổ (tức Huỳnh Thượng Hải)
 

tamlinh

Xe tăng
Biển số
OF-707721
Ngày cấp bằng
15/11/19
Số km
1,197
Động cơ
115,720 Mã lực
Tuổi
52
Môn phái Thiếu Lâm nội quyền Kim Kê - Tây Sơn nhạn lừng lẫy với thế Sát thủ giản
(võ sư Kê Hoàng Hổ thường tung liên tiếp hai cú Bàng long cước ép đối thủ vào góc đài rồi hạ knock-out bằng đòn revers) và thế Bình sa lạc nhạn.
Hồi nhỏ nếu nghe ai nói: “Có ông thầy đá trói rất hay” thì đó là thế Bình sa lạc nhạn. Khi đá trúng hồng hải huyệt (giữa bắp đùi) hoặc bạch hải huyệt (gần đầu gối) địch thủ lập tức “rớt” liền (nghĩa là tự trói mình vậy).

Lúc sinh thời, tổ sư Kim Kê Đặng Văn Anh từng nhận xét: “Đòn thế hay đẹp là do người thực hiện chứ không có riêng đòn thế này hoặc đòn thế kia đẹp. Chẳng hạn Yêu tự xà hành đi tiếp với Siêu phong hoán vũ thì rất hay và đẹp”.
Về đấu võ đài, tổ sư cho rằng: “Lên võ đài mà đánh loạn đả là do võ sĩ ấy mất bình tĩnh hoặc còn non nghề! Võ thuật tuy phát triển hơn trước năm 1975 nhưng trình độ võ sinh không bằng do ít ai chịu khổ luyện”.

14 giờ ngày 3-5-1998, tổ sư Kim Kê Đặng Văn Anh về cõi vĩnh hằng, thọ 77 tuổi. Con trai Ông chấp chưởng môn phái, tổ đường đặt tại số 75 đường 26A Bình Phú, phường 10, quận 6, TP.HCM.
Võ sư Đặng Kim Anh hiện là Phó chủ nhiệm CLB Tinh Võ, quận 5. Đệ tử ruột cố tổ sư Kim Kê là Kê Hoàng Hổ (tức võ sư Huỳnh Thượng Hải, năm nay 62 tuổi) hiện dạy Thiếu Lâm nội quyền Kim Kê - Tây Sơn nhạn.
 

HuyArt

Xe cút kít
Biển số
OF-85656
Ngày cấp bằng
18/2/11
Số km
16,675
Động cơ
567,506 Mã lực
Đã lâu lắm rồi, giới “võ lâm” không còn nghe về môn phái Thất Sơn Thần Quyền, còn được gọi là Quyền thề.

Truyền kỳ dòng võ Việt huyền bí bậc nhất Việt Nam  - 1

Hình ảnh tập luyện môn Thất Sơn Thần Quyền.

Bí hiểm một dòng võ
Võ sư Trịnh Hồng Minh (cháu nội nhà tư sản yêu nước Trịnh Văn Bô), vốn là một cao thủ phái Nhất Nam mở đầu:
“Đầu thế kỷ 20, ở Lục tỉnh Nam kỳ vẫn thường tổ chức những cuộc thượng đài đấu võ tự do. Một lần cụ Hoàng Bá so găng với một cao thủ người Ai Lao. Vừa vào trận, cụ bị dính ngay một cước, văng ra xa. Thoắt nhiên, cụ Hoàng bật dậy, mặt đỏ phừng phừng, miệng lầm bầm niệm chú rồi lăn xả vào đối phương đánh quay cuồng, loạn xạ. Cuối cùng, cụ tung ra một cước khiến võ sĩ Ai Lao văng ra xa ... Cũng từ đây, dòng võ huyền bí - Thất Sơn Thần Quyền đã lộ diện”.

Thất Sơn Thần Quyền được đặt theo tên của một vùng đất có 7 ngọn núi ở Châu Đốc, Việt Nam. Thất Sơn Thần Quyền đã hướng về núi Thất Sơn, lấy đó là ẩn trú, và luyện đạo.
Vị tổ sư của dòng võ này là cụ Võ Văn Đoan, có quê ở Phù Ly (tức huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định ).
Truyền kỳ dòng võ Việt huyền bí bậc nhất Việt Nam  - 2



Thất Sơn Thần Quyền lưu truyền trong dân gian với một lời thề “không lộ diện” để tránh va đấu với các môn phái khác. Nếu bất tuân sẽ bị tước bỏ võ công. Tuy nhiên, đến đời cụ Hoàng Bá, môn phái đã có một cơ hội lộ diện thông qua trận thượng đài với võ sĩ Ai Lao. Từ đó, các võ sư Thất Sơn Thần Quyền ẩn mình đã dần lộ diện, lập nên các võ đường và truyền dạy trong khắp Nam kỳ Lục tỉnh, rồi lan ra Huế, sang cả Campuchia và Lào.
Thập niên 80, Thất Sơn Thần Quyền bắt đầu xuất hiện ở miền Bắc. số lượng võ sinh tập lên tới hàng chục nghìn người. Sau Thất Sơn Thần Quyền lại lặn vào trong bí mật, càng dần mai một đứng trước nguy cơ thất truyền.

