[Funland] Vào đường cong tức là chuyển hướng và phải xi-nhan

MinhHang0410

Xe buýt
Biển số
OF-41586
Ngày cấp bằng
26/7/09
Số km
643
Động cơ
472,160 Mã lực
Nơi ở
Sau lũy tre làng
Thực ra mọi người đi nhiều sẽ có kinh nghiệm thôi, bật tín hiệu chuyển hướng không hẳn an toàn cho xe mình mà cho các xe khác, nhất là xe đi sau.
Luật và cái ông LS kia chẳng sai, chỉ có điều không thể diễn giải hết các tình huống.
Em thì người trên bản, mà bản em nhiều đường cong lắm. Ví dụ em đang vào đường cong phải, cụ đi sau cứ nháy loạn xin vượt, không chấp hành việc giữ khoảng cách, vượt tại khúc cua... Em thấy vậy chợt nhớ lời cụ là vào đường cong phải xi nhan, em lập tức bật xin nhan phải lên. Cụ thấy thế tưởng em cho vượt, lao lên và đâm mệ vào 1 em công ngược chiều. Chắc xuống dưới sẽ chửi em lắm, nhưng kệ, mình xi nhan khi vào đường cong mà, có phải tín hiệu cho vượt ếch đâu. =))
 

phihanhgia

Xe container
Biển số
OF-296491
Ngày cấp bằng
24/10/13
Số km
6,111
Động cơ
382,794 Mã lực
cụ đang nhầm lẫn giữa hai khái niệm: chuyển hướng là rẽ sang hướng khác với hướng đường đang chạy. vào đoạn cong, cua không phải rẽ sang hướng khác mà chỉ đổi hướng theo cung đường. chuyển làn là từ làn này sang làn khác với đường có phân làn cụ à. trong VD của cụ dù đường không phân làn nhưng khi cụ chuyển đi từ bên phải sang phía bên trái, nghĩa là cụ chiếm đường của hướng ngược chiều thì phải signal cụ ạ.
Cụ hiểu sai ví dụ tôi đưa rồi.

Các cụ khác đưa ra ví dụ khi vào cung đường cong không cần xi nhan. Tôi hoàn toàn đồng ý nhưng cách hiểu và giải thích của nhiều cụ có vấn đề.
Vì thế tôi đã đưa ra phản ví dụ trên đường 1 chiều không phân làn, tức là mọi phương tiện chỉ có 1 hướng chuyển động theo cung đường đó, thì khi đó, chuyển từ mép trái đường sang mép phải đường có phải là chuyển hướng hay không?

Chiểu theo lý luận của 1 số cụ trên này là không, vì chỉ có 1 cung đường có 1 hướng, như vậy không có đổi hướng, thì không cần xi nhan. Nhưng hành động như vậy chỉ là phù hợp trên đường hẹp, còn trên đường (1 chiều) rộng không phân làn, thì lái xe làm như vậy là rất nguy hiểm cho các phương tiện khác. Tôi đưa ra ví dụ này để thấy là trên đường 1 chiều rộng dù xe vẫn chuyện động theo 1 hướng chính của đường nhưng vẫn cần phải xi nhan khi thay đổi hướng (tương đối) so với trục tim đường.

Còn ví dụ khi lái xe trên các đoạn đường cong thì phương tuyệt đối (so với kim la bàn) của lái xe có thay đổi khi vào đoạn đường cong, nhưng nếu phương chuyển động của xe vẫn song song với trục tim đường, thì không cần phải xi nhan.

Nói cho rõ ra là tôi bảo là luật không định nghĩa rõ ràng khái niệm chuyển hướng. Nhiều người (CSGT, LS, lều báo) hiểu là chuyển hướng so với kim la bàn (hay so với vĩ tuyến, kinh tuyến) hoặc chuyển hướng so với hướng đang chạy. Cách hiểu như vậy là "sai", dẫn đến hệ quả hài hước là khi chạy trên đường cong, lái xe phải xi nhan suốt. Sai là mình bảo họ nghĩ sai, chứ chiểu theo câu chữ trong Luật thì không phân định được, vì trong Luật có định nghĩa rõ ràng đâu !

