Tiếp tục phục vụ câc thớt câu chuyện về sát nhân ợ
Tác phẩm của sát nhân (2)- Gai trong tim
Là tự giác, tôi thuộc loại “chân rộng”. Nghĩa là các phạm nhân khác chỉ có thể loanh quanh trong buồng còn tôi được tạo điều kiện, chạy đi chạy lại giữa các khu giam. Những điều kiện sinh hoạt cũng được ưu tiên hơn một chút. Ví dụ như thuốc lào, thuốc lá. Về luật giam giữ, đó là món bị cấm. Tù nhân gọi đùa thuốc lào, thuốc lá là “máu khô”, quý như máu vậy. Thứ êm say ấy, tôi lại không bao giờ thiếu. Tôi mang cả “bóng”thuốc lào về buồng, xé báo quấn mời thằng Tùng điếu “sâu kèn” dài cả nửa mét. Con mắt chột sáng lên. Nó hút, mặt lạnh tanh.
Đồ ăn thức uống cũng vậy. Chạy loanh quanh trao đổi giữa các khu giam, ngoài đồ ăn được cấp phát, thực đơn của tôi có phần đa dạng hơn. Mang về buồng mời, thằng Tùng ăn uống, mặt vẫn lạnh tanh. Ngoài những xã giao tối thiểu như mời ăn, mời hút, hai thằng gần như không giao lưu. Tôi biết ngoài xã hội, thằng Tùng đại ca đại cốc không kém tôi. Chắc nó quen được đàn em cung phụng. Tôi cố gắng thông cảm cho nó. Vì những ngày thanh thản của nó cũng chẳng còn bao lâu nữa. Lúc tuyên án, khả năng nó sẽ sang khu đối diện, chuẩn bị đi nốt kiếp người.
Ở cùng nhau chừng hai tuần thì các quản giáo nói không cần trông chừng nó nữa. Họ đã hiểu biểu hiện chấp nhận trả giá của nó. Lúc tôi thu dọn nội vụ, nó bỗng hỏi:
- Mày là Rồng “sẹo” phải không?
Tôi ngẩng lên:
- Mày không hỏi mà vẫn biết tên tao à?
- Tao không hỏi mày không có nghĩa là tao không hỏi người khác. Tao có nghe tiếng tăm mày ngoài xã hội. Tao cũng từng gặp anh Ngọc “thủ” nữa.
Tôi gật đầu:
- Ừ, tiếng tăm của mày cũng không kém tao đâu.
Thằng Tùng có vẻ tần ngần:
- Nghĩa là, những việc mày làm những ngày qua, không phải vì muốn tao xăm cho mày hình gì đó?
Tôi phì cười:
- Tao biết hình xăm của mày là thương hiệu. Nhưng xin lỗi, mày không phải là anh em của tao. Mà với tao, không phải anh em thì tao không nhờ.
Tôi gõ cánh cửa lim báo quản giáo đã xong. Lúc cửa mở, tôi nói với nó vẫn đang ngơ ngác:
- Giữ gìn sức khỏe và minh mẫn khi đi “cung” nhé. Vụ của mày căng đấy. Thỉnh thoảng tao gửi thuốc lào thuốc lá cho.
Với tôi lúc ấy, thằng Tùng “chột” cũng như mọi sát nhân khác tôi từng ở cùng một thời gian mà thôi. Tôi đã hoàn thành nhiệm vụ các quản giáo giao, vậy là xong. Giang hồ có câu: “tình tù nghĩa đĩ”. Tù cũng thế mà đĩ cũng thế. Bèo nước gặp nhau, gắn kết nhau chỉ vì lợi lộc, mấy khi có tình với nghĩa thực sự để mà vấn vương. Nhưng cái duyên giữa tôi và thằng Tùng chưa dừng lại.
