- Biển số
- OF-668894
- Ngày cấp bằng
- 9/6/19
- Số km
- 8,654
- Động cơ
- 436,686 Mã lực
Sắp cỗ mà ko có người ăn còn khốn nạn hơn nhiều
Quê cụ ở đâu mà chán thế. Hóa ra bày mâm cỗ lên cho người ta ăn nhưng lại bảo chỉ được ăn 1/2 thôi vì đấy là của cả bữa sau "Tôi bày cho đẹp mâm thôi". Hài VCLQuê gấu cụ chỉ ăn 1 bữa,quê em là hai bữa,đồ thừa bữa trước dồn lại bữa sau ăn
Bài của em có 2 phần: phần 1 thì vài người lấy phần bằng đc; phần 2 thì lấy phần theo phong tụcQuê em làm thế thì lần sau nhịn...
Làm cỗ ko mời...Cho chừa sau này mới "thả cửa"Bài của em có 2 phần: phần 1 thì vài người lấy phần bằng đc; phần 2 thì lấy phần theo phong tục
Quê cụ thì nhịn phần nào?
rút kinh nghiệm sau làm nhiều hơn chút cụ ạ.Em thiếu mấy mâm
Em thấy bác định nghĩa về hủ tục hơi lệch rồi, 'ăn cỗ lấy phần' ko phải là hủ tục, và văn hóa tân tiến ăn dư thì đổ vứt đi liệu có phải là tân tiến tục?Nhiều nơi, mời ăn cỗ nhưng đến không ăn mấy, thường ăn cơm + canh, các đồ khác thì chia nhau mang về, ở mâm để túi bóng luôn. Có nơi thì mâm ăn cứ ăn còn gia chủ đã chuẩn bị sẵn mỗi người 1 gói mang về.
Nói chung là nên bỏ cái hủ tục này đi.
Người đặt hà tiện nên bị thếQuê cụ ở đâu mà chán thế. Hóa ra bày mâm cỗ lên cho người ta ăn nhưng lại bảo chỉ được ăn 1/2 thôi vì đấy là của cả bữa sau "Tôi bày cho đẹp mâm thôi". Hài VCL
Còn việc ngoài lấy phần chia nhau trên mâm cỗ, có người vào bếp lục đồ ăn mang phần về nữa thì đúng là ạ quê cụ thật.
Bây giờ có bài hỏi "Văn hóa mời ăn cỗ 2 bữa, đồ thừa bữa trước dồn lại bữa sau ăn các cụ nghĩ gì" thì cụ sẽ trả lời ra sao?Quê gấu cụ chỉ ăn 1 bữa,quê em là hai bữa,đồ thừa bữa trước dồn lại bữa sau ăn
Gần 10 năm nay chưa lần nào đủ cả .Thành luôn lời nguyền.rút kinh nghiệm sau làm nhiều hơn chút cụ ạ.
Đọc truyện của cụ như tiểu thuyết nhưng đúng là rơi vào cảnh như vậy mới dở khóc dở cười với cái hủ tục này, e ủng hộ ăn không hết thì chia nhau lấy về cho đỡ lãng phí còn chia từ đầu nhìn nó thô bạo quá hoặc các mâm cùng người dân trong vùng thì được chứ người nơi khác đến ngồi ghép lúc đó cứ đờ người ra như người thừa trên mâm cỗCụ làm em nhớ lại khoảng năm 199x, lúc em hai mấy tuổi đi ăn cỗ cưới của một anh đối tác ngay thị xã Hải Dương mình.
Do đến muộn nên em đc ghép mâm với 5 cô sồn sồn ba mấy bốn mươi, cả mâm ăn chừng 10p thì việc chia phần đc diễn ra, các món đc thản nhiên chia làm 5 phần, có cô thấy miếng giò của em chưa ăn thì hất hàm hỏi: có ăn không
Em ngán ngẩm buông đũa lắc đầu và cô ấy lấy luôn miếng giò của em bỏ vào túi của mình.
Vậy là em sang bàn nước bên cạnh ngồi, vừa hớp đc nửa chén chè thì đám kia tràn sang vét hết bánh kẹo trầu cau trong bàn, đến 6 điếu thuốc trong đĩa cũng không tha.
Một chị trẻ nhất trong đám nhìn em ái ngại bảo: thôi, để mấy điếu thuốc lại cho nó hút, chứ mình lấy hết phần cỗ của nó rồi lại còn lấy hết cả bánh kẹo nữa...
Vẫn cô lớn tuổi kia thản nhiên: kệ nó, thanh niên giờ nó chả ăn mấy mà hình như thằng này không hút thuốc đâu...
Đến đây thì em hết chịu nổi, nói với chị trẻ kia: cảm ơn chị, chị cứ để các cô ấy lấy hết cho khỏi lạc đàn
Thật sự kiểu lấy phần lấy được thế này chính xác là hủ tục cần loại bỏ và may làm sao ở đất TX HD em chỉ gặp duy nhất một lần
Còn ở quê mẹ em ở Cẩm Giàng hay quê vợ em bên Văn Giang, Hưng Yên gia chủ chuẩn bị túi ni lông để khách ăn xong lấy phần mang về thì lại là tục lệ rất hay. Trên mâm, các món canh thì người dự ăn còn các món khô chia nhau mang về và việc chia phần chỉ diễn ra khi người cuối cùng trong mâm đã buông đũa.
Bữa 1 mời tất cả khách khứa,bữa hai là ng nhà ănBây giờ có bài hỏi "Văn hóa mời ăn cỗ 2 bữa, đồ thừa bữa trước dồn lại bữa sau ăn các cụ nghĩ gì" thì cụ sẽ trả lời ra sao?
Thế ý cụ là người ta mang hết đồ ăn mời khách quý về có phỏng?Năm ngoái hôm giỗ bà nội em thì nhà em có làm cỗ.Ăn uống thì ko có vẫn đề gì to tát.Nhưng lúc ăn xong thì mỗi bà lại lấy 1 cái túi đựng đầy thức ăn.Đến tối ăn tiếp thì... Hết cả thức ăn mà xơi,cứ tốp này đứng lên thì tốp khác đi vào.Có những trận cỗ mà đồ ăn mời khách quý thì ko có mà ăn xong thì mỗi bà lại một túi đầy thức ăn.Các cụ nghĩ gì về VH này?
Thế thì đừng kêu ca nữa bác. Cái này do lỗi chủ nhà rồi. Hà tiện quá mức cần thiết và/hoặc không biết tính toán. Cái đám giỗ cùng lắm đôic hục mâm mà không làm đủ cỗ thì đám cưới đôi trăm mâm chắc toang.Gần 10 năm nay chưa lần nào đủ cả .Thành luôn lời nguyền.