[Funland] Văn Cao: Mùa Xuân đầu tiên - Ca khúc cuối cùng

Ngo Rung

Xe cút kít
Biển số
OF-73049
Ngày cấp bằng
16/9/10
Số km
16,986
Động cơ
474,210 Mã lực
Âm nhạc của ông Sơn giá trị ở ca từ và triết lý trong đó chứ phần nhạc không có gì để bàn nhiều bác.
Nhiều câu em nghe hai mươi mấy năm mới hiểu, nhiều khi tự ồ lên, ô hóa ra đơn giản mà thật sâu sắc.
Sau ngày ông TCS mất 1 năm, rất nhiều sách, hồi ký, tản văn xuất bản, đọc hết mớ đấy lại hiểu thêm đôi chút về nhạc Trịnh.
Nó không tối nghĩa đâu bác ạ, ông TCS là phù thủy ca từ đấy.
Em cũng thích nhạc cụ Trịnh. Ca từ của cụ ấy phải rất lâu mới hiểu được. Phần nhạc lại rất bình dị, rất dễ chơi không phức tạp. Ngày SV mỗi lần chơi guita gái chết mê mệt :))
 

brick

Xe buýt
Biển số
OF-53148
Ngày cấp bằng
18/12/09
Số km
745
Động cơ
457,489 Mã lực
@Cụ Ngao 5: Theo hồi kí của giới văn nghệ sĩ cùng thời, cụ Ng Tuân không phải ng " khéo và biết ngậm miệng" đâu ạ. Cụ ương ngạnh, yêu ghét rõ ràng, chả sợ bố con đứa nào. Năm 58, cụ ấy mất chức " quan văn", sau đó cg "đi thực tế" ở Tây Bắc như bao người liên quan tới vụ NVGP.
Ôi đọc còm cụ em nhớ đoạn trong hồi ký của cụ Vũ Thư Hiên kể về cụ Văn Cao với cụ Nguyễn Tuân lên gặp Trường Chinh. Cụ Tuân chỉ hếch mặt lên ngáp trong lúc ông Chinh nói... đúng là ngạo!
 

brick

Xe buýt
Biển số
OF-53148
Ngày cấp bằng
18/12/09
Số km
745
Động cơ
457,489 Mã lực
tiện thớt nói về tí "bí sử" thời 5x 6x, nhờ các cụ cao niên bật mí chuyện thật (chứ đừng nghe nói hay đọc được) về cụ Nguyễn Tất Trung.
cách đây 10 năm có một ông anh ngồi nhậu với em, bảo tí nữa tao gọi một người ra đây mày thấy mặt thì mày có té ghế không. Tuy nhiên ông ấy không đến. Chuyện này được vài người em biết xác nhận là ông anh kia có biết và ngồi uống rượu với cụ Trung kia rồi, không phải chém gió ...
Cụ đùa. Chuyện này ai chả biết?! Còn nghe đồn cụ Trung nhà ở Bách Khoa...
 

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,955
Động cơ
341,406 Mã lực
Nếu Cụ đã nghe nhạc của Cụ Cung Tiến thì sẽ không hiểu nổi tại sao ở lứa tuổi đó mà sáng tác được những bản bất hủ như "Hoài cảm" năm 14 tuổi, "Hương xưa" năm 16 tuổi.
Bản "Hướng về Hà nội" Cụ Hoàng Dương cũng sáng tác năm 19, 20 tuổi.

Bẩm bác, chỉ một từ ngắn gọn: "Tài năng"
Hay sâu hơn: "Tố chất bẩm sinh" thừa hưởng từ di truyền hay thi thoảng do gien đột biến.

Riêng Cung Tiến, âm nhạc chỉ là một mảng phụ trong cuộc đời (đời sống) của ông. Tuy ông viết nhạc như một thú tiêu khiển, nhưng ông đã để lại những nhạc phẩm rất giá trị như "Hương xưa", "Hoài cảm", .. nghe nhạc của ông, nhìn vào sự nghiệp sáng tác khá "nhỏ nhoi" của Cung Tiến, rồi đem so với cái "sự nghiệp âm nhạc" độ sộ của một số vị nhac sĩ, mang chức danh Giáo sư tiến sĩ, nghệ sĩ nhân dân, nhà giáo nhân dân thậm chí đeo huân, huy chương danh giá kín ngực, người nghe mới thấm thía câu:

"Thà rằng ăn nửa quả hồng
Còn hơn ăn cả chùm sung chát lè".
Và nhổ toẹt vào ........ :))


