câu chuyện của nhà sư Thái Minh em không ủng hộ hoạt động "oan gia trái chủ" như trên dư luận đưa tin. Tuy nhiên em cũng thử lý giải chuyện này như sau:Hình ảnh về trứng - sâu - ngài - bím là ví dụ tương đối để minh họa cho luân hồi quan của Phật giáo chứ nó không thực sự là đúng như thế.
Thời thởi, Phật tuyên về nghiệp và luân hồi là dựa trên quan điểm chung các trường phái tư tưởng khác của Ấn Độ về luân hồi và nghiệp có trước đó. Chỉ là trước đó, các phái khác tin rằng có một "thường ngã" tồn tại xuyên suốt và bởi nghiệp của nó mà trôi lăn trong luân hồi. Phật thì tuyên "vô ngã", tức là không có một cái tôi tồn tại độc lập bền bĩ thường hằng. Quan điểm vô ngã hơi trúc trắc là vừa công nhận không có cái ngã tồn tại bền bỉ xuyên suốt vừa công nhận có một sợi dây tương tục giữa cái ngã này tới cái ngã tiếp theo.
Vì vậy các nhà thuyết giảng sau này mới mượn cái ví dụ vè trứng sâu ngài bím để minh hoạ tương đối. Sâu không phải trứng nhưng từ trứng mà ra, ngài không phải bím nhưng trong bím có cái gì đó của ngài....mà đây là nói về các loài thai sinh thôi.
Thế cho nên liên hệ đến thực tế thì khi tay Thái Manh trên Ba Vàng lừa mị người ta về mười mấy kiếp trước làm nghề kia nghề nọ đến kiếp này phải trả nghiệp thế này thế khác là thằng liu manh ấy hoàn toàn bố láo bố toét. Đức Phật khi giảng về nghiệp có nói đại ý rằng nếu Ất làm mà Giáp phải chịu thì sai mà nếu nói Ất làm Giáp không phải chịu thì cũng không đúng. Dựa vào cái minh hoạ trứng sâu ngài bím kia thì dễ hiểu cái lý đó.
Những người theo Phật giáo thì công nhận thế giới vô hình, tức là chết không chấm dứt hoàn toàn. Như vậy, trong cõi vô hình tồn tại rất nhiều chủng loài từ hiền đến dữ, trí đến ngu. Do vậy, cũng có một số chúng sinh vô hình nhưng có năng lực, biết nhiều chuyện nhưng cũng không phải luôn sống chân chánh. Vì vậy có trường hợp cái chúng sinh mà tạm gọi là "oan gia" cũng có thể là người thân, chủ nợ nên biết chuyện của khổ chủ. Nhưng có thể có trường hợp "oan gia" cũng là dạng chúng sinh vô hình nhưng có năng lực, biết nhiều chuyện, nhiều thông tin nên cũng nói những thông tin đúng, đồng thời cũng nói những thông tin không chính xác và muốn khổ chủ phải cung phụng, thờ kính mình .v.v. Nhà sư Thái Minh có thể cũng cũng nhầm lẫn tất cả "oan gia" là đúng nên làm theo tất cả và trong số đó có cái đúng và có cái sai. Khi đông phật tử đông dần, các nhà sư trong quá trình hành pháp, dẫn dắt chúng phật tử cũng phải có có những hoạt động này hoạt động kia, từ bình thường, dễ thấy đến vi tế, khó thấy và rất có thể ở thời điểm nào đó bị lạc tà kiến và có những thực hành sai mà không hay. Khi để tử đông, luôn cung kính tôn sư phụ lên cao thì ít hoặc hầu như không nhận được những lời cảnh tỉnh góp ý và từ sai nhỏ, sai ít dần dần thành sai nhiều, sai lớn. Đó là tiến trình có khả năng xảy ra. Nhưng rõ ràng nếu sai phạm vượt giáo luật của Giáo hội, vi phạm luật pháp thế gian thì cũng phải chịu trách nhiệm.
Nhìn chung công nhận chúng sinh vô hình để không có cái nhìn đoạn kiến về sự sống về nhân sinh quan, vũ trụ quan nhưng lấy các thông tin từ cõi vô hình ra làm thước đo giải quyết các vấn đề của cõi hữu hình thì là điều em cho là không phù hợp.