Bản chất của việc thờ cúng Tổ tiên ông bà trong phong tục tập quán của dân ta có hai nhẽ:
Một là để duy trì truyền thống Tộc họ, một trụ cột quan trọng trong xã hội Khổng giáo. Khổng giáo lấy dòng họ làm đối tượng quản lý chủ chốt để qua đó chi phối giữ trật tự và áp chế quyền uy đến từng cá nhân. Nước mình nhuộm Khổng giáo còn đậm hơn cả Trung cuốc, hoặc là chậm cải tiến hơn Trung cuốc.
Hai là một thể hiện một truyền thống tốt đẹp ghi nhớ công ơn các bậc sinh thành theo một cách giản dị nhất mà tâm hồn thô thật của con cháu có thể nghĩ ra.
Cả hai mục đích trên đều không liên quan gì đến vận dụng của các bác để minh chứng cho việc có thể giới tâm linh.
Bản thân em không từng khẳng định tuyệt đối là không có thể giới tâm linh, điều này vượt ra ngoài hiểu biết hay học vấn của một người bình thường ít học như em. Tuy nhiên, việc một vài ai đó, tự mình tâm niệm thì đã đành, lại cứ cố thuyết phục người khác bằng chủ yếu những lý lẽ trì độn và mê muội về một thế giới tâm linh theo tưởng tượng của riêng mình thì em cực thích ném đá.
Chả phải bây giờ, ngày xưa hồi con Bích Hằng vẫn đương mốt, khối bác chả sẵn sàng xả thân để bảo vệ giáo chủ đây thây. Bây giờ con ấy nó làm mớ tướng nó lặn cơm mẹ nấu rồi đợi dư luận êm êm lại có người khới lên. Cứ bảo là để giải trí với lại phăn ny, rồi lại ra cái điều tọa sơn quan đấu.
Em đồng ý với bác ở một điểm, đó là với giới hạn kiến thức của mình thì việc khẳng định có hay không có thế giới tâm linh là điều bất khả, mà bản thân chuyện tâm linh đã phụ thuộc phần lớn ở niềm tin của con người thì việc cố gắng đem khoa học ra chứng minh là thừa thãi và dở hơi.
Thế nhưng về bản chất của thờ cúng tổ tiên ông bà thì em không đồng ý với bác. Em nghĩ rằng hai cái gạch đầu dòng của bác chỉ giải thích được hiện tượng trên bề mặt chứ chưa đi đến bản chất của vấn đề.
Thứ nhất, Nho giáo. Đúng, Nho giáo rất coi trọng việc thờ cúng cha mẹ, tổ tiên nhưng chuyện duy trì truyền thống họ tộc chỉ là cái quả, chứ không phải là cái Nhân. Việc thờ cúng tồn tại và phổ biến trong Nho Giáo có nguyên nhân sâu xa là vì Khổng Tử cực kỳ tin tưởng vào quỷ thần. Đối với việc cúng tế, sách Luận Ngữ viết:
"Tế thần như thần tại", nghĩa là ta phải cúng tế thần như có thần ở đó, bởi vì Khổng Tử tin rằng quỷ thần thì tồn tại khắp mọi nơi
"dương dương hồ như tại kỳ thượng, như tại kỳ tả hữu". Thái độ của Khổng Tử đối với quỷ thần thể hiện rõ nhất trong câu nói quen thuộc là
"kính quỷ thần nhi viễn chi", tức là đối với quỷ thần thì kính cần mà đứng xa.
Đối với việc thờ cúng cha mẹ, Nho giáo bắt người ta phải
"sự tử như sự sinh, sự vong như sự tồn", tức là thờ lúc chết cũng như lúc sống, lúc mất cũng như lúc còn, rõ ràng đấy là dựa trên niềm tin người chết cũng có đời sống, sinh hoạt riêng tiếp nối sau khi chết.
Còn vô số những ví dụ khác trong Luận Ngữ, Trung Dung v...v mà nhắc đến quỷ thần như một hiện tượng, một sức mạnh hiển nhiên.
Thứ hai, truyền thống tốt đẹp ghi nhớ công ơn, như em đã nói, đó là ngụy biện cho một niềm tin/hy vọng của người còn sống là người đã khuất sẽ còn tiếp tục một cuộc sống mới và vẫn có thể "chứng giám" cho lòng thành. Phương Tây hầu như không có tục lệ thờ cúng người đã khuất trong nhà, đấy không phải là vì họ không nhớ tới cha mẹ, ông bà; muốn nhớ thì có nhiều cách để nhớ, ra thăm mộ, giữ lại tranh ảnh, đồ vật v...v để mỗi khi nhìn vật thì nhớ người, nhưng còn việc năm mới Tết đến xì xụp khấn vái thắp hương, bản chất là vì niềm tin mà em đã nói ở trên.