Tôi gợi ý là Luật phải bổ sung định nghĩa thuật ngữ "chuyển hướng". Phải nói cho rõ chuyển hướng so với cái gì, không thể mập mờ như hiện nay, có 2 cách hiểu khác nhau:

1. chuyển hướng so với phương đang chuyển động (hoặc so với phương "tuyệt đối" của vĩ tuyến, kinh tuyến)
2. chuyển hướng so với tim đường (đường trung tuyến của đường).

Chuyển hướng hiểu đúng là chuyển hướng so với tim đường. Nếu Luật định nghĩa rõ như tôi đề nghị, thì khi vào đường cong (không giao cắt) không cần xi nhan và không thể có chuyện xử phạt tùy tiện được. Và hiểu như vậy sẽ giải quyết đúng được cả ví dụ tôi nêu, tức là trên đường 1 chiều không phân làn, vẫn phải xi nhan khi chuyển động không song song với tim đường.

Chắc chắn là những người làm ra bộ luật còn lơ mơ, đầu óc tư duy không chặt chẽ nên không hình dung ra được.
 

phihanhgia

Xe container
Biển số
OF-296491
Ngày cấp bằng
24/10/13
Số km
6,111
Động cơ
382,794 Mã lực
Bác thông thái giải thích giúp em câu: "Khi muốn chuyển hướng, người điều khiển phương tiện phải giảm tốc độ và có tín hiệu báo hướng rẽ" được viết tại khoản 1 Điều 15 Luật giao thông đường bộ với ạ!
Tại ví dụ của bác, em ko có nghĩa vụ phải bật tín hiệu nhé. Tại sao bác nghĩ trong ví dụ của bác em phải bật đèn xi nhan, em đi từ bên trái chuyển dần về bên phải ko xi nhan thì sao, bác định phạt em về hành vi gì? Chỉ khi dừng khẩn cấp em mới bật tín hiệu khẩn cấp.
Chiểu theo bộ luật còn nhiều mù mờ hiện nay thì không ai phạt được bác. Nhưng như tôi nói hành vi không bật xi nhan đó có thể gây nguy hiểm cho các phương tiện giao thông xung quanh vì họ không được cảnh báo trước. Không xử phạt được là do Luật có lỗ hổng lớn và dùng các thuật ngữ không chặt chẽ (hoặc thuật ngữ đa nghĩa không có định nghĩa rõ theo nghĩa nào). Khiếm khuyết đó là do những người viết ra luật kém về tư duy và kém cả chuyên môn.

Tuy nhiên nếu bác là người lái xe có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng thì dù luật chưa yêu cầu bác vẫn nên làm để tăng sự an toàn cho những người tham gia giao thông khác. Luật rồi cũng sẽ được updated, nhưng không cần phải đợi điều đó, bác và mọi người có thể đi trước luật để gia tăng sự an toàn trên đường.
 

MinhHang0410

Xe buýt
Biển số
OF-41586
Ngày cấp bằng
26/7/09
Số km
643
Động cơ
472,160 Mã lực
Nơi ở
Sau lũy tre làng
Chiểu theo bộ luật còn nhiều mù mờ hiện nay thì không ai phạt được bác. Nhưng như tôi nói hành vi không bật xi nhan đó có thể gây nguy hiểm cho các phương tiện giao thông xung quanh vì họ không được cảnh báo trước. Không xử phạt được là do Luật có lỗ hổng lớn và dùng các thuật ngữ không chặt chẽ (hoặc thuật ngữ đa nghĩa không có định nghĩa rõ theo nghĩa nào). Khiếm khuyết đó là do những người viết ra luật kém về tư duy và kém cả chuyên môn.

