Đúng là như vậy!
Tiếng Sáo Thiên Thai, Khối Tình Trương Chi, Tiếng hát Sông Lô của Phạm Duy đúng là nhạc và chỉ đơn thuần là nhạc!
Trong khi những tác phẩm của Văn Cao như Thiên thai, Trương Chi, hoặc Trường Ca Sông Lô Không chỉ là nhạc mà còn là văn, là Thơ là tự sự, nỗi lòng .... Một tác phẩm âm nhạc của Văn Cao người ta có thể "xử lý" bằng nhiều hình thức mà vẫn phù hợp.
Đó là nói về tổng quát!
Còn đi sâu vào chuyên môn những bài nhạc, hay những tác phẩm của Văn Cao nếu phân tích về ca từ thì những ai là người Việt Nam, biết và hiểu, tiếng Việt sẽ đủ cảm nhận cái hay của nó, em không cần nói thêm!
Còn về giai điệu, tiết tấu cũng như cấu trúc, giai điệu để cấu thành hợp âm khi đệm, người ta có thể dùng năm "hợp âm vòng" cơ bản để đệm và ngược lại cũng có thể áp dụng những hợp cấu trúc hợp âm khác để tạo ra những màu khác nhau còn phân tích về bè, thì những bài hát của Văn Cao vẫn có thể chỉnh sửa giai điệu thành nhiều bè khác nhau, dùng cho hợp xướng và cũng quay lại về cấu trúc giai điệu, thì có thể viết lại thành những Concerto hoặc những tác phẩm giao hưởng lớn nếu người yêu nó, có đủ tâm và đủ tầm khỉ viết.
Nghĩa là, nói cho dễ hiểu, tác phẩm âm nhạc của Văn Cao có thể dùng "ăn tươi, ăn ngay" hát, hò, ngâm vịnh, ....
Hoặc làm "nguyên liệu chính, gốc" để "xào nấu chế biến" ra những món ăn thịnh soạn cao cấp khác!
Đó là lý do cho một "còm" trước ("còm"# 147) em có đồng ý với ý kiến của một bác nói Văn Cao là thiên tài và tác phẩm của ông là tuyệt phẩm.
Cùng xin nói thêm và rõ hơn một chút!
Lưu ý các bác, Hãy hiểu những nhạc sĩ Việt Nam trước đây (trước 1954) hoàn toàn đến với âm nhạc bằng tình yếu và tài thiên bẩm: Họ Không được đào tạo trường lớp đầy đủ!
Khi còn trẻ, Văn Cao viết nhạc bằng cảm thụ âm nhạc của mình! Chính cái tâm hồn đó, cái tư tưởng đó , với đôi tai đó giúp cho ông tự vẽ trong đầu những câu nhạc lắp vào những giai điệu mượt mà hòa hợp với hòa âm! và những tác phẩm đó sẽ phải được giữ lại và lưu lại cho muôn đời sau, đánh dấu một giai đoạn khởi đầu của nền âm nhạc Việt Nam viết trên thang âm Bình Quân Luật của Tây phương.
Do vậy, với những ai hiểu nhạc, học nhạc một cách tử tế, khi nghiên cứu hay để ý tới nhạc Văn Cao và cộng thêm với sự hiểu biết về tiểu sử của ông, những khó khăn, khốn khó thậm chí khốn nạn của ông trên con đường đến với âm nhạc với bao khó khăn, muôn vàn thiếu thốn nhưng ông vẫn làm được những kỳ tích như vậy, thì không là thiên tài chẳng là tuyệt phẩm thì còn là gì nữa ???