[Luật] V/v: Lấy ý kiến góp ý dự thảo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thay thế QCVN 41/2012/BGTVT

Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,927
Động cơ
631,028 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Xem trên bản đồ Google, sẽ thấy rõ vạch kẻ đứt họ kẻ trên từng con đường. Không hề có kẻ vạch liền để chia các làn cùng chiều, để cấm xe chuyển sang các làn cùng chiều bên cạnh để lưu thông tiếp tục, như đề xuất trong Dự thảo QC41 lần này.

Nếu có thời gian hơn, có thể lên Youtube, tham khảo các clip họ quay từ cam hành trình, từ camera của xe cảnh sát, từ máy bay trực thăng của cảnh sát, xem trên mọi nẻo đường ở họ được kẻ vạch thế nào, phuơng tiện chạy vượt qua mặt nhau cả bên phải bên trái ra sao, sẽ thấy họ kẻ mũi tên gì trước các giao cắt trực xung, và kẻ mũi tên gì tại các nhánh nhập tách làn trên nút giao thông hình hoa thị (nơi không có giao cắt trực xung).

Chỉ cần nâng mình cao lên một chút, ngang tầm dây cáp nhà mạng là đủ.


Ví dụ:

1- Ở Đức:









2- Ở Tây ban nha:

 
Chỉnh sửa cuối:

pnew

Xe điện
Biển số
OF-111518
Ngày cấp bằng
5/9/11
Số km
4,521
Động cơ
434,730 Mã lực
Iêm hoàn toàn nhất trí, chính vì thế em mới yêu cầu đám soạn thảo giải thích lý do tại sao lần này quy định vạch liền phân làn cùng chiều. Thú thực, có quá nhiều lỗi mà có thể quy kết là ý thức trách nhiệm và trình độ ko đạt yêu cầu.
Em dự là họ hỏi cho có, chứ chưa chắc tiếp thu cái gì đâu. Em đề nghị cụ Bia mở một thớt mới: QC mới và việc tiếp thu những ý kiến đóng góp. Mục đích để đối chiếu những gì họ ban hành với những gì ta góp ý một cách đầy đủ, chính xác (ý em ko nói là đòi họ tiếp thu cả (anh em ta chả được cái gì cả), và những điểm họ ko sửa đổi, bổ sung thì dẫn đến những bất cập trong thực tiễn...
Việc đọc CU và chỉ ra rằng vạch kẻ liền chỉ để chia hai làn đường ngược chiều hay các làn đường cùng chiều chỉ được phép chia bằng vạch đứt có thể là sai vì một trong các nguyên nhân sau:
- Bản dịch sai hay tự dịch từ bản gốc không đúng
- Bản thân CU cũng có thế sai hay chưa phù hợp cần điều chỉnh (hoặc đã được điều chỉnh mà mình không biết).
- Đọc và hiểu sai CU
-...

Nhưng sai do cái gì không quan trọng. Điều quan trọng là trong các làn cùng chiều có trường hợp nào cần phải cấm chuyển làn hay không? Nếu có thì không dùng vạch liền để cẩm thì dùng vạch gì?.
Các cụ thử xem ở Mỹ họ dùng vạch liền để chia các làn cùng chiều như ảnh dưới.



-
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,927
Động cơ
631,028 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
- Vạch liền A-B kẻ trên làn cùng chiều có độ dài giới hạn, bằng chiều dài đoạn đường gặp khó khăn (khuất tầm nhìn, đoạn gấp khúc, đoạn tại giao cắt).,

- Chức năng của Vạch kẻ số 35 hiện hành là dùng để kẻ các vạch liền A-B ngắn như này trên các làn cùng chiều, không cho phương tiẹn chuyển làn tại cadc vị trí khó khăn.,

- Không nhất thiết phải tạo ra hai vạch 2.2, 2.3 mới, độ dài không xác định, để kẻ vạch A-B này, dẫn đến sử dụng sai mục đích để "ngăn xe, cấm làn".