Cung tiến là một nhà kinh tế học nổi tiếng ông từng có một học bổng cao học của Hội đồng Anh (British Council) để nghiên cứu kinh tế học phát triển tại Cambridge, Anh. =D>

Trên đời có nhưng loại người được gọi là Anh tú (Elite), Với loại người này cho dù có quăng họ vào rừng hay, vào thùng rác họ vẫn ngoi lên, đứng đầu nếu họ muốn! :P
 

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,955
Động cơ
341,406 Mã lực
@Cụ Ngao 5: Theo hồi kí của giới văn nghệ sĩ cùng thời, cụ Ng Tuân không phải ng " khéo và biết ngậm miệng" đâu ạ. Cụ ương ngạnh, yêu ghét rõ ràng, chả sợ bố con đứa nào. Năm 58, cụ ấy mất chức " quan văn", sau đó cg "đi thực tế" ở Tây Bắc như bao người liên quan tới vụ NVGP.
Ôi đọc còm cụ em nhớ đoạn trong hồi ký của cụ Vũ Thư Hiên kể về cụ Văn Cao với cụ Nguyễn Tuân lên gặp Trường Chinh. Cụ Tuân chỉ hếch mặt lên ngáp trong lúc ông Chinh nói... đúng là ngạo!

Em thì nghĩ có cái giống mà có khác hai bác! :P

Nghĩa là Nguyễn Tuân có cả hai cái "khí chất" đối nghịch mà hai bác nghe người ta nói về ông. Hai cái khí chất đối nghịch nằm trong một cái khí chất của kẻ sĩ là "tùy cảm nhi ứng". :D

Các bác coi các bài viết của Nguyễn Tuân thì qua văn phong cũng nhận ra cái khéo nói của ông ntn, còn chuyện hiên ngang, hay cứng đầu, thậm chi bất lịch sự trước một ai đó, là vì, một khi không còn sự tôn trọng, hay kính phục mà bắt buộc phải đối toạ với một ai, trong thế mình phải "lép vế" ngậm miệng, vì có nói nó cũng không hiểu hay chịu hiểu, nói chỉ phí lời, thì cái thái độ hay ngôn ngữ hình thể (Body language) đôi khi cũng là một phương cách bày tỏ suy nghĩ trong bối cảnh "Con ong cái kiến kêu gì được oan" trước kẻ cầm quyền. :(( :))
 
Chỉnh sửa cuối:

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,955
Động cơ
341,406 Mã lực
Tầng lớp này thường là anh tú nhiều đời cmnr, quẳng đi đâu vẫn ngoi lên ngạo nghễ, sống nhàn tản mà sướng, đ' cần sống bẩn.

Có thể mất một đời để làm giàu và trở thành kẻ giầu có nhưng muốn là người sang cả, thì ít nhất là 3 đời!
 

HuyArt

Xe cút kít
Biển số
OF-85656
Ngày cấp bằng
18/2/11
Số km
16,675
Động cơ
567,506 Mã lực
Văn Cao em không thích nhiều lắm chỉ vài bài thôi
Còn nhạc ông Sơn em thích nhiều hơn nhưng lại thích nghe không lời.
Lời nhạc ông Sơn đôi khi nghe chả hiểu gì và rất tối nghĩa
Nhạc sỹ sáng tác hay thì có nhiều, nhưng ca từ sâu sắc và giàu hình ảnh, nhiều ẩn dụ, nhiều màu, càng nghe càng hay chỉ có Văn Cao và Trịnh Công Sơn
Không phải vô tình mà 2 ông nhạc sỹ này vừa làm thơ rất hay và vẽ tranh cũng rất "suya"
Phông văn hóa tốt thì nghe nhạc Trịnh rất phê, không tối chút nào
 

atlas07

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-396343
Ngày cấp bằng
11/12/15
Số km
3,690
Động cơ
258,373 Mã lực
Tuổi
42
Em thì nghĩ có cái giống mà có khác hai bác! :P

Nghĩa là Nguyễn Tuân có cả hai cái "khí chất" đối nghịch mà hai bác nghe người ta nói về ông. Hai cái khí chất đối nghịch nằm trong một cái khí chất của kẻ sĩ là "tùy cảm nhi ứng". :D

