[Funland] Về môn phái Thất Sơn Thần Quyền

tamlinh

Xe tăng
Biển số
OF-707721
Ngày cấp bằng
15/11/19
Số km
1,197
Động cơ
115,720 Mã lực
Tuổi
52
trích những tâm sự (đã lược vì lười đánh máy), mong CC thông cảm.

Môn võ này thu hút mọi người vì tính huyền thuật của nó, thời trước 1975 miền nam, miền trung. TSTQ tung hoành ngang dọc và nổi tiếng trên võ đài và cứu giúp những kẻ yếu đuối. Tuy nhiên sự nổi tiếng mang lại sự phiền toái cho môn sinh ở chổ bị các võ sư thời đó xem như là tà phái.
Thật ra TSTQ cũng cao thấp do truyền chỉ và tập luyện mà thành. Ng miền bắc chỉ biết đến TSTQ khoảng sau năm 1977.
...thông thường môn sinh TSTQ không bao giờ khoe khoang cả, vì nguyên tắc: khoe tức là nói, mà chỉ nói chưa làm thì THẦN sẽ thoát, chỉ còn quyền mà ko còn thần... những trường hợp này chỉ có bại. Đúng môn sinh TSTQ , nếu đúng xử sự phải lẽ thì không bao giờ thua.
Phải nhớ rằng văn ôn võ luyện đây là một nguyên tắc, tuy nhiên mỗi bí thuật đều có luyện tập riêng .
Tại vùng thất sơn có bảy núi, mỗi núi có khoảng vài chục người thọ giáo môn này, nếu cố tình khoe khoang thì chỉ toi mạng. TSTQ có nhiều thuật để xử sự nhau, không nhất thiết là phải động thủ, Có món vô song, thầy để dành về già khi o còn sức lực, hoặc để phế võ công của những Đệ tử phản trắc hoặc để xử sự nơi đông người (không dùng vũ lực).
 

tamlinh

Xe tăng
Biển số
OF-707721
Ngày cấp bằng
15/11/19
Số km
1,197
Động cơ
115,720 Mã lực
Tuổi
52
Trích những tâm sự (đã lược, chỉnh cho chuẩn vì lười đánh máy), mong CC thông cảm.

Mình là một trong những đệ tử của trưởng sư môn NVC ở Huế. So với những tên tuổi như ông Cư ở Phú Thọ, thì mình chẳng có tí danh tèo nào. Nhưng có điều, đệ tử trực tiếp của vị trưởng sư môn, thì đếm chẳng đủ 10 đầu ngón tay...

Thiên hạ nhìn về Thất Sơn Thần Quyền là một môn võ trước khi đánh nhau phải chắp tay khấn vái, là phái thần bí với bùa và các câu chú. Không sai, nhưng chỉ là thầy bói xem voi. Nếu Thất Sơn chỉ có vậy, chẳng bao giờ mình theo.

Đệ tử của Thất Sơn không chỉ được học quyền mà còn học pháp. Quyền chỉ là phương tiện để dẫn pháp, chứ không phải để đi đánh nhau. Tất nhiên, lúc đánh, vì mục đích chính nghĩa thì cũng vô cùng huyền diệu, một đòn vào người, dù đối phương không thấy đau lắm, nhưng về nhà cũng đủ thối da thối thịt.
Đệ tử nhập môn, bao giờ cũng phải học quyền. Nhiều người học quyền mãi mà chẳng thăng tiến về tâm, về pháp nên cứ tưởng là cứ giỏi quyền là đã thành tựu.

Cao hơn quyền, nhiều đệ tử phát triển về pháp. Pháp trong môn cũng vi diệu khó tin. Có thể biết người khác đang nghĩ gì, có gặp sự cố gì không, có thể cầu chữa bệnh...

Pháp thì cao, nhưng không phải lúc nào cũng được làm. Làm thế có mà loạn. Lúc nào ra tay giúp người, lúc nào không, cái gì đáng làm, cái gì không. Mỗi đệ tử phải tự định đoạt (nói những người có khả năng thôi). Nếu ko, Họ đều có thể phải trả giá do mình làm sai luật thiên.

Để có pháp. không phải cứ khổ công tu luyện hay đọc chú là được. Tuỳ vào tâm đức, vào kiếp trước đã tinh tiến đến đâu, thì khả năng phát triển đến đó. Điều này vô cùng quan trọng.
Do đó, đệ tử lâu năm không có nghĩa là giỏi. Giỏi hay không, hoàn toàn phụ thuộc vào tâm đức và sự khai mở từ những kiếp trước (căn quả).

Vì phụ thuộc nhiều vào tâm đức, nên có những tên tuổi, ngày trước thì lẫy lừng, huyền thoại, thì giờ, làm nhiều việc phạm, làm nhiều việc không có tâm đức, đã mất hẳn quyền pháp, nay trở nên vô dụng, gánh nghiệp.

Cái khó khi tu tập trong môn như vậy nên tìm được đệ tử chân truyền là cực hiếm. Người này hôm nay có thể có tâm tốt, ngày mai có thể hỏng. Khó nhất là nhiều khi sai mà không biết mình sai. Phạm lỗi nhiều mà tự mình ko biết mà sửa chữa.

Hậu quả nặng nhất mà một đệ tử có thể phải chịu khi phạm lỗi tất nhiên là bị đuổi ra khỏi sư môn. Nhẹ hơn thì mất hết quyền, pháp. Khi sư phụ chọn đệ tử, là sư phụ đã biết đệ tử ấy kiếp trước đã tu tập đến đâu, tâm đức đong được mấy thúng. Ấy là chuyện chọn đệ tử của trưởng môn thôi. Còn đầu lĩnh của từng vùng, việc chọn đệ tử thoáng hơn.

Với danh sư NVC (Huế), được lưu truyền. Sư phụ đi đến đâu là tiền hô hậu ủng. Các VIP săn đón. Đệ tử ngồi trước thầy, khúm núm và lúc nảo cũng lo đón ý. Khổ thân sư phụ gặp mình, Mình nhìn sư phụ như cha, nên chẳng thấy sợ sệt gì. hoàng tráng ngồi khoang chân nói chuyện môn, chuyện phải, giời đất cũng chẳng nề hà. Không phải miình không biết danh, biết phép tắc của sư phụ, nhưng ngẫm, học đạo, là để tu tâm. Mà nói đến chữ tâm, chẳng phân ai cao thấp sang hèn, chẳng phân ngôi thứ. Vì thế nên thoải mái đàm đạo.

Vài dòng sơ khởi, để mọi người hiểu, Thất Sơn Thần Quyền, dù có huyền bí đến đâu, cũng là một môn phái thờ Phật, để rèn cho con người ta chữ tu tâm, học đạo, nên người....
 

tamlinh

Xe tăng
Biển số
OF-707721
Ngày cấp bằng
15/11/19
Số km
1,197
Động cơ
115,720 Mã lực
Tuổi
52
Trích những tâm sự (đã lược, chỉnh cho chuẩn vì lười đánh máy), mong CC thông cảm.

THẤT SƠN THẦN QUYỀN VÀ NHỮNG NHẦM LẪN

Một vài người thích thú xin theo học. Nhưng qua một vài lời, thấy mọi người hiểu không chính xác về môn. Cũng khó trách, thông tin về môn quá hiếm hoi nên mọi người ít hiểu. Một vài lời giải đáp đầu tiên:

Không ít người đòi học Thất Sơn vì coi đấy là một phái võ. Những người đòi học võ mà xin vào Thất Sơn, hầu như mình không giới thiệu. Thất Sơn nổi đình đám vì những anh tài có khả năng võ học xuất chúng. Đúng. Nhưng không đủ. Thất Sơn thần quyền là một môn học tâm linh, dạy người ta tu tâm và hướng thiện.
Quyền thuật và pháp thuật chỉ là 2 phương tiện để học. Tất nhiên, với người thường, nghe đến quyền và pháp của bản môn thì đã kinh hãi, nhiều khi không tin, hoặc tò mò nên xin học. Tiếc rằng, nếu chọn đó là đích thì khó tinh tấn.

Nhiều đầu lĩnh của các vùng không thể tinh tấn được cũng bởi chỉ hiểu có thế. Đến giờ, những người là đệ tử của Thất Sơn mà tự xưng danh đình đám, lên báo này nọ, cũng đã hỏng, đã rơi cả rồi. Chỉ lên báo để khoe thế thôi, chứ có dám về bàn thờ Tổ đâu.

Một bạn muốn học, nhưng mới thử bảo Thiền đi, năm sau quay lại đây, tôi sẽ chỉ tiếp, thì giãy nảy, lâu quá. Theo Thất sơn là một sự kiên trì và dễ đổ vỡ. Nếu mong đạt được cái gì ngay, e rằng sẽ hỏng. Do đó, nếu không có chí kiên định, đừng học mất công. Nên để thời gian và tâm huyết làm việc khác.
Vì sao lại nói chọn đích là quyền và pháp thì khó tinh tấn?

Quyền có giỏi mà tâm không vững, quyền sẽ bị phá. Quyền trong Thất Sơn không phải là thứ bất di bất dịch. Hôm nay tôi có thể thắng anh, ngày mai tôi có thể thua đứa con nít, nếu tôi không rèn luyện và không định được tâm. Do đó, quyền có như không.

