[Funland] Về các địa danh có từ "Quán"

Manhpd

Xe cút kít
Biển số
OF-539857
Ngày cấp bằng
2/11/17
Số km
18,015
Động cơ
-8,029,096 Mã lực
Lương Sơn Quán
 

Manhpd

Xe cút kít
Biển số
OF-539857
Ngày cấp bằng
2/11/17
Số km
18,015
Động cơ
-8,029,096 Mã lực
Hẻm Quán
 

Tiểungưnhi88

Xe điện
Biển số
OF-490929
Ngày cấp bằng
23/2/17
Số km
3,040
Động cơ
232,663 Mã lực
Tuổi
36
Theo cá nhân em Quán còn trong từ nguyên quán, quê quán mà ai cũng gắn bó nữa.
 

cuongtelecoms

Xe buýt
Biển số
OF-328062
Ngày cấp bằng
22/7/14
Số km
717
Động cơ
300,019 Mã lực
Quán, theo em biết và hiểu là một địa điểm ngừng chân giữa đường ngày xưa (gần giống các trạm dừng nghỉ trên cao tốc) hoặc là nơi nghỉ trọ ở gần các đô thị xưa cho khách vãng lai (gần giống hotel bây giờ). Chính vì thế, các địa danh này thường gần đô thị hoặc là nằm trên trạm nghỉ dọc đường chính ngày xưa.
Ở Vĩnh Phúc có Quán Tiên.
Các cụ có biết ý nghĩa của từ quán trong các địa danh có từ này không? có thể kể ra rất nhiều

Hà Nội: Quán Sứ, Quán Gánh
Hải Phòng: Quán Toan, Quán Trữ, Quán Rẽ, Quán bế
Thanh Hóa: Quán Lào, Quán Vuông
Quảng Bình: Quán Hàu
Nghệ An: Quán hành, Quán bàu
Bắc Giang: Quán Rãnh
Bắc Ninh: Quán Tranh
Hải Dương: Quán Gỏi
Hưng Yên: Quán Trạch
.....
 

khanht

Xe điện
Biển số
OF-4227
Ngày cấp bằng
13/4/07
Số km
3,623
Động cơ
579,824 Mã lực
Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc có Quán Tiên
 

Hanoi1919

Xe tăng
Biển số
OF-322467
Ngày cấp bằng
5/6/14
Số km
1,463
Động cơ
801,790 Mã lực
Các cụ có biết ý nghĩa của từ quán trong các địa danh có từ này không? có thể kể ra rất nhiều

Hà Nội: Quán Sứ, Quán Gánh
Hải Phòng: Quán Toan, Quán Trữ, Quán Rẽ, Quán bế
Thanh Hóa: Quán Lào, Quán Vuông
Quảng Bình: Quán Hàu
Nghệ An: Quán hành, Quán bàu
Bắc Giang: Quán Rãnh
Bắc Ninh: Quán Tranh
Hải Dương: Quán Gỏi
Hưng Yên: Quán Trạch
.....
Quán là từ để chỉ 1 toà nhà thôi. Còn toà nhà đó dùng vào mục đích gì thì ghép thêm vào. Trong các ví dụ của cụ thì cũng có đủ loại quán như Quán Sứ là chỗ ở của sứ thần nước ngoài ở khi đến Thăng Long. Quán Thánh hay Quán (thờ) Thánh) là cách gọi dân dã khi nhắc đến ngôi đền Trấn Vũ Quán.
Lữ quán - quán trọ, nhà trọ
Đồ thư quán là thư viện
Bác vật quán là Bảo tàng
Tửu quán là quán rượu, nhà hàng
Đại sứ quán- là chỗ ở của sứ thần nc ngoài.
Công quán là toà nhà công quyền.
Đạo quán - điện thờ các vị tiên, thánh. Đạo Lão (giáo) thường gọi các ngôi đền thờ là quán và phần lớn địa danh có chữ Quán lưu lại đến ngày nay là do liên quan đến các ngôi đền đó. Quán Thánh, Quán Đôi, Quán Tiên….
Thôn quán
Hội quán
Văn quán
Võ quán
 

hoviethung

Xe lăn
Biển số
OF-98736
Ngày cấp bằng
5/6/11
Số km
12,270
Động cơ
514,193 Mã lực
Các cụ có biết ý nghĩa của từ quán trong các địa danh có từ này không? có thể kể ra rất nhiều

