không công bằng gây bực bội ức chế cho người lao động dẫn đến hiệu quả kém và sụp thôi cụ, mình bao nhiêu năm độc đoán vì thế nó nhiểm trong người gây ra hại cả thế hệ gây ra tình trạng con người nhỏ mọn ích kỷ vì vậy những công ty của mềnh không thể cạnh tranh nổi với bọn giãy chết được,
Chỗ e thường chia đều. Sau đó ai làm ngon thì được phong bì riêng
Em là người đang trả lương.
Cty đã tồn tại gần 18 năm rồi, hiện nay tụi em nắm cổ phần tuyệt đối để chi phối về mọi mặt của cty ("tụi em" là gọi số nhiều >1, chứ không có anh em hay họ hàng gì hết). Cty không to, nhưng ở VN thì người ta cũng chẳng xếp vào loại quá nhỏ.
Cũng từ 1 nước có nền quản lý kinh tế rất tốt về nên ban đầu em cũng học theo họ.
Do lợi thế của cty văn phòng trong HN, các XN ở địa phương nên rất nhiều nhân viên tụi em cho ăn lương trên văn phòng cty để người dưới các XN không biết thu nhập thật của họ. Nhưng điều đó đã được bỏ cách đây vài năm. Dù không khuyến khích để xem, nhưng sổ lương, thưởng không bị dấu nữa. Lương, thưởng không cào bằng mà có sự chênh lệch, có khi rất nhiều ở cùng 1 vị trí công việc.
Trong cty tụi em không để có người nào chiếm vị trí không thể thay thế, mà ai ai cũng hiểu "Có cô thì chợ vẫn đông, cô đi lấy chồng thì chợ vẫn vui".
Chính sách nhân sự thì tụi em không cần, mà cũng chẳng thể sử dụng người quá tài, mà chỉ cần người làm việc thực sự được ở vị trí được tuyển. Chính vì thế mà nhân viên, thậm chí cả công nhân thì chỉ trừ người mới vào làm được 1 hay 2 tháng đều được đánh giá về kết quả công việc của họ (kết quả thực tế sẽ bao gồm cả khả năng+thái độ, tác phong làm việc) và thưởng sẽ theo sát những kết quả này.
Ai thắc mắc sẽ được trả lời nếu cố gắng bằng những người kia thì cũng sẽ nhận như vậy.
Không bằng lòng, dù không người sử dụng lao động nào muốn, nhưng vẫn phải tìm cách chia tay. Có nhiều biện pháp, mà phân công việc để nhận lương cũng là 1 cách. Việc này không ngấm ngầm, mà rất công khai!
Trên này em viết nhiều lần là luôn coi sức lao động là 1 mặt hàng, thuận mua, vừa bán. Người sử dụng lao đông không muốn mua đắt, người lao động chẳng muốn bán rẻ. Làm việc với nhau mà vui vẻ được thì thêm chút tình cảm, còn không thì ngoài quan hệ công việc cũng chẳng phải chào khi gặp nhau!