- Biển số
- OF-539857
- Ngày cấp bằng
- 2/11/17
- Số km
- 17,992
- Động cơ
- -8,028,995 Mã lực
Lương Sơn Quán
Các cụ có biết ý nghĩa của từ quán trong các địa danh có từ này không? có thể kể ra rất nhiều
Hà Nội: Quán Sứ, Quán Gánh
Hải Phòng: Quán Toan, Quán Trữ, Quán Rẽ, Quán bế
Thanh Hóa: Quán Lào, Quán Vuông
Quảng Bình: Quán Hàu
Nghệ An: Quán hành, Quán bàu
Bắc Giang: Quán Rãnh
Bắc Ninh: Quán Tranh
Hải Dương: Quán Gỏi
Hưng Yên: Quán Trạch
.....
Quán là từ để chỉ 1 toà nhà thôi. Còn toà nhà đó dùng vào mục đích gì thì ghép thêm vào. Trong các ví dụ của cụ thì cũng có đủ loại quán như Quán Sứ là chỗ ở của sứ thần nước ngoài ở khi đến Thăng Long. Quán Thánh hay Quán (thờ) Thánh) là cách gọi dân dã khi nhắc đến ngôi đền Trấn Vũ Quán.Các cụ có biết ý nghĩa của từ quán trong các địa danh có từ này không? có thể kể ra rất nhiều
Hà Nội: Quán Sứ, Quán Gánh
Hải Phòng: Quán Toan, Quán Trữ, Quán Rẽ, Quán bế
Thanh Hóa: Quán Lào, Quán Vuông
Quảng Bình: Quán Hàu
Nghệ An: Quán hành, Quán bàu
Bắc Giang: Quán Rãnh
Bắc Ninh: Quán Tranh
Hải Dương: Quán Gỏi
Hưng Yên: Quán Trạch
.....
Hà Nội còn có nhiều địa danh có chữ quán nữa chứ cụ. Chẳng hạn như các Đại sứ quán. Còn lịch sử từ quán. Có lẽ chỉ quán trọ, nơi dừng chân tạm thời của du khách trên đường thiên lý.Các cụ có biết ý nghĩa của từ quán trong các địa danh có từ này không? có thể kể ra rất nhiều
Hà Nội: Quán Sứ, Quán Gánh
Hải Phòng: Quán Toan, Quán Trữ, Quán Rẽ, Quán bế
Thanh Hóa: Quán Lào, Quán Vuông
Quảng Bình: Quán Hàu
Nghệ An: Quán hành, Quán bàu
Bắc Giang: Quán Rãnh
Bắc Ninh: Quán Tranh
Hải Dương: Quán Gỏi
Hưng Yên: Quán Trạch
.....
Cụ quên phố Quán Thánh ở HN à ?Các cụ có biết ý nghĩa của từ quán trong các địa danh có từ này không? có thể kể ra rất nhiều
Hà Nội: Quán Sứ, Quán Gánh
Hải Phòng: Quán Toan, Quán Trữ, Quán Rẽ, Quán bế
Thanh Hóa: Quán Lào, Quán Vuông
Quảng Bình: Quán Hàu
Nghệ An: Quán hành, Quán bàu
Bắc Giang: Quán Rãnh
Bắc Ninh: Quán Tranh
Hải Dương: Quán Gỏi
Hưng Yên: Quán Trạch
.....
Theo hiểu biết của tôi, dọc đường thiên lý Bắc - Nam xưa có nhiều địa danh bắt đầu bằng từ "Quán". Một số tài liệu đã giải thích rằng: Quán chính là trạm nghỉ chân của đội quân làm nhiệm vụ "bưu chính", chuyển công văn, giấy tờ từ triều đình đến các địa phương.
Tại đây cũng là nơi họ chuyển giao và thay ca, giống như các trạm giao liên sau này trong chiến tranh. Nếu qua sát chúng ta sẽ thấy càng gần đô thị, các "quán" càng nhiều. Riêng ở vùng Vinh có: Quán Hành, Quán Sen (Nghi Liên), Quán Bánh, Quán Bàu, Quán Lau...
Hình như nổi tiếng về món tương, có lần đi qua em quên không mua nên lại phải lộn về Bần đấyNhân có thớt này, em xin phép tham khảo các Cụ Mợ chút về địa danh "Bần Yên Nhân" ạ?
