- Biển số
- OF-326299
- Ngày cấp bằng
- 8/7/14
- Số km
- 968
- Động cơ
- 295,670 Mã lực
Gửi cụ [@sgb345;2985] phần góp ý về tín hiệu đèn của tui.Vâng, cụ hỗ trợ với cụ [@sgb345;2985] với nhé! tks cụ
1. Đối với tín hiệu đèn đỏ:
Dự thảo hiện quy định: [I]9.3.4 Tín hiệu đỏ: Cấm đi và phải dừng lại trƣớc vạch dừng xe.Nếu không có vạch sơn “dừng lại”, thì phải dừng trước đèn tín hiệu theo chiều đi.[/I]
Quy định “cấm đi” như dự thảo có thể bị hiểu rằng cứ đèn đỏ là xe không được nhúc nhích.
Thực tế cũng như theo CƯ Viên, đèn đỏ chỉ cấm vượt qua “vạch dừng xe” hoặc trước “đèn tín hiệu” chứ không cấm các phương tiện di chuyển tiến tới sát “vạch dừng xe” /”biển tín hiệu”. Đèn đỏ không có nghĩa là cấm đi. Khi đèn đỏ hiện sáng, xe trước “vạch dừng xe” hoàn toàn có thể di chuyển, tiến đến sát “vạch dừng xe” để dừng lại.
Ngoài ra, đèn đỏ không yêu cầu các xe đã vượt qua “vạch dừng xe” phải dừng lại. Những xe đã vượt qua “vạch dừng lại” rồi mà đèn đỏ mới hiện lên thì được tiếp tục đi. Thậm trí, các xe này còn phải nhanh chóng đi tiếp qua nút giao cắt để giải phóng đường cho các phương tiện đi từ các hướng khác.
Như vâỵ, điều 9.3.4 phaỉ chỉnh thành:
Tín hiệu đỏ: Cấm vượt qua vạch “dừng lại”. Nếu không có “vạch dừng lại” thì phải dừng trước đèn tín hiệu.
Công ước Viên cũng quy định như vậy.
2. Đối với tín hiệu vàng:
Quy định tại dự thảo:
9.3.2 Tín hiệu vàng: Báo hiệu sự thay đổi tín hiệu của đèn từ xanh sang đỏ. Tín hiệu vàng bật sáng, người điều khiển phương tiện phải cho xe dừng trước vạch sơn “Dừng lại”. Nếu không có vạch sơn “dừng lại”, thì phải dừng phía trước đèn tín hiệu theo chiều đi. Trường hợp phương tiện và người đi bộ đã vượt quá vạch sơn “Dừng lại”, nếu dừng lại sẽ nguy hiểm thì phải nhanh chóng đi tiếp ra khỏi nơi giao nhau.
Quy định như này có thể dẫn đến khả năng được hiểu thành: Cứ đèn vàng là các phương tiện phải dừng trước vạch “dừng lại”, bất kể phương tiện đang cách vạch “dừng lại” bao nhiêu (bao xa).
Trên thực tế, phương tiện đang đi không bao giờ có thể dừng lại được ngay khi nhận được hiệu lệnh. Xe có quán tính nên quãng đường mà xe cần để giảm tốc trước khi dừng hẳn phụ thuộc vào vận tốc xe đang chạy.
- Nếu xe cách vạch “dừng lại” kha khá xa, xe có thể dừng lại trước vạch “dừng lại”. Nhưng
- Nếu xe cách vạch “dừng lại” quá gần thì xe không thể dừng trước vạch “dừng lại” được. Nếu có dừng thì điểm dừng lại sẽ nằm sau vạch “dừng lại”. Trường hợp này, xe cần phải đi tiếp để giải phóng nút giao, chứ ko được dừng lại nữa.
Quy định “Trường hợp phương tiện và người đi bộ đã vượt quá vạch sơn “Dừng lại”, nếu dừng lại sẽ nguy hiểm thì phải nhanh chóng đi tiếp ra khỏi nơi giao nhau” ý là muốn loại trừ trường hợp vượt qua vạch “dừng lại” lúc đèn vàng, nhưng ghi như này lại chưa thực rõ ý. Nó có thể bị suy diễn thành: đó là khi xe đã vượt qua vạch “dừng lại” khi đèn còn xanh.
Ngoài ra, đèn vàng ở đây chỉ hợp lý khi quy định với các phương tiện giao thông trên lòng đường trước nút giao cắt, nó ko hợp lý khi quy định đối với người đi bộ (đang đi trên hè) .
Nói cách khác, quy định phải làm rõ ý: đèn vàng là khoảng thời gian mà các phương tiện phải tính toán sao cho:
- Nếu dừng lại thì phaỉ dừng trước vạch “dừng lại” hoặc
- Nếu đi tiếp thì phải vượt qua vạch “dừng lại” lúc đèn còn vàng, chứ không được vượt qua vạch “dừng lại” khi đèn đã chuyển sang đỏ.
Vì vậy, quy định về đèn vàng cần sửa thành:
Tín hiệu vàng: Báo hiệu sự thay đổi tín hiệu của đèn từ xanh sang đỏ. Tín hiệu vàng bật sáng, người điều khiển phương tiện phải cho xe giảm tốc độ và dừng lại an toàn trước vạch sơn “dừng lại”. Nếu không có vạch sơn “dừng lai” thì phaỉ dừng phía trước đèn tín hiệu. Trường hợp khi tín hiệu vàng bắt đầu sáng, phương tiện đã quá gần hoặc chỉ có thể dừng lại an toàn sau khi vào nút giao cắt, phương tiện phải thận trọng đi tiếp ra khỏi nơi giao cắt.
Công ước Viên cũng quy định như vậy.
3. Đối với tín hiệu xanh:
Dự thảo chỉ ghi mỗi dòng: 9.3.1 Tín hiệu xanh: Cho phép đi.
Điều này quá ngắn và thiếu ý. Ghi như này ko thể hiện được đi thẳng, rẽ phải, rẽ trái nên như thế nào. Đèn xanh mà rẽ phải thì phaỉ nhường đường cho người đi thẳng đang ở phía bên phải mình. Tương tự, được rẽ trái nhưng phải nhường đường cho hướng đi ngược chiều với mình.
Vì vậy, nên chỉnh thành:
[I]Tín hiệu xanh: Các phương tiện được tiến vào nút giao cắt, được ưu tiên đi thẳng qua nơi giao cắt, được phép rẽ trái qua nơi giao cắt nhưng phải nhường đường cho các phương tiện đi thẳng từ phía ngược lại, được rẽ phải qua nơi giao cắt nhưng phải nhường đường cho các phương tiện và người đi bộ đi thẳng.
[/I]
Ngoài ra cần có mục riêng quy định về đèn đối với người đi bộ. Không thể gộp lẫn lộn như hiện nay được. Tại CƯ Viên họ cũng tách biệt rất rõ quy định đối với 2 đối tượng này.