Vấn đề của thớt là liên quan đến góc nhìn, tôi mạn phép có vài ý thế này : tạm chia ra có 3 loại cơ quan/doanh nghiệp :
1/ Khối CQ/ DN nhà nước : trường hợp này thì khỏi bàn, bởi những điều như cụ mô tả rất dễ nhận thấy. nhưng tôi nghĩ cụ chủ ko nằm trong đơn vị thuộc dạng này.
2/ Khối tư nhân, sếp của đơn vị (giám đốc, tổng giám đốc) là người làm thuê , ăn lương giống như cụ thớt, chỉ khác vị trí.
3/ Khối tư nhân, sếp của đơn vị (GĐ, Tổng GĐ) cũng đồng thời là chủ.
Nói như vậy, tức những sếp trong mục 2/ và 3/ , người ta đều phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước cổ đông/hội đồng thành viên/HĐQT/ông chủ, về mặt tài chính/kinh doanh và sử dụng lao động trong doanh nghiệp. Nên nếu như Sếp làm sai hoặc thiếu sót thì về lâu dài, sẽ ảnh hưởng đến chính túi tiền của họ.
Sếp, tuy có rất nhiều thể loại, tốt/xấu, năng lực khác nhau, nhưng cũng là con người, chắc chắn có sự yêu/ghét, thích/ko thích. Nên chuyện nhân viên “được lòng” sếp , rất dễ thấy. đến đây lại có 3 loại nhân viên trong môi trường làm việc phổ biến :
- i) : NV chỉ có mỗi kỹ năng xu nịnh, ko có khả năng chuyên môn. Những thành phần dạng này rất nhanh chóng bị đào thải, nếu như DN thuộc loại hình 2/, 3/
- ii) : NV chỉ có khả năng chuyên môn, nhưng Vấn đề ngoại giao, ứng xử, kỹ năng mềm lại kém, hoặc có, nhưng ko đủ để xây dựng mối quan hệ tốt với đồng nghiệp , cũng như với các lãnh đạo cấp cao hơn.
- iii) : NV thực sự có năng lực, tức là vừa có kiến thức chuyên môn cao, vừa có kỹ năng làm việc tốt, hoàn thành được mọi công việc được giao, vừa có thái độ làm việc tốt, khả năng kết nối với đồng nghiệp/làm việc nhóm xuất sắc, đồng thời biết lắng nghe, đủ trình độ để chia sẻ với sếp trong nhiều vấn đề.
Vậy cụ thớt muốn làm vị trí nào trong 3 loại nhân viên kể trên ? Và thực tế cụ đang ở vị trí nào ?
Tự biết mình là ai vô cùng quan trọng, vì sẽ tự đánh giá được ưu nhược điểm của chính mình, rồi từ đó mới tìm ra con đường để học hỏi, rèn luyện, rồi mới có cơ hội để tiến thân. Nếu ko, thì muôn đời vẫn là nhân viên quèn, đầu tắt mặt tối, tiền hạn hẹp, rồi lại suốt ngày lẩm bẩm “moẹ, mình giỏi như thế này mà ko được trọng dụng, thằng kia vớ vẩn mà lại nhiều tiền..” bla bla ... về già rồi vẫn ko thể hiểu lý do tại sao, trách XH “bất công” , thật là hài hước
Trong môi trường tập thể, một XH thu nhỏ, ko bao giờ có sự “công bằng” tuyệt đối, nên chắc chắn sẽ tồn tại những vấn đề nội bộ như của cụ thớt đang gặp phải. Chuyện mâu thuẫn, săm soi, tỵ nạnh, hiềm khích, bằng mặt ko bằng lòng...là điều thường nhật. Sẽ thật khốn cho những DN nào gặp các vấn đề nội bộ trên ở mức độ trầm trọng, vì nó làm giảm sức chiến đấu, khả năng hoạt động, sự phối hợp giữa các nhóm làm việc, giữa các thành viên trong nhóm là cực kỳ tồi tệ —> DN sa sút.
Chốt lại, nếu còn muốn tiếp tục làm việc, tiếp tục cống hiến trong DN hiện tại, thì nhiều cụ cũng biết phải làm gì rồi.
Còn nếu ko chấp nhận , thì cũng nên nhảy sang chỗ khác mà làm, nhưng tôi chắc chắn rằng, nếu như ko thay đổi suy nghĩ, thay đổi cải thiện chính bản thân mình, thì lại tiếp tục vòng luẩn quẩn, tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa mà thôi.