- Biển số
- OF-177897
- Ngày cấp bằng
- 21/1/13
- Số km
- 5,401
- Động cơ
- 386,088 Mã lực
Cụ CCCK đặt tên thớt gây chú ý hơn cụHic thớt em lập trước thớt của cụ Ccck nhưng thớt ấy hot hơn
Cụ CCCK đặt tên thớt gây chú ý hơn cụHic thớt em lập trước thớt của cụ Ccck nhưng thớt ấy hot hơn
CHả cần xem cũng biết thứu 6 ngày 13Cụ biết xem phong thủy à?
Cụ soi kỹ nhểPS: chả biết có fun không chứ em cho rằng Nam Quốc Sơn Hà của cụ Lý không đề cập tới BIỂN, có nói đến mỗi Sơn Hà thôi nên giờ toàn bị tàu nó chèn ép chuyện biển đảo.
Mắt cụ tinh vãiKlq nhưng cụ cho em hỏi: cụ bán cam à?
Em tưởng cụ biết cụ xem cho em luôn cái biển số OF của em với ạCHả cần xem cũng biết thứu 6 ngày 13
thôi em té
Biển sô thi chờ em mở thớt chuyên nghiệp thì vào đó thả rồi tha hồ mà cộng , biết đâu có quà cầm vềEm tưởng cụ biết cụ xem cho em luôn cái biển số OF của em với ạ
Bây giờ phải dịch thế cho nó có tính thời sựem dẫn từ VNnet
Ở trang 62 sách Ngữ văn lớp 7 tập I, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam (NXBGDVN) sử dụng bản dịch:
“Sông núi nước Nam vua Nam ở
Vằng vặc sách trời chia xứ sở
Giặc dữ cớ sao phạm đến đây
Chúng mày nhất định phải tan vỡ”.
Các cụ thấy thế nào ạ, bản cũ thì quen tai hơn nhưng không sát, bản (mới!) thì sát nhưng xa lạ với dân già như OFer nhà mình.
PS: chả biết có fun không chứ em cho rằng Nam Quốc Sơn Hà của cụ Lý không đề cập tới BIỂN, có nói đến mỗi Sơn Hà thôi nên giờ toàn bị tàu nó chèn ép chuyện biển đảo.
Em hỏi khí không phải. Đảo có phải là hòn núi nổi lên trên thềm lục địa không ạ?em dẫn từ VNnet
"
Bài thơ: “Nam quốc sơn hà" ("Sông núi nước Nam”) từng được dịch là:
“Sông núi nước Nam vua Nam ở
Rành rành định phận tại sách trời
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời”.
Ở trang 62 sách Ngữ văn lớp 7 tập I, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam (NXBGDVN) sử dụng bản dịch:
“Sông núi nước Nam vua Nam ở
Vằng vặc sách trời chia xứ sở
Giặc dữ cớ sao phạm đến đây
Chúng mày nhất định phải tan vỡ”.
Các cụ thấy thế nào ạ, bản cũ thì quen tai hơn nhưng không sát, bản (mới!) thì sát nhưng xa lạ với dân già như OFer nhà mình.
PS: chả biết có fun không chứ em cho rằng Nam Quốc Sơn Hà của cụ Lý không đề cập tới BIỂN, có nói đến mỗi Sơn Hà thôi nên giờ toàn bị tàu nó chèn ép chuyện biển đảo.
em hỏi tí , chỗ này là Hán hay Lôm ạCác cụ chém như đúng rồi và tự cho rằng bài gốc là bài này:
"Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư! "
Trong khi bài trên có thể cũng chỉ là bài dịch lại từ tiếng Hán ra nên chưa chắc đã sát nghĩa với bản gốc tiếng Hán nên không thể lấy để làm mốc được. Có thể bài trong SGK mới được dịch thẳng từ tiếng Hán ra tiếng Việt thì sao?
Ps: Em đọc báo thì thấy các nhà nghiên cứu nói rằng bài thơ này không phải của tác giả Lý Thường Kiệt nhé. Mong các cụ đừng nhầm nữa.
Có cụ nào tìm được bản gốc tiếng Hán không ạ
Em tìm trên Wiki thì nó đây ạạ
南國山河
南 國 山 河 南 帝 居
截 然 分 定 在 天 書
如 何 逆 虜 來 侵 犯
汝 等 行 看 取 敗 虛
Các cụ nên dùng bản hiện đại của em:
Sông núi nước Nam nguời Nam ở
Điều này đã viết trong sách vở
Láng giềng thân thiện sao đến đây?
Như thế đại cục dễ tan vỡ
Em không thể đồng tình với cụ chỗ đỏ kia. Lý do: "Tiệt nhiên định phận tại thiên thư" mà thằng thợ dịch nó dịch "Tiệt nhiên" = "Vằng vặc" thì em chỉ muốn nhét ..ặc vào mồm nó. Vậy mà cụ bảo vì nó sát nghĩa với nguyên tác HƠN bản dịch sgk cũ thì em ứ ngửi được.Cụ ơi, âm luật của nó chuẩn ạ. Ngữ nghĩa nó sát với nguyên tác hơn ạ. Còn cụ nói nó lủng củng vì 2 lý do. Lý do thứ nhất cụ quá quen bài kia rồi. Lý do thứ 2 bản dịch thơ này dùng vần trắc, nó nghe gân guốc hơn, sống động hơn.