Tuy nhiên nếu bác là người lái xe có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng thì dù luật chưa yêu cầu bác vẫn nên làm để tăng sự an toàn cho những người tham gia giao thông khác. Luật rồi cũng sẽ được updated, nhưng không cần phải đợi điều đó, bác và mọi người có thể đi trước luật để gia tăng sự an toàn trên đường.
Như vậy ông luật sư nào đó nói khi đi trên đường cong phải xi nhan là không có cơ sở nhé. Và khi Luật chưa quy định thì mây đ/c CSGT không thể phạt theo kiểu tư duy đằng nào Luật cũng quy định được.
Và đây là cái trách nhiệm thực hiện truớc luật nè:

Em thì người trên bản, mà bản em nhiều đường cong lắm. Ví dụ em đang vào đường cong phải, cụ đi sau cứ nháy loạn xin vượt, không chấp hành việc giữ khoảng cách, vượt tại khúc cua... Em thấy vậy chợt nhớ lời cụ là vào đường cong phải xi nhan, em lập tức bật xin nhan phải lên. Cụ thấy thế tưởng em cho vượt, lao lên và đâm mệ vào 1 em công ngược chiều. Chắc xuống dưới sẽ chửi em lắm, nhưng kệ, mình xi nhan khi vào đường cong mà, có phải tín hiệu cho vượt ếch đâu. =))
Việc bật tín hiệu xi nhan ko phải lúc nào cũng là báo hiệu rẽ. Tín hiệu ấy đôi khi còn là thông báo (cảnh báo) một nguy hiểm tiềm ẩn gì cho xe khác. (ví dụ xe ta đang Quốc lộ, đột nhiên có xe ngược chiều nháy xi nhan trái loạn lên với xe mình. Chả phải xe ấy chuyển hướng đâu ạ, mà là thông báo cho mình biết phía trước có CSGT bắn tốc độ đấy. :)) ).
Giống như truờng hợp trên của em, khi ta đang vào cua phải, có xe sau xin vượt, mình đi truớc thấy có xe ngược chiều thì không thể xi nhan phải đuợc vì xe sau sẽ tưởng mình đồng ý cho vượt. Khi đó ta phải xi nhan trái để cảnh báo, ngăn chặn xe sau không vượt. Ở đây, vào cua phải nhưng xi nhan trái đấy, có sai ko? Đó gọi là đạo đức người lái xe. Luật của bác mà soạn là xi nhan theo đường cong thì khối ông chết sau xe em, hehe
 

khoinguyen

Xe điện
Biển số
OF-11230
Ngày cấp bằng
24/10/07
Số km
3,760
Động cơ
560,730 Mã lực
Các cụ đi Mù Cang Chải đoạn sắp vào phố huyện Tân Sơn (phú thọ) ko rẽ vào đường cũ mà lượn cong để vào đường mới tránh phố, em cũng bị xxx thổi còi vì tội chuyển hướng ko xi nhan, xuống cãi nhau mới đi được, lý của cháu là cong và chuyển hướng là 2 chuyện khác nhau, nhất là cong nhưng ko phải góc khuất, đường vẫn thoáng tầm nhìn vì việc gì phải xi nhan. Tóm lại là với mấy chú x, mềm nắn rắn buông thôi.
 

nhq.arch

Xe container
Biển số
OF-71813
Ngày cấp bằng
29/8/10
Số km
8,331
Động cơ
483,641 Mã lực
Nơi ở
.. trần ..
Các cụ đi Mù Cang Chải đoạn sắp vào phố huyện Tân Sơn (phú thọ) ko rẽ vào đường cũ mà lượn cong để vào đường mới tránh phố, em cũng bị xxx thổi còi vì tội chuyển hướng ko xi nhan, xuống cãi nhau mới đi được, lý của cháu là cong và chuyển hướng là 2 chuyện khác nhau, nhất là cong nhưng ko phải góc khuất, đường vẫn thoáng tầm nhìn vì việc gì phải xi nhan. Tóm lại là với mấy chú x, mềm nắn rắn buông thôi.
Kể cả cong góc khuất tầm nhìn thì cũng không được nhan, tránh hiểu nhầm là rẽ hoặc tấp vào lề. Chỗ đấy là việc của giao thông cắm biển cảnh báo để lái xe chú ý phải không ạ.
 

nhq.arch

Xe container
Biển số
OF-71813
Ngày cấp bằng
29/8/10
Số km
8,331
Động cơ
483,641 Mã lực
Nơi ở
.. trần ..
Như vậy ông luật sư nào đó nói khi đi trên đường cong phải xi nhan là không có cơ sở nhé. Và khi Luật chưa quy định thì mây đ/c CSGT không thể phạt theo kiểu tư duy đằng nào Luật cũng quy định được.
Và đây là cái trách nhiệm thực hiện truớc luật nè:



Việc bật tín hiệu xi nhan ko phải lúc nào cũng là báo hiệu rẽ. Tín hiệu ấy đôi khi còn là thông báo (cảnh báo) một nguy hiểm tiềm ẩn gì cho xe khác. (ví dụ xe ta đang Quốc lộ, đột nhiên có xe ngược chiều nháy xi nhan trái loạn lên với xe mình. Chả phải xe ấy chuyển hướng đâu ạ, mà là thông báo cho mình biết phía trước có CSGT bắn tốc độ đấy. :)) ).
Giống như truờng hợp trên của em, khi ta đang vào cua phải, có xe sau xin vượt, mình đi truớc thấy có xe ngược chiều thì không thể xi nhan phải đuợc vì xe sau sẽ tưởng mình đồng ý cho vượt. Khi đó ta phải xi nhan trái để cảnh báo, ngăn chặn xe sau không vượt. Ở đây, vào cua phải nhưng xi nhan trái đấy, có sai ko? Đó gọi là đạo đức người lái xe. Luật của bác mà soạn là xi nhan theo đường cong thì khối ông chết sau xe em, hehe
Không nên và còn sai nữa cụ ạ. Không nhan gì hết. Vì giả dụ cụ có ý tốt muốn cảnh báo nhưng xe sau vẫn gây tai nạn thì camera hành trình có ghi lại cụ cũng bị tra vấn vì việc loạn xin nhan.
 

MinhHang0410

Xe buýt
Biển số
OF-41586
Ngày cấp bằng
26/7/09
Số km
643
Động cơ
472,160 Mã lực
Nơi ở
Sau lũy tre làng
Không nên và còn sai nữa cụ ạ. Không nhan gì hết. Vì giả dụ cụ có ý tốt muốn cảnh báo nhưng xe sau vẫn gây tai nạn thì camera hành trình có ghi lại cụ cũng bị tra vấn vì việc loạn xin nhan.
Đúng, ko nhan cũng chẳng sai, chẳng ai phạt đạo đức của mình được. Thích vượt cứ vượt, em cứ dẹp lề phải, xi nhan phải khi vào đuờng cong, vì nhỡ may cam hành trình của nó ghi lại em cũng ko bị phạt lỗi ko xi nhan khi vào đường cong. Em xin rút kinh nghiệm. :))
 

audi 00

Xe buýt
Biển số
OF-341309
Ngày cấp bằng
3/11/14
Số km
586
Động cơ
277,650 Mã lực
Luật cứ mù mờ thế thì XXX mới kiếm được xèng.Chứ nó cứ thông suốt biển báo sáng sủa to đẹp từ xa cảnh báo thì XXX ăn gì ?? Các anh vạ vật cả ngày tiền lương không đủ uống nước.
 

DangNg

Xe tải
Biển số
OF-186807
Ngày cấp bằng
25/3/13
Số km
484
Động cơ
336,230 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
em đọc quả ní nuận của luật sư mà buồn cười rung hết cả rún.
"Như vậy, mục đích việc báo hiệu đó là nhằm cảnh báo cho các phương tiện xe đang lưu thông phía sau biết được rằng: Phía trước đang có cua quẹo, để các xe phía sau cảnh giác, không lấn trái vượt lên khi xe bắt đầu vào cua. Vì thế , yêu cầu bắt buộc các xe khi chuyển hướng là phải giảm tốc độ và bật tín hiệu là nhằm giảm bớt các tai nạn có thể xảy ra."
Xi nhan là để báo cho xe sau biết ý định hướng đi của mình, chứ không phải mục đích báo tình trạng giao thông trên đường. Báo giao thông trên đường là nhiệm vụ cắm biển của mấy ông GTCC.
Chính cái hành động xi nhan mới dễ gây hiểu nhầm cho phương tiện đằng sau lấn sang hướng khác, do tưởng xi nhan tấp vào lề.
Vậy đường như thế nào sẽ đc gọi là cong, cong bao nhiêu độ thì phải xi nhan? nếu không đi trên đường cứ nhan trái rồi lại nhan phải suốt à?
Bố luật sư này chém cũng dốt, lại nổi tiếng thôi.
Em thấy cụ này nói chuẩn ạ. Kính cụ (b)
 

phihanhgia

Xe container
Biển số
OF-296491
Ngày cấp bằng
24/10/13
Số km
6,111
Động cơ
382,794 Mã lực
Giống như truờng hợp trên của em, khi ta đang vào cua phải, có xe sau xin vượt, mình đi truớc thấy có xe ngược chiều thì không thể xi nhan phải đuợc vì xe sau sẽ tưởng mình đồng ý cho vượt. Khi đó ta phải xi nhan trái để cảnh báo, ngăn chặn xe sau không vượt. Ở đây, vào cua phải nhưng xi nhan trái đấy, có sai ko? Đó gọi là đạo đức người lái xe. Luật của bác mà soạn là xi nhan theo đường cong thì khối ông chết sau xe em, hehe
Bác đừng xuyên tạc thêm nữa nhé :)) Luật hiện nay không quy định xi nhan theo đường cong, chỉ mập mờ đòi hỏi xi nhan khi "chuyển hướng" và không nói rõ "chuyển hướng" là gì! Tai hại ở chỗ đó.

Tôi đề nghĩ phải định nghĩa rõ "chuyển hướng" phải được hiểu như thế nào, vd. sự thay đổi hướng so với tim đường. Định nghĩa như vậy thì vào đường cong hoàn toàn không cần xi nhan vì suốt thời gian đó xe chuyển động theo phương tim đường.

Và có thể phải xem xét kỹ thêm một vài trường hợp mà quy tắc xi nhan này dù tốt hơn cũ, vẫn chưa thỏa đáng và an toàn.
 

pinkwind9.0

Xe tải
Biển số
OF-190045
Ngày cấp bằng
16/4/13
Số km
378
Động cơ
333,826 Mã lực
Nơi ở
JW Marriot
ơ thế lần trước em chả bị mấy thằng xxx nó bắt xi nhan ở lối rẽ từ Long Biên ra chỗ ga ấy , chỗ đoạn ấy cong mà còn có đường nào khác đâu mà nó bắt lỗi xi nhan nữa ức chế v~ các cụ ạ. Giờ cứ đi qua đoạn đó là em xi nhan và rú ga =))
 

batmancar

Xe điện
Biển số
OF-108304
Ngày cấp bằng
9/8/11
Số km
4,579
Động cơ
430,810 Mã lực
Chế mự nó cái đèn sinhan vào vô lăng luôn, quay bên nào thì xi nhanh bên đó,
 

Tahknct

Xe buýt
Biển số
OF-25532
Ngày cấp bằng
10/12/08
Số km
819
Động cơ
495,700 Mã lực
Cụ hiểu sai ví dụ tôi đưa rồi.

Các cụ khác đưa ra ví dụ khi vào cung đường cong không cần xi nhan. Tôi hoàn toàn đồng ý nhưng cách hiểu và giải thích của nhiều cụ có vấn đề.
Vì thế tôi đã đưa ra phản ví dụ trên đường 1 chiều không phân làn, tức là mọi phương tiện chỉ có 1 hướng chuyển động theo cung đường đó, thì khi đó, chuyển từ mép trái đường sang mép phải đường có phải là chuyển hướng hay không?

Chiểu theo lý luận của 1 số cụ trên này là không, vì chỉ có 1 cung đường có 1 hướng, như vậy không có đổi hướng, thì không cần xi nhan. Nhưng hành động như vậy chỉ là phù hợp trên đường hẹp, còn trên đường (1 chiều) rộng không phân làn, thì lái xe làm như vậy là rất nguy hiểm cho các phương tiện khác. Tôi đưa ra ví dụ này để thấy là trên đường 1 chiều rộng dù xe vẫn chuyện động theo 1 hướng chính của đường nhưng vẫn cần phải xi nhan khi thay đổi hướng (tương đối) so với trục tim đường.

Còn ví dụ khi lái xe trên các đoạn đường cong thì phương tuyệt đối (so với kim la bàn) của lái xe có thay đổi khi vào đoạn đường cong, nhưng nếu phương chuyển động của xe vẫn song song với trục tim đường, thì không cần phải xi nhan.

Nói cho rõ ra là tôi bảo là luật không định nghĩa rõ ràng khái niệm chuyển hướng. Nhiều người (CSGT, LS, lều báo) hiểu là chuyển hướng so với kim la bàn (hay so với vĩ tuyến, kinh tuyến) hoặc chuyển hướng so với hướng đang chạy. Cách hiểu như vậy là "sai", dẫn đến hệ quả hài hước là khi chạy trên đường cong, lái xe phải xi nhan suốt. Sai là mình bảo họ nghĩ sai, chứ chiểu theo câu chữ trong Luật thì không phân định được, vì trong Luật có định nghĩa rõ ràng đâu !

Tôi gợi ý là Luật phải bổ sung định nghĩa thuật ngữ "chuyển hướng". Phải nói cho rõ chuyển hướng so với cái gì, không thể mập mờ như hiện nay, có 2 cách hiểu khác nhau:

1. chuyển hướng so với phương đang chuyển động (hoặc so với phương "tuyệt đối" của vĩ tuyến, kinh tuyến)
2. chuyển hướng so với tim đường (đường trung tuyến của đường).

Chuyển hướng hiểu đúng là chuyển hướng so với tim đường. Nếu Luật định nghĩa rõ như tôi đề nghị, thì khi vào đường cong (không giao cắt) không cần xi nhan và không thể có chuyện xử phạt tùy tiện được. Và hiểu như vậy sẽ giải quyết đúng được cả ví dụ tôi nêu, tức là trên đường 1 chiều không phân làn, vẫn phải xi nhan khi chuyển động không song song với tim đường.

Chắc chắn là những người làm ra bộ luật còn lơ mơ, đầu óc tư duy không chặt chẽ nên không hình dung ra được.
"Chuyển hướng so với so với tim đường" của cụ về lý thuyết thì đúng, nhưng thực tế làm sao biết xe chuyển động song song với tim đường hay ko? Láng phải, láng trái nó cũng lệch hơn chục độ rồi. Nếu luật quy định lệch bnhieu độ thì còn cãi nhau kinh nữa vì ko có cách nào ktra cả.
 

oldman8x

Xe tăng
Biển số
OF-93234
Ngày cấp bằng
28/4/11
Số km
1,205
Động cơ
408,971 Mã lực
Nơi ở
... Old Trafford
Điều quan trọng là xe đi đằng sau , trong nhiều trường hợp không biết phía trước có đoạn đường cong bởi bị xe đi trước che khuất tầm nhìn ,cụ ạ.
Nếu ai cũng chấp hành nghiêm chỉnh luật gt thì lại quá đơn giản, cụ ạ.
Tại sao lại không biết phía trước có đường cong? khi vào đường cong thì theo quy chuẩn về báo hiệu đường bộ, người ta sẽ cắm 1 cái biển báo phía trước có đường cong rẽ trái hoặc rẽ phải hoặc có nhiều đường cong liên tiếp. Đi đường phải nhìn vạch sơn, biển báo nữa chứ. Cho ku LS này 1 chuyến lên Hà Giang thì cứ gọi là 2 tay nó xoắn vào nhau luôn ấy chứ.
 

sozinho

Xe buýt
Biển số
OF-12372
Ngày cấp bằng
1/1/08
Số km
868
Động cơ
507,597 Mã lực
Xin những bác lo cho ông đằng sau về học lại luật. Luật quy định là đã hợp lý nhất cho tất cả phương tiện lưu thông rồi, nếu bất cập luật sẽ sửa đổi. Lái xe chỉ cần tuân thủ theo luật, vừa lái vừa lo cho ông đi sau không biết đường thì xin bác trả lại bằng kẻo người khác vạ lây.
Về đường cong hoàn toàn không phải xi nhan và cũng không phải sửa luật, chẳng qua tiếng Việt chưa sõi nên bẻ cong đi để phạt. Giờ bác đứng ở đường cong đó, bác hỏi bác CSGT rằng "Anh chỉ cho tôi hướng đi HN với (ví dụ)" thì cũng chỉ có một hướng mà thôi, vì làm gì có ngã rẽ, như vậy thì ta vẫn giữ nguyên hướng chứ có chuyển đâu. Ta đi theo đường mà, đường nào mà chẳng cong.
Ngược lại, những trường hợp tránh ổ gà, chướng ngại trên đường thì lại phải xi nhan, với những đường có phân làn thì các bác hiểu đó là chuyển làn phải xi nhan, với những đường không có phân làn thì sao? Theo em vẫn phải xi nhan. Đó là quy tắc an toàn, bởi nó tạo sự đồng nhất khi tham gia trên đường có phân làn. Còn về lý thì CS vẫn phạt tội đánh võng nếu bác cứ cùn mà tạt phải tạt trái trên đường không phân làn.
 
Chỉnh sửa cuối:

phihanhgia

Xe container
Biển số
OF-296491
Ngày cấp bằng
24/10/13
Số km
6,111
Động cơ
382,794 Mã lực
"Chuyển hướng so với so với tim đường" của cụ về lý thuyết thì đúng, nhưng thực tế làm sao biết xe chuyển động song song với tim đường hay ko? Láng phải, láng trái nó cũng lệch hơn chục độ rồi. Nếu luật quy định lệch bnhieu độ thì còn cãi nhau kinh nữa vì ko có cách nào ktra cả.
Hoan hô cụ. Ít nhất có cụ hiểu đúng ý định phải làm chặt chẽ từng thuật ngữ dùng trong luật. Khó khăn về mặt kỹ thuật tôi sẽ bàn thêm nếu được hỏi.

Theo tôi thay đổi theo phương vuông góc với tim đường khoảng 2m và xung quanh có các phương tiện khác thì bắt buộc phải xi nhan báo hiệu.

Với các xe con chiều dài 4-5m thì tương đương thay đổi góc lái gần 30 độ, còn đối với xe dài trên 10 m thì tương đương với việc xoay vô lăng 1 góc khoảng 10 độ.
 

phihanhgia

Xe container
Biển số
OF-296491
Ngày cấp bằng
24/10/13
Số km
6,111
Động cơ
382,794 Mã lực
Về đường cong hoàn toàn không phải xi nhan và cũng không phải sửa luật, chẳng qua tiếng Việt chưa sõi nên bẻ cong đi để phạt. Giờ bác đứng ở đường cong đó, bác hỏi bác CSGT rằng "Anh chỉ cho tôi hướng đi HN với (ví dụ)" thì cũng chỉ có một hướng mà thôi, vì làm gì có ngã rẽ, như vậy thì ta vẫn giữ nguyên hướng chứ có chuyển đâu. Ta đi theo đường mà, đường nào mà chẳng cong.
Ngược lại, những trường hợp tránh ổ gà, chướng ngại trên đường thì lại phải xi nhan, với những đường có phân làn thì các bác hiểu đó là chuyển làn phải xi nhan, với những đường không có phân làn thì sao? Theo em vẫn phải xi nhan. Đó là quy tắc an toàn, bởi nó tạo sự đồng nhất khi tham gia trên đường có phân làn. Còn về lý thì CS vẫn phạt tội đánh võng nếu bác cứ cùn mà tạt phải tạt trái trên đường không phân làn.
Bác nói đúng về cách hành xử trên đường khi xi nhan, nhưng về Luật yêu cầu giữ nguyên sự mập mờ thì không ổn.
Mọi người cần phải lưu ý đã là luật thì các thuật ngữ phải chính xác và không thể dùng ngôn ngữ dân dã, đa nghĩa được. Phải dùng thuật ngữ chính xác và chỉ có 1 nghĩa duy nhất thì mới phân định được.
 

phihanhgia

Xe container
Biển số
OF-296491
Ngày cấp bằng
24/10/13
Số km
6,111
Động cơ
382,794 Mã lực
Ảnh tự chế đây cho dễ hiểu:

Không cần xi nhan trên đường cong vì không thay đổi hướng so với tim đường. Cần phải định nghĩa chặt chẽ thuật ngữ thay đổi hướng trong Luật.



Với thay đổi lớn theo phương vuông góc với tim đường D, ví dụ D lớn hơn hoặc bằng 1.5m, kể cả trên đường không phân làn, phải xi nhan cho an toàn.

 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải
Top