 
Chỉnh sửa cuối:

pnew

Xe điện
Biển số
OF-111518
Ngày cấp bằng
5/9/11
Số km
4,521
Động cơ
434,730 Mã lực
Trong các ảnh của cụ những chỗ đánh dấu có phải là vạch liền chia các làn cùng chiều không?




 

Bigisbest

Xe container
Biển số
OF-335282
Ngày cấp bằng
18/9/14
Số km
5,444
Động cơ
330,294 Mã lực
Vạch có độ dài giới hạn, cấm chuyển làn trước nút giao, cái này thì ok, ở ta cũng có mà. Vấn đề anh em bàn là dthao có nêu vạch liền ko giới hạn trên đường đi giữa các làn cùng chiều cụ ạ dù ko hề có yếu tố gần nút giao.
 
Chỉnh sửa cuối:

suzu37

Xe container
Biển số
OF-307122
Ngày cấp bằng
9/2/14
Số km
5,981
Động cơ
357,517 Mã lực
Nhà cháu tranh thủ :D làm thêm một cái hình, ở đây chắc chắn là vạch liền chia làn đường, ở nơi không gần giao cắt, đường không cong NHƯNG LÀ NƠI CÓ LÀN ĐƯỜNG ĐẢO CHIỀU.

Cụ nào thông thì lý giải ngắn gọn, dể hiểu cho mọi người cùng hiểu nhé. Tks!

 

pnew

Xe điện
Biển số
OF-111518
Ngày cấp bằng
5/9/11
Số km
4,521
Động cơ
434,730 Mã lực
Vạch có độ dài giới hạn, cấm chuyển làn trước nút giao, cái này thì ok, ở ta cũng có mà. Vấn đề anh em bàn là dthao có nêu vạch liền ko giới hạn trên đường đi giữa các làn cùng chiều cụ ạ dù ko hề có yếu tố gần nút giao.
Vạch 2.2 và 2.3 trong dự thảo QC có phải là loại "vạch liền không giới hạn" đâu. Nó chỉ được dùng ở từng đoạn khi cần thiết. Như thế thì đâu có trái với CU
 

Bigisbest

Xe container
Biển số
OF-335282
Ngày cấp bằng
18/9/14
Số km
5,444
Động cơ
330,294 Mã lực
Nhà cháu tranh thủ :D làm thêm một cái hình, ở đây chắc chắn là vạch liền chia làn đường, ở nơi không gần giao cắt, đường không cong NHƯNG LÀ NƠI CÓ LÀN ĐƯỜNG ĐẢO CHIỀU.

Cụ nào thông thì lý giải ngắn gọn, dể hiểu cho mọi người cùng hiểu nhé. Tks!

Cháu mạnh dạn nói ngắn: vạch liền chỉ nên được dùng ở những điểm sắp đến chỗ có yếu tố nguy hiểm (giao cắt/ đảo chiều, trạm thu phí...) hoặc đang ở trong đoạn nguy hiểm( đường hẹp, hạn chế tầm nhìn...) mà việc chuyển làn sẽ có thể gây nguy hiểm cho mình và phương tiện khác.
 

pnew

Xe điện
Biển số
OF-111518
Ngày cấp bằng
5/9/11
Số km
4,521
Động cơ
434,730 Mã lực
Cháu mạnh dạn nói ngắn: vạch liền chỉ nên được dùng ở những điểm sắp đến chỗ có yếu tố nguy hiểm (giao cắt/ đảo chiều, trạm thu phí...) hoặc đang ở trong đoạn nguy hiểm( đường hẹp, hạn chế tầm nhìn...) mà việc chuyển làn sẽ có thể gây nguy hiểm cho mình và phương tiện khác.
Cụ nói đúng. Đúng như mô tả:
"Vạch 2.2: Vạch phân chia các làn xe cùng chiều, dạng vạch đơn, liền nét.
Áp dụng: dùng để phân chia các làn xe cùng chiều trong trường hợp không cho phép xe chuyển làn hoặc sử dụng làn khác vì lý do an toàn. Vạch 2.2 được sử dụng để phân cách các làn xe cùng chiều ở những đoạn đường cần thiết phải cấm xe thay đổi làn xe".
 