Hay quá cụ ạ, hy vọng có nhiều các cụ khác post thêm ảnh của các Quán ở các nơi để bà con được chiêm ngưỡng, biết đâu sau này thành tư liệu quý về lịch sử, vì những công trình như thế này càng ngày càng bị mất dần đi.Việt Nam vốn ảnh hưởng sâu sắc văn hóa Trung Quốc. Thời phong kiến còn dùng chữ Hán phiên âm sang tiếng Việt làm văn tự chính, gọi là chữ Nho. Do đó, nếu ko phải những từ thuần Việt, thì đối với các từ có nguồn gốc Hán Việt, muốn hiểu rõ ý nghĩa, cần phải truy ngược về cách viết dạng chữ Hán.
Về âm Quán, tra từ điển có trên 30 cách viết, nhưng theo ý nghĩa trong thớt này thì có thể xem xét mấy trường hợp sau:
1. Quán - 觀, một trong các ý nghĩa của chữ này là chỉ nơi miếu đền của đạo sĩ.
VD: Trấn Vũ quán (hay còn gọi Quán Thánh) như ảnh dưới.
View attachment 8658760
2. Quán - 貫, một trong các ý nghĩa của chữ này là chỉ nơi đã ở nhiều đời.
VD: quê quán, nguyên quán, hương quán
3. Quán - 灌, một trong các ý nghĩa của chữ này là rót tưới, chảy nước vào. Ở dạng danh từ thì là tên sông.
VD: quán đỉnh - 灌頂 (nghĩa đen là rót nước lên đầu), chỉ một nghi thức trong tôn giáo.
Quán Giang khẩu - 灌江口: tên con sông nơi ở của Nhị Lang thần.
4. Quán - 館 là nhà, nơi ở, quán trọ, cửa hiệu, công sở, … Ở dạng động từ có nghĩa là Cung đốn, tiếp đãi, tiếp rước cho chỗ ở.
VD: Quán Sứ, công quán, đại sứ quán, lữ quán, thư quán, trà quán, trà quán,…
Về các địa danh Quán Gánh, Quán Toan, Quán Hành, … kể trên, có lẽ là trường hợp thứ 4, quán - 館, gồm Quán + tên nôm hoặc một đặc trưng của vùng đất ấy, ban đầu chỉ là cách gọi, định vị dân dã, sau dần trở thành địa danh.
Nói thêm một chút về quán làng trong văn hóa làng xã cổ, nhất là vùng đồng bằng Bắc bộ. Từ xưa, trên con đường vào mỗi làng quê, giữa cánh đồng bát ngát, thường thấy có ngôi nhà nhỏ xây chơ vơ dưới gốc một cây cổ thụ, dân gọi đó là quán. Quán được xây bằng gỗ hay gạch, lợp ngói, diện tích chỉ vài chục mét vuông, bốn bề để trống. Những quán này được xây với mục đích là nơi nghỉ ngơi cho người nông dân làm ruộng, hay trâu bò nằm nghỉ, nơi nghỉ chân cho khách bộ hành. Quán còn là nơi quàn thi hài, làm đám tang cho người làng không may chết ngoài làng, lệ làng xưa nhiều nơi kiêng kỵ ko cho phép đưa thi hài vào làng. Quán có thể còn là nơi tiếp rước Thành hoàng làng, làm lễ tiễn sĩ tử lai kinh ứng thí và nghênh đón các tân khoa vinh quy bái tổ.
Quán Nghinh Hương - Hương Ngải, Thạch Thất, Hà Tây.
View attachment 8658765
View attachment 8658767
Trong vở chèo Lưu Bình – Dương Lễ, có đoạn Lưu Bình sau khi bị Dương Lễ xua đuổi, trên đường về qua quán Nghinh Hương, nàng Châu Long đuổi theo đến đây mới kịp, ko biết có phải là Nghinh Hương này. “Đây đã về đến quán Nghinh Hương, quán mát mẻ ta hãy vào tạm trú” (trích).
Quán Giang – Đường Lâm, Hà Nội, nơi quàn linh cữu Thám hoa Giang Văn Minh sau khi linh cữu ông được nhà Minh trả về do ông thà chết chứ ko làm nhục mệnh nước.
View attachment 8658772
View attachment 8658774
Quán Dô - Đường Lâm, Hà Nội
View attachment 8658775
Quán Sặt – Hương Canh, Vĩnh Phúc
View attachment 8658776