Pháp rất vi diệu nhưng nhiều người ảo tưởng rằng pháp ấy do ta tu luyện được. Thực ra không phải. Pháp có được là do thần lực của các vị Thần mà bạn xin, bạn nương thôi. Nên, hôm nay bạn thực hiện được một pháp, ngày mai, bạn làm điều sai trái, bạn sẽ mất. Pháp dễ có và dễ mất. Sự đúng hay sai trong mỗi việc làm, trong mỗi lần dụng pháp, nhiều khi bạn không biết. Nếu biết mình sai thì rất dễ sửa. Nhưng sai mà không biết, ấy mới là cái khó của đệ tử trong môn.

Mỗi đệ tử của môn, khi ra xuất sư, được làm đầu lĩnh thường tự cho mình cái quyền trừng phạt học trò, có quyền sinh quyền sát. Nhiều người thường lớn tiếng, tao cho nó sống nó được sống.
Thực ra, nếu tâm của trò ngay, thầy không trừng phạt được. Nói điều này để dẹp bỏ tư tưởng học trò sợ thầy hơn sợ cọp. Thầy cho nói mới được nói. Thầy nên để trò kính, chứ không nên để trò sợ. Vì thực ra, một học trò có bản lĩnh và có tâm chí, sẽ chỉ kính thầy chứ không sợ thầy.
 

emdaikho

Xe tải
Biển số
OF-427885
Ngày cấp bằng
6/6/16
Số km
263
Động cơ
216,151 Mã lực
Em từng giao đấu với môn sinh võ này, tất nhiên lúc đấy chỉ là giao lưu của bọn "tập tọe" thôi. Mọi người toàn nghe nói nên tưởng quá trình niệm chú xin quyền là lâu, chứ thực ra cúi chào nhau trước khi giao đấu là họ đã niệm chú xong và nhập rồi.
Về cơ bản với trận giao đấu của em thì em cảm thấy môn này khả năng chịu đòn cực tốt, đấm đá, quăng quật như bổ củi mà chẳng thấy nó xuống sức gì cả...cảm giác đúng như lên đồng. Nhưng ngược lại đòn thế của đối phương ra lại khá nhẹ, cảm giác chỉ như cái tát, cái vỗ tay bình thường. Có thể đối phương mới là hàng "lông" nên em thấy đòn thế không có lực lắm.
Tuy nhiên cách ra đòn của họ khó đoán trước, vì nó không theo quy luật nào cả, rất loằng ngoằng. Em bị ăn mấy đấm, mấy đạp mà chẳng xi nhê gì. Sau em cứ chơi kiểu "cầm nã thủ" túm rồi quăng, vì đấm đá nó chẳng có tác dụng mẹ gì :D
Thực ra nếu gặp dân đấu sàn bây giờ 1 phát là lõm sọ thì có mà lên đồng zời cũng phải xuống cụ ạ...
 

vaxilia

Xe hơi
Biển số
OF-709976
Ngày cấp bằng
10/12/19
Số km
123
Động cơ
-17,367 Mã lực
Thấy thằng cháu nó học 2 năm môn này, nó kể sau khi bỏ
1) Trước oánh nhau phải làm lễ gì đó, sau đó oánh nhau như điên ko biết đau, về nó mới đau :))
2) Ko được giao lưu với khác giới
3) Ko được nói là mình đang học võ này
Thế này thì toàn gay học võ thôi :))
 

VCHDHN

Xe lăn
Biển số
OF-146690
Ngày cấp bằng
22/6/12
Số km
10,956
Động cơ
973,287 Mã lực
Hình như môn này thịnh nhất vào cái thời cách đây độ 30 năm thì phải.
 

tamlinh

Xe tăng
Biển số
OF-707721
Ngày cấp bằng
15/11/19
Số km
1,197
Động cơ
115,720 Mã lực
Tuổi
52
Trích những tâm sự (đã lược, chỉnh cho chuẩn vì lười đánh máy), mong CC thông cảm.

Tôi là 1 người lớn lên ở Đông Anh 1 vùng ngoại thành Hà Nội. Những ngày từ thủa còn bé tôi được về quê chơi thuộc Huyện Ứng Hòa - Tỉnh Hà Tây(cũ ). Tôi thấy chú tôi cho tôi đi xem chú tập võ ở sân đình ( Chú tôi nói tập ở đây sẽ tiến bộ nhanh hơn - vì chú tôi theo Chánh (quyền). Hình như có Quyền tà và chính. Tà thì tập ở nghĩa trang, Chính thì tập ở những nơi thanh tịnh. Tôi cũng ko rõ lắm vì hồi đó bé quá nếu có gì nhầm lẫn xin các tiền bối thông cảm )

Một môn võ công rất kì lạ. Môn võ ấy không cần tập quyền mà là đọc chú và phát quyền. Quyền đánh ra rất uy lực và dũng mãnh, Chú tôi có thể ăn thủy tinh, bát chén, lẫy đũa chọc thẳng vào mắt 1 nhát thật mạnh chiếc đũa gẫy mà chú tôi ko hề gì, ngoài ra cũng có thể dùng hương thổi và chữa 1 số bệnh .

Từ hồi ấy tôi đã thấy thích môn võ này đơn giản tôi nghĩ tập võ này mình sẽ đánh như côngfu phim chưởng. Tôi năn nỉ chú tôi dạy, nhưng chú tôi nói chú chưa đủ khả năng để dạy và dẫn dắt cho tôi.
Mà tôi còn quá bé chưa hiểu về môn võ này và những điều kiêng kị, điều cấm giống như giới luật. Từ ngày ấy đến nay đã hơn 15 năm, năm nào tôi cũng năn nỉ chú tôi dạy. Chú tôi vẫn nói ko dạy cho tôi. Chú tôi nói học môn võ này, ko kiêng kị được sẽ phải nhận trừng phạt kiểu như báo ứng vì đã ko tuân thủ 16 lời thề nhập môn.
Tôi buồn lắm và giờ tôi cũng lớn, nhiều lúc tôi cũng muốn tự tìm thầy để học môn này. Nhưng bây giờ đã 24 tuổi tôi cũng ko thể tìm thầy nổi, Tôi tìm hiểu cũng nhiều nhưng ko biết tìm Thầy ở đâu để có thể bái sư.

Hôm qua về giỗ ông tôi, sau khi cả nhà ngồi ăn cơm và nói chuyện. Trong câu chuyện có nói đến thằng em cháu ông chú tôi đi đám cưới và nó có khoe khoang là cắn đc bát, ăn được chén. Sau đó say rượu và bị tai nạn nhưng cũng may là ko sao. Tôi chỉ nghĩ nó chỉ khoe vậy thôi. Vì ngày xưa, tôi cũng đã từng liều lĩnh và học theo chú nhai mảnh gương, dao lam nhỏ tuy có thành công và ko bị gì nhưng tôi thấy rất ghê răng và nguy hiểm.

Sau khi nghe xong câu chuyện, chú tôi lập tức đi tìm thằng em tôi. Tôi chạy theo thì chú tôi nói vì nể nó năn nỉ quá nên đã nhập thần cho nó, ko ngờ nó đi khoe khoang và rượu chè suốt ngày. Có lẽ đã phạm lời thề và bị tai nạn. Sau đó chú tôi bắt nó phải trả cuốn sổ có những câu chú và chiếc đai.
Chú tôi nói với nó:" Chú thật sự nể cháu , nhiều người đến muốn chú truyền lại, nhưng chú chưa nhận lời ai. Vì mình cũng là người chưa ra gì, chưa tuân thủ lời thề nhập môn" .
Mặc dù những người học võ cùng chú 18- 20 năm nhưng chưa ai theo đc bằng chú. Môn võ này chú tôi học ở HN, khi về nhà bà tôi, sau đó đã đi Tiệp hay Đức gì đó truyền lại.

Sau đó chú tôi đốt cuốn sổ đó. Cuốn sổ đó chú tôi đã giữ gần 20 năm. Nay chú tôi đốt đi cũng là tự phế võ công của chú vì đã vi phạm lời thề. Tôi năn nỉ chú giữ lại để tôi học vì tôi muốn rèn luyện sức khỏe và hứa sẽ tuân thủ lời thề. Tôi nay 24 tuổi nhưng chỉ nặng 47 cân.

Mặc dù cố năn nỉ nhưng chú tôi vẫn đốt. Sau đó chú tôi nói với tôi: " Học môn võ này, ai cũng học được. Nhưng giỏi đc hay ko, có duy trì được hay ko là cực kì gian khổ và phải có cơ duyên. Giống như đi tu vậy ko phải ai cũng đi tu được".
Chú tôi còn nói nếu thật sự thích thì nên mạng sẽ thấy nhiều thông tin về môn võ này. Thực ra môn võ của chú tôi ko phải tên là Quyền Thề mà tên thật là Thất Sơn Thần Quyền, nhưng người không biết thì thường gọi là Quyền Thề.
Chú tôi còn nói với nó: " Đừng lên ăn thủy tinh và tập quyền nữa vì nó bị mất lực rồi. đừng cố tập nữa kô sẽ bị yếu đi".
Chú tôi ko muốn rút thần cho nó vì nhiều người sau khi rút thần đã bị nhiều bệnh,....

