Hì hì, nhà kụ [@sgb345;2985] đã từng có ý kiến về vụ bề rộng làn đường không theo chuẩn, này kiến nghị làn đường rộng 1 mét. Như vậy kụ đã thay đổi quan điểm chăng?
Việc bố trí như trên hình 44b của kụ ngoài ưu điểm như kụ nêu thì có một nhược điểm (lớn hơn ưu điểm), đấy là độ an toàn.
Để vào được làn này, các xe 2b phải đi chuyển cắt chéo các phương tiện có tốc độ và quán tính lớn đang vào giao cắt (mặc dù họ có ý thức giảm tốc độ khi vào giao cắt).
1- Trong luật có nhiều loại đường không chịu sự chi phối của quy định chiều rộng tối thiểu một làn xe, vì các đường đó không dành cho xe ô tô di chuyển trên đó, là những loại đường được sử dụng bởi những phương tiện có chiều rộng nhỏ hơn 1m (cấm ô tô đi vào), tốc độ di chuyển chậm. Ví dụ, đường cho xe đạp, đường cho người đi bộ chẳng hạn.
Làn mini rộng 1m cho xe máy chỉ có trước giao cắt, là nơi các phương tiện xe máy có chiều rộng dưới 1m sử dụng, tốc độ di chuyển chậm (lách sang phải dòng xe ô tô đang đừng chờ đèn đỏ). Do đó, có thể coi "làn đường cho xe máy rẽ trái" giống như "đường cho xe đạp", "đường đi bộ", đều không bị chi phối bởi quy định chiều rộng tối thiểu của làn đường nơi có ô tô lưu thông.
2- Trên thực tế, tại ngã tư, xe máy luôn tìm cách chen lên phía trước ô tô (đứng sau ngửi khói chết sặc mất). Khi đèn xanh bật lên, xe máy sẽ cúp đầu ô tô để rẽ trái trong khi ô tô đang vào số, lên ga để đi thẳng. Đây mới là lúc nguy hiểm nhất.
Nếu có làn xe máy 1m bên trái, xe máy sẽ len lỏi qua ô tô để vào làn rẽ trái khi ô tô đang đứng yên chờ đèn.
Chen qua ô tô lúc ô tô đang dừng chờ đèn đỏ sẽ an toàn hơn nhiều. Khi đèn xanh bật sáng, xe máy sẽ không phải cắt đầu ô tô để rẽ trái nữa, nên phương án kẻ làn xe máy rẽ trái này sẽ an toàn hơn.
Có một cái nhà cháu thấy chưa thực sự phù hợp khi đưa vào QC, đó là khái niệm vượt phải.
Tên gọi QC là Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ, vậy lý do gì lại đưa vào khái niệm vượt phải?
Ngoài ra, QC do Bộ ban hành, trong khi việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực gtđb lại do CP ban hành, liệu có vướng gì không?
Chuẩn, vượt phải đương nhiên là sai luật, đưa vào thành ra khuyến khích hay thừa nhận. Có chăng định nghĩa những trường hợp chạy nhanh hơn phía bên phải nhưng ko phải là lỗi vượt phải nhể? Cái này chả khác gì việc đã cấm xe công nông, xe lam, xe ba bánh tự chế...nhưng biển báo thì vẫn thấy có, vậy chẳng phải là mặc nhiên thừa nhận nó sao?
Về cái vụ QC của Bộ- đó là chức năng quản lý ngành, còn Nđ của CP quy định nguyên tắc xử lý VPHC, trên đó còn có Luật nữa mà cụ...cho dù cái quy chuẩn này nó thế nào thì vẫn áp dụng cái nđ kia được mà. Trừ khi qc bổ sung mới, khi đó cái Bộ này phải đề xuất sửa Nđ.
.
Nhà cháu ủng hộ quan điểm chỉ coi là lỗi vượt phải khi trên đường có 2 làn xe, mỗi làn cho 1 chiều xe di chuyển, mà xe sau không tiến hành vượt xe đúng luật (chiếm làn của xe ngược chiều để vượt qua xe trước về bên trái của xe đó), mà lại lách lên từ bên phải xe phía trước đồng thời có xu hướng ép xe phía trước đó phải lấn sang làn xe ngược chiều một cách bị động, dễ gây tai nạn với xe ngược chiều.
Hành vi này rất nguy hiểm nên mới bị luật cấm.
Các hành vi vượt lên khác về phía bên phải mà không liên quan gì đến làn xe của chiều ngược lại đều không cấu thành hành vi "vượt xe về bên phải".
Nội dung quy định của Công ước Viên về gtđb cũng giải thích vượt xe theo cách hiểu nói trên.