Các bác coi các bài viết của Nguyễn Tuân thì qua văn phong cũng nhận ra cái khéo nói của ông ntn, còn chuyện hiên ngang, hay cứng đầu, thậm chi bất lịch sự trước một ai đó, là vì, một khi không còn sự tôn trọng, hay kính phục mà bắt buộc phải đối toạ với một ai, trong thế mình phải "lép vế" ngậm miệng, vì có nói nó cũng không hiểu hay chịu hiểu, nói chỉ phí lời, thì cái thái độ hay ngôn ngữ hình thể (Body language) đôi khi cũng là một phương cách bày tỏ suy nghĩ trong bối cảnh "Con ong cái kiến kêu gì được oan" trước kẻ cầm quyền đốn mạt! :(( :))
Nguyễn Tuân kiêu bạc nên bị rất nhiều người ghét. Vụ nhân văn lẽ ra là đối tượng bị trị thẳng tay nhưng có 2 lý do không bị trị là cụ Tuân biết chùn đúng lúc, biết nghe lời đúng lúc và cụ Tuân được 1 nhân vật quyền lực rất to trong bộ chính chị lúc đó hâm mộ văn cụ và cách sống nên đỡ đầu. Vì vậy sau này cụ sống khá phong lưu và vẫn kiêu bạc.
Nhân vật cụ Tuân nể vẫn là cụ Nguyên Hồng. Đời cụ Hồng khổ vì cụ ấy kiêu bạc hơn cụ Tuân không chùn bước trước ai cả. Vụ nhân văn bị yêu cầu kiểm thảo cụ ấy nhổ vào và bảo: tao cóc thèm kiểm thảo cái đếch gì. Cụ bỏ về quê nên bị đì đến hết đời.
Cuộc đời cụ Hồng thuộc loại cơ cực trong số các nhà văn nhưng cụ chưa than thở hay quỵ lụy ai cả. Dĩ nhiên chưa cực bằng các ông đầu sỏ bị đi tù
Nguyễn Tuân vẫn phải lên Tây bắc viết về nông dân để gọi là sám hối và gột đi cái văn tư sản của cụ. Khi uống rượu cụ vẫn khóc và bảo: đời tao còn xông xênh vì tao còn biết sợ.
So với các cụ trong vụ nhân văn chỉ cụ Tuân sướng nhất vì cụ biết sợ.
Còn các nhà văn khác khổ vì họ không biết sợ. Họ không sám hối việc họ đã làm và cũng không quỵ lụy ai
 

HuyArt

Xe cút kít
Biển số
OF-85656
Ngày cấp bằng
18/2/11
Số km
16,675
Động cơ
567,506 Mã lực
có quái gì mà bất hủ mấy bản nhạc ấy?
Nhạc là ngôn ngữ k lời, nhạc bất hủ thì cả thế giới nó biết.
Gu nhạc các cụ chán quá, cứ tung hô cái nhạc tiền chiến!
Nhạc ấy chỉ có giá trị lịch sử thôi chứ nhạt hoét.
Nhạc tiền chiến tiêu biểu cho tân nhạc, cũng là tiền đề cho nhạc trẻ phát triển mạnh sau này
Chứ em nghe thấy cũng nhạt như nước luộc Ngọc Trinh
So nhạc tiền chiến và nhạc trẻ sau này em thấy nó giống phin chưởng HK và phin HBO Mỹ, kekeke
 

atlas07

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-396343
Ngày cấp bằng
11/12/15
Số km
3,690
Động cơ
258,373 Mã lực
Tuổi
42
Nhạc sỹ sáng tác hay thì có nhiều, nhưng ca từ sâu sắc và giàu hình ảnh, nhiều ẩn dụ, nhiều màu, càng nghe càng hay chỉ có Văn Cao và Trịnh Công Sơn
Không phải vô tình mà 2 ông nhạc sỹ này vừa làm thơ rất hay và vẽ tranh cũng rất "suya"
Phông văn hóa tốt thì nghe nhạc Trịnh rất phê, không tối chút nào
Có thể phông văn hóa em không tốt.
Em nghe nhạc Trịnh phần lời chả hiểu ông viết cái gì
 