Cụ pain ơi, bản tuyên ngôn độc lập là nguyên bản tiếng Hán cụ ạ, cái đấy thay đổi thì mới nên trách. Còn bản dịch thơ (không phải dịch nghĩa) thì bao giờ cũng có nhiều bản, mỗi bản có cái hay riêng.
Chính vì thế người ta mới có các cuộc thi dịch thơ, thậm chí nhiều bài thất ngôn nhưng khi dịch lại là thể thơ lục bát, nó vẫn hay.
Em ví dụ Chinh phụ ngâm khúc của Đặng Trần Côn vốn là thơ bảy chữ, nhưng bản dịch nào vượt qua được bản dịch của Đoàn Thị Điểm? Bản dịch lại là song thất lục bát.
Hồi nhỏ thì không kể, nhưng sau này khi học văn bao giờ cũng phải học nguyên tắc hết. Sau đó học bài dịch nghĩa rồi mới học vài bài dịch thơ luôn. Lúc đấy mới ngấm cái hay của các bản dịch khác nhau. Thậm chí giáo viên còn khuyến khích học sinh tự đưa ra bản dịch thơ của mình.
Cũng định tranh luận với cụ cho mở mang đầu óc thêm chút nữa nhưng cụ đã vội kết luận cái đỏ kia nên em hết muốn gõ. Đành mượn còm của cụ HuyArt để đóng nhời với cụ vậy.Em đã không muốn tranh luận cái này nữa vì có nói thì các cụ cũng chẳng hiểu. Em trả lời cụ 1 lần mặc dù em chẳng thích ai văng c.ăc ra lúc bình thơ cả, nhất là đấy là bản dịch của những người có tuổi hơn cả bố, cả mẹ cụ, lại là chuyên ngành của họ.
Muốn thật sát nghĩa, hãy xem bản dịch nghĩa. Còn không có bản dịch thơ nào sát nghĩa từng từ 100% cả. Một bản dịch thơ hay trước hết nó là một bài thơ hay, đúng niêm luật, toát lên cái hồn của nguyên tác, không làm mất ý nghĩa của nguyên tác và càng dịch sát nghĩa với nguyên tác nhiều càng tốt.
Như bản dịch cũ, câu cuối là bị đánh tơi bời, có đúng ngữ nghĩa không? Thủ bại hư là tơi bời à?
Nhưng đấy là ví dụ cho cụ thấy là không bao giờ có bản dịch thơ nào sát nghĩa tất cả.
Bản dịch cũ điểm yếu nhất lại là cái từ giống nguyên bản nhất, đó là từ định phận.
Nguyên tác là: "Tiệt nhiên định phận tại thiên thư". Chữ phận ở đây là địa phận, tức là ranh giới, biển giới.
Nhưng khi dịch là: "Rành rành định phận tại sách trời" thì chữ phận trong tiếng Việt lại có nghĩa là số phận.
Ngoài ra chữ "vằng vặc" có nghĩa là sáng, là rõ ràng, không hề sai. Tất nhiên em nói thì cụ không tin, thế nào cũng cãi nhưng cụ thử google đi, mấy ngày hôm nay báo nào chẳng cãi nhau về chuyện này. Những người phản đối toàn những dạng người như cụ, một chữ hán thì bẻ đôi không biết trong khi cứ tranh luận ngữ nghĩa. Em đố cụ nào tìm được ông nào chuyên Hán nôm, về thơ chê bản dịch này không đúng ngữ nghĩa đấy? Có thể họ thích bản này hơn bản kia, nhưng không ai chê là bản dịch sai niêm luật hay sai ngữ nghĩa cả.
PS: Hiện nay nhiều nhà nghiên cứu thiên về chữ: "Tiệt nhiên phân định tại thiên thư" chứ không phải "Tiệt nhiên định phận tại thiên thư"
Cái này mới cần cãi nhau.
"Tiệt nhiên định phận tại thiên thư" tiệt nhiên chỉ sự rõ ràng, sự khẳng định bất biến. Dịch thành "vằng vặc" vốn xưa nay miêu tả ánh sáng, độ sáng hoặc tính ước lệ sự trong sáng mang tính ẩn dụ. Cùng là từ láy thuần Việt, nhưng " rành rành" sát và rõ nghĩa hơn "vằng vặc"
" Định phận" có 1 dị bản nữa là "phân định" thì phải, lâu rồi em không chắc lắm, nhưng dịch thành "chia xứ sở" nghe chừng vất vả như khỉ vần dưa hấu
Đấy là dịch nghĩa cụ ơi, hổng phải dịch thơ. Dịch thơ ngoài nghĩa còn phải có vần mới là thơ chứ. Đây gần giống với thơ máy (thomay.com)Em không đồng ý với cụ.
Thực ra bài Nam Quốc Sơn Hà là một bài thơ cổ, ngay nguyên bản cũng có một vài dị bản.
Từ mỗi một nguyên bản cũng sẽ dẫn tới vài bản dịch nghĩa.
Từ một bản dịch nghĩa cũng sẽ dẫn đến vài bản dịch thơ.
Bản dịch thơ hay nhất là bản gần giống với nguyên tác nhất nhưng vẫn giữ được cái ý tứ của bài thơ.
Cá nhân em nghĩ đây là một bản dịch chưa phải hoàn hảo nhưng là một bản dịch thơ hay, sát hơn bản dịch hay được nghe (hay được nghe không có nghĩa là cũ hơn).
Em chưa tìm hiểu được bản nào cũ hơn bản nào, người dịch là ai, khất cụ tối nay.