Lý giải sự huyền bí
Nhìn một võ sĩ Thất Sơn đi quyền hay giao đấu, thật khó biết họ dùng chiêu thức gì. Khi vào trận, võ sĩ lầm rầm khẩu quyết rồi lảo đảo đi quyền, tay chân vung vẩy, đấm đá chao múa loạn ngậu, đang đứng lại ngã, quăng quật dường như không biết đau.
Thầy lý giải, đại ý: Thất Sơn Thần Quyền tìm thăng bằng trên sự mất thăng bằng. Chính bằng việc tự ngã, tự đổ mà người luyện Thất Sơn có thể hóa giải, triệt tiêu lực đánh của đối phương khi tiếp chạm, rồi ra đòn với sức mạnh bản năng, nếu bị đánh trúng sẽ rất nguy hiểm.

Theo võ sư Trịnh Hồng Minh, để gia nhập môn phái này, học trò phải thực hiện nghi lễ bái tổ và nguyện thề trước bàn thờ. Vì vậy mà Thất Sơn Thần Quyền còn được gọi là Quyền Thề.

Truyền kỳ dòng võ Việt huyền bí bậc nhất Việt Nam  - 3


Nhà nghiên cứu văn hóa - võ sư Nguyễn Mạnh Thắng cho biết Thất Sơn Thần Quyền dựa trên một niềm tin tôn giáo của các bậc thánh thần, cũng như các vị đắc đạo chân nhân, trong Lão giáo và Nho giáo.

Thất Sơn Thần Quyền lấy học võ - học khí - học thần - học đạo làm đạo lộ. Học võ và chữa bệnh là hai mức độ thăng tiến của võ Thất Sơn Thần Quyền. Vì thế, đã có rất nhiều các võ sư Thất Sơn Thần Quyền trở thành đạo sĩ trong lịch sử.
....

Xin hỏi Có Cụ nào đã học, giao đấu, hay hiểu biết về võ phái này không ? Xin khai mở cho Em.

Em với bác Trịnh Hồng Minh ngủ với nhau 1 đêm nhớ đời trên YB, may sáng ra ko thấy rát đuýt :D
Thời trẻ học Thiếu lâm Mai hoa cũng từng đấu tay đôi với quyền thề, thấy các anh í đập thân mình vào gốc bàng bình bình, em sợ xin thua luôn
 

tamlinh

Xe tăng
Biển số
OF-707721
Ngày cấp bằng
15/11/19
Số km
1,197
Động cơ
115,720 Mã lực
Tuổi
52
Đại sư Mai Văn Phát

Giới võ lâm Sài Gòn - Chợ Lớn luôn dành vị trí trang trọng nhất trong những lần họp mặt cho một vị thiền sư tóc búi cao, râu bạc dài, đôi mắt sáng quắc tinh anh trong bộ cà sa vàng mượt, tác phong thư thái, tay lần chuỗi hạt. Đó là chưởng môn phái Trung Sơn võ đạo Mai Văn Phát, pháp danh Thích Thiện Tánh, trụ trì tại Long Hoa tự (phường Tân Định, TP.HCM)...

Đại sư Mai Văn Phát sinh năm 1917 tại xã Thới Đông, huyện Ô Môn, tỉnh Cần Thơ trong một gia đình nông dân. Thuở nhỏ ông ốm yếu, thường bệnh tật, khoảng 10 tuổi được gia đình đưa lên Hải Sơn tự ở núi Thất Sơn (Châu Đốc) theo hòa thượng Thích Thiện Hoa tu học. Vị hòa thượng nguyên là thủ hạ của Nguyễn Trung Trực - Khởi nghĩa thất bại, ông bị Pháp truy lùng, phải lánh nạn tại Hải Sơn tự, ẩn tích dưới pháp danh Thích Thiện Hoa.

ông dùng sân chùa, đêm đêm bí mật rèn luyện võ nghệ cho thanh niên trai tráng trong làng. Ngoài Phật pháp, cậu bé Phát còn được sư phụ truyền dạy võ công. Sau 14 năm, cậu bé Mai Văn Phát năm nào giờ đã trở nên rắn rỏi, tinh thông quyền cước và thập bát ban binh khí. Năm 24 tuổi sư phụ viên tịch, Mai Văn Phát xuống núi ra giúp đời.

Năm 1941, võ sư Mai Văn Phát về quê nhà Cần Thơ, đêm đêm dạy võ cho trai tráng trong thôn. Một hôm ông may mắn được võ sư Lào Thêm - một cao thủ người Hẹ ẩn tích tại núi Bà Đen (Tây Ninh) tình cờ hành hiệp qua sân luyện võ, thấy Mai Văn Phát cốt cách tinh anh, tác phong quân tử nên đem lòng yêu mến và nhận làm nghĩa tử, sau đó chân truyền các tuyệt kỹ võ công Thiếu Lâm Bắc phái Bạch Hạc và Thiếu Lâm Chu Gia (võ Hẹ).