Làm du đãng, nhiều khi oán thù từ ngoài xã hội đeo đẳng vào tận vòng lao lý. Vấn đề ở chỗ, oán thù nhiều, có muốn nhớ cũng không nhớ hết được. Trong băng anh Ngọc, vì thân phận đặc biệt, tôi ít khi ra mặt. Nhưng chính vì thế, oán thù lại càng sâu kín, càng khó phát hiện hơn. Dù luôn cảnh giác cao độ, vẫn có lúc sơ sẩy.
Thứ sáu hàng tuần là ngày khám bệnh cho các phạm nhân bị ốm. Là tự giác, tôi thường phụ cán bộ y tế phát thuốc cho những đứa khám xong. Một dãy dài đám áo sọc ngồi chồm hỗm nối đuôi nhau, đến lượt ai thì người ấy lại bàn, khai bệnh với cán bộ. Công việc cực nhàm chán. Tôi chẳng lạ. Nhiều thằng khỏe như voi vẫn báo bệnh lăng nhăng, mục đích để xin ít kháng sinh, dự trữ lúc bệnh thật.
Đang ngáp ngắn ngáp dài, tôi bỗng không kìm được giật mình vì thấy hai khuôn mặt rất quen. Sau nhiều lần di chuyển theo thứ tự, chúng đã đến ngồi sát sau lưng thằng đang khám. Cùng lúc chạm mắt với tôi, hai thằng lập tức vùng dậy, chia thành gọng kìm, lao vào tôi. Nhác thấy tay mỗi thằng đều cầm dùi sắt, tôi hiểu đây là vụ tấn công dàn xếp từ trước. Chúng biết tôi thường phụ phát thuốc nên cùng giả ốm để ra khám bệnh, chờ cơ hội thanh toán tôi. Dùi sắt, đơn giản chỉ là mẩu sắt tròn, to cỡ ngón tay út, dài chừng 20 cm mài nhọn hoắt, chỗ tay cầm quấn vài chống trơn. Mẩu sắt có thể được nhặt nhạnh hoặc được bẻ từ đâu đó, được giấu cực tinh vi vì tàng trữ sắt thép là điều cấm kỵ trong môi trường này. Dùng dùi sắt thanh toán nhau, sát thủ ngoài lên phương án kỹ càng thì còn bất cần hậu quả. Tôi biết đang nguy hiểm cận kề.
Ngày khám bệnh, đám ra khỏi buồng toàn bọn bị ốm hoặc giống bị ốm, nên các quản giáo chẳng mấy lưu tâm. Người gần tôi nhất là cán bộ y tế lại không có nghiệp vụ trấn áp. Đứng phụ phát thuốc, tôi nhanh chóng bị ép vào góc tường chết. “Một tấc dài một tấc mạnh, một tấc ngắn một tấc hiểm”. Và không chỉ “hiểm”, bọn tấn công tôi còn chơi kiểu thí mạng. Dính hai vết đâm sượt sườn, tóe máu, tôi vẫn không có cách đoạt dùi từ tay chúng nó.
Đúng lúc ấy, một thằng từ hàng khám bệnh lao đến. Nó vọt rất nhanh, từ sau lưng, khóa cổ khóa tay, quật ngã một thằng. Tôi mừng húm. Trợ giúp tôi là thằng Tùng “chột”. Thấy đồng bọn bị hạ, thằng còn lại tấn công trong hoảng loạn. Tôi bình tĩnh đốn gục nó bằng cú chặt cườm tay vào gáy. Lúc này được báo động, nhiều quản giáo chạy tới. Chưa biết ai đúng ai sai, cả bốn thằng đều bị trấn áp. Bị khóa tay đè dưới đất, tôi cố ngoái nói với thằng Tùng đang giãy giụa đùng đùng: “Đừng chống cự! Mình không làm gì sai”. Sau cả tiếng lấy lời khai và hỏi nhiều nhân chứng, tôi và thằng Tùng được xác định là bị hại. Hai thằng kia đi cùm kỷ luật. Dù quen mặt, tôi vẫn không thể nhớ ra thù oán có từ đâu. Nhưng cũng không phải việc cần quá lưu tâm. Sau kỷ luật, hai thằng kia sẽ bị chuyển khu giam khác. Chưa có chuyện nghiêm trọng, tôi không muốn truy cứu nữa.