Hà Nội: Quán Sứ, Quán Gánh
Hải Phòng: Quán Toan, Quán Trữ, Quán Rẽ, Quán bế
Thanh Hóa: Quán Lào, Quán Vuông
Quảng Bình: Quán Hàu
Nghệ An: Quán hành, Quán bàu
Bắc Giang: Quán Rãnh
Bắc Ninh: Quán Tranh
Hải Dương: Quán Gỏi
Hưng Yên: Quán Trạch
.....
Hà Nội còn có nhiều địa danh có chữ quán nữa chứ cụ. Chẳng hạn như các Đại sứ quán. Còn lịch sử từ quán. Có lẽ chỉ quán trọ, nơi dừng chân tạm thời của du khách trên đường thiên lý.
 

danleduc

Xe container
Biển số
OF-727286
Ngày cấp bằng
28/4/20
Số km
5,145
Động cơ
253,310 Mã lực
Các cụ có biết ý nghĩa của từ quán trong các địa danh có từ này không? có thể kể ra rất nhiều

Hà Nội: Quán Sứ, Quán Gánh
Hải Phòng: Quán Toan, Quán Trữ, Quán Rẽ, Quán bế
Thanh Hóa: Quán Lào, Quán Vuông
Quảng Bình: Quán Hàu
Nghệ An: Quán hành, Quán bàu
Bắc Giang: Quán Rãnh
Bắc Ninh: Quán Tranh
Hải Dương: Quán Gỏi
Hưng Yên: Quán Trạch
.....
Cụ quên phố Quán Thánh ở HN à ?
Có cả đền Quán Thánh cuối phố Quán Thánh nữa.
 

XPQ

Xe cút kít
Biển số
OF-25733
Ngày cấp bằng
13/12/08
Số km
16,817
Động cơ
551,593 Mã lực
Nơi ở
Trỏng
Theo hiểu biết của tôi, dọc đường thiên lý Bắc - Nam xưa có nhiều địa danh bắt đầu bằng từ "Quán". Một số tài liệu đã giải thích rằng: Quán chính là trạm nghỉ chân của đội quân làm nhiệm vụ "bưu chính", chuyển công văn, giấy tờ từ triều đình đến các địa phương.

Tại đây cũng là nơi họ chuyển giao và thay ca, giống như các trạm giao liên sau này trong chiến tranh. Nếu qua sát chúng ta sẽ thấy càng gần đô thị, các "quán" càng nhiều. Riêng ở vùng Vinh có: Quán Hành, Quán Sen (Nghi Liên), Quán Bánh, Quán Bàu, Quán Lau...

Cái như bác nói gọi là "trạm", như ngõ Trạm ở HN. Hệ thống trạm này rõ rệt nhất là thời Nguyễn, trước đó nước mình chưa có hệ thống chạy tin kiểu này.

Chữ "quán" ở tên các địa danh thì theo em đa số ở cặp "cầu quán", là những nơi được xây dựng cho mục đích chính là nơi nghỉ trên đường của người Nhà nước, khách thương người Hoa và ngày dưng thành nơi họp chợ của dân chúng quanh vùng. Ngân sách để xây dựng thì từ túi tiền của các quan lại và khách buôn hoặc những nhà đại phú.
Quán Thánh thì quán vốn là nơi hành lễ của Đạo Giáo.
Quán Sứ thì là chỗ trọ của sứ thần các nước Ai Lao Xiêm La theo Phật giáo.
 

lrudec

Xe tải
Biển số
OF-26422
Ngày cấp bằng
26/12/08
Số km
319
Động cơ
490,764 Mã lực
Nhân có thớt này, em xin phép tham khảo các Cụ Mợ chút về địa danh "Bần Yên Nhân" ạ?
 

nguyenvu171

Xe buýt
Biển số
OF-714710
Ngày cấp bằng
3/2/20
Số km
668
Động cơ
201,286 Mã lực
Nam ĐỊnh có Quán Chuột
 

cuhaifus

Xe container
Biển số
OF-7216
Ngày cấp bằng
18/7/07
Số km
5,517
Động cơ
494,862 Mã lực
Nhân có thớt này, em xin phép tham khảo các Cụ Mợ chút về địa danh "Bần Yên Nhân" ạ?
Hình như nổi tiếng về món tương, có lần đi qua em quên không mua nên lại phải lộn về Bần đấy
 

CCB

Xe tăng
Biển số
OF-857747
Ngày cấp bằng
22/4/24
Số km
1,276
Động cơ
29,704 Mã lực
TT. Phùng, Đan Phượng có Quán Quạ
 

comiki

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-504527
Ngày cấp bằng
13/4/17
Số km
20,385
Động cơ
3,263,670 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Việt Nam vốn ảnh hưởng sâu sắc văn hóa Trung Quốc. Thời phong kiến còn dùng chữ Hán phiên âm sang tiếng Việt làm văn tự chính, gọi là chữ Nho. Do đó, nếu ko phải những từ thuần Việt, thì đối với các từ có nguồn gốc Hán Việt, muốn hiểu rõ ý nghĩa, cần phải truy ngược về cách viết dạng chữ Hán.

