- Biển số
- OF-657454
- Ngày cấp bằng
- 21/5/19
- Số km
- 438
- Động cơ
- 112,677 Mã lực
bài này ngày xưa em thích cực , cảm ơn cụ chủ
Đúng là đọc còm của cụ thấy câu hỏi của cháu cũng nhạy cảm, nhưng câu hỏi của cháu chỉ đơn thuần về mặt âm nhạc.Cụ hỏi thế này mà quay về thời đấy là xong dồi đới, mùa xuân thứ 2,3 là mùa xuân nào
- Giọng thứ: Biết thời điểm, căn cớ ra đời của mấy bài giọng thứ về "Bác" đó chưa?Bác binvn "biết thì thưa thốt không biết thì dựa cột mà nghe" nhé!!!
1. "Hầu như 100% ca khúc sáng tác trong thời kỳ này đều ở giọng TRƯỞNG (vui) - còn lại CẤM CHỈ giọng THỨ: "Không may" là đoạn điệp khúc "Mùa xuân đầu tiên" bị.... VC viết ở giọng THỨ (buồn)"
Rất nhiều tác phẩm âm nhạc cách mạng (Nhạc đỏ) nổi tiếng trong giai đoạn 1954-1976 viết theo cung (giọng) thứ hát hằng ngày, hát ra rả mà điển hình là hai bài "Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng" Dm - Phong Nhã, Tình bác sáng đời ta Cm - Long Hưng Minh Tuyền, Hồ Chí Minh đẹp nhất tên người Am - Trần Kiết Tường, Bài ca may áo Dm - Xuân Hồng,...... và nhiều nhiều nữa ...
Giọng TRƯỞNG không nhất thiết là vui, Vui hay buồn là do ở tiết tấu, cách xử lý giai điệu và "cái tài của người nhac sĩ!
Vi dụ bài Câu hò bên bờ Hiền Lương G - Hoàng Hiệp Đằng Giao, viết ở cung Sol trưởng mà nghe là đứt cả ruột!
2. "Việc sử dụng các tiết tấu vũ khúc phương tây (như Valse trong MXĐT) hầu như là điều cấm kỵ trong "nền âm nhạc CMVN" trong suốt giai đoạn này"
Rất nhiều tác phẩm ca nhạc văn công hát dùng tiết tấu Valse vì dễ đàn, dễ đệm! Dễ "bắt nhịp".
Học đệm hát bằng nhac cụ , ví dụ Guitar thì tiết điệu đầu tiên sẽ là Valse.
Còn hát thi ai mà chằng biết bài Nhạc Rừng của Hoàng Việt?
Đố ai đệm hát hay diễn tấu bài này mà không dùng tiết điệu Valse đấy!
Vấn đề là tiết tấu đó phù hợp hay không với bài nhạc, với giai điệu viết ra.
Ngay như bài Mùa Xuân đầu tiên này, vì tiết tấu khá chậm, nhip 3/4, tuy khi hát và đệm vẫn có thể đệm hay hát trên tiết tấu Boston nhưng sẽ giảm đi cái giai điệu dặt dìu,cái thanh thoát cuả câu nhạc!
Cụ cho em xin file nhé. Em đã inbox cụ!Bắt đầu từ năm 1996 đến hết năm 2009, đài RFI ( Pháp) có tiến hành loạt bài phỏng vấn những cụ thuộc phong trào Nhân Văn-Giai Phẩm, đó là các cụ:
Nguyễn Hữu Đang, Lê Đạt, Hoàng Cầm, họa sỹ Trần Duy ( thư ký tòa sạon báo Nhân Văn), em có các file ghi âm này, cụ nào muốn nghe???
Cụ ông và cụ bà trả lời pv thật tức thì, tự nhiên và mạch lạc. Họ đều là những người có trí tuệ hơn người, nói vừa đủ để hiểu, khiêm nhường luôn là đức tính quí tộc thời xưa.Phỏng vấn Văn cao. Ông u uất, buồn rầu nhưng không dám nói hết. Nói nữa sợ lại ăn thêm cái án 10 năm
Đứa e gái họ e học nhạc viện HN nó nói : Thiên thai là 1 trong những bài hát khó xướng âm nhất mà chúng nó phải học trong trường.Gần như nếu đã tập xướng âm được bài này,thì có thể xướng âm được mọi bài khác.Đúng là như vậy!
Tiếng Sáo Thiên Thai, Khối Tình Trương Chi, Trường Ca Sông Lô của Phạm Duy đúng là nhạc và chỉ đơn thuần là nhạc!
Trong khi những tác phẩm của Văn Cao như Thiên thai, Trương Chi, hoặc Sông Lô Không chỉ là nhạc mà còn là văn, là Thơ là tự sự, nỗi lòng .... Một tác phẩm âm nhạc của Văn Cao người ta có thể "xử lý" bằng nhiều hình thức mà vẫn phù hợp.
Đó là nói về tổng quát!
Còn đi sâu vào chuyên môn những bài nhạc, hay những tác phẩm của Văn Cao nếu phân tích về ca từ thì những ai là người Việt Nam, biết và hiểu, tiếng Việt sẽ đủ cảm nhận cái hay của nó, em không cần nói thêm!
Còn về giai điệu, tiết tấu cũng như cấu trúc, giai điệu để cấu thành hợp âm khi đệm, người ta có thể dùng năm "hợp âm vòng" cơ bản để đệm và ngược lại cũng có thể áp dụng những hợp cấu trúc hợp âm khác để tạo ra những màu khác nhau còn phân tích về bè, thì những bài hát của Văn Cao vẫn có thể chỉnh sửa giai điệu thành nhiều bè khác nhau, dùng cho hợp xướng và cũng quay lại về cấu trúc giai điệu, thì có thể viết lại thành những Concerto hoặc những tác phẩm giao hưởng lớn nếu người yêu nó, có đủ tâm và đủ tầm khỉ viết.
Nghĩa là, nói cho dễ hiểu, tác phẩm âm nhạc của Văn Cao có thể dùng "ăn tươi, ăn ngay" hát, hò, ngâm vịnh, ....
Hoặc làm "nguyên liệu chính, gốc" để "xào nấu chế biến" ra những món ăn thịnh soạn cao cấp khác!
Đó là lý do cho một "còm" trước ("còm"# 147) em có đồng ý với ý kiến của một bác nói Văn Cao là thiên tài và tác phẩm của ông là tuyệt phẩm.
Cùng xin nói thêm và rõ hơn một chút!
Lưu ý các bác, Hãy hiểu những nhạc sĩ Việt Nam trước đây (trước 1954) hoàn toàn đến với âm nhạc bằng tình yếu và tài thiên bẩm: Họ Không được đào tạo trường lớp đầy đủ!
Khi còn trẻ, Văn Cao viết nhạc bằng cảm thụ âm nhạc của mình! Chính cái tâm hồn đó, cái tư tưởng đó , với đôi tai đó giúp cho ông tự vẽ trong đầu những câu nhạc lắp vào những giai điệu mượt mà hòa hợp với hòa âm! và những tác phẩm đó sẽ phải được giữ lại và lưu lại cho muôn đời sau, đánh dấu một giai đoạn khởi đầu của nền âm nhạc Việt Nam viết trên thang âm Bình Quân Luật của Tây phương.
Do vậy, với những ai hiểu nhạc, học nhạc một cách tử tế, khi nghiên cứu hay để ý tới nhạc Văn Cao và cộng thêm với sự hiểu biết về tiểu sử của ông, những khó khăn, khốn khó thậm chí khốn nạn của ông trên con đường đến với âm nhạc với bao khó khăn, muôn vàn thiếu thốn nhưng ông vẫn làm được những kỳ tích như vậy, thì không là thiên tài chẳng là tuyệt phẩm thì còn là gì nữa ???
Cái này trên Youtube đầy mà cần gì phải xin. Phỏng vấn Hữu Loan em từng nghe trên Youtube r màCụ cho em xin file nhé. Em đã inbox cụ!
Vâng quả là vậy!Đứa e gái họ e học nhạc viện HN nó nói : Thiên thai là 1 trong những bài hát khó xướng âm nhất mà chúng nó phải học trong trường.Gần như nếu đã tập xướng âm được bài này,thì có thể xướng âm được mọi bài khác.
Với cá nhân e,cụ Văn Cao gần như là nhạc sĩ số 1 VN từ thời tân nhạc đến giờ mặc dù số lượng bài hát cụ để lại không nhiều.
Kính cụ 1 bản thiên thai mang hơi hướng trẻ hơn mà cá nhân e thấy cũng rất hay
Em nghĩ là ảnh hưởng sâu thôi, mà hay thế không bị hớp hồn thì là tai trâu ạ.hihi, về nhạc các cụ xưa sáng tác thời 4x, em nghe một nhận định thế này, nói ra không biết ai ủng hộ, ai ném đá ah: thời đấy thông tin ít nên tiện tay các cụ bưng luôn một bản của pháp đĩ về mô-đi-phê rồi cho lời Việt vào rồi thành tuyệt phẩm...., xa quá nên không có "tình thôi xót xa"....
Lời khen của TCS bay bổng cho một idol. Lời khen của PD ngắn gọn và thực lòng dành cho một người bạn.Nhận xét về Văn Cao:
Trong âm nhạc, Văn Cao sang trọng như một ông hoàng. Trên cánh đồng ca khúc, tôi như một đứa bé ước mơ mặt trời là con diều giấy thả chơi. Âm nhạc của anh Văn là âm nhạc của thần tiên bay bổng. Tôi la đà đi giữa cõi con người. Anh cứ bay và tôi cứ chìm khuất. Bay và chìm trong những thân phận riêng tư....
—Trịnh Công Sơn
Văn Cao là một viên ngọc trên bức khảm văn hoá - nghệ thuật của dân tộc Việt Nam.
—Đặng Thai Mai
Thấp bé hơn tôi, khép kín hơn tôi, nhưng Văn Cao tài hoa hơn tôi nhiều.
—Phạm Duy
Cụ thử nghe bản Thiên thai này xemNhạc Văn Cao em thích bài bến xuân hơn Thiên Thai
Thiên thai nghe nó mơ hồ và giọng cao quá
Nghe Nguyên Thảo hát thì còn gì bằng mấy dòng nhạc như Phạm Duy, Văn Cao, Từ Công Phụng ... em thấy Ánh Tuyêt sau có: Nguyên Thảo, Đức Tuấn Và Tùng Dương hát hayCụ thử nghe bản Thiên thai này xem
Hay bản này cổ điển hơn tí
Nguyên Thảo hát nhạc Phạm Duy rất hay.Còn mấy bài Nếu một mai em sẽ qua đời,Nghìn trùng xa cách,Đưa em tìm động hoa vàng,Đường chiều lá rụng... nữa. E ưng cái bụng.Có điều từ ngày sinh em bé xong cảm giác Thảo ko hay bằng ngày xưa nữa thì phải.Nghe Nguyên Thảo hát thì còn gì bằng mấy dòng nhạc như Phạm Duy, Văn Cao, Từ Công Phụng ... em thấy Ánh Tuyêt sau có: Nguyên Thảo, Đức Tuấn Và Tùng Dương hát hay
Lớp trẻ trừ Cậu “ Thật bất ngờ “ ra thì em chưa nghe đc thêm ca sĩ nào.
Không Lq lắm nhưng bài Tình ca của Pham Duy do Nguyên Thảo hát thật là hay mặc dù là quay thu trực tiếp không qua xử lý. Đây mới đúng thực sự là Tình ca.
Cái này thì đúng đấy, trước 1946 nhạc sỹ là thành viên của đơn vị danh dự của VM. có lẽ vì vậy mà lời của bài Tiến Quân Ca được coi là một trong 10 quốc ca có lời mang tính bạo lực nhất trên thế giới ( oái ăm thay bài quốc ca Pháp La Marseillaise cũng được xếp cùng danh sách ). Đường vinh quang xây xác quân thù và máu bọn chúng sẽ tưới đẫm ruộng taXin cụ thông tin thêm về nội dung này với
Đúng rồi cụ ạ, ngọng ngọng nghe rất da diếtThùy Dương phải không cụ?