Cùng ra khỏi buồng cung, tôi gật đầu với thằng Tùng:
- Cảm ơn! Mày vừa cứu tao một mạng.
Nó cười cười:
- Mày chưa thảm đến mức ấy đâu. Nhưng nếu là thế, tao với mày đã là anh em chưa?
Tôi nhún vai:
- Anh em thì chưa biết nhưng là bạn thì chắc chắn. Tính tao phân minh, ân đền oán trả.
- Vậy tao muốn mày trả ơn ngay và luôn. Xin quản giáo vào ở với tao một thời gian.
Tôi biết mấy tháng sau hôm tôi rời đi, nó chỉ chịu ở một mình.
- Dễ thôi. Nhưng làm gì vậy?
Con mắt chột chợt nhìn xa xăm:
- Tao muốn xăm kỷ niệm mày một hình. Tao vừa nhận kết luận điều tra, chắc sắp nhận cáo trạng rồi. Có lẽ, đây là lần cuối cùng tao xăm cho một ai đó.
Làm du đãng nhiều năm, tôi vẫn chưa xăm mình. Sợ chị không thích. Nhưng hình xăm của Tùng “chột” lại là chuyện khác. Vả lại, nó đã tâm trạng đến thế. Tôi pha trò:
- Được đàn anh Tùng “chột” xăm kỷ niệm. Vụ trả ơn này, tao có lãi thì phải.
Khi dọn nội vụ vào buồng, tôi mới biết nó đã chuẩn bị sẵn. Hình phác thảo rồng cuốn với cái đầu nhe nanh, đẹp và dữ. Nó bắt tôi cởi trần, đi quanh ngắm rồi phán:
- Ngực mày nở nang, có cơ bắp, lại đầy sẹo. Thêm hình xăm này mới thể hiện đúng đàn anh Rồng “sẹo”. Rồng cuốn ẩn hiện trong mây, thấy đầu không thấy đuôi. Mong là mày sẽ không bao giờ phải trở lại chốn này nữa.
Nó cũng cởi áo quần khoe hình xăm. Kín tay, chân và ngực nhưng lưng lại không có gì. Nó cười giải thích:
- Tao tay phải xăm tay trái, tay trái xăm tay phải. Soi gương xăm ngực. Chân thì cả hai tay cùng xăm. Riêng lưng thì chịu. Mà tao cũng chẳng tin thằng thợ xăm nào.
Những ngày sau đó là những ngày hành xác. Thằng Tùng tỉ mỉ xăm từng đoạn, mũi kim cứ “tạch, tạch” đâm vào da thịt tôi hàng nghìn mũi. Rất nhiều máu đã được lau đi và hình rồng cuốn kín cơ thể cứ hiện dần. Đó cũng là những ngày tôi và thằng Tùng tâm sự đủ thứ chuyện trên đời. Nhiều nhất là về vụ nó gây ra. Tôi dần hiểu vì sao nó lại có thái độ chấp nhận đến dửng dưng dù phải chịu mức án nặng đến thế nào.
Thằng Tùng có đứa đàn em thân tín tên Vỹ. Từ những ngày mới lăn lộn bụi đời, nó móc thằng đó từ đống rác lên, che chở, nâng đỡ đủ điều. Tùng chột mắt trong một vụ ẩu đả nhiều năm trước, cũng là vì che đỡ cho thằng Vỹ. Tăng tù trước, Tùng chịu mức án 7 năm. Án dài nên trước khi đi, nó dặn thằng Vỹ năng qua lại, chăm sóc vợ con mình. Vợ thằng Tùng tên Trang, rất đẹp. Trang theo nó từ lúc chỉ là giang hồ vặt ngoài đường, có với nhau hai mặt con. Một người vợ từ thuở hàn vi, một đứa đàn em nó dày công gây dựng. Nó không thể ngờ hai người nó tin tưởng nhất lại phản bội nó.
Đi tù hơn một năm, Tùng nghe phong thanh vợ nó tằng tịu với thằng Vỹ. Và không còn là đồn đoán nữa, khi hai người đó bỏ mặc, không thăm nuôi nó. Bố mẹ thằng Tùng già yếu, anh em thì kiến giả nhất phận, không muốn dây dưa với đứa làm du đãng. Vậy là nó đã phải trải qua những năm tháng tù đày khổ cực vì không hề có hậu phương. Kể đến đó, thằng Tùng bảo: “Lúc ấy, tao chỉ muốn tìm cách trốn trại về ngay để xử lý chúng nó. Nhưng nói thật, tao vẫn le lói chút hy vọng. Vì mọi cái chỉ là nghe, biết đâu người ta ghen ăn tức ở. Chưa chính mắt thấy thì lòng chưa đau mà”.
Phải đến khi sắp ra tù, thằng Tùng mới khẳng định được mọi việc. Trang bán phắt cái nhà vợ chồng vẫn ở, gửi con cho ông bà nội. Đó là bước chuẩn bị. Khi thằng Tùng chính thức được tự do, vợ nó và thằng Vỹ biến mất. Thằng Tùng nhếch mép: “Mẹ kiếp đời khi có con vợ trắc nết, thêm thằng đàn em phản bội. Đúng là tiền mình nó tiêu, vợ mình nó chơi, con mình nó đánh. Bố mẹ tao rầu rĩ bảo trước khi bỏ đi, con vợ tao còn lừa của họ hàng một mớ tiền. Nhìn hai đứa nhỏ nhếch nhác, tao hận không băm vằm chúng nó ra ngay được”.
Hận thù sôi sục, thằng Tùng sử dụng mọi mối quan hệ giang hồ, truy tìm hai kẻ phản bội. Du đãng dị ứng nhất cái việc lằng nhằng với vợ bạn, nghe chuyện thằng Tùng, đều xăng xái vào cuộc. Nhưng hai kẻ bỏ trốn rất tinh ma. Phải vài tháng sau, tung tích họ mới dần hé lộ. Kiểu thông tin từng thấy họ ở chỗ này, chỗ khác, chứ chưa biết đích xác ở đâu. Thằng Tùng hờn ghen như ngồi trên đống lửa.
Rồi một đêm, Trang bất thần mò về. Mang theo số còn lại của tiền bán nhà, tiền lừa họ hàng, cô ta quỳ dưới chân thằng Tùng. Cô ta nói đó là bồng bột đàn bà, xin được quay về và được tha thứ. Thằng Tùng chua chát: “Con vợ tao trở về vì biết không thể trốn được nữa mà thôi. Làm gì có sự bồng bột nào lại diễn ra suốt cả những năm tháng tao tù đày. Lúc ấy tao đoán, thằng kia sai con vợ tao về trước để “dò mìn”. Tiền thì tao lấy, vì tiền đó rồi sẽ dành cho các con tao. Nhưng tao không thể tha. Tao lừa bảo, cả hai đứa về quỳ dưới chân tao thì tao tha. Mấy hôm sau, con Trang dắt thằng Vỹ đến chỗ tao hẹn. Tao cắt cổ cả hai đứa phản trắc. Đêm ấy, tao về ở với hai con, dặn dò mọi việc rồi sáng hôm sau đi đầu thú”- con mắt chột chợt ánh lên- “Tao từng rất yêu con Trang, cũng từng rất thương quý thằng Vỹ. Phản bội lại tình yêu của tao, chúng nó phải chết. Chắc tao dựa cột thôi nhưng tao chưa bao giờ ân hận”.
Dự cảm của thằng Tùng không sai. Xăm xong hình cho tôi cũng là lúc nó bị đưa đi xét xử. Phiên sơ thẩm tuyên tử hình, nó “chuyển khẩu” sang khu cùm một chân. Tôi không gặp được nó nữa. Có lần nó viết thư cho tôi, bảo sẽ không kháng cáo. Nó chấp nhận.
Tác phẩm của sát nhân (2)- Gai trong tim
Là tự giác, tôi thuộc loại “chân rộng”. Nghĩa là các phạm nhân khác chỉ có thể loanh quanh trong buồng còn tôi được tạo điều kiện, chạy đi chạy lại giữa các khu giam. Những điều kiện sinh hoạt cũng được ưu tiên hơn một chút. Ví dụ như thuốc lào, thuốc lá. Về luật giam giữ, đó là món bị cấm. Tù nhân gọi đùa thuốc lào, thuốc lá là “máu khô”, quý như máu vậy. Thứ êm say ấy, tôi lại không bao giờ thiếu. Tôi mang cả “bóng”thuốc lào về buồng, xé báo quấn mời thằng Tùng điếu “sâu kèn” dài cả nửa mét. Con mắt chột sáng lên. Nó hút, mặt lạnh tanh.
Đồ ăn thức uống cũng vậy. Chạy loanh quanh trao đổi giữa các khu giam, ngoài đồ ăn được cấp phát, thực đơn của tôi có phần đa dạng hơn. Mang về buồng mời, thằng Tùng ăn uống, mặt vẫn lạnh tanh. Ngoài những xã giao tối thiểu như mời ăn, mời hút, hai thằng gần như không giao lưu. Tôi biết ngoài xã hội, thằng Tùng đại ca đại cốc không kém tôi. Chắc nó quen được đàn em cung phụng. Tôi cố gắng thông cảm cho nó. Vì những ngày thanh thản của nó cũng chẳng còn bao lâu nữa. Lúc tuyên án, khả năng nó sẽ sang khu đối diện, chuẩn bị đi nốt kiếp người.
Ở cùng nhau chừng hai tuần thì các quản giáo nói không cần trông chừng nó nữa. Họ đã hiểu biểu hiện chấp nhận trả giá của nó. Lúc tôi thu dọn nội vụ, nó bỗng hỏi:
- Mày là Rồng “sẹo” phải không?
Tôi ngẩng lên:
- Mày không hỏi mà vẫn biết tên tao à?
- Tao không hỏi mày không có nghĩa là tao không hỏi người khác. Tao có nghe tiếng tăm mày ngoài xã hội. Tao cũng từng gặp anh Ngọc “thủ” nữa.
Tôi gật đầu:
- Ừ, tiếng tăm của mày cũng không kém tao đâu.
Thằng Tùng có vẻ tần ngần:
- Nghĩa là, những việc mày làm những ngày qua, không phải vì muốn tao xăm cho mày hình gì đó?
Tôi phì cười:
- Tao biết hình xăm của mày là thương hiệu. Nhưng xin lỗi, mày không phải là anh em của tao. Mà với tao, không phải anh em thì tao không nhờ.
Tôi gõ cánh cửa lim báo quản giáo đã xong. Lúc cửa mở, tôi nói với nó vẫn đang ngơ ngác:
- Giữ gìn sức khỏe và minh mẫn khi đi “cung” nhé. Vụ của mày căng đấy. Thỉnh thoảng tao gửi thuốc lào thuốc lá cho.
Với tôi lúc ấy, thằng Tùng “chột” cũng như mọi sát nhân khác tôi từng ở cùng một thời gian mà thôi. Tôi đã hoàn thành nhiệm vụ các quản giáo giao, vậy là xong. Giang hồ có câu: “tình tù nghĩa đĩ”. Tù cũng thế mà đĩ cũng thế. Bèo nước gặp nhau, gắn kết nhau chỉ vì lợi lộc, mấy khi có tình với nghĩa thực sự để mà vấn vương. Nhưng cái duyên giữa tôi và thằng Tùng chưa dừng lại.
Làm du đãng, nhiều khi oán thù từ ngoài xã hội đeo đẳng vào tận vòng lao lý. Vấn đề ở chỗ, oán thù nhiều, có muốn nhớ cũng không nhớ hết được. Trong băng anh Ngọc, vì thân phận đặc biệt, tôi ít khi ra mặt. Nhưng chính vì thế, oán thù lại càng sâu kín, càng khó phát hiện hơn. Dù luôn cảnh giác cao độ, vẫn có lúc sơ sẩy.
Thứ sáu hàng tuần là ngày khám bệnh cho các phạm nhân bị ốm. Là tự giác, tôi thường phụ cán bộ y tế phát thuốc cho những đứa khám xong. Một dãy dài đám áo sọc ngồi chồm hỗm nối đuôi nhau, đến lượt ai thì người ấy lại bàn, khai bệnh với cán bộ. Công việc cực nhàm chán. Tôi chẳng lạ. Nhiều thằng khỏe như voi vẫn báo bệnh lăng nhăng, mục đích để xin ít kháng sinh, dự trữ lúc bệnh thật.
Đang ngáp ngắn ngáp dài, tôi bỗng không kìm được giật mình vì thấy hai khuôn mặt rất quen. Sau nhiều lần di chuyển theo thứ tự, chúng đã đến ngồi sát sau lưng thằng đang khám. Cùng lúc chạm mắt với tôi, hai thằng lập tức vùng dậy, chia thành gọng kìm, lao vào tôi. Nhác thấy tay mỗi thằng đều cầm dùi sắt, tôi hiểu đây là vụ tấn công dàn xếp từ trước. Chúng biết tôi thường phụ phát thuốc nên cùng giả ốm để ra khám bệnh, chờ cơ hội thanh toán tôi. Dùi sắt, đơn giản chỉ là mẩu sắt tròn, to cỡ ngón tay út, dài chừng 20 cm mài nhọn hoắt, chỗ tay cầm quấn vài chống trơn. Mẩu sắt có thể được nhặt nhạnh hoặc được bẻ từ đâu đó, được giấu cực tinh vi vì tàng trữ sắt thép là điều cấm kỵ trong môi trường này. Dùng dùi sắt thanh toán nhau, sát thủ ngoài lên phương án kỹ càng thì còn bất cần hậu quả. Tôi biết đang nguy hiểm cận kề.
Ngày khám bệnh, đám ra khỏi buồng toàn bọn bị ốm hoặc giống bị ốm, nên các quản giáo chẳng mấy lưu tâm. Người gần tôi nhất là cán bộ y tế lại không có nghiệp vụ trấn áp. Đứng phụ phát thuốc, tôi nhanh chóng bị ép vào góc tường chết. “Một tấc dài một tấc mạnh, một tấc ngắn một tấc hiểm”. Và không chỉ “hiểm”, bọn tấn công tôi còn chơi kiểu thí mạng. Dính hai vết đâm sượt sườn, tóe máu, tôi vẫn không có cách đoạt dùi từ tay chúng nó.
Đúng lúc ấy, một thằng từ hàng khám bệnh lao đến. Nó vọt rất nhanh, từ sau lưng, khóa cổ khóa tay, quật ngã một thằng. Tôi mừng húm. Trợ giúp tôi là thằng Tùng “chột”. Thấy đồng bọn bị hạ, thằng còn lại tấn công trong hoảng loạn. Tôi bình tĩnh đốn gục nó bằng cú chặt cườm tay vào gáy. Lúc này được báo động, nhiều quản giáo chạy tới. Chưa biết ai đúng ai sai, cả bốn thằng đều bị trấn áp. Bị khóa tay đè dưới đất, tôi cố ngoái nói với thằng Tùng đang giãy giụa đùng đùng: “Đừng chống cự! Mình không làm gì sai”. Sau cả tiếng lấy lời khai và hỏi nhiều nhân chứng, tôi và thằng Tùng được xác định là bị hại. Hai thằng kia đi cùm kỷ luật. Dù quen mặt, tôi vẫn không thể nhớ ra thù oán có từ đâu. Nhưng cũng không phải việc cần quá lưu tâm. Sau kỷ luật, hai thằng kia sẽ bị chuyển khu giam khác. Chưa có chuyện nghiêm trọng, tôi không muốn truy cứu nữa.
Cùng ra khỏi buồng cung, tôi gật đầu với thằng Tùng:
- Cảm ơn! Mày vừa cứu tao một mạng.
Nó cười cười:
- Mày chưa thảm đến mức ấy đâu. Nhưng nếu là thế, tao với mày đã là anh em chưa?
Tôi nhún vai:
- Anh em thì chưa biết nhưng là bạn thì chắc chắn. Tính tao phân minh, ân đền oán trả.
- Vậy tao muốn mày trả ơn ngay và luôn. Xin quản giáo vào ở với tao một thời gian.
Tôi biết mấy tháng sau hôm tôi rời đi, nó chỉ chịu ở một mình.
- Dễ thôi. Nhưng làm gì vậy?
Con mắt chột chợt nhìn xa xăm:
- Tao muốn xăm kỷ niệm mày một hình. Tao vừa nhận kết luận điều tra, chắc sắp nhận cáo trạng rồi. Có lẽ, đây là lần cuối cùng tao xăm cho một ai đó.
Làm du đãng nhiều năm, tôi vẫn chưa xăm mình. Sợ chị không thích. Nhưng hình xăm của Tùng “chột” lại là chuyện khác. Vả lại, nó đã tâm trạng đến thế. Tôi pha trò:
- Được đàn anh Tùng “chột” xăm kỷ niệm. Vụ trả ơn này, tao có lãi thì phải.
Khi dọn nội vụ vào buồng, tôi mới biết nó đã chuẩn bị sẵn. Hình phác thảo rồng cuốn với cái đầu nhe nanh, đẹp và dữ. Nó bắt tôi cởi trần, đi quanh ngắm rồi phán:
- Ngực mày nở nang, có cơ bắp, lại đầy sẹo. Thêm hình xăm này mới thể hiện đúng đàn anh Rồng “sẹo”. Rồng cuốn ẩn hiện trong mây, thấy đầu không thấy đuôi. Mong là mày sẽ không bao giờ phải trở lại chốn này nữa.
Nó cũng cởi áo quần khoe hình xăm. Kín tay, chân và ngực nhưng lưng lại không có gì. Nó cười giải thích:
- Tao tay phải xăm tay trái, tay trái xăm tay phải. Soi gương xăm ngực. Chân thì cả hai tay cùng xăm. Riêng lưng thì chịu. Mà tao cũng chẳng tin thằng thợ xăm nào.
Những ngày sau đó là những ngày hành xác. Thằng Tùng tỉ mỉ xăm từng đoạn, mũi kim cứ “tạch, tạch” đâm vào da thịt tôi hàng nghìn mũi. Rất nhiều máu đã được lau đi và hình rồng cuốn kín cơ thể cứ hiện dần. Đó cũng là những ngày tôi và thằng Tùng tâm sự đủ thứ chuyện trên đời. Nhiều nhất là về vụ nó gây ra. Tôi dần hiểu vì sao nó lại có thái độ chấp nhận đến dửng dưng dù phải chịu mức án nặng đến thế nào.
Thằng Tùng có đứa đàn em thân tín tên Vỹ. Từ những ngày mới lăn lộn bụi đời, nó móc thằng đó từ đống rác lên, che chở, nâng đỡ đủ điều. Tùng chột mắt trong một vụ ẩu đả nhiều năm trước, cũng là vì che đỡ cho thằng Vỹ. Tăng tù trước, Tùng chịu mức án 7 năm. Án dài nên trước khi đi, nó dặn thằng Vỹ năng qua lại, chăm sóc vợ con mình. Vợ thằng Tùng tên Trang, rất đẹp. Trang theo nó từ lúc chỉ là giang hồ vặt ngoài đường, có với nhau hai mặt con. Một người vợ từ thuở hàn vi, một đứa đàn em nó dày công gây dựng. Nó không thể ngờ hai người nó tin tưởng nhất lại phản bội nó.
Đi tù hơn một năm, Tùng nghe phong thanh vợ nó tằng tịu với thằng Vỹ. Và không còn là đồn đoán nữa, khi hai người đó bỏ mặc, không thăm nuôi nó. Bố mẹ thằng Tùng già yếu, anh em thì kiến giả nhất phận, không muốn dây dưa với đứa làm du đãng. Vậy là nó đã phải trải qua những năm tháng tù đày khổ cực vì không hề có hậu phương. Kể đến đó, thằng Tùng bảo: “Lúc ấy, tao chỉ muốn tìm cách trốn trại về ngay để xử lý chúng nó. Nhưng nói thật, tao vẫn le lói chút hy vọng. Vì mọi cái chỉ là nghe, biết đâu người ta ghen ăn tức ở. Chưa chính mắt thấy thì lòng chưa đau mà”.
Phải đến khi sắp ra tù, thằng Tùng mới khẳng định được mọi việc. Trang bán phắt cái nhà vợ chồng vẫn ở, gửi con cho ông bà nội. Đó là bước chuẩn bị. Khi thằng Tùng chính thức được tự do, vợ nó và thằng Vỹ biến mất. Thằng Tùng nhếch mép: “Mẹ kiếp đời khi có con vợ trắc nết, thêm thằng đàn em phản bội. Đúng là tiền mình nó tiêu, vợ mình nó chơi, con mình nó đánh. Bố mẹ tao rầu rĩ bảo trước khi bỏ đi, con vợ tao còn lừa của họ hàng một mớ tiền. Nhìn hai đứa nhỏ nhếch nhác, tao hận không băm vằm chúng nó ra ngay được”.
Hận thù sôi sục, thằng Tùng sử dụng mọi mối quan hệ giang hồ, truy tìm hai kẻ phản bội. Du đãng dị ứng nhất cái việc lằng nhằng với vợ bạn, nghe chuyện thằng Tùng, đều xăng xái vào cuộc. Nhưng hai kẻ bỏ trốn rất tinh ma. Phải vài tháng sau, tung tích họ mới dần hé lộ. Kiểu thông tin từng thấy họ ở chỗ này, chỗ khác, chứ chưa biết đích xác ở đâu. Thằng Tùng hờn ghen như ngồi trên đống lửa.
Rồi một đêm, Trang bất thần mò về. Mang theo số còn lại của tiền bán nhà, tiền lừa họ hàng, cô ta quỳ dưới chân thằng Tùng. Cô ta nói đó là bồng bột đàn bà, xin được quay về và được tha thứ. Thằng Tùng chua chát: “Con vợ tao trở về vì biết không thể trốn được nữa mà thôi. Làm gì có sự bồng bột nào lại diễn ra suốt cả những năm tháng tao tù đày. Lúc ấy tao đoán, thằng kia sai con vợ tao về trước để “dò mìn”. Tiền thì tao lấy, vì tiền đó rồi sẽ dành cho các con tao. Nhưng tao không thể tha. Tao lừa bảo, cả hai đứa về quỳ dưới chân tao thì tao tha. Mấy hôm sau, con Trang dắt thằng Vỹ đến chỗ tao hẹn. Tao cắt cổ cả hai đứa phản trắc. Đêm ấy, tao về ở với hai con, dặn dò mọi việc rồi sáng hôm sau đi đầu thú”- con mắt chột chợt ánh lên- “Tao từng rất yêu con Trang, cũng từng rất thương quý thằng Vỹ. Phản bội lại tình yêu của tao, chúng nó phải chết. Chắc tao dựa cột thôi nhưng tao chưa bao giờ ân hận”.
Dự cảm của thằng Tùng không sai. Xăm xong hình cho tôi cũng là lúc nó bị đưa đi xét xử. Phiên sơ thẩm tuyên tử hình, nó “chuyển khẩu” sang khu cùm một chân. Tôi không gặp được nó nữa. Có lần nó viết thư cho tôi, bảo sẽ không kháng cáo. Nó chấp nhận.