Về âm Quán, tra từ điển có trên 30 cách viết, nhưng theo ý nghĩa trong thớt này thì có thể xem xét mấy trường hợp sau:

1. Quán - 觀, một trong các ý nghĩa của chữ này là chỉ nơi miếu đền của đạo sĩ.

VD: Trấn Vũ quán (hay còn gọi Quán Thánh) như ảnh dưới.
1722407411424.png


2. Quán - 貫, một trong các ý nghĩa của chữ này là chỉ nơi đã ở nhiều đời.

VD: quê quán, nguyên quán, hương quán

3. Quán - 灌, một trong các ý nghĩa của chữ này là rót tưới, chảy nước vào. Ở dạng danh từ thì là tên sông.

VD: quán đỉnh - 灌頂 (nghĩa đen là rót nước lên đầu), chỉ một nghi thức trong tôn giáo.
Quán Giang khẩu - 灌江口: tên con sông nơi ở của Nhị Lang thần.

4. Quán - 館 là nhà, nơi ở, quán trọ, cửa hiệu, công sở, … Ở dạng động từ có nghĩa là Cung đốn, tiếp đãi, tiếp rước cho chỗ ở.

VD: Quán Sứ, công quán, đại sứ quán, lữ quán, thư quán, trà quán, trà quán,…

Về các địa danh Quán Gánh, Quán Toan, Quán Hành, … kể trên, có lẽ là trường hợp thứ 4, quán - 館, gồm Quán + tên nôm hoặc một đặc trưng của vùng đất ấy, ban đầu chỉ là cách gọi, định vị dân dã, sau dần trở thành địa danh.

Nói thêm một chút về quán làng trong văn hóa làng xã cổ, nhất là vùng đồng bằng Bắc bộ. Từ xưa, trên con đường vào mỗi làng quê, giữa cánh đồng bát ngát, thường thấy có ngôi nhà nhỏ xây chơ vơ dưới gốc một cây cổ thụ, dân gọi đó là quán, hay cầu quán. Quán được xây bằng gỗ hay gạch, lợp ngói, diện tích chỉ vài chục mét vuông, bốn bề để trống. Những quán này được xây với mục đích là nơi nghỉ ngơi cho người nông dân làm ruộng, hay trâu bò nằm nghỉ, nơi nghỉ chân cho khách bộ hành. Quán còn là nơi quàn thi hài, làm đám tang cho người làng không may chết ngoài làng, lệ làng xưa nhiều nơi kiêng kỵ ko cho phép đưa thi hài vào làng. Quán có thể còn là nơi tiếp rước Thành hoàng làng, làm lễ tiễn sĩ tử lai kinh ứng thí và nghênh đón các tân khoa vinh quy bái tổ.

Quán Nghinh Hương - Hương Ngải, Thạch Thất, Hà Tây.
1722407568011.png

1722407585419.png


Trong vở chèo Lưu Bình – Dương Lễ, có đoạn Lưu Bình sau khi bị Dương Lễ xua đuổi, trên đường về qua quán Nghinh Hương, nàng Châu Long đuổi theo đến đây mới kịp, ko biết có phải là Nghinh Hương này. “Đây đã về đến quán Nghinh Hương, quán mát mẻ ta hãy vào tạm trú” (trích).

Quán Giang – Đường Lâm, Hà Nội, nơi quàn linh cữu Thám hoa Giang Văn Minh sau khi linh cữu ông được nhà Minh trả về do ông thà chết chứ ko làm nhục mệnh nước.
1722407639896.png

1722407648339.png


Quán Dô - Đường Lâm, Hà Nội
1722407658512.png


Quán Sặt – Hương Canh, Vĩnh Phúc
1722416946230.png
 
Chỉnh sửa cuối:

het_tien

Xe tải
Biển số
OF-449496
Ngày cấp bằng
30/8/16
Số km
255
Động cơ
210,297 Mã lực
Việt Nam vốn ảnh hưởng sâu sắc văn hóa Trung Quốc. Thời phong kiến còn dùng chữ Hán phiên âm sang tiếng Việt làm văn tự chính, gọi là chữ Nho. Do đó, nếu ko phải những từ thuần Việt, thì đối với các từ có nguồn gốc Hán Việt, muốn hiểu rõ ý nghĩa, cần phải truy ngược về cách viết dạng chữ Hán.