Năm 1955, võ sư Mai Văn Phát rời Ô Môn lên Sài Gòn, vừa đi làm vừa dạy võ, Năm 1963, sau khi Diệm bị lật đổ, võ sư Mai Văn Phát xuống tóc xuất gia, lấy pháp danh Thích Thiện Tánh với ước mong dạy võ để giáo huấn thế hệ trẻ lòng yêu nước, đạo đức và tự vệ, ông sáng lập môn phái Trung Sơn võ đạo (Thiếu Lâm Nguyên thủy Mật truyền) từ chi đoàn Trúc Lâm (hướng đạo sinh Phật tử), võ đường đặt tại Long Hoa tự (Tân Định, TP.HCM).

1590490458338.png


Năm 1969, cùng với 13 võ sư, đại sư Mai Văn Phát thành lập Tổng hội Võ học Việt Nam, giữ chức phó chủ tịch (nhiệm kỳ 1969 - 1971, 1973 - 1975), chủ tịch (1971 - 1973).

Sau 1975, đại sư Mai Văn Phát giữ chức trưởng ban cố vấn Liên đoàn Võ thuật cổ truyền Việt Nam. Tại Liên hoan Võ thuật Việt - Pháp tổ chức tại nhà thi đấu Phan Đình Phùng (TP.HCM) tối 11-11-1997, dù đã qua tuổi 80, đại lão võ sư Mai Văn Phát vẫn biểu diễn bài đại đao với những đường múa uyển chuyển, đầy uy lực.

Ngoài dạy võ, đại lão võ sư Mai Văn Phát còn nhận chữa trị các bệnh khớp xương và thần kinh tọa. Tạp chí chuyên về võ thuật của Pháp Karate Bushido (6-1995) đã đăng bài viết của võ sư Việt kiều Phan Châu Toàn về đại lão võ sư Mai Văn Phát, tác giả Phan Châu Toàn đã gọi đại lão võ sư Mai Văn Phát là “vị thầy tu giỏi võ, một huyền thoại sống”.

Là thiền sư, lấy chữ Bi làm đầu, đại sư Mai Văn Phát cấm môn đồ thượng đài, bởi ông tâm niệm “võ thuật nhằm rèn luyện nhân cách, học võ không phải để tranh tài cao thấp, phân định hơn thua”, dù vậy trong hai thập kỷ 60 - 70, võ đường Long Hoa tự vẫn thu hút hàng ngàn thanh thiếu niên đến xin tập luyện.

Trung Sơn võ đạo là môn võ cương nhu tương tế, trong đó có các bài quyền đặc trưng: La Hầu quyền, Hắc Long đao, Song tô lão hổ... Môn đồ Trung Sơn võ đạo thiện nghệ binh khí đơn đao, song tô, kiếm, côn. Đơn đao sử dụng hai tay gọi là Song thủ đới, chú trọng vào sức mạnh và tốc độ ra đòn, chiêu thức đơn giản nhưng đòi hỏi môn sinh phải khổ luyện.
Đao pháp Trung Sơn võ đạo, trong thì ý, khí, lực, ngoài thì thân, thủ, bộ pháp uy lực đúng với khẩu quyết “đao như mãnh hổ”.

Trung Sơn võ đạo còn có 10 thế điểm huyệt mật truyền: Nữ hầu chưởng ngọc; Thiết sa chưởng; Hầu xiềng; Bạch hổ thủ điểm hầu trung cực; Phụng hoàng sang điểm thủy; Hắc hổ du tâm; Hầu xiềng điểm huyệt yết hầu; Song hầu thủ điểm giáng kinh; Đơn hầu thủ, điểm huyệt toàn cơ; Mãnh hổ du sơn.
 

tamlinh

Xe tăng
Biển số
OF-707721
Ngày cấp bằng
15/11/19
Số km
1,197
Động cơ
115,720 Mã lực
Tuổi
52
Em với bác Trịnh Hồng Minh ngủ với nhau 1 đêm nhớ đời trên YB, may sáng ra ko thấy rát đuýt :D
Thời trẻ học Thiếu lâm Mai hoa cũng từng đấu tay đôi với quyền thề, thấy các anh í đập thân mình vào gốc bàng bình bình, em sợ xin thua luôn
Vậy Cụ cũng dạng cao thủ Võ lâm rồi...
 

MiTa

Xe cút kít
Biển số
OF-30644
Ngày cấp bằng
5/3/09
Số km
16,526
Động cơ
678,707 Mã lực
Trước năm 75 trên các võ đài đấu tự do (chết ráng chịu) ở Miền nam, không giới hạn môn phái , thủ thuật, boxing mma hay muay thái là hạng bt thôi.


... Võ sư Quách Văn Kế gia nhập cách mạng, trở thành chiến sĩ biệt động. Với thân thủ phi phàm, võ công cái thế, hàng đêm ông thường một mình bí mật đột nhập vào các trại lính, đồn bót địch "tỉa" bớt số lượng quân giặc. Mất đến hàng trăm quân chỉ vì một chiến sĩ biệt động, quân Pháp khiếp sợ ông đến mất ăn mất ngủ, bái phục ông là có tài xuất quỷ nhập thần và đặt cho ông biệt danh "Sát thủ trong đêm".

Thế này thì vẫn còn thua xa a Le Van 8 và Yet Kieu nhà e.

Thần thái gì cứ oánh thật thì thành thất thần hết, chứ nghe các ô kể chém gió thì có mà thành bão.
 

tamlinh

Xe tăng
Biển số
OF-707721
Ngày cấp bằng
15/11/19
Số km
1,197
Động cơ
115,720 Mã lực
Tuổi
52
Trước năm 1975 khi các võ đài còn cực kỳ sôi động ở Sài Gòn, Tổng cuộc Quyền thuật Việt Nam từng nhiều lần mời võ sĩ từ Trung Quốc đại lục, Hồng Kông (TQ), Đài Loan (TQ), Thái Lan, Lào, Campuchia, Indonesia… sang thi đấu với các võ sĩ Việt Nam theo thể thức tự do.

Một trong những kỳ đài nổi tiếng nhất ở Sài Gòn đầu thập niên 70 phải kể tới lần các võ sĩ Việt Nam đấu với 10 cao thủ Hồng Kông, trong đó có Tiểu Lâm Vúc, người được giới thiệu là học trò của Diệp Vấn và là sư đệ của Lý Tiểu Long. Sự kiện được diễn ra vào tháng 12/1974.

Mười "cao thủ võ lâm Hồng Kông" và tham vọng đại náo võ đài Chợ Lớn

võ sư Hồ Tường kể lại: "Kỳ đài đó chính xác là diễn ra vào năm 1974, khi Sài Gòn đang tràn ngập phim võ thuật của Hồng Kông, lúc đó là thuộc địa của Anh quốc. Thời kỳ đó, nổi bật nhất là hình tượng Lý Tiểu Long mà nhiều người coi là thần tượng võ thuật.

Năm ấy, giới tài phiệt ở Chợ Lớn (Sài Gòn) đã xin phép Tổng cuộc Quyền thuật Việt Nam mời các nhà vô địch ở nhiều hạng cân sang thi đấu hữu nghị với các võ sĩ của Việt Nam. Tổng cuộc Quyền thuật đã đồng ý.

một chiến dịch quảng cáo rầm rộ ở Sài Gòn. Ban tổ chức phát tờ rơi và poster với nội dung: "Võ sĩ Hồng Kông sẽ đại náo Chợ Lớn", tỉ thí với các võ sĩ Việt Nam và bán vé trước cả tháng. Địa điểm diễn ra kỳ đài là sân Tinh Võ, nay là Trung tâm TDTT Tinh Võ, số 756 đường Nguyễn Trái, Q5, TP.HCM".


Năm đó, báo chí Sài Gòn đã tiếp xúc với ban tổ chức người Hoa Chợ Lớn để viết bài giới thiệu các nhà vô địch Hồng Kông sẽ đấu với võ sĩ Việt Nam. Ngoài hai tờ báo thể thao nổi tiếng lúc đó là Thao Trường và Nguồn Sống, hầu như tờ nhật báo nào ở Sài Gòn, ngày nào, tuần nào cũng có bài viết về các nhà vô địch Hồng Kông chuẩn bị đại náo võ đài Chợ Lớn.

Người được báo chí ca ngợi nhiều nhất là Tiểu Lâm Vúc, là cao đồ phái Vịnh Xuân Quyền với Diệp Vấn, (là sư phụ của Lý Tiểu Long), cho nên Tiểu Lâm Vúc được mang danh nghĩa là sự đệ của Lý Tiểu Long.

"Tổng cuộc Quyền thuật Việt Nam cũng tuyển lựa những võ sĩ thuộc loại thượng thặng của làng đấm Việt Nam để tỉ thí với 10 võ sĩ đến từ Hồng Kông như Trần Cường, Thạch Sơn, Thạch Sanh (3 võ sĩ này đều của võ đường Trần Xil), trong đó hai võ sĩ họ Thạch và cả võ sư Trần Xil đều là người Khmer Nam Bộ còn Trần Cường vốn là đương kim vô địch Việt Nam lúc bấy giờ. Có thêm võ sĩ Trần Bình Long của võ đường Phạm Văn Chí ở Gò Công"

Ngay trước ngày khai mạc kỳ đài là buổi cân ký để cáp độ được diễn ra. Hôm đó, Tiểu Lâm Vúc – sư đệ Lý Tiểu Long đã hỏi về găng tay mang đấu là loại nào. Tổng cuộc Quyền thuật đã đưa ra loại găng tay 8 ounce dùng trong đấu Quyền Anh để sử dụng trong các trận đấu giữa võ sĩ Hồng Kông và Việt Nam.
Ngay tức thì, Tiểu Lâm Vúc trề môi, nói tiếng Anh rằng đôi găng 8 ounce này to quá, đánh đấm găng này mất hấp dẫn do bị hạn chế độ sát thương. Tổng cuộc Quyền thuật đề xuất đưa loại găng nhỏ hơn, từng dùng thi đấu từ năm 1965 trở về trước (thập niên 70 chỉ thường được dùng để tập đánh bao cát). Tiểu Lâm Vúc và phía các võ sĩ Hồng Kông liền đồng ý.

1590491464714.png


Ảnh minh họa về Tiểu Lâm Vúc, với danh nghĩa là Sư đệ của Lý Tiểu Long.
 

Hoangraptor

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-647751
Ngày cấp bằng
7/5/19
Số km
17,426
Động cơ
291,729 Mã lực
Em học lâu rồi....dưng mà chưa đạt hỏa hầu....mỗi lần luyện vất vả lắm ạ. Và luyện môn này phải có điều kiện cơ...ạ













































1 năm em diễn 1 lần ợ.
 

tamlinh

Xe tăng
Biển số
OF-707721
Ngày cấp bằng
15/11/19
Số km
1,197
Động cơ
115,720 Mã lực
Tuổi
52
Màn tỉ thí tranh cãi và thảm bại của 9 "cao thủ Hồng Kông" tại Sài Gòn

"Trận đấu mở màn là cuộc tỉ thí giữa võ sĩ Trần Cường của Việt Nam và một nhà vô địch Hồng Kông cùng hạng cân. Khi ban tổ chức vừa giới thiệu mời hai võ sĩ lên đài chào khán giả thì CĐV người Hoa chiếm khoảng 4/5 khán đài đã hoan nghênh nồng nhiệt cho võ sĩ Hồng Kông bằng những tràng pháo tay không dứt" – võ sư Hồ Tường kể lại.

Sau màn chào khán giả kéo dài vài phút thì màn tỉ thí cũng bắt đầu.

Trần Cường do tâm lý xem phim võ thuật Hồng Kông nhiều nên tỏ ra dè dặt trước đối thủ, không dám tấn công trước, thế là bị đối phương chủ động dồn ép. Trần Cường ở thế bị động, luôn phải thoái lui, đỡ đòn. Thế trận này đã làm cho khán giả người Hoa nức lòng. Khán đài thi nhau la hò, cổ vũ rất ồn ào. Võ sĩ Hồng Kông hưng phấn càng tấn công tới tấp.

Thế nhưng, trong một phút nhập nội, Trần Cường bất ngờ phản công bằng một cú đấm như trời giáng trúng vào mặt của võ sĩ Hồng Kông khiến hắn té nhào xuống sàn. Rất may, lúc đó chuông đánh dứt hiệp. Săn sóc viên bên phía Hồng Kông vội chạy lên sàn đỡ cho võ sĩ này vào ghế ngồi nghỉ.

Ngay sau hiệp đấu này, bên phía Hồng Kông nêu ý kiến xin đổi găng, dùng loại 8 ounce với lý do rằng găng nhỏ đánh quá dã man dễ làm cho võ sĩ cố sát, quyết đánh hạ thủ, mà làm cho nghệ thuật không còn. Tất nhiên, Tổng cuộc Quyền thuật Việt Nam đồng ý, lần thứ hai "chiều lòng" phía Hồng Kông.

1590491620474.png

Ảnh minh họa về trận đấu của Trần Cường.

Sang hai hiệp đấu sau, Trần Cường tấn công nhiều hơn. Thế nhưng, đám đông khán giả người Hoa bên dưới khán đài lại chỉ cổ vũ cho võ sĩ Hồng Kông.
Cứ hễ khi võ sĩ này ra đòn là khán giả lại la ó theo cổ vũ. Điều đó dẫn đến kết quả là Trần Cường bị xử thua điểm dù chính ông mới là người ra đòn hiệu quả hơn so với đối thủ.
Việc võ sĩ Hồng Kông được xử thắng khiến 4/5 khán giả là người Hoa reo hò ăn mừng chiến thắng vang rần cả võ đài.
 

tamlinh

Xe tăng
Biển số
OF-707721
Ngày cấp bằng
15/11/19
Số km
1,197
Động cơ
115,720 Mã lực
Tuổi
52
Tuy nhiên, lúc Trần Cường và võ sĩ Hồng Kông đang thi đấu trên đài thì tất cả những võ sĩ Việt Nam đã theo dõi không bỏ một giây phút nào. Họ đều thấy yên tâm, bởi họ cảm nhận được rằng võ thuật trên phim của các diễn viên Hồng Kông hoàn toàn khác hẳn với võ thuật của võ sĩ Hồng Kông vừa đấu. Thực chất, võ sĩ Hồng Kông chẳng có gì đáng sợ, không có đòn nào gọi là đòn sát thủ.

Thế là 9 trận còn lại giữa võ sĩ Việt Nam với các võ sĩ Hồng Kông đều diễn ra cực kỳ sôi động. Các võ sĩ Việt Nam thi đấu cực kỳ quyết tâm. Võ sĩ Việt Nam nào cũng trong tư thế xông tới, tấn công ào ạt bằng những đòn thế độc đáo. Thế rồi, lần lượt từ võ sĩ thứ hai đến võ sĩ thứ chín của Hồng Kông đều rủ nhau thất bại.

Phía Hồng Kông chỉ còn lại mỗi gương mặt cuối cùng, không ai khác chính là Tiểu Lâm Vúc. Đối thủ của võ sĩ này chính là Thạch Sơn, một nhà vô địch bên phía Việt Nam.
 

tamlinh

Xe tăng
Biển số
OF-707721
Ngày cấp bằng
15/11/19
Số km
1,197
Động cơ
115,720 Mã lực
Tuổi
52
Trận tỉ thí giữa Tiểu Lâm Vúc và Thạch Sơn căng thẳng ngay từ những giây đầu tiên. Tiểu Lâm Vúc bằng bộ tay rất linh và khéo đã chủ động tấn công dữ dội. Trong hiệp đầu tiên, sau một tình huống dùng bàng thủ chặn đòn rờ ve của Thạch Sơn, Tiểu Lâm Vúc áp sát tung liền 3 cú nhật tự xung quyền khiến Thạch Sơn bị ngã xuống sàn nhưng chừng đó vẫn chưa đủ mạnh để khiến Thạch Sơn bị hạ knock-out. Trong hiệp đấu này, "sư đệ Lý Tiểu Long" tỏ ra lấn lướt hơn.

Thế nhưng, sang hiệp 2, Thạch Sơn đã thay đổi chiến thuật để khắc chế bộ tay của Tiểu Lâm Vúc. Thạch Sơn chủ động giữ khoảng cách và sử dụng nhiều đòn chân để tạo thế tấn công.

Thời điểm giữa hiệp 2, lợi dụng khoảnh khắc hiếm hoi Tiểu Lâm Vúc để lộ vùng trung lộ, Thạch Sơn tung cú đá giò lái nhanh như điện trúng cổ đối thủ. Tiểu Lâm Vúc nằm gục xuống sàn bất động, miệng sùi bọt mép.

Đám khán giả người Hoa ai nấy im bặt. Trận đấu kết thúc. Thạch Sơn giành chiến thắng knock-out.

1590491916918.png

Ảnh minh họa về trận đấu của Tiểu Lâm Vúc.


Như vậy, chỉ duy nhất trận đầu tiên là phần thắng tranh cãi thuộc về phía võ sĩ Hồng Kông. Còn lại, phía Việt Nam toàn thắng cả 9 trận sau đó. Theo võ sư Hồ Tường thì sau kỳ võ đài này, võ sĩ Việt nam mới nhận ra rằng võ thuật trong phim ảnh là võ thuật dàn dựng, khác hoàn toàn với võ thuật thi đấu trên võ đài.

Cũng sau kỳ võ đài năm đó, một võ sư nổi tiếng của Việt Nam là Lý Huỳnh đã lên tiếng thách đấu Lý Tiểu Long. Thế nhưng lời tuyên bố thách thức đó không biết có tới tai Lý Tiểu Long hay không, nhưng đã không thấy Lý Tiểu Long hồi đáp.

Riêng về hai võ sĩ Trần Cường và Thạch Sơn, võ sư Hồ Tường (Chưởng môn phái Võ Lâm Tân Khánh Bà Trà) cho biết : "Sau năm 1975, khi sư phụ của hai nhân vật này là võ sư Trần Xil qua đời, thì không còn tin tức gì của Trần Cường và Thạch Sơn. Trong số các võ sĩ Việt Nam dự kỳ đài năm đó thì chỉ còn Trần Bình Long của võ đường Phạm Văn Chí năm xưa là người có tin tức nhưng hiện giờ ông ấy cũng đã cao tuổi".

1590492376737.png

Một số tư liệu về kỳ võ đài năm 1974.
 
Chỉnh sửa cuối:

2428

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-727568
Ngày cấp bằng
30/4/20
Số km
126
Động cơ
74,833 Mã lực
Nơi ở
Miệt vườn
Không biết võ công như thế nào, nhưng gặp cụ họ TỪ tên ĐÔNG thì múa với máy, đấm với đá, điện với giật đều tự nhiên tắt hết. Cộng thêm tàng hình thần chưởng, mà tàng hình để đánh đi không nói, tàng hình kiểu ba con khỉ - không nghe xem như không thấy và không bàn đến. Nhưng khi mọi việc lắng đi một thời gian, các cụ ấy lại nổi lên như thần. Phải công nhận thiên hạ đệ nhất thần khẩu, khí phách hào hùng có khác. Tại hạ xin bái phục bái phịt :-o
 
Chỉnh sửa cuối:

dtrung

Xe điện
Biển số
OF-8577
Ngày cấp bằng
20/8/07
Số km
3,571
Động cơ
582,404 Mã lực
Bí với chả hiểm thời cái thằng flores nó sang các anh trốn sạch chả thấy anh nào lộ diện.
 

thngaylangthang

Xe ngựa
Biển số
OF-130800
Ngày cấp bằng
14/2/12
Số km
28,292
Động cơ
1,653,577 Mã lực
Nơi ở
Đó đây, langthang
Trích bài :

9 lời thề nguyện khi nhập môn là các điều răn dạy về tâm thế, ứng xử đạo nghĩa của người theo tập Quyền Thề, gồm:
1- Hết lòng hiếu thảo với cha mẹ;
2- Không phản thầy;
3-Không phản bạn, xem bạn như anh em ruột thịt;
4- Không phản lại môn phái Thất Sơn Thần Quyền;
5- Không ỷ mạnh hiếp yếu;
6- Không ham mê tửu sắc;
7- Không cưỡng bách những người đàn bà đã có chồng con;
8- Hết lòng làm việc nghĩa;
9- Không phản đạo.

làm gì cấm có bạn gái !
Lên cao là 16 điều.
Em từ 88-92, đã giao đấu chơi chơi, chịu đòn của phái khác, nhưng chưa ra "đòn ..." vì ,,, từ ấy đến nay thì thôi vì k kiêng kị được ah :)
 

tamlinh

Xe tăng
Biển số
OF-707721
Ngày cấp bằng
15/11/19
Số km
1,197
Động cơ
115,720 Mã lực
Tuổi
52
Cố đại lão võ sư Hồ Văn Lành (tên khác là Từ Thiện), cố Chưởng môn phái Võ Lâm Tân Khánh Bà Trà.

Võ sư Hồ Văn Lành (Từ Thiện) sinh năm Giáp Dần (1914), là con của một đông y sĩ nhãn khoa nổi tiếng dưới thới Pháp nhưng cha mất sớm khi ông mới 7, 8 tuổi. Ông sống với mẹ tại xã Tân Phước Khánh, quận Châu Thành, tỉnh Thủ Dầu Một (Bình Dương ngày nay).

Năm 14 tuổi, Hồ Văn Lành bắt đầu học Võ Lâm Tân Khánh Bà Trà với thầy Bảy Phiên (tên thật Võ Văn Phiên, vốn là dượng của võ sư Hồ Văn Lành). Võ sư Hồ Văn Lành trở thành truyền nhân đời thứ ba của danh sư Hai Ất (Võ Văn Ất) – vị cao thủ từng hạ con cọp ở Bàu Lòng, nay thuộc địa phận của thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương (chính vì thế mà ngày nay nhiều người gọi môn phái Tân Khánh Bà Trà là môn phái "Võ đả hổ").

Cố Chưởng môn Hồ Văn Lành lúc sinh thời từng đi đấu đài khắp các tỉnh thành phía Nam. Sau nhiều năm trời ròng rã khổ luyện, võ sư Hồ Văn Lành thượng đài lần đầu tiên vào năm 18 tuổi.

Trong khoảng 2-3 năm đầu đài, ông đấu 7 trận với 7 vị cao thủ, lập chiến tích bất khả chiến bại nhờ vào hai đòn chỏ gối cực kỳ hiểm hóc. Uy danh Hồ Văn Lành vang dội khắp vùng Đông Nam Bộ.

Giai đoạn mà Hồ Văn Lành nổi danh nhất trong giới võ lâm miền Nam là kể từ những năm 1950, gắn với địa danh Cầu Muối - Cầu Ông Lãnh, nơi được coi là miền đất dữ tại Sài Gòn. Thời đó, chuyện cướp giật ở Cầu Muối xảy ra như cơm bữa, giới giang hồ nhiều không đếm xuể. Chuyện cai thầu địa bàn tại đây được cai quản bởi Minh Cầu Muối (một tay anh chị đương thời với Đại Cathay – trùm giang hồ tại Sài Gòn thời đó).

Minh Cầu Muối đen đúa, bậm trợn, vốn là dân ngoại thành Hóc Môn, đến lăn lộn ở Cầu Muối lâu dần mà thành tay anh chị. Đặc biệt, Minh Cầu Muối là người rất giỏi về môn Quyền Anh, từng nhiều lần đi thi đấu Quyền Anh cùng võ sư Hồng Cương – cũng là một tay anh chị nổi tiếng ở đất Sài Gòn.

Một bữa nọ, hay tin võ sư Hồ Văn Lành mở võ đường trên địa bàn Cầu Muối mà chưa hề "xin phép", Minh Cầu Muối mới dẫn đám đàn em tới để dằn mặt.

