- Biển số
- OF-109868
- Ngày cấp bằng
- 22/8/11
- Số km
- 7,268
- Động cơ
- 445,950 Mã lực
Có câu chuyện xưa nhỏ hầu các cụ. Có thể nhiều cụ thấy chả liên quan. Mong các cụ lượng thứ.
Vương An Thạch là Tể Tướng triều đại Tống bên Tầu, chẳng những giỏi văn thơ mà còn giỏi về chính trị (Vương An Thạch Tân Pháp là cải cách chính trị nổi tiếng của ông lúc bấy giờ). Tô Đông Pha là một quan Hàn Lâm cùng triều, cũng rất giỏi văn thơ.(Trong Đường Tống Bát Đại Gia thì cha con Tô Đông Pha chiếm hết 3 ghế rồi). Có lẽ vì thế mà ông cũng hơi hợm mình, nên mới cả gan sửa thơ của Tể Tướng trong khi ông chỉ là quan bé trong triều vì ông cho Vương An Thạch đã nhầm lẫn khi sáng tác 2 câu thơ dưới đây:
Minh nguyệt đương đầu khiếu
Hoàng khuyển ngọa hoa tâm
Nghĩa :
Trăng sáng kêu trên đầu
Chó vàng nằm giữa đóa hoa.
Ông cho là Tể Tướng già đã lẩm cẩm nên lầm, mới sửa là :
Minh nguyệt đương đầu CHIẾU
Hoàng cẩu ngọa hoa ÂM
Nghĩa :
Trăng sáng soi trên đỉnh đầu
Chó vàng nằm dưới bóng hoa.
Vương giận, đày ông xuống miền Mân Nam (Phúc Kiến, Quảng Đông ngày nay).
Một hôm, Tô Đông Pha đi dạo trong làng để thăm hỏi dân tình thì thấy một con chim lạ rất đẹp, mới hỏi dân làng đó là chim gì ? Dân làng đáp là con chim Minh Nguyệt. Tô nghe nói giật mình. Dân lại nói tiếp, loài chim này chuyên tìm ăn loại sâu màu vàng nằm giữa lòng hoa. Tô hỏi loại sâu gì ? Dân bèn tìm ngắt một đóa hoa thật đẹp, nhưng ở giữa nhụy hoa có một con sâu màu vàng nằm cuốn tròn, m.õm dài và mình đầy lông trông như một con chó con bé xíu. Dân bảo con sâu đó tên là Hoàng Cẩu. Tô bèn thở dài và chép miệng: "Thật đáng kiếp".
Thì ra hai câu thơ của Tể Tướng nói về 2 loài động vật nầy:
Chim Minh Nguyệt hót ở trên đầu
Sâu Hoàng Cẩu nằm giữa đóa hoa.
Vương An Thạch là Tể Tướng triều đại Tống bên Tầu, chẳng những giỏi văn thơ mà còn giỏi về chính trị (Vương An Thạch Tân Pháp là cải cách chính trị nổi tiếng của ông lúc bấy giờ). Tô Đông Pha là một quan Hàn Lâm cùng triều, cũng rất giỏi văn thơ.(Trong Đường Tống Bát Đại Gia thì cha con Tô Đông Pha chiếm hết 3 ghế rồi). Có lẽ vì thế mà ông cũng hơi hợm mình, nên mới cả gan sửa thơ của Tể Tướng trong khi ông chỉ là quan bé trong triều vì ông cho Vương An Thạch đã nhầm lẫn khi sáng tác 2 câu thơ dưới đây:
Minh nguyệt đương đầu khiếu
Hoàng khuyển ngọa hoa tâm
Nghĩa :
Trăng sáng kêu trên đầu
Chó vàng nằm giữa đóa hoa.
Ông cho là Tể Tướng già đã lẩm cẩm nên lầm, mới sửa là :
Minh nguyệt đương đầu CHIẾU
Hoàng cẩu ngọa hoa ÂM
Nghĩa :
Trăng sáng soi trên đỉnh đầu
Chó vàng nằm dưới bóng hoa.
Vương giận, đày ông xuống miền Mân Nam (Phúc Kiến, Quảng Đông ngày nay).
Một hôm, Tô Đông Pha đi dạo trong làng để thăm hỏi dân tình thì thấy một con chim lạ rất đẹp, mới hỏi dân làng đó là chim gì ? Dân làng đáp là con chim Minh Nguyệt. Tô nghe nói giật mình. Dân lại nói tiếp, loài chim này chuyên tìm ăn loại sâu màu vàng nằm giữa lòng hoa. Tô hỏi loại sâu gì ? Dân bèn tìm ngắt một đóa hoa thật đẹp, nhưng ở giữa nhụy hoa có một con sâu màu vàng nằm cuốn tròn, m.õm dài và mình đầy lông trông như một con chó con bé xíu. Dân bảo con sâu đó tên là Hoàng Cẩu. Tô bèn thở dài và chép miệng: "Thật đáng kiếp".
Thì ra hai câu thơ của Tể Tướng nói về 2 loài động vật nầy:
Chim Minh Nguyệt hót ở trên đầu
Sâu Hoàng Cẩu nằm giữa đóa hoa.