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,955
Động cơ
341,406 Mã lực
Nguyễn Tuân kiêu bạc nên bị rất nhiều người ghét. Vụ nhân văn lẽ ra là đối tượng bị trị thẳng tay nhưng có 2 lý do không bị trị là cụ Tuân biết chùn đúng lúc, biết nghe lời đúng lúc và cụ Tuân được 1 nhân vật quyền lực rất to trong bộ chính chị lúc đó hâm mộ văn cụ và cách sống nên đỡ đầu. Vì vậy sau này cụ sống khá phong lưu và vẫn kiêu bạc.
Nhân vật cụ Tuân nể vẫn là cụ Nguyên Hồng. Đời cụ Hồng khổ vì cụ ấy kiêu bạc hơn cụ Tuân không chùn bước trước ai cả. Vụ nhân văn bị yêu cầu kiểm thảo cụ ấy nhổ vào và bảo: tao cóc thèm kiểm thảo cái đếch gì. Cụ bỏ về quê nên bị đì đến hết đời.
Cuộc đời cụ Hồng thuộc loại cơ cực trong số các nhà văn nhưng cụ chưa than thở hay quỵ lụy ai cả. Dĩ nhiên chưa cực bằng các ông đầu sỏ bị đi tù
Nguyễn Tuân vẫn phải lên Tây bắc viết về nông dân để gọi là sám hối và gột đi cái văn tư sản của cụ. Khi uống rượu cụ vẫn khóc và bảo: đời tao còn xông xênh vì tao còn biết sợ.
So với các cụ trong vụ nhân văn chỉ cụ Tuân sướng nhất vì cụ biết sợ.
Còn các nhà văn khác khổ vì họ không biết sợ. Họ không sám hối việc họ đã làm và cũng không quỵ lụy ai

Kẻ sĩ

Tước hữu ngũ sĩ cư kỳ liệt,
Dân hữu tứ sĩ vi chi tiên.
Có giang sơn thì sĩ đã có tên,
Từ Chu, Hán, vốn sĩ này là quý.

Miền hương đảng đã khen rằng hiếu nghị
Đạo lập thân phải giữ lấy cương thường
Khí hạo nhiên chí đại chí cương
So chính khí đã đầy trong trời đất.

Lúc vị ngộ, hối tàng nơi bồng tất
Hiêu hiêu nhiên điếu Vị, canh Sằn
Xe bồ luân dù chưa gặp Thang, Văn
Phù thế giáo một vài câu thanh nghị.

Cầm chính đạo để tịch tà cự bí
Hồi cuồng lan nhi chướng bách xuyên
Rồng mây khi gặp hội ưa duyên
Mang quách cả sở tồn làm sở dụng.

Trong lang miếu ra tài lương đống
Ngoài biên thuỳ rạch mũi Can Tương
Làm sao cho bách thế lưu phương
Trước là sĩ, sau là khanh tướng.

Kinh luân khởi tâm thượng, binh giáp tàng hung trung,
Vũ trụ chi gian giai phận sự, nam nhi đáo thử thị hào hùng.
Nước nhà yên mà sĩ được thung dung
Bấy giờ sĩ mới tìm ông Hoàng Thạch

Năm ba chú tiểu đồng lếch thếch
Tiêu dao nơi hàn cốc thanh sơn
Nào thơ, nào rượu, nào địch, nào đờn
Đồ thích chí chất đầy trong một túi.

Mặc ai hỏi, mặc ai không hỏi tới
Gẫm việc đời mà ngắm kẻ trọc thanh
Này này sĩ mới hoàn danh.



 

HuyArt

Xe cút kít
Biển số
OF-85656
Ngày cấp bằng
18/2/11
Số km
16,675
Động cơ
567,506 Mã lực
Có thể phông văn hóa em không tốt.
Em nghe nhạc Trịnh phần lời chả hiểu ông viết cái gì
Người Nhật nổi tiếng khó tính trong thưởng thức âm nhạc
Vậy mà số lượng người Nhật hâm mộ nhạc Trịnh ngày càng đông, họ cảm nhạc Trịnh qua nhạc và lời thì họ say như điếu đổ
Em cũng tò mò không hiểu người ta dịch lời nhạc Trịnh có dễ không? trong khi nhiều người Việt còn ko hiểu hết lời nhạc Trịnh?
 

ragdoll

Xe buýt
Biển số
OF-446735
Ngày cấp bằng
19/8/16
Số km
551
Động cơ
213,927 Mã lực
Cụ Văn Cao viết ra được những vần thơ bài hát hay như thế có khi cũng 1 phần từ cuộc sống khổ cực mà cụ phải chịu đựng, chứ nếu có 1 cuộc sống vui vẻ hạnh phúc thì chưa chắc ạ