Buổi xế chiều hôm ấy, võ sư Hồ Văn Lành đang dạy binh khí cho các nghệ sỹ thuộc hai đoàn cải lương Minh Tơ và Huỳnh Long (tại đình Nhơn Hòa hay đình Cầu Muối, số 27 Cô Giang, nay thuộc phường Cầu Ông Lãnh, Q1), bỗng dưng xuất hiện cả chục gã côn đồ do Minh Cầu Muối dẫn đầu. Tên nào tên nấy mặt mũi đều bặm trợn, tay lăm lăm cầm hung khí.
Thế nhưng, khi giáp mặt Hồ Văn Lành, Minh Cầu Muối chợt nhận ra đây chính là người thầy từng dẫn Từ Khánh (tên thật là Đào Văn Bình, còn gọi là Bảy Bình) thượng đài và thủ hòa với Huỳnh Sơn (vốn là một cao thủ võ thuật ở Tân Định, học trò của Huỳnh Tiền). Nể phục sự gan lì của Từ Khánh và tài đức của người thầy Hồ Văn Lành, Minh Cầu Muối chỉ kịp hỏi thăm dăm ba câu rồi cho đám côn đồ rút lui.

Dần dần, Minh Cầu Muối tỏ ra thân thiện với võ sư Hồ Văn Lành và còn gọi ông là "Cậu Út", rồi gửi hai người con (một trai một gái) đến tập với võ sư Hồ Văn Lành. Từ đó, không một tên du đãng nào dám động đến võ đường của Hồ Văn Lành nữa.

1590492854498.png


sinh thời võ sư Hồ Văn Lành từng nhiều lần lên đài tỉ thí nhưng đáng nhớ nhất là lần ông chạm trán Mai Xe Ngựa, một võ sĩ rất nổi tiếng khắp khu vực Đông Nam Bộ (tên là Mai, thường chạy xe ngựa ở khu vực Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, nên được gọi là Mai Xe Ngựa).

Trận đấu với Mai Xe Ngựa diễn ra đầy ác liệt. Hơn hai hiệp đấu trôi qua, hai bên vẫn bất phân thắng bại. Đúng thời điểm cuối hiệp 3 khi thế trận còn ngang tài ngang sức, bỗng võ sư Hồ Văn Lành thi triển màn trá tẩu, vờ quay lưng thoái lui. Mai Xe Ngựa rượt theo liền bị Hồ Văn Lành phóng một đòn đá ngược "Xuyên tâm cước" trúng vào chấn thủy rồi bất tỉnh.

"Đòn Xuyên tâm cước là một trong những đòn sát thủ được thân phụ tôi luyện tập trong nhiều năm. Xuyên tâm cước là giả vờ lui rồi trả đòn, còn có một tên khác là Hồi Mã Cước, theo tích La Thành hay sử dụng quay ngựa vờ lui rồi đâm thương trở lại hạ đối thủ.

Đây cũng chính là đòn thế lợi hại bậc nhất mà Võ sư truyền lại cho các đệ tử ở võ đường Từ Thiện. Nổi tiếng về đòn này về sau có Từ Thanh Phong, Từ Phi Khanh
"
 

tamlinh

Xe tăng
Biển số
OF-707721
Ngày cấp bằng
15/11/19
Số km
1,197
Động cơ
115,720 Mã lực
Tuổi
52
Lên cao là 16 điều.
Em từ 88-92, đã giao đấu chơi chơi, chịu đòn của phái khác, nhưng chưa ra "đòn ..." vì ,,, từ ấy đến nay thì thôi vì k kiêng kị được ah :)
Đậy mới là cấp thấp, cơ bản. Trên chắc càng khó nữa.
 

Vulcan V70

Xe lừa
Biển số
OF-53557
Ngày cấp bằng
24/12/09
Số km
37,355
Động cơ
667,547 Mã lực
Nghe đồn rằng theo môn phái này ngoài những điều khấn thề như các cụ đã kể thì không được tấn công đối phương trước, phải kiêng các loại thịt rắn, rùa, ba ba, trâu...( vốn rất sẵn ở Nam bộ xưa). Và môn phái này kỵ đồ dơ của phụ nữ, đương giao đấu mà đối phương ném cái đồ lót của phụ nữ vào thì " Thần" sẽ chạy, hết thiẻng.
Cũng lại nghe đồn ở Nam bộ xưa có trận giao đấu giữa 1 cụ võ sĩ theo Quyền Thề và 1 cụ khác. Cụ võ sĩ Quyền Thề niệm chú gọi Thần đánh cho tơi tả, cụ kia dùng cây trường côn bí quá bè lùa đầu gậy qua háng 1 mợ đang đứng xem giao đấu và vụt cụ Quyền Thề, lúc này "Thần" đã chạy nên cụ Quyền Thề ăn đòn tơi tả...
Ấy chỉ là nghe đồn.
Còn cá nhân em đã chứng kiến 1 cậu theo môn phái này và bị Thần vật khi phạm lời thề nhậu ba ba cua đinh gì đó... đêm đến mặt nó đỏ phừng phừng la hét đấm đá vào cây dừa chán lại quay sang tấn công cái ghế băng bằng xi măng đá mài kê ở vườn, mà nó tuyền dùng ống quyển mà đá mới kinh. Hôm sau hết say rượu tỉnh lại nó không hề kêu đau đớn gì.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top