(Chú thích: Khả năng Ông Chú này học từ Ông Thành Vuông - HN)
 
Chỉnh sửa cuối:

tamlinh

Xe tăng
Biển số
OF-707721
Ngày cấp bằng
15/11/19
Số km
1,197
Động cơ
115,720 Mã lực
Tuổi
52
... " Đúng là Thần quyền khi diễn võ, tập luyện có nhiều công năng thật huyền diệu, bạn tả ko sai. Tuy nhiên một cao thủ thần quyền có thể sẽ ko truyền cho ai, bởi vì tính chất khắc nghiệt của môn này,hoặc thầy chỉ cho học để hộ thân.

Nói đến THẤT SƠN THẦN QUYỀN thì phải hiểu rằng môn võ này có nguồn gốc từ vùng Thất sơn Châu đốc,do người kinh di dân về vùng đó ở và thọ giáo môn võ này của các thầy người khờme truyền lại. Người xiêm {thái } cũng có thần quyền, người lèo {Lào} cũng có thần quyền, người Tàu {Hoa} cũng có thần quyền,.... riêng.

Sau khi thọ giáo xong có người ở lại, có người về miền xuôi hoặc miền dưới, Theo thời gian môn TSTQ được truyền rộng rãi ở miền tây, miền trung và saigon lúc bấy giờ. Kể cả Campuchia và Lào cũng có nhiều thầy thọ giáo môn này tại vùng Thất sơn, do họ lưu lạc làm ăn rồi tình cờ học được,

Nên tự xa xưa đã có câu "Tu phật núi Yên (Tử), tu tiên núi Cấm " là vậy. Núi Cấm là một trong bảy núi của Thất sơn.
Bây giờ hầu như môn này không còn truyền ra ngoài như trước... có nhiều lý do để các bậc thầy thần quyền bế môn: thời cuộc, con người, cuộc sống và nhất là cái tâm.

Ai cũng nói rằng tui có tâm để học, nhưng khi được rồi, đâm ra cao ngạo, mà sinh ra chuyện chẳng lành cho xung quanh và ngay cả bản thân mình cũng lãnh đủ. Bạn đã thấy người học môn này bị hâm dở dở ương ương do thiếu tu, phạm nghiệp quả chưa?
 
Chỉnh sửa cuối:

tamlinh

Xe tăng
Biển số
OF-707721
Ngày cấp bằng
15/11/19
Số km
1,197
Động cơ
115,720 Mã lực
Tuổi
52
Chào Bạn , Mình tên là ... năm nay 48t hiện đang sinh sống tại TP.HCM mình có vợ và một thằng con trai . Mình đã biết đến " võ TQ " từ lâu rồi , nhưng không có điều kiện tiếp xúc. Mình cũng muốn đăng ký

Thú thật mình mê võ thuật từ nhỏ và có theo học Thái cựu đạo cùng một vài môn khác, nhưng lúc trước thường đi xa nên chưa tập luyện đến chốn. Cón bây giờ thì không phải đi xa nữa , mình muốn học một môn võ thật chuyên sâu .
Nguyên nhân mình muốn học Thất Sơn Thần Quyền vì ngoài việc rèn luyện sức khoẻ môn này còn tìm hiểu về vấn đề tâm linh, thế giới của các "Thần" . Là lĩnh vực mình rất mê .

Nhưng có một vài việc mình chưa hiểu nên đắn đo chưa dám quyết, là :
+ Tập luyện Thất Sơn Thần Quyền có bị thay đổi gì về tâm sinh lý không ?
+ Có kiêng cữ nhiều không ? Nếu lỡ bị phạm thì có gì nguy hiểm không ?

TL:
theo mình, bạn có tuổi va có gia đình rồi tốt nhất ko nên học.bạn chỉ cần sống có tâm có đức, lo chăm sóc gia dình thân yêu thế là đủ rồi. Còn những người có duyên có lẽ họ đã gặp gỡ từ lúc còn trẻ rồi. Biết càng nhiều càng khổ bạn ơi, thà ko biết tốt hơn...........................
 

tamlinh

Xe tăng
Biển số
OF-707721
Ngày cấp bằng
15/11/19
Số km
1,197
Động cơ
115,720 Mã lực
Tuổi
52
Thất Sơn Võ Đạo & “Quái nhân”

Kim Tuấn nói, có nội công, nhưng để phát huy được nội công lại là chuyện khác. Để có thể dùng đầu đội bể trái dừa tươi hay đóng đinh vào gỗ, anh phải luyện tập rất nhiều để điều chỉnh được khí từ đan điền tụ toàn bộ lại phần trán. Dùng tay chẻ cau, anh luyện hơn nửa năm và phải dùng thêm thuốc để xoa hai ngón tay. Có thể lột dừa bằng răng, anh phải chịu đựng nhiều ngày nhịn cơm vì ê cả hàm...

Tôi ngồi với nguyễn Kim Tuấn nhiều lần, Lần nào, tôi cũng ngạc nhiên trước những màn “biểu diễn sống” của anh. Biểu diễn sống, nghĩa là hứng lên thì biểu diễn, không chuẩn bị, chỉ cần vật dụng…




1. Một lần, ở quán cà phê Cowboy trên đường Nguyễn Thị Minh Khai, Kim Tuấn lục ví lấy ra cây đinh thép được chế từ xú-páp xe gắn máy, lớn giọng: "Anh chủ quán, cho tôi mượn mảnh gỗ". Biết là có trò vui, chủ quán nhiệt tình mang lên... cái kệ gỗ được đóng bằng gỗ thông.

Kim Tuấn nhìn tôi bảo: "Giờ là tiết mục thiết thủ công". Dứt lời, Kim Tuấn ngưng thần dẫn khí, đặt cây đinh thép lên mặt kệ gỗ, dồn sức xuống bàn tay và... đập mạnh vào cây đinh. Cây đinh thép chịu lực từ tay của anh, cứ lún dần, lún dần. Đến khi cây đinh lún sâu vào mặt gỗ, Kim Tuấn ngưng tay xả khí, mồ hôi nhễ nhại. Vẫn cười bảo: "Giờ anh là thiết đầu công". Dùng kìm nhổ cây đinh thép vừa đóng xuống mặt gỗ, Kim Tuấn lại tiếp tục dùng đầu đóng nó xuống.

Lần khác, ở quán cà phê trên đường Nguyễn Trãi, hứng chí, Kim Tuấn hỏi chủ quán: "cho tôi mượn một trái dừa tươi không?". Dĩ nhiên, dừa là để bán chứ đâu ai rảnh mà cho mượn.
Trái dừa xiêm tươi đã lột vỏ, ướp lạnh sẵn được mang lên. Tuấn thò tay vào túi lấy ra hai trái cau xanh, đưa cho tôi nhờ kiểm tra giúp để khẳng định là cau "xịn".

Đặt trái dừa xuống sàn, Kim Tuấn ngồi xếp bằng. Công lực dồn xuống ngón tay giữa và áp út, kẹp chặt trái cau giữa hai ngón tay ấy, Kim Tuấn đập mạnh vào trái dừa, trái cau tươi bị chẻ đôi rất gọn. Cả tay trái lẫn tay phải của Kim Tuấn đều có thể làm được cái điều quái lạ ấy.

Một trong những tuyệt kỹ "trấn môn" là dùng đoạn sắt xây dựng đâm vào cuống họng khi đang nói chuyện. Đây là tiết mục thường được các võ sư mang đi biểu diễn.

Thông thường, họ sẽ dùng cây mây dài, đỉnh đầu cây mây được gắn với mũi giáo làm bằng thép. Tỳ mũi giáo vào cuống họng, dùng hết sức để đẩy mạnh, mũi giáo sẽ truyền lực vào cây mây khiến thân cây uốn cong lại, làm người xem có cảm giác... phiêu lưu. Đây là một màn biểu diễn khó, nhưng không phải là chuyện "người bình thường" không thể làm được. Còn tiết mục của Kim Tuấn thì lại khác.

Không có cây mây trợ lực, Kim Tuấn dồn khí về vùng cổ, tay cầm micrô hát hoặc trò chuyện, khán giả ở dưới xem hứng chí, có thể thoải mái lên sân khấu dùng sắt cứng chọc thẳng vào cuống họng của anh. Dĩ nhiên, màn biểu diễn nội công thượng thặng này chỉ diễn ra trong khoảng thời gian ngắn, chứ chẳng thể đứng nói cả ngày cho người khác dùng sắt mà chọc vào cổ mình liên tục.

Còn những chuyện lặt vặt như nằm cho xe tải cán qua hay dùng mắt nâng vật nặng là cái chuyện người ta diễn nhiều nên mình không thích diễn nữa. Trước đây, từ thời xa lắc, khi còn theo đoàn Bảy Phụng đi diễn kiểu Sơn Đông mãi võ, Kim Tuấn đã diễn màn nằm bàn chông, đặt trái dừa tươi lên thân cho người khác dùng... búa tạ để đập cho dừa bắn nước tung tóe.

Ngoài những tuyệt kỹ cung fu, Kim Tuấn còn được mệnh danh là "vua lột dừa". Anh từng lập kỷ lục khi lột 3 trái dừa khô trong vòng 55 giây ở Hà Nội. bấy nhiêu cũng khiến Kim Tuấn danh nổi như cồn thời điểm mà Chuyện lạ Việt Nam đang làm mưa làm gió trên Đài VTV. Lạ nữa là nếu không dùng tay giữ trái dừa, chỉ dùng răng Kim Tuấn cũng có thể lột sạch một trái dừa trong vòng 2 phút.

Khoảng 3 năm trước, Kim Tuấn từng dùng răng kéo 30 chiếc xích lô, trên mỗi chiếc xích lô có 3 người đi được đoạn đường dài 45m tại Festival Huế. Rồi có lần anh dùng răng kéo chiếc xe tải có tải trọng 5,5 tấn cộng thêm 3,5 tấn hàng đi được gần 40m trong chương trình biểu diễn ở quận Gò Vấp, TP HCM.

2. Nguyễn Kim Tuấn sinh năm 1963 ở Đồng Tháp. Anh là con trai duy nhất trong gia đình, nên ngay từ bé, ba mẹ anh đã gửi anh lên học nội công ở vùng Thất Sơn (An Giang). Với mục đích rèn luyện cơ thể, khỏi bị bạn bè ăn hiếp. Ai ngờ, tiếp xúc với võ thuật từ quá sớm, anh đâm ra mê võ thuật và... chán chữ nghĩa. Rời Thất Sơn, Kim Tuấn tiếp tục tầm sư để học thêm nhiều môn phái khác nhau. Nhưng, ở môn phái nào, Kim Tuấn cũng chú trọng đến thiết nội công nhiều hơn là quyền cước.

"Thú thiệt là hồi thanh niên, mình chỉ mê được... đánh lộn mỗi ngày. Ngày nào không đánh, là ngày đó ăn không ngon, ngủ không yên. Cũng may là...", Kim Tuấn kể. Cái may của Kim Tuấn là thời đó, võ đài bỗng nhiên trở thành thú tiêu khiển chính của người dân miệt sông nước.

Hầu như đêm nào, ở các bãi đất trống vùng quê, người ta cũng dựng võ đài lên cho các thanh niên. môn sinh của các lò võ trong vùng, đánh nhau vì tiền thì ít mà vì danh dự của sư phụ là nhiều.
Kim Tuấn không có lò võ bảo trợ, không ai cho anh thượng đài vì họ nghĩ, anh là hạng vô danh tiểu tốt dù lúc này Tuấn đã học qua Thần Quyền, Thần Võ Đạo, Thất Sơn Võ Đạo...

Thượng đài ngày xưa là phải ký vào giấy tử, Ban tổ chức không chịu trách nhiệm cho chuyện võ sĩ lăn đùng ra chết. Thế nên, chuyện người ta từ chối cho Kim Tuấn thượng đài cũng là điều dễ hiểu.

Lần dò cộng với việc minh chứng khả năng mãi, võ sư Mười Huỳnh mới đồng ý nhận Kim Tuấn làm môn sinh cho lò võ của mình. Ông bảo chứng cho Kim Tuấn thượng đài. Ngay trận đầu tiên, Kim Tuấn đã hạ gục đối thủ một cách nhanh chóng bằng đòn chỏ và đòn gối sở trường.

Thượng đài vài năm, Kim Tuấn gần như không có đối thủ ở miền Tây. Người ta đặt cho anh cái biệt hiệu là "Con gà khét Lai Vung" hay "Con quỷ đầu vàng", chẳng qua là vì bệnh sốt rét, nước da anh cứ tái vàng dần, kéo lên cả tận tóc. Phải nhờ thầy dạy võ cũ của anh ở Thất Sơn chữa vài tháng mới khỏi. Không hiểu là thầy của Kim Tuấn chữa cho anh bằng phương thuốc gì, mà khi khỏi bệnh, thầy dặn anh không được ăn thức ăn hàn. Đặc biệt, tuyệt đối không đụng đến dưa hấu.

Đấu võ đài hàng trăm trận, Kim Tuấn nổi tiếng đến mức bất kỳ đoàn Sơn Đông mãi võ nào đi ngang miệt Lai Vung, muốn biểu diễn bao giờ cũng tìm đến anh để xin phép. Tuấn đồng ý, tức là được diễn. Anh lắc đầu, thì chủ đoàn muốn biểu diễn buộc phải đánh thắng được anh.

Hỏi Kim Tuấn trận đấu nào là trận làm anh nhớ nhất. Tuấn trả lời rất nhanh: "Trận đấu với cà tha".

Cà tha không phải là tên của võ sĩ thi đấu với Kim Tuấn năm đó. Anh không nhớ võ sĩ này tên gì, chỉ biết võ sĩ này khi xung trận luôn ngậm cà tha (một vật linh theo tín ngưỡng của võ sĩ) trong miệng. Giới võ sĩ tin rằng ngậm cà tha vào miệng khi thượng đài thì cà tha sẽ tăng sức chịu đòn cho mình. Tôi hồ nghi đây là một loại doping về tinh thần ở thời điểm đó. Mà võ sĩ khi thượng đài, thấy đối thủ của mình ngậm cà tha thì cũng dễ hoảng.

Nhiều hiệp liền trong trận đấu, Kim Tuấn ra đòn liên tục nhưng vẫn không thể hạ gục được đối thủ. Mãi sau, anh mới phát hiện võ sĩ kia ngậm cà tha. Lần nhập nội kế tiếp, Kim Tuấn lừa thế, dùng chỏ đánh thẳng vào miệng của đối thủ, cà tha bị đánh văng ra trên sàn đấu. Đối thủ gục, Kim Tuấn thắng trận. Đó là trận thắng rất vất vả đối với anh.
 

Tập Lái 2019

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-610860
Ngày cấp bằng
21/1/19
Số km
2,749
Động cơ
148,744 Mã lực
Đã lâu lắm rồi, giới “võ lâm” không còn nghe về môn phái Thất Sơn Thần Quyền, còn được gọi là Quyền thề.

Truyền kỳ dòng võ Việt huyền bí bậc nhất Việt Nam  - 1

Hình ảnh tập luyện môn Thất Sơn Thần Quyền.

Bí hiểm một dòng võ
Võ sư Trịnh Hồng Minh (cháu nội nhà tư sản yêu nước Trịnh Văn Bô), vốn là một cao thủ phái Nhất Nam mở đầu:
“Đầu thế kỷ 20, ở Lục tỉnh Nam kỳ vẫn thường tổ chức những cuộc thượng đài đấu võ tự do. Một lần cụ Hoàng Bá so găng với một cao thủ người Ai Lao. Vừa vào trận, cụ bị dính ngay một cước, văng ra xa. Thoắt nhiên, cụ Hoàng bật dậy, mặt đỏ phừng phừng, miệng lầm bầm niệm chú rồi lăn xả vào đối phương đánh quay cuồng, loạn xạ. Cuối cùng, cụ tung ra một cước khiến võ sĩ Ai Lao văng ra xa ... Cũng từ đây, dòng võ huyền bí - Thất Sơn Thần Quyền đã lộ diện”.

Thất Sơn Thần Quyền được đặt theo tên của một vùng đất có 7 ngọn núi ở Châu Đốc, Việt Nam. Thất Sơn Thần Quyền đã hướng về núi Thất Sơn, lấy đó là ẩn trú, và luyện đạo.
Vị tổ sư của dòng võ này là cụ Võ Văn Đoan, có quê ở Phù Ly (tức huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định ).
Truyền kỳ dòng võ Việt huyền bí bậc nhất Việt Nam  - 2



Thất Sơn Thần Quyền lưu truyền trong dân gian với một lời thề “không lộ diện” để tránh va đấu với các môn phái khác. Nếu bất tuân sẽ bị tước bỏ võ công. Tuy nhiên, đến đời cụ Hoàng Bá, môn phái đã có một cơ hội lộ diện thông qua trận thượng đài với võ sĩ Ai Lao. Từ đó, các võ sư Thất Sơn Thần Quyền ẩn mình đã dần lộ diện, lập nên các võ đường và truyền dạy trong khắp Nam kỳ Lục tỉnh, rồi lan ra Huế, sang cả Campuchia và Lào.
Thập niên 80, Thất Sơn Thần Quyền bắt đầu xuất hiện ở miền Bắc. số lượng võ sinh tập lên tới hàng chục nghìn người. Sau Thất Sơn Thần Quyền lại lặn vào trong bí mật, càng dần mai một đứng trước nguy cơ thất truyền.

Lý giải sự huyền bí
Nhìn một võ sĩ Thất Sơn đi quyền hay giao đấu, thật khó biết họ dùng chiêu thức gì. Khi vào trận, võ sĩ lầm rầm khẩu quyết rồi lảo đảo đi quyền, tay chân vung vẩy, đấm đá chao múa loạn ngậu, đang đứng lại ngã, quăng quật dường như không biết đau.
Thầy lý giải, đại ý: Thất Sơn Thần Quyền tìm thăng bằng trên sự mất thăng bằng. Chính bằng việc tự ngã, tự đổ mà người luyện Thất Sơn có thể hóa giải, triệt tiêu lực đánh của đối phương khi tiếp chạm, rồi ra đòn với sức mạnh bản năng, nếu bị đánh trúng sẽ rất nguy hiểm.

Theo võ sư Trịnh Hồng Minh, để gia nhập môn phái này, học trò phải thực hiện nghi lễ bái tổ và nguyện thề trước bàn thờ. Vì vậy mà Thất Sơn Thần Quyền còn được gọi là Quyền Thề.

Truyền kỳ dòng võ Việt huyền bí bậc nhất Việt Nam  - 3


Nhà nghiên cứu văn hóa - võ sư Nguyễn Mạnh Thắng cho biết Thất Sơn Thần Quyền dựa trên một niềm tin tôn giáo của các bậc thánh thần, cũng như các vị đắc đạo chân nhân, trong Lão giáo và Nho giáo.

Thất Sơn Thần Quyền lấy học võ - học khí - học thần - học đạo làm đạo lộ. Học võ và chữa bệnh là hai mức độ thăng tiến của võ Thất Sơn Thần Quyền. Vì thế, đã có rất nhiều các võ sư Thất Sơn Thần Quyền trở thành đạo sĩ trong lịch sử.
....

Xin hỏi Có Cụ nào đã học, giao đấu, hay hiểu biết về võ phái này không ? Xin khai mở cho Em.

Mới năm ngoái hoặc năm kia đã có thớt rồi, có lâu la gì đâu. Em rảnh lục link cụ xem
 

tamlinh

Xe tăng
Biển số
OF-707721
Ngày cấp bằng
15/11/19
Số km
1,197
Động cơ
115,720 Mã lực
Tuổi
52
3. Sau 1075, Võ đài tự do không được phép mở loạn xạ như trước đây, Kim Tuấn giải nghệ. Thi thoảng, nhớ nghề anh cũng đấm đá vài pha với những người bạn cùng giới võ. Cho đến khi lên TP HCM tìm kế mưu sinh, Kim Tuấn mới bỏ hẳn chuyện thượng đài.

Kim Tuấn nói với tôi rằng, có nội công, nhưng để phát huy được nội công lại là chuyện khác. Để có thể dùng đầu đội bể trái dừa tươi hay đóng đinh vào gỗ, anh phải luyện tập rất nhiều để điều chỉnh khí từ đan điền tụ toàn bộ lại phần trán.

Dùng tay chẻ cau, anh luyện hơn nửa năm và phải dùng thêm thuốc để xoa hai ngón tay. Có thể lột dừa bằng răng, anh phải chịu đựng nhiều ngày nhịn cơm vì ê cả hàm... Và nhất thiết, ngày nào anh cũng phải luyện tập một cách cần mẫn.

Kim Tuấn luyện công trước khi mặt trời mọc trong căn nhà của mình. Nghề diễn vui, nhưng khổ. Thậm chí là uất ức. Có lúc đi diễn tỉnh, cát-sê cho mỗi đêm là 2 triệu đồng. Nhưng cuối đêm diễn, bầu chỉ đưa 500 đồng.

Lần gặp anh gần nhất, anh khoe mình mới về Sóc Trăng xin thọ giáo tuyệt kỹ của thầy Chương môn khí công. Một dạng khí công thượng thừa. Anh nói các thầy khí công của Trung Hoa có thể đi trên lá sen hay tờ giấy báo để qua sông, nếu luyện thành công thì hai năm nữa anh cũng có thể làm được.
 

tamlinh

Xe tăng
Biển số
OF-707721
Ngày cấp bằng
15/11/19
Số km
1,197
Động cơ
115,720 Mã lực
Tuổi
52
Cho em hỏi:

Chuyện của em chả là thế này ạ , hồi em 15,16t , em cũng ko nhớ rõ lắm hồi đó có rộ nên học võ của phái THẤT SƠN THẦN QUYỀN ,vĩ lúc đó em còn nhỏ nên chưa hiểu, thấy hay hay thì cũng đòi đi học, Bố em có quen ông thầy dạy võ đó rồi xin thầy cho em nhập môn, thầy cũng đồng ý. Khi nhập môn thì mọi ng phải thề và ăn cũng phải kiêng thịt trâu, thịt chó, cá chép .....vv... rồi thầy làm lễ trên bàn thờ tổ, đốt nhang thổi vào ng và đốt lá bùa gì đó cho vào cốc nước cho em uống hết,...
Rồi có những câu chú trong lúc mình tự luyện võ như kiểu có người điều khiển chứ ko phải thầy dạy như bt. Em vì là còn trẻ con nên tập được một thời gian ngắn là em chán, ko luyện nữa,
Mà em thấy có một số ng tập võ đó khi bỏ, còn bị hơi hâm hâm, có cái gì đó khác thường.
Bây giờ em cũng 30t, cũng hiểu biết chút ít nên nghĩ lại em thấy sợ sợ .

Cái em muốn hỏi là em uống bùa đó giờ ko tập nữa, ko đến nhà thầy nữa, cũng ko làm gì gọi là phản môn thì có bị làm sao ko ạ???
và nếu bị phạt thì trong người có hiện tượng như nào ạ??? vì em thấy mọi ng bảo em hay làm những việc ko giống ai, làm việc gì cũng chỉ được một thời gian ngắn lại bỏ. CV thì ko thuận....

TL
... làm việc gì cũng một thời gian ngắn là bỏ thì là do bản tính của anh như vậy rồi, với tính khí như vậy thì cv không ổn định cũng là lẽ đương nhiên .
<có người âm đk + không luyện nữa bị hâm hâm... > thì không phải trong TSTQ. Vì TSTQ thờ QUAN THẾ ÂM BỒ TÁT mà, Phât không hại người, chỉ là do nhân quả mình từ lâu, bây giờ nhân duyên đến thì mình phải trả thôi. Lo sống tốt,làm việc phước đức thì sau này sẽ có nhân quả tốt .
Tôi nghĩ bạn từ trước nay không sao cả thì bây giờ vẫn.....chẳng bị sao cả. TSTQ là môn phái võ nhà Phật nên chẳng bao giờ có chuyện môn sinh không tập nữa lại bị " hâm hâm" bao giờ cả.
Bạn nên tìm lại người thầy đẵ vào quyền cho bạn và xin ý kiến của thầy là tốt nhất.
Rất mong bạn tập lại khi sắp xếp được công việc hợp lý. Đã bỏ thời gian khá nhiều để tầm sư mặc dù cuộc sống biến động quá nhiều nhưng cũng rất may mắn gặp được thầy.
...
lâu không tập thì quyền trong người giảm đi thôi vì cái gù cũng phải tập luyện mới có được ... Chứ chẳng bao giờ có chuyện không tập thì bị hâm hâm đâu. Rất nhiều người vào phái họ không có thời gian tập luyện đó thôi. Họ vẫn sống tốt và kinh doanh thành đạt nên bạn yên tâm....
 

thngaylangthang

Xe ngựa
Biển số
OF-130800
Ngày cấp bằng
14/2/12
Số km
28,292
Động cơ
1,653,577 Mã lực
Nơi ở
Đó đây, langthang
Cho em hỏi:

Chuyện của em chả là thế này ạ , hồi em 15,16t , em cũng ko nhớ rõ lắm hồi đó có rộ nên học võ của phái THẤT SƠN THẦN QUYỀN ,vĩ lúc đó em còn nhỏ nên chưa hiểu, thấy hay hay thì cũng đòi đi học, Bố em có quen ông thầy dạy võ đó rồi xin thầy cho em nhập môn, thầy cũng đồng ý. Khi nhập môn thì mọi ng phải thề và ăn cũng phải kiêng thịt trâu, thịt chó, cá chép .....vv... rồi thầy làm lễ trên bàn thờ tổ, đốt nhang thổi vào ng và đốt lá bùa gì đó cho vào cốc nước cho em uống hết,...
Rồi có những câu chú trong lúc mình tự luyện võ như kiểu có người điều khiển chứ ko phải thầy dạy như bt. Em vì là còn trẻ con nên tập được một thời gian ngắn là em chán, ko luyện nữa,
Mà em thấy có một số ng tập võ đó khi bỏ, còn bị hơi hâm hâm, có cái gì đó khác thường.
Bây giờ em cũng 30t, cũng hiểu biết chút ít nên nghĩ lại em thấy sợ sợ .

Cái em muốn hỏi là em uống bùa đó giờ ko tập nữa, ko đến nhà thầy nữa, cũng ko làm gì gọi là phản môn thì có bị làm sao ko ạ???
và nếu bị phạt thì trong người có hiện tượng như nào ạ??? vì em thấy mọi ng bảo em hay làm những việc ko giống ai, làm việc gì cũng chỉ được một thời gian ngắn lại bỏ. CV thì ko thuận....

TL
... làm việc gì cũng một thời gian ngắn là bỏ thì là do bản tính của anh như vậy rồi, với tính khí như vậy thì cv không ổn định cũng là lẽ đương nhiên .
<có người âm đk + không luyện nữa bị hâm hâm... > thì không phải trong TSTQ. Vì TSTQ thờ QUAN THẾ ÂM BỒ TÁT mà, Phât không hại người, chỉ là do nhân quả mình từ lâu, bây giờ nhân duyên đến thì mình phải trả thôi. Lo sống tốt,làm việc phước đức thì sau này sẽ có nhân quả tốt .
Tôi nghĩ bạn từ trước nay không sao cả thì bây giờ vẫn.....chẳng bị sao cả. TSTQ là môn phái võ nhà Phật nên chẳng bao giờ có chuyện môn sinh không tập nữa lại bị " hâm hâm" bao giờ cả.
Bạn nên tìm lại người thầy đẵ vào quyền cho bạn và xin ý kiến của thầy là tốt nhất.
Rất mong bạn tập lại khi sắp xếp được công việc hợp lý. Đã bỏ thời gian khá nhiều để tầm sư mặc dù cuộc sống biến động quá nhiều nhưng cũng rất may mắn gặp được thầy.
...
lâu không tập thì quyền trong người giảm đi thôi vì cái gù cũng phải tập luyện mới có được ... Chứ chẳng bao giờ có chuyện không tập thì bị hâm hâm đâu. Rất nhiều người vào phái họ không có thời gian tập luyện đó thôi. Họ vẫn sống tốt và kinh doanh thành đạt nên bạn yên tâm....
Em thấy cụ viết rất nhiều về các môn phái, về nguồn gốc, lịch sử ... của phái TSTQ. Cứ nghĩ cụ đã chín (vậy mờ bjo cụ trẻ mới 30) ban đầu em thực sự cũng ngưỡng mộ ... Như em dừng lại từ năm 92 đến giờ, chắc hâm dở thật rồi.
 

Kỹ thuật hậu kỳ

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-556622
Ngày cấp bằng
5/3/18
Số km
5,088
Động cơ
198,711 Mã lực
Tuổi
44
Xem cái video này của cụ em lại nhớ đến ngày xưa thằng bạn em nó làm hớp rượu xong khấn vái gì ấy là đánh đúng ntn. Em không hiểu là cái mốn gì nhưng bình thường có thấy tập động tác đâu mà khi làm hớp rươuj vàng đánh kinh thế. Không theo bài nào vở nào cả, chóng mặt vãi lái.
VIDEO TƯ LIỆU MÔN VÕ BÍ ẨN: THẤT SƠN THẦN QUYỀN - PHẦN 1
 

tamlinh

Xe tăng
Biển số
OF-707721
Ngày cấp bằng
15/11/19
Số km
1,197
Động cơ
115,720 Mã lực
Tuổi
52
Mồ hôi chảy hôm nay để máu không đổ ngày mai (tặng ae tập thần quyền)

Những câu chuyện dưới mái cổ tự với những bậc võ sư thượng thừa võ công cả một đời khổ luyện để truyền cái tâm cho những thế hệ sau, những trận thượng đài khắp trời Tây để có thể nói võ đạo là một con đường dài của bậc trượng phu. Luyện võ công để biến thù thành bạn, khuất phục giang hồ. Đó là tâm thế của võ đạo VN.

Lão võ sư đã bỏ ra hàng mấy năm ròng rã chân truyền để luyện tập cho đệ tử với những tử đòn tuyệt kỹ công phu. Nhưng rồi một đêm, ông bảo đệ tử hãy cùng ngồi thiền quán tưởng về đòn thế hiểm độc và bất ngờ nói: “Ta muốn các con hãy rũ bỏ tất cả trong tâm tưởng những tử đòn này đi”.
Gần 90 năm trước, dưới mái một ngôi chùa cổ ở Hải Phòng, sư phụ lão võ sư Trần Tiến từng yêu cầu các đệ tử tâm phúc của mình như thế. Các môn sinh cao đẳng, qua nhiều năm được chân truyền võ đạo, thấu đạt tâm ý thầy. Nhưng những võ sinh còn nhỏ tuổi, mới bắt đầu luyện võ như Trần Tiến thì thật sự bất ngờ: “Tại sao thầy trò ta đã đổ biết bao mồ hôi, thậm chí cả máu để luyện tập, rồi lại bỏ đi? Học võ để làm gì?”.
Con đường tầm sư học võ của võ sư Trần Tiến cũng do cơ duyên. Là hậu duệ của nghĩa quân Hoàng Hoa Thám, cha con Trần Tiến (quê ở Bắc Giang) phải lánh nạn về Hải Phòng khi cuộc kháng chiến tan rã. Cha ông đổi họ tên xin được chân khuân vác và giữ kho đường để mưu sinh qua ngày.
Một hôm, ba lính Pháp xông vào cướp kho đường, chacon Trần Tiến lao ra chống trả quyết liệt, nhưng sức vóc hai cha con không thể nào chống chỏi nổi toán lính to kềnh càng. Đang núng thế, bất ngờ một bóng áo nâu bay vụt vào. Chỉ trong chớp mắt, người này tung ra mấy cú liên hoàn cước đá văng cả ba tên lính ra đường. Người nghĩa hiệp đó xoa đầu khen Trần Tiến: “Cậu bé nhỏ tuổi mà có dũng khí. Nếu cậu có chí luyện võ phòng thân, đến chùa gặp ta”.

Ngay tối đó, cậu bé Trần Tiến tìm đến ngôi chùa cổ, cậu mới biết ân nhân của cha con mình chính là nhà sư, võ sư Lý Giang Nam. Ông là một cao thủ Thiếu Lâm Nam phái, bị Nhật truy lùng nên bỏ quê hương Trung Quốc sang VN lánh nạn. Lễ bái sư đơn sơ nhưng trang nghiêm khi sư phụ yêu cầu người đệ tử nhỏ phải tuyên thệ tinh thần tối thượng của võ đạo “học võ để tu thân, để hành đạo nghĩa”.
Cậu bé Trần Tiến bắt đầu những ngày khổ luyện, bởi thầy luôn dạy rằng: “Mồ hôi chảy hôm nay để máu không đổ ngày mai”. Bất chấp trời mưa gió hay đêm đông rét buốt, ông vẫn luôn bắt đệ tử lao vào luyện tập, có những bài phải luyện tập đến hàng ngàn lần cho thuần thục đến mức như phản xạ tự nhiên dù là đòn thế tuyệt kỹ hay chỉ các bộ tấn pháp đơn giản.

Cậu bé Trần Tiến mê võ, hăng say tập luyện, nhưng nhiều khi chỉ muốn buông xuôi vì... đói! Một tối, Trần Tiến đến sân võ với cái bụng trống rỗng. Cậu cố tập vận đòn tay phát khí, nhưng bộ chân trụ tấn cứ lỏng và tay càng lúc càng run. Sư phụ Nam nghiêm giọng hỏi đệ tử. Trần Tiến đành phải nói thật: “Cả ngày hôm nay con chỉ được ăn một bát cháo”. Sư phụ nhíu mày, không nói tiếng nào và lần đầu tiên ông cho phép đệ tử được nghỉ sớm.

Trưa hôm sau, gia đình Trần Tiến đang xì xụp húp cháo độn rau thì thầy Lý Giang Nam bất ngờ đến. Ông đứng lặng nhìn nồi cháo rồi ra về. Buổi tập tối đó, ông bảo các đệ tử ngồi lại, rồi trầm ngâm nói: “Một đồng môn nhỏ của các con đang bị đói. Ta muốn các con mỗi buổi tập hãy góp vào cho em các con được một ổ bánh mì hoặc bát cơm đầy. Điều tối thượng của võ đạo chính là tình thương”. Trần Tiến thấm dần những điều ẩn chứa sau những đòn thế và quyền pháp.

Có lần, võ sư bất ngờ quyết định đuổi một lúc sáu đệ tử thuộc loại cao thủ nhất võ đường, bởi họ tính tình nóng nảy thường hay gây sự với mọi người. Ngồi xếp bằng trước sáu đệ tử đang quì gối, ông nghiêm nghị: “Ta đuổi không phải vì ghét giận mà vì thương các con. Nếu học võ để giỏi đánh nhau thì chỉ là hạng võ phu không sớm hại người cũng hại chính bản thân mình. Ta chỉ nhận lại các người khi đã thật sự thay đổi tính nết, hiểu rõ được tâm nguyện mình học võ để làm gì”.
Chuyện qua lâu, bất ngờ một hôm ông gọi Trần Tiến đem mấy thang thuốc trị đả thương cho một số người. Khi đến nơi Trần Tiến mới biết đó là những võ sinh cao thủ bị đuổi ngày nào.

Tuyệt kỹ võ công

Nhà sư, võ sư Lý Giang Nam được nhiều người yêu mến vì ông là một thầy thuốc giỏi, đặc biệt trị các chấn thương xương cốt. Một số võ sinh cũng được ông truyền lại các thuật chữa thương cho đến tận ngày nay. Có người đã thật lòng hỏi ông: “Tại sao thầy vừa dạy cách đánh người lại vừa chỉ cách cứu người?”. Ông trầm ngâm trả lời: “Đó là điều con hãy tự chiêm nghiệm lòng mình. Võ hay đạo cũng là một”.

Sư phụ chữa bệnh không thu tiền, nhưng những người giàu có vẫn tìm cách tạ ơn. Và ông dành tiền của họ để làm phí chữa bệnh cho người nghèo. Cuối đời, ông tiên đoán được thời gian mình qua đời nên chia tay học trò để về nước. Tối trước ngày thầy ra đi, trăng rằm tỏa ánh sáng vằng vặc xuống sân chùa. Các đệ tử ngồi xếp bằng lặng nghe lời thầy dạy lần cuối. Bất ngờ, ông cầm con dao cắt vào ngón tay mình, rồi để máu chảy ròng ròng và nói: “Các đòn thế độc ta đã truyền dạy cho các con cũng như lưỡi dao bén này, nó có thể làm hại người. Ta muốn các con học để biết lợi hại của võ thuật mà phòng tránh nó, chứ không phải sử dụng nó. Hãy rũ bỏ nó đi”.

Sư phụ Lý Giang Nam về nước được ít hôm, các đệ tử góp tiền tổ chức một nhóm đi đường bộ qua ngả Vân Nam sang Trung Quốc thăm thầy lần cuối. Hình ảnh cuối đời của một bậc cao thủ võ công lừng danh cả hai nước thật đạm bạc chỉ với chiếc giường gỗ cũ. Một người trong gia đình kể: “Từ hôm về nước, sư phụ đem phân phát tất cả tài sản còn lại của mình cho dân làng, rồi nhịn ăn hoàn toàn, chỉ uống nước trắng và ngồi thiền. Cách đây mấy hôm, sư phụ biết mình sắp chết, có dặn dò lại nếu có học trò sang tìm thì khi thiêu xác ông, nửa tro cốt đem rải trước chùa Thiếu Lâm, nửa còn lại đem về rải ở đất Hải Phòng”.

Trần Tiến cùng đồng môn nghe kể lại đã bật khóc trước tấm lòng của người thầy phương xa. Họ đã thật sự ngộ ra được lời thầy, chẳng phải đòn thế nào, dù cao siêu đến bao nhiêu bằng tấm lòng khi thu phục được nhân tâm con người. Đó mới chính là tuyệt kỹ võ công, là võ đạo thượng thừa.
 
Chỉnh sửa cuối:

tamlinh

Xe tăng
Biển số
OF-707721
Ngày cấp bằng
15/11/19
Số km
1,197
Động cơ
115,720 Mã lực
Tuổi
52
Em thấy cụ viết rất nhiều về các môn phái, về nguồn gốc, lịch sử ... của phái TSTQ. Cứ nghĩ cụ đã chín (vậy mờ bjo cụ trẻ mới 30) ban đầu em thực sự cũng ngưỡng mộ ... Như em dừng lại từ năm 92 đến giờ, chắc hâm dở thật rồi.
Đây là Em Trích lại người khác....
 

LangThinh

Xe buýt
Biển số
OF-730441
Ngày cấp bằng
26/5/20
Số km
548
Động cơ
76,855 Mã lực
Tuổi
37
Cũng huyền bí lắm... nhưng một số tôn giáo hoặc môn phái khi tu luyện họ cũng có những món ăn, hành vi phải kiêng cữ.
Eim thì vẫn thiên về nhận định là họ theo trường phái thôi miên, tự kỷ ám thị ví dụ khi họ được sự phụ cho nhập môn, khai thông huyệt đạo ( thôi miên) bằng một số câu niệm chú theo quy ước đạt trạng thái như lên đồng... sau này cứ mỗi khi niệm câu chý ấy thì trạng thái ấy lại xuất hiện, tất nhiên là phải luyện tập thường xuyên và tuân thủ các quy tắc của môn phái.
Còn các món rùa, rắn, ba ba, trâu, chó.. cần kiêng thì chắc để không quá sung mà đắm vào đam mê tửu sắc...
Những năm 80 ở Miền Tây em cũng biết 1 số người ở ngoài Bắc vào vùng Minh Hải làm thủy sản, nuôi tôm cua...và cũng theo môn phái này mà họ gọi là " Võ bùa" học của Thầy người Miên. Trên ngực và lưng họ xăm hình Phật Bà và các hình xăm kỳ bí.
Theo họ khi niệm chú họ gọi đượ vị Thần nào " Thần Hổ, Thần Khỉ, Thần Voi, ..." thì sẽ có hành vi, đòn thế, tiếng hét , gầm gừ của loài vật đó...
Cái này là do yếu tố tâm lý, tự kỷ ám thị dẫn đến chi phối hành vi.
Cái chú mà lam tuej ám thị rồi đánh dc võ như bác nói nó ghê quá.Cần nghiên cứu.Lam sao mà đọc chú mà lại biêt võ.Khó hiểu.Em là em ko tin ma quỷ.Mà cái võ này lam em phải phân vân
 

LangThinh

Xe buýt
Biển số
OF-730441
Ngày cấp bằng
26/5/20
Số km
548
Động cơ
76,855 Mã lực
Tuổi
37
Về huyền môn thì bọn Tàu hay lắm mà.Chả lẽ chúng không biết kiểu võ này
 

tamlinh

Xe tăng
Biển số
OF-707721
Ngày cấp bằng
15/11/19
Số km
1,197
Động cơ
115,720 Mã lực
Tuổi
52
Trích những tâm sự (đã lược, chỉnh cho gọn vì lười đánh máy), mong Tác Giả và CC cho phép và thông cảm.... và không đảm bảo độ chính xác của câu chuyện vì đã lâu, nhờ các cụ nào có đk sống khu đó kiểm chứng.

Tôi ở hà nội, cấp bậc sư tím chưa huyền đai trong TSTQ. Tôi đã gặp Cụ NVC quê ở Huế, gặp tại HN. Quê tôi ở gần biển,người dân ở vùng này chủ yếu làm nghề thợ mộc phải làm xa, ở các tỉnh có rừng và anh em thợ thấy môn võ này đầu tiên ở Cao Bằng. Anh em trong xã hầu hết đều tập luyện môn võ này và đấu nhau rầm rầm, gây dư luận ko tốt. Có những đệ tử còn bị công an xã bắt giam, Bà con ko ai ủng hộ vì những hiện tượng thắp hương, khấn vái và đánh nhau hàng ngày gây mất trật tự làng xã. Trong đó, 2 em trai của tôi cũng làm thợ mộc và cũng theo môn này.

Điều chú ý đầu tiên, tôi thấy cậu em trai út của tôi tập ngoài vườn. Em tôi thì chưa từng học võ bao giờ nhưng đi những đường quyền rất đẹp: đá vút cao, ngã lộn người xây xát mà ko thấy đau, thậm chí đá vào vật cứng lột cả da chân mà ko thấy e ngại gì. Tôi bắt dầu tìm hiểu xem có điều gì mê tín ko??
và tôi hỏi các bí quyết của môn này (lúc đó tôi đã vào ngành công an rồi_tôi vào ngành công an năm 1976): Thế nào là tự do tìn ngưỡng??
-Tự do :là được quyền lựa chọn
-Tín: là niềm tin
-Ngưỡng: là sự ngưỡng mộ
-Mê tín: là mê muội tin 1 cách điên cuồng vào 1 điều gì đó, không nhận thức đúng sai
-Chính tín: là tin vào điều có sự thật/
Như vậy những điều gì mà qua thực tế có thực,làm thực thì ta ko sợ mê tín

VÀO MÔN PHÁI
Tôi cũng rất lo một môn võ có nhiều điều kì diệu như vậy mà vẫn nằm trong huyền bí, hay còn gọi là môn võ bí truyền/ Nếu bị mai một thì sẽ dần quên lãng. Đệ tử ít dần, những người làm được những điều kì diệu ko còn và thế hệ tiền bối cao tuổi mất đi thì tiếc quá!

Người nhập môn ngoài những tiêu chuẩn đã nêu trên thì khi nhập môn còn có những lời thề của môn hay còn gọi là môn quy. Nói chung những lời thề thường nêu cao cái đức của con người. Ví dụ:hết lòng hiếu thảo với cha mẹ,ko phản thầy,ko phản môn,hết lòng hiệp nghĩa,ko ham mê tửu sắc...kiêng kị ăn: thịt chó,thịt trâu,cá chép,bia rượu ko uống say

Sau đó người thầy sẽ thổi hương vào người môn sinh mới, các vị trí huyệt, chỗ yếu điểm của cơ thể,... chố hay tiếp xúc với va chạm sẽ được thổi kĩ hơn. Và sau đó thầy sẽ cho mình câu thần chú để đọc (câu này sẽ đọc suốt khi tập, khi chiến đấu và khi xin các việc khác)

Ghi chú: thần chú sẽ có nhiều loại khi tập luyện với công dụng khác nhau.Nếu ai vi phạm lời thề, kiêng kỵ sẽ bị Tổ xử phạt tự nhiên.

Người đang vào khi đọc thần chú sẽ có cảm giác ngã đổ xuống và khi đổ xuống là được. Người mới vào môn này ta ví như đứa trẻ mới sinh ra. Bắt đầu là cựa quậy, rồi lẫy,,ngồi, bò rồi từ từ đứng và đi chập chững, cuối cùng là chạy.
TSTQ theo dòng dùng tha lực chứ không phải dòng nhập xác nên không có việc mất tự chủ hay gì gì cả. Quyền do tha lực dẫn nương theo đó mà đánh quyền. Khi bị thương cứ tập, vết thương sẽ nhanh lành hơn....

Người mới tập cũng vậy: phải lăn lộn trên mặt đất, cát sỏi đá.. ở tất cả những nơi mình tập. Người lăn ít thì một vài ngày, người lăn nhiều thì nửa tháng đến một tháng. Theo kinh nghiệm thì lăn càng nhiều càng tốt, sau đó chao đảo đứng lên như người say rượu, tay khua khoắng, chân đi chuệnh choạng chữ chi, dần dần co duỗi quỳ, lộn nhào, bật nhảy, đá... tạo thành các đường võ tuyệt đẹp.
Càng về sau, việc tập luyện có phần nhàn nhã hơn và hơi thở đọc chú phát ra to dần. Phần khí trong người phát triển dần (đây là phần chịu đòn,chịu lực ngã) thậm chí dộng đầu gối xuống gạch tím cả đầu gối mà vẫn chịu được.

Trước khi vào môn này tôi nghe anh em nói khi vào môn sẽ có những khả năng sau: bản thân chịu đòn tốt, đòn của mình đánh ra mạnh hơn đòn thường (tựa như có nọc, khó đỡ), được hộ mạng khi gặp lâm nguy, tự xin được các thế võ mà mình chỉ biết tên hoặc muốn đi lại các thế hay khi xem trên phim ảnh.
Khi chiến đấu hầu hết phụ thuộc vào đường quyền của tự phát dẫn dắt, chữa bệnh và chữa thương bằng thổi hương. Có thể ăn được chén bát, bóng đèn (nếu muốn tập thêm)

Bản thân tôi người ta gọi là có căn tu, bản tính tính hiền lành, đức độ. Tôi chọn nghề công an làm nghiệp (Thời 197x). Bác Hồ đã dạy lực lượng chúng tôi là phải "thức cho dân ngủ ngon, gác cho dân vui chơi, lấy hạnh phúc của nhân dân làm niềm vui lẽ sống cho mình"
(tôi cũng có 5 năm làm quản giáo trại giam) Sau đó tôi chuyển sang lực lượng khác

Tôi lại nói về môn TSTQ, môn phái tôi tin yêu và kính trọng, các đấng thiêng liêng đã giúp tôi thành đạt như ngày hôm nay mà khi vào môn tôi ko dám nghĩ đến.
Trước khi vào môn tôi bị bệnh thần kinh tọa rất nặng (què cả hai chân), đã chữa ở bệnh viện 198 nhưng BS trả về. Khi vào môn tôi chỉ mong chữa được bệnh thần kinh tọa là tốt lắm rồi.

Tôi cũng phải tập lăn, bò hơn 10 ngày sau khi nhập môn. Thấy anh em vào trước động viên lăn càng nhiều càng tốt, tôi càng kiên trì tập luyện. Lúc nào cũng ở tâm trạng như say xe. Nhiều lúc nôn cả ra bãi tập. Sau khoảng 3 tháng đường quyền cũng tàm tạm và khi đó tôi thấy bệnh thần kinh tọa của tôi cũng giảm dần (gần như mất hẳn).

Lúc vắng vẻ ở cơ quan, tôi vào phòng làm việc, đóng cửa và thử xin một thế võ mà mình đã biết rồi (là thế CHÀO MÃ).Tất nhiên lúc mình đi thế, phải vô tư, ko cố tình và đọc chú, Tự nhiên, tay chân được dẫn vào vị trí, thế tương tự.
Tôi mừng quá xin luôn một thế của một con vật vồ mồi và tôi thấy ngon lành luôn, tôi nghĩ vậy là được nên tôi liền chạy sang nhóm giáo viên võ thuật của trường công an (lúc đó tôi công tác tại trường CA). Tôi nói sơ qua về môn TSTQ, sau đó tôi nhờ mấy anh em đọc tên mấy thế võ của thiếu lâm tự, tôi chưa biết trong đó có một anh GV có học TLT. Tôi xin và đi thử. Anh em nhận xét có thế rất đúng, có thế hơi đúng, có thế người nói đúng, người nói sai.

Sau đó tôi ra sức tập luyện, cứ rảnh rỗi là lại tập. Theo môn TSTQ khi tập, người tập phải đọc thần chú sẽ có các vị chỉ dẫn cho mình. Lúc đầu cảm thấy lơ mơ chưa rõ rệt, thấy tay chân muốn co muốn duỗi, muốn nhảy muốn quỳ,xoay người ngã lộn.....Khi cảm thấy tức ở tay hoặc chân, đó là muốn đấm hay muốn đá thì cứ dùng hết lực toàn thân để thực hiện một quả đấm thẳng, ngang, móc hoặc 1 cú đá cao thấp, quét.
Qua nhiều ngày thì cảm giác đó rõ rệt có thể dẫn những chi tiết rất nhỏ như khám bệnh mà vẫn cảm thấy. Điều đặc biệt là khi tập luyện, có ngã, va chạm đều ko sao cả, vẫn chảy máu trầy da nhưng ko sao.

Rồi tôi tự nghĩ khi đã có các vị sư tổ ,sư phụ giúp mình. vậy đang đi đường gặp người xấu ôm chặt. khóa tay. Lúc đó mình đọc chú, tung quyền thì có giải thoát ko?? nếu cứ chờ thực tế xảy ra mới luyện thì cả đời chắc gì đã gặp.
Nghĩ vậy, một hôm tôi sang hội trường võ thuật chớ các học sinh học võ về, chỉ còn lại một đồng chí tôi nói: "Bây giờ em giúp anh khóa tay anh nằm sấp xuồng sàn tập (khóa thật sự), tưởng tưởng như một tên cướp có dao nếu ko khóa nó sẽ vùng dậy đâm em chết và học sinh đó cũng khóa tay tôi, nằm sấp, đầu gối thúc vào sườn, cả thân đè lên tôI đúng động tác đã học khóa tội phạm của công an.

Và tôi thầm khấn xin gỡ khóa của địch thủ... tự nhiên tôi có sức khoẻ phi thường, bật dậy hất học sinh đó văng xa khoảng 2m. Đồng chí học sinh đó nện mông xuống sàn tập còn mặt thể hiện rất ngạc nhiên và hỏi :"Thầy làm thế nào mà nó như vậy?"
Trong tôi rất vui sướng và tin tưởng. Sau đó hàng ngày tôi vào lớp võ thuật của trường cho những em HV tập khóa, càng to càng khỏe càng hấp dẫn. Lúc đông nhất là 4 học sinh khóa cùng một lúc. Khóa tất cả các kiểu tôi đều gỡ được. Tôi có hỏi các học sinh lúc đó tâm trạng ra sao? Họ trả lời là tay của họ cứ tuột ra và văng đi ko theo ý muốn của mình nữa...

Sau đó tôi nhờ một đồng chí giáo viên võ thuật đã học bấm huyệt xem tôi xin bấm huyệt có đúng ko?? Lúc đó tôi xin bấm huyệt chữa đau lưng. Tôi làm xong đồng chí đó nói:"ko biiết mày đã học bấm huyệt ở đâu chưa nhưng tao thấy rất đúng". Vậy là tôi thành công
....
Thời gian trôi qua, hôm đó tôi đứng xem các bạn đánh bóng chuyền. Vì cứu bóng ở vị trí chuyền hai khi ngã xuống chống ngược tay phía sau. Lúc đó, tôi thấy đồng chí đó khớp khuỷu tay phải bị lòi ra, kéo căng ra trắng hếu (trật khớp). Anh em xốc nách vào y tế trường. Bác sĩ trường nẹp tạm thời để đưa vào bệnh viện cấp cứu. Tôi hồi hộp suy nghĩ, ko biết mình có làm được ko?
Từ bé chưa nhìn thấy ai sai khớp và vào lại khớp bao giờ cả, nhưng tôi bỗng thấy tự tin vì những gì tôi đã làm được. Lúc đó xuống y tế, người xem rất đông. Tôi rẽ đám đông vào chắp tay xin vào khớp tay cho đồng chí của mình trước sự lạ lùng và khó chịu của cán bộ y tế và học sinh.
Tôi cúi xuống và làm thao tác theo chỉ dẫn của các vị với đôi tay nhịp nhàng điêu luyện. Sau khoảng một phút thấy khớp xương biến mất còn tay gập vào được.Tôi thoáng nghĩ đã được rồi.
(Sau này tôi mới biết thường phải 2 đến 3 người giữ và giật mạnh khớp tay mới vào được. Mà giật mạnh thì gây đau đớn cho bệnh nhân và vì kéo mạnh nên sau này nếu xách cái gì nặng là dễ bị tuột ra như cũ) còn như lần đó tôi làm thì ko gây đau đớn gì cả mà cũng ko tái phát.

Tôi lấy làm mừng vì các vị Thày tổ đã mượn tay tôi mà chữa bệnh.Từ đó các vị học sinh ở trường rất tin yêu và kính mến tôi. Khi tập luyện có gì đau các đồng chí hay nhờ tôi kiểm tra giúp đỡ.
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải
Top