 

matizvan2009

Xe ngựa
Biển số
OF-42690
Ngày cấp bằng
8/8/09
Số km
26,000
Động cơ
1,254,158 Mã lực
Nhạc sỹ sáng tác hay thì có nhiều, nhưng ca từ sâu sắc và giàu hình ảnh, nhiều ẩn dụ, nhiều màu, càng nghe càng hay chỉ có Văn Cao và Trịnh Công Sơn
Không phải vô tình mà 2 ông nhạc sỹ này vừa làm thơ rất hay và vẽ tranh cũng rất "suya"
Phông văn hóa tốt thì nghe nhạc Trịnh rất phê, không tối chút nào
em hỏi cụ phát: em xưa hát karaok được mỗi bài Quỳnh hương, có đoạn lời "Miệng cười khúc khích trên lưng " mà em toàn tự sửa lại thành "sau lưng".
em nhờ cụ giải thích tại sao lại là "trên", ví dụ người con trai đang ngồi, cô gái dựa/rúc vào lưng cười hoặc đang chở nhau trên xe đạp/máy cũng là vị thế "sau" chứ không phải là "trên". hình tượng ra "trên" chỉ có khi nhân vật nam nằm úp thì mới là "trên lưng" thôi ah
 

atlas07

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-396343
Ngày cấp bằng
11/12/15
Số km
3,690
Động cơ
258,373 Mã lực
Tuổi
42
Người Nhật nổi tiếng khó tính trong thưởng thức âm nhạc
Vậy mà số lượng người Nhật hâm mộ nhạc Trịnh ngày càng đông, họ cảm nhạc Trịnh qua nhạc và lời thì họ say như điếu đổ
Em cũng tò mò không hiểu người ta dịch lời nhạc Trịnh có dễ không? trong khi nhiều người Việt còn ko hiểu hết lời nhạc Trịnh?
Tôi nghĩ họ sẽ dịch như ta dịch thơ haiku sang tiếng việt.
Ao cũ
Con ếch nhảy vào
Vang tiếng nước xao.
Bài thơ tôi thấy bình thường nhưng Nhật xem là kiệt tác văn chương của họ.
Hoặc bài
Trên cành khô
Con quạ đậu
Chiều thu.
Hoặc bài.
Bên dòng sumida
Chú chuột con uống nước
Mưa mùa xuân pha.
Tôi chịu chả thấy hay gì nhưng lại có nhiều người thích.
Có lẽ lời nhạc ông Sơn theo phong cách đó thơ haiku
 

matizvan2009

Xe ngựa
Biển số
OF-42690
Ngày cấp bằng
8/8/09
Số km
26,000
Động cơ
1,254,158 Mã lực
em hỏi phát, việc biên tập chữ ra vào, rơi dòng kiểu như thế này là do NXB tự biên tập hay copy lại đúng bản chép tay của tác giả hay theo đề nghị của tác giả?
 

atlas07

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-396343
Ngày cấp bằng
11/12/15
Số km
3,690
Động cơ
258,373 Mã lực
Tuổi
42
em hỏi cụ phát: em xưa hát karaok được mỗi bài Quỳnh hương, có đoạn lời "Miệng cười khúc khích trên lưng " mà em toàn tự sửa lại thành "sau lưng".
em nhờ cụ giải thích tại sao lại là "trên", ví dụ người con trai đang ngồi, cô gái dựa/rúc vào lưng cười hoặc đang chở nhau trên xe đạp/máy cũng là vị thế "sau" chứ không phải là "trên". hình tượng ra "trên" chỉ có khi nhân vật nam nằm úp thì mới là "trên lưng" thôi ah
Đang cõng nhau thì sao?
Nụ cười trên lưng hợp chứ?
 

matizvan2009

Xe ngựa
Biển số
OF-42690
Ngày cấp bằng
8/8/09
Số km
26,000
Động cơ
1,254,158 Mã lực

HuyArt

Xe cút kít
Biển số
OF-85656
Ngày cấp bằng
18/2/11
Số km
16,675
Động cơ
567,506 Mã lực
em hỏi cụ phát: em xưa hát karaok được mỗi bài Quỳnh hương, có đoạn lời "Miệng cười khúc khích trên lưng " mà em toàn tự sửa lại thành "sau lưng".
em nhờ cụ giải thích tại sao lại là "trên", ví dụ người con trai đang ngồi, cô gái dựa/rúc vào lưng cười hoặc đang chở nhau trên xe đạp/máy cũng là vị thế "sau" chứ không phải là "trên". hình tượng ra "trên" chỉ có khi nhân vật nam nằm úp thì mới là "trên lưng" thôi ah
Phin Hàn hoặc chuyện ngôn tình hay có cảnh trai cõng gái, vậy cười khúc khích trên lưng(trên vai) là chuẩn bài, cười thấp hơn thì đang 6-9 hả lão? đang kèn sáo thì khúc khích làm thao?:D
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top