Về âm Quán, tra từ điển có trên 30 cách viết, nhưng theo ý nghĩa trong thớt này thì có thể xem xét mấy trường hợp sau:

1. Quán - 觀, một trong các ý nghĩa của chữ này là chỉ nơi miếu đền của đạo sĩ.

VD: Trấn Vũ quán (hay còn gọi Quán Thánh) như ảnh dưới.
View attachment 8658760

2. Quán - 貫, một trong các ý nghĩa của chữ này là chỉ nơi đã ở nhiều đời.

VD: quê quán, nguyên quán, hương quán

3. Quán - 灌, một trong các ý nghĩa của chữ này là rót tưới, chảy nước vào. Ở dạng danh từ thì là tên sông.

VD: quán đỉnh - 灌頂 (nghĩa đen là rót nước lên đầu), chỉ một nghi thức trong tôn giáo.
Quán Giang khẩu - 灌江口: tên con sông nơi ở của Nhị Lang thần.

4. Quán - 館 là nhà, nơi ở, quán trọ, cửa hiệu, công sở, … Ở dạng động từ có nghĩa là Cung đốn, tiếp đãi, tiếp rước cho chỗ ở.

VD: Quán Sứ, công quán, đại sứ quán, lữ quán, thư quán, trà quán, trà quán,…

Về các địa danh Quán Gánh, Quán Toan, Quán Hành, … kể trên, có lẽ là trường hợp thứ 4, quán - 館, gồm Quán + tên nôm hoặc một đặc trưng của vùng đất ấy, ban đầu chỉ là cách gọi, định vị dân dã, sau dần trở thành địa danh.

Nói thêm một chút về quán làng trong văn hóa làng xã cổ, nhất là vùng đồng bằng Bắc bộ. Từ xưa, trên con đường vào mỗi làng quê, giữa cánh đồng bát ngát, thường thấy có ngôi nhà nhỏ xây chơ vơ dưới gốc một cây cổ thụ, dân gọi đó là quán. Quán được xây bằng gỗ hay gạch, lợp ngói, diện tích chỉ vài chục mét vuông, bốn bề để trống. Những quán này được xây với mục đích là nơi nghỉ ngơi cho người nông dân làm ruộng, hay trâu bò nằm nghỉ, nơi nghỉ chân cho khách bộ hành. Quán còn là nơi quàn thi hài, làm đám tang cho người làng không may chết ngoài làng, lệ làng xưa nhiều nơi kiêng kỵ ko cho phép đưa thi hài vào làng. Quán có thể còn là nơi tiếp rước Thành hoàng làng, làm lễ tiễn sĩ tử lai kinh ứng thí và nghênh đón các tân khoa vinh quy bái tổ.

Quán Nghinh Hương - Hương Ngải, Thạch Thất, Hà Tây.
View attachment 8658765
View attachment 8658767

Trong vở chèo Lưu Bình – Dương Lễ, có đoạn Lưu Bình sau khi bị Dương Lễ xua đuổi, trên đường về qua quán Nghinh Hương, nàng Châu Long đuổi theo đến đây mới kịp, ko biết có phải là Nghinh Hương này. “Đây đã về đến quán Nghinh Hương, quán mát mẻ ta hãy vào tạm trú” (trích).

Quán Giang – Đường Lâm, Hà Nội, nơi quàn linh cữu Thám hoa Giang Văn Minh sau khi linh cữu ông được nhà Minh trả về do ông thà chết chứ ko làm nhục mệnh nước.
View attachment 8658772
View attachment 8658774

Quán Dô - Đường Lâm, Hà Nội
View attachment 8658775

Quán Sặt – Hương Canh, Vĩnh Phúc
View attachment 8658776
Hay quá cụ ạ, hy vọng có nhiều các cụ khác post thêm ảnh của các Quán ở các nơi để bà con được chiêm ngưỡng, biết đâu sau này thành tư liệu quý về lịch sử, vì những công trình như thế này càng ngày càng bị mất dần đi.
 

comiki

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-504527
Ngày cấp bằng
13/4/17
Số km
20,385
Động cơ
3,263,670 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Cầu quán Nang trên cánh đồng giữa 2 thôn My Thượng, My Hạ (làng Nga My) - Thanh Mai, Thanh Oai, Hà Tây.

1722417523082.png
 

comiki

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-504527
Ngày cấp bằng
13/4/17
Số km
20,385
Động cơ
3,263,670 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Cầu quán ở cánh đồng làng Ngái (Hương Ngải, Thạch Thất, Hà Tây)

1722417726536.png

1722417798399.png

1722417820214.png
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top