"Dù được yêu mến, được công nhận là tà áo truyền thống, áo dài vẫn chưa có được bất kỳ danh phận nào.
Áo dài chưa được đề xuất là di sản, chưa được công nhận là quốc phục. Gần nhất, trong kế hoạch mang tính chiến lược về “Phát triển thương hiệu quốc gia bằng văn hóa” của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch có nhắc đến rất nhiều “mũi nhọn” như phim ảnh, ẩm thực, du lịch... nhưng không nhắc đến áo dài."
Được yêu thích và được coi là thiết kế đậm chất văn hóa truyền thống, thế nhưng áo dài không được công nhận là thương hiệu văn hóa, không được công nhận là di sản, không được công nhận là lễ phục hay quốc phục.
laodong.vn
Đặng Ngọc Hân lấy ví dụ từ việc Hàn Quốc đưa hanbok trở thành biểu tượng và thương hiệu văn hóa. “Cách người Hàn quảng bá hình ảnh hanbok tốt tới mức, ai đến đây du lịch cũng muốn mua hanbok về làm kỷ niệm, hoặc thuê hanbok để mặc chụp ảnh “check in”. Đơn cử như việc, khi bạn đến thăm cung Gyeongbokgung. Gyeongbokgung là điểm đến trong hầu hết các tour du lịch ở Seoul. Vé vào tham quan cung điện Gyeongbokgung khoảng 3.000 won/vé. Nhưng nếu các du khách đến đây đồng ý thuê và mặc trang phục truyền thống hanbok để vào thăm cung điện Gyeongbokgung sẽ được miễn phí vé vào cửa".
Ngọc Hân bày tỏ: "Chúng ta cũng có rất nhiều khu di tích lịch sử chất chứa những câu chuyện xưa đầy tự hào. Vậy tại sao, ở các khu di tích lịch sử như kinh thành Huế, chúng ta không mở những gian triển lãm áo dài, cho thuê áo dài, hay đặt ra những yêu cầu giống như cung Gyeongbokgung, rằng nếu du khách thuê áo dài vào tham quan kinh thành Huế, sẽ được miễn phí vé ra vào, chẳng hạn vậy".
Giới chuyên gia và các nhà thiết kế khẳng định, họ nhìn thấy tiềm lực kinh tế rất lớn của chiếc áo dài .
laodong.vn
Em cho là khó có thể tiếp thị áo dài ra thế giới vì mấy nhẽ.
Áo dài của ta gốc từ trang phục các cụ trong Sài Gòn Gia Định thời người Tàu các nơi nhập cư vào. Về lý chưa thể tường minh nó có liên hệ gì với thời trang Trung Quốc hay không. Lói gì lói, quốc tế họ ngắm họbcungz khó phân biệt so với cuốc phục Hàn hay Nhật hay Khờ Me.
Áo dài đã thay đổi phom dáng rất nhiều lần trong lịch sử và cho đến tận bây giờ. Một cái gì gọi là cuốc phục hay biểu tượng thì nên ổn định về thiết kế để người ta còn oánh giá được.
Chất liệu cũng lôm côm đủ loại từ the nhung gấm đến lụa đến va li de nói chung là chưa có sự ổn định
Màu sắc thì cũng ôi giờ ơi các kiểu.
Và quan trọng nhất là áo dài của ta không phải đàn bà con gái ai mặc cũng tôn dáng được. Nhất mấy cốm già tổ hiu bụng mỡ mặc vào thì vong linh ông Lơ Muya Cát Tường có nhẽ phải đầu thai làm thợ may lần nữa để trả nghiệp.