pnew

Xe điện
Biển số
OF-111518
Ngày cấp bằng
5/9/11
Số km
4,521
Động cơ
434,730 Mã lực
Biển "phân làn" mới được bổ sung viết thừa chữ "nên":

"
Biển số 415 “Biển gộp làn đƣờng theo phương tiện” và mục b như thế chưa đủ cần bổ sung cả các trường hợp khởi hành, dừng xe, nhường đường cũng được phép chuyên làn.
a) Khi cần chỉ dẫn cho người lái xe biết số lượng làn đường và loại xe nên được sử dụng trên mỗi làn đường phải đặt biển số 415 “Biển gộp làn đường theo phương tiện”. Tùy theo tình hình thực tế về số lượng làn đường và ý đồ tổ chức giao thông mà sử dụng các ký hiệu phương tiện trên các làn cho phù hợp.

b) Khi đến gần vị trí nút giao xe được phép chuyển làn để đi theo hành trình mong muốn. Việc chuyển làn phải thực hiện theo đúng các quy định.
"

"Biển số 411 "Hướng đi trên mỗi làn đường phải theo"
a) Để báo hiệu cho người lái xe biết số lượng làn đường trên mặt đường và hướng đi trên mỗi làn đường theo vạch kẻ đường, phải đặt biển số 411 "Hướng đi trên mỗi làn đường theo vạch kẻ đường". Biển sử dụng phối hợp với vạch kẻ đường (loại vạch 9.3: Vạch mũi tên chỉ hướng trên mặt đường). Tùy theo tình hình thực tế về số lượng làn đường và hướng đi trên mỗi làn đường mà có ký hiệu phù hợp. Biển có tác dụng bắt buộc người lái xe phải đi đúng làn đường đã được chỉ dẫn hướng phù hợp với hành trình cuả xe."
Cũng có vấn đề:
- Tên biển không thống nhất: "Hướng đi trên mỗi làn đường phải theo" hay "Hướng đi trên mỗi làn đường theo vạch kẻ đường"
- Để tránh xxx bắt láo thành lỗi sai làn câu cuối nên sửa thành: "Biển có tác dụng bắt buộc người lái xe phải đi đúng hướng được chỉ dẫn trên làn đường đã lựa chọn phù hợp với hành trình cuả xe"
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,927
Động cơ
631,028 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Một số kụ thích chú ý vào tiểu tiết có thể đánh lạc hướng các kụ OF ra khỏi 4 vấn đề cơ bản sau:

1- Hiện tại, QC41 đang có vạch kẻ số 35, có chức năng kẻ những vạch liền trên các làn cùng chiều tại các vị trí trở ngại, như đường bị thu hẹp, đoạn đường cong nguy hiểm khuất tầm nhìn, đoạn đỉnh dốc, có chiều dài giới hạn bằng chiều dài đoạn đường gặp trở ngại đó.

Tất cả các vị trí có vẽ vạch liền mà các kụ minh họa tại mấy hình phía trên đều thuộc phạm vi sử dụng của vạch kẻ số 35 của QC41 hiện hành.

Vì vậy, không có lí do gì để Dự thảo QC41 bỏ vạch số 35, thay bằng hai vạch 2.2 và 2.3 với quy định mơ hồ về chiều dài và có chủ đích cụ thể là cấm xe cùng chiều đổi làn.
Hai loại vạch này được đề nghị áp dụng nhằm một mục đích chính: sẽ dùng hai vạch 2.2 và 2.3 này để kẻ suốt trên tuyến đường dài, sử dụng kết hợp với các biển gộp hình phân làn theo phuơng tiện, để thực hiện phuơng án "ngăn xe, cấm làn". Đây là điều Bộ GTVT không nên để xảy ra.

2- Trên thế giới cũng không có nước nào dùng vạch kẻ kép, một liền một đứt, để kẻ trên các làn cùng chiều, nhằm cấm xe cùng chiều chuyển làn.

Tại vị trí nguy hiểm, nếu vì lí do an toàn nên phải cấm xe cùng chiều chuyển làn, thì tại sao không kẻ vạch đơn số 35?
Tại sao lại thích kẻ vạch kép để chỉ cấm một làn bên có nét liền, còn làn bên cạnh lại được tự do chuyển làn trong cùng một điều kiện nguy hiểm đó?

3- Đó là chưa kể, khi được kẻ giữa các làn cùng chiều, vạch kép một liền một đứt đó sẽ gây nhầm lẫn cho lái xe rằng đó là vạch chia hai làn ngược chiều nhau, dẫn tới phương tiện chiều ngược lại có thể nhầm lẫn, vô tình đi sát bên trái của vạch kép đó (đi ngược chiều trên làn có vạch kép), gây ra tai nạn giao thông.

Đồng thời, vạch một đứt một liền đó cũng tạo ra ngộ nhận cho lái xe, rằng không phải lúc nào làn bên trái của các vạch kép một đứt một liền cũng là làn xe của chiều ngược lại.
Suy nghĩ đó sẽ tạo ra thói quen không đắn đo gì mỗi khi cắt vạch kép để chuyển sang làn bên trái của vạch kép một đứt một liền. Thói quen này chính là mầm mống gây ra tai nạn giao thông xe đấu đầu nhau.
Đây chính là lí do vì sao không thấy các nước trên thế giới quy định kẻ vạch kép một đứt một liền giữa các làn cùng chiều.

4- Những người đã kẻ vạch kép một liền một đứt trên đường Phạm văn Đồng (Hà nội) không hề có ý muốn nhận lỗi, rằng mình kẻ vạch như thế là gây cản trở giao thông, là sai với QC41 và sai với quy định của Công ước Viên.
Hơn thế nữa, họ còn muốn giở mọi lý luận, dù rất vô lý, nhằm hợp thức hóa vạch kẻ sai luật và sai CƯV đó, áp dụng ra cả nước.

5- Ai đang và sẽ tiếp tục được hưởng lợi trong việc kẻ vạch liền sai luật giữa các làn cùng chiều, như trên đường PVĐ (Hn) để lập bẫy cấm xe cùng chiều chuyển làn? Không khó để các kụ trả lời.

Nên cũng không khó để các kụ có thể nhận ra ai là người đang cố gắng trong vô vọng nhằm bẻ cong quy định của CƯV về vạch liền, tiến tới hợp pháp hóa trong QC41 mới cho các vạch kẻ 2.2 và 2.3 (giống vạch kẻ trên đường Phạm văn Đồng (Hn)), dù nó được kẻ sai luật hiện hành và sai với quy định của Công ước Viên.
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,927
Động cơ
631,028 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Nhà cháu tranh thủ :D làm thêm một cái hình, ở đây chắc chắn là vạch liền chia làn đường, ở nơi không gần giao cắt, đường không cong NHƯNG LÀ NƠI CÓ LÀN ĐƯỜNG ĐẢO CHIỀU.

Cụ nào thông thì lý giải ngắn gọn, dể hiểu cho mọi người cùng hiểu nhé. Tks!



Vì kụ tranh thủ, nên không để ý đến mấy chữ ghi chú nhỏ xíu phía dưới.
Nhà cháu phóng to cho kụ thấy.

1- Chỗ mũi tên đỏ trong hình ô van màu xanh mô tả chiều dài của vạch liền bị giới hạn, là khoảng 100m và 50m tùy vận tốc. Tiếp theo là vạch đứt, kẻ ở 2 đầu của vạch liền đó.

2- Vạch liền nơi kụ vẽ mũi tên đỏ, nếu được kẻ giữa các làn cùng chiều, thì thuộc chức năng của vạch 35 trong QC41 hiện hành. Nếu kẻ giữa 2 làn ngược chiều, thì thuộc chức năng của vạch 1.1.

Do đó, chẳng cần phải cố chứng minh mình tài giỏi, khác người, khác đời, bằng cách sáng tạo ra bánh xe hình vuông mang tên vạch 2.2 và 2.3 làm gì cho rối giao thông, có lợi cho các phuơng án đục nước béo cò khổ dân.

(Nếu bánh xe hình vuông quả thực có ích, nếu vạch liền kẻ giữa các làn cùng chiều dọc suốt tuyến như trên đường PVĐ (Hn) quả thực có tác dụng đảm bảo an toàn giao thông, thì với 100 năm lịch sử tổ chức giao thông ô tô, các nước châu Âu đã đưa các bánh xe hình vuông 2.2 và 2.3 đó vào luật và vào Công ước từ lâu rồi, không phải chờ đến chúng ta phát kinh ra đâu).

 
Chỉnh sửa cuối:

Bigisbest

Xe container
Biển số
OF-335282
Ngày cấp bằng
18/9/14
Số km
5,444
Động cơ
330,294 Mã lực
Cụ nói đúng. Đúng như mô tả:
"Vạch 2.2: Vạch phân chia các làn xe cùng chiều, dạng vạch đơn, liền nét.
Áp dụng: dùng để phân chia các làn xe cùng chiều trong trường hợp không cho phép xe chuyển làn hoặc sử dụng làn khác vì lý do an toàn. Vạch 2.2 được sử dụng để phân cách các làn xe cùng chiều ở những đoạn đường cần thiết phải cấm xe thay đổi làn xe".
Ở dự thảo và QC 41 hiện hành, có chi tiết này cụ:
1.11 hiện hành:
"...l) Vạch số 1.11. Vạch kép (một vạch liền, một vạch đứt quãng) để phân chia dòng phương tiện 2 hướng ngược chiều nhau trên các đường có 2 hoặc 3 làn xe chạy. Lái xe bên vạch đứt quảng được phép đè lên vạch để vượt xe..."
Nhưng ở cái Dự thảo:
"...c. Vạch 2.3: Vạch phân chia các làn xe cùng chiều, dạng vạch đôi gồm một vạch nét liền, một vạch nét đứt.
Áp dụng: dùng để phân chia hai làn đường cùng chiều trong đó chỉ cho phép xe từ một làn có thể chuyển sang làn khác mà không cho phép chuyển làn theo chiều ngược lại. Trong trường hợp này, xe trên làn đường tiếp giáp với vạch đứt nét được phép cắt qua và sử dụng làn cùng chiều bên cạnh khi cần thiết. Ngược lại, xe trên làn đường tiếp giáp với vạch liền nét không được cắt qua vạch để chuyển làn.
Quy cách: Vạch 2.3 là vạch đôi song song, một vạch liền nét, một vạch đứt nét. Bề rộng nét vẽ của các vạch b = 15cm; khoảng cách phía trong hai mép vạch đơn là 15-20 cm. Đối với vạch đứt nét, chiều dài đoạn nét liền L1 = 1-3 m; chiều dài đoạn nét đứt L2 = 3-9 m; tỷ lệ L1/L2 = 1:2.
Tốc độ vận hành càng cao, chọn chiều dài đoạn nét liền L1 và chiều dài đoạn nét đứt L2 càng lớn. Chọn giá trị chiều dài đoạn nét liền L1 và đoạn nét đứt L2 nhỏ trong các trường hợp cần tăng tính dẫn hướng xe chạy (ví dụ trong phạm vi đường cong nằm bán kính nhỏ)..."

Vấn đề nó thế cụ ạ. Nếu chỉ để phân chia hai làn đường ngược chiều hoặc một đoạn có độ dài giới hạn nhằm cấm chuyển làn, cấm đè vạch để vượt...thì cớ gì không dùng một vạch đơn liền?
Chính bản thân cái chữ: "tốc độ vận hành càng cao" thì có thể nhận thấy ý định ở đây là vạch liền liên tục, không giới hạn chiều dài đấy cụ.
 

pnew

Xe điện
Biển số
OF-111518
Ngày cấp bằng
5/9/11
Số km
4,521
Động cơ
434,730 Mã lực
Ở dự thảo và QC 41 hiện hành, có chi tiết này cụ:
1.11 hiện hành:
"...l) Vạch số 1.11. Vạch kép (một vạch liền, một vạch đứt quãng) để phân chia dòng phương tiện 2 hướng ngược chiều nhau trên các đường có 2 hoặc 3 làn xe chạy. Lái xe bên vạch đứt quảng được phép đè lên vạch để vượt xe..."
Nhưng ở cái Dự thảo:
"...c. Vạch 2.3: Vạch phân chia các làn xe cùng chiều, dạng vạch đôi gồm một vạch nét liền, một vạch nét đứt.
Áp dụng: dùng để phân chia hai làn đường cùng chiều trong đó chỉ cho phép xe từ một làn có thể chuyển sang làn khác mà không cho phép chuyển làn theo chiều ngược lại. Trong trường hợp này, xe trên làn đường tiếp giáp với vạch đứt nét được phép cắt qua và sử dụng làn cùng chiều bên cạnh khi cần thiết. Ngược lại, xe trên làn đường tiếp giáp với vạch liền nét không được cắt qua vạch để chuyển làn.
Quy cách: Vạch 2.3 là vạch đôi song song, một vạch liền nét, một vạch đứt nét. Bề rộng nét vẽ của các vạch b = 15cm; khoảng cách phía trong hai mép vạch đơn là 15-20 cm. Đối với vạch đứt nét, chiều dài đoạn nét liền L1 = 1-3 m; chiều dài đoạn nét đứt L2 = 3-9 m; tỷ lệ L1/L2 = 1:2.
Tốc độ vận hành càng cao, chọn chiều dài đoạn nét liền L1 và chiều dài đoạn nét đứt L2 càng lớn. Chọn giá trị chiều dài đoạn nét liền L1 và đoạn nét đứt L2 nhỏ trong các trường hợp cần tăng tính dẫn hướng xe chạy (ví dụ trong phạm vi đường cong nằm bán kính nhỏ)..."

Vấn đề nó thế cụ ạ. Nếu chỉ để phân chia hai làn đường ngược chiều hoặc một đoạn có độ dài giới hạn nhằm cấm chuyển làn, cấm đè vạch để vượt...thì cớ gì không dùng một vạch đơn liền?
Chính bản thân cái chữ: "tốc độ vận hành càng cao" thì có thể nhận thấy ý định ở đây là vạch liền liên tục, không giới hạn chiều dài đấy cụ.
Đơn giản là nếu dùng liền thì cả hai làn đều không được chuyển. Còn dùng 1 đứt 1 liền thì một được chuyển môt không.
Dài mấy thì dài cũng phải nằm trong "đoạn đường cần thiết" không phải cả đường. Tốc độ luôn có giới hạn thì chiều dài cũng có giới hạn.
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,927
Động cơ
631,028 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Kụ Bigisbest thân mến,

Ở các còm trên, nhà cháu thấy kụ nhận xét góp ý nhiều điều chính xác. Cá nhân nhà cháu rất tín nhiệm kụ, đã đưa phần lớn các ý kiến của kụ vào bản góp ý của OF để kụ X.O xem xét tiếp.

Do đó, thay mặt các kụ trong nhóm VaTuVa (Vác Tù Và) nhà cháu nhờ kụ bớt chút thời gian, xem xét thêm các nội dung trong Dự thảo QC41 mà tuần vừa qua vì thời gian quá gấp gáp nên chưa xem kỹ và chưa góp ý đế, kụ nhé.

Chúng ta còn nhiều việc khác để quan tâm.
Ví dụ, tiếp đến là đọc Luật GTĐB, so sánh với CƯV về GTĐB để xem có thể góp ý gì thêm, dưới góc độ của những người tham gia giao thông, với mục đích bