Mời bác đọc # 229 ở trên, luật tây đấy.
Nó bẩu: Ông rẽ => phải nhường đường cho David, đang đi thẳng.
Ông Austin đã không nhường, xảy ra tai nạn => mắc lỗi => phải chịu phạt. Và họ đã đưa ra mức phạt.
(ý của tôi ở trên là, dù nhân văn đến mấy, 1 quan tòa không thể vì sự nhân văn mà phạt Austin, khi hắn không phạm lỗi).
Cái án ấy nặng hay nhẹ, tôi chịu.
Luật Ta cơ bản cũng copy từ luật Tây cụ à, không khác nhau mấy đâu. Án nặng hay nhẹ là do họ căn cứ vào “tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, đối tượng vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng”. Cái lỗi "không nhường đường" mà cụ trích dẫn ở trên ông Austin lại không vi phạm, trường hợp này là lỗi “thiếu cẩn thận”... do hậu quả rất nặng: có người tử vong
Tuân thủ luật pháp chính là sự nhân văn, luật pháp luôn gắn liền với nhân văn, chỉ những nhà nước nước độc ác tàn bạo mới tách rời luật pháp khỏi nhân văn.
Còn với David: kể cả khi hắn đi nhanh hơn cho phép, tây họ tính như này:
họ đặt câu hỏi: Nếu Austin vẫn tiếp tục đi như vậy, thì có xảy ra tai nạn tiếp theo không? Câu trả lời là Có => lỗi chính ở Austin, ít nhất 51%.
Câu hỏi tiếp: Nếu David vẫn đi xe máy như vậy, nhưng có chậm hơn, thì sao?
Thì hậu quả sẽ nặng hơn. Vậy, nếu David đi nhanh, hắn chịu 1 phần lỗi, nhưng tối đa chỉ 49%.
Khi cụ đưa ra con số 51% và 49% làm ví dụ thì cụ nên chỉ dẫn đến nguồn tài tiệu Tây mà cụ lấy được, có đáng tin cậy hay không. Vì các nguồn Tây hiện nay đều dẫn chứng vi phạm tốc độ của David cùng câu kết luận nhiều nhất là đừng chạy nhanh như David, đừng chết như David… Em chưa đọc được lời khuyên nào ngoài comment của cụ viết rằng nếu David chậm hơn thì hậu quả sẽ nặng hơn, rằng nếu David đi nhanh thì hắn chịu 1 phần lỗi… tối đa là 49%.
“Nếu Austin vẫn tiếp tục đi như vậy, thì có xảy ra tai nạn tiếp theo không? Câu trả lời là Có” - đoạn này đúng rồi, nhưng đoạn suy ra “lỗi chính ở Austin, ít nhất 51%” là sản phẩm của bốc phét ạ. Em chứng minh bằng sa hình (chuyển sang thuận tay phải) cho dễ nhìn nhé:
David vi phạm luật khi chạy tốc độ V2, đoạn đường S2 là “lợi ích” bất hợp pháp thu được do hành vi vi phạm của David mà có. Austin hay bất kỳ tài xế nào với tư duy chính đáng là luôn tuân thủ luật pháp có thể không thấy trước và không buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi nguy hại cho xã hội không do mình gây ra.
Khi lưu thông, hành vi nhường đường luôn được định hình bằng thói quen tuân thủ luật pháp giữa các đối tượng tham gia giao thông, chỉ như vậy mới đạt nguyên tắc: thông suốt, an toàn, hiệu quả. Không có quy định nào buộc người tham gia giao thông phải “nhường” đường cho hành vi vi phạm, Austin không bị buộc phải đo đạc chính xác lợi ích bất hợp pháp là chiều dài đoạn S2 mà David sẽ cướp đoạt.
Một đối tượng vi phạm có xu hướng luôn gây bất ngờ cho những người tham gia giao thông khác, để phân định rõ quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong các trường hợp này, từ “tránh” được sử dụng thay thế cho từ “nhường” áp dụng đối với những người tuân thủ luật.
Trước tiên là phải “tránh” hành vi của đối tượng vi phạm giao thông để đảm bảo an toàn cho bản thân mình và đối tượng vi phạm, còn phản xạ “tránh” kịp hay không phụ thuộc vào khả năng xử lý của từng người. Austin đã không “tránh” kịp vi phạm của David dẫn đến cái chết của cậu ta, nguyên nhân duy nhất được xác định cho đến nay là ông chưa có đủ sự tập trung cần thiết, thiếu cẩn thận… hay gọi sát nghĩa đen là thiếu quan sát. Áp đặt cho Austin lỗi “thiếu thận trọng”, “bất cẩn”, "thiếu quan sát"… là cả một sự miễn cưỡng, Tòa án không kết tội “không nhường đường” đối với ông ấy trong trường hợp này, đừng đánh lộn con đen. Hy vọng cụ dừng lại và đừng tiếp tục nhầm lẫn lỗi của Austin.
Cùng cách đi tương tự và cùng số lần đi như nhau, xác suất xảy ra tại nạn với Austin là bao nhiêu %? Xảy ra tai nạn với David là bao nhiêu %? Giả sử lấy chính các con số mà cụ nêu ra, nhà em thử đổi lại kết quả câu trả lời của cụ xem có thuyết phục hơn không nhé:
- Vi phạm tốc độ, xác suất xảy ra tai nạn với David là: 51%
- Thiếu quan sát không tránh được người vi phạm tốc độ, xác suất xảy ra tai nạn với Austin là: 49%
- Giả sử David không chết, phải bồi thường thiệt hại cho Austin là: 51% - 49% = 2%
Để bác so sánh, thằng tây đưa ra ví dụ như này, cho dễ:
Ông A đi đèn xanh, tông và ông B đèn đỏ. B sai lè.
Nhưng ông A đi quá nhanh, ví dụ 60/50.
Họ sẽ bẩu: B mà còn vượt đèn đỏ, thì còn tai nạn, cái đấy đã đành.
Giá A đừng đi nhanh thế, thì dù có tai nạn, hậu quả nó sẽ ít hơn thế này => A bị phạt ở mức 20%, ví dụ vậy.
Kết lại sẽ là: A sai 20% => đền 20% thiệt hại của B.
B sai 80% => đền 80% thiệt hại của A.
Phần thiếu còn lại của cả A và B: Tự bỏ tiền túi.
Tương tự cho các lỗi Rượu bia.
Thậm chí, bác đi đúng tốc độ cho phép, bác vẫn bị phạt.
Em hơi dị ứng với cách đại diện cho thằng Tây của cụ, nên thẳng thắn thừa nhận về các ví dụ kiểu thế này là quan điểm và phân tích của cá nhân cụ thôi ạ.
Nguyên tắc so sánh là phải đưa về cùng hệ quy chiếu, so sánh đối với trường hợp này phải là nơi giao nhau đồng “
mức” và đồng “
cấp” (cách gọi khác là cùng mức, cùng cấp). Khi đã bố trí đèn tín hiệu thì chỉ còn lại khái niệm giao nhau đồng mức, nhưng không còn đồng cấp giữa tín hiệu xanh và đỏ.
Nghĩa là khi đèn xanh bật sáng, thì các nhánh đường có tín hiệu xanh sẽ trở thành đồng cấp, các xe trên cùng cấp đường phải nhường đường đúng thứ tự theo quy tắc giao thông, ví dụ xe rẽ trái phải nhường đường xe đi thẳng ngược chiều. Khi đèn đỏ bật sáng, cấp ưu tiên lại hoán đổi cho các nhánh đường khác có tín hiệu đèn xanh bật sáng, cứ thế lặp đi lặp lại cấp ưu tiên hoán đổi cho nhau theo tín hiệu điều khiển.
So sánh theo đúng nguyên tắc, thì David vẫn vi phạm tốc độ ở nơi giao nhau đồng mức và đồng cấp với Austin, trở lại trường hợp tai nạn như đã phân tích.
Chính vì sự so sánh nhầm lẫn của cụ, mới dẫn đến việc cụ đem lỗi tốc độ ra so sánh với lỗi rượu bia để đánh giá quan hệ như đèn xanh với đèn đỏ.
Ví dụ trên Autobahn ở Đức của cụ cũng không hề đúng với vụ này và không bào chữa được cho vi phạm tốc độ của David.
Biển màu xanh ghi 130km/h chỉ là biển khuyến nghị, khuyến cáo có tính chất chỉ dẫn, đưa ra lời khuyên cho các xe tải nặng, motor không nên chạy quá tốc độ khuyến cáo, nhưng không mang tính bắt buộc trên cao tốc.
Khác với quy định giới hạn tốc độ tối đa trên biển màu đỏ, báo hiệu cảnh báo tốc độ “slow” qua nơi giao nhau đồng mức, đồng cấp… là những quy tắc mang tính bắt buộc. Hơn nữa trên Autobahn không giới hạn tốc độ, không có giao cắt, nếu có thì là giao cắt khác mức và tại các nhánh ra và nhánh vào cao tốc sẽ có giới hạn tốc độ bắt buộc.
Tương tự cho Rượu bia: tụi Đức cho uống bia mức 0.5 promile, tức khoảng 0.4 lit.
Bác uống 1 chai và đi, chẳng ai phạt cả.
Bác uống 1 chai và bị tai nạn như ông A trên kia: Bác bị phạt giống ông A, dù về kỹ thuật giao thông, bác chả sai gì cả.
Em chưa hiểu đoạn này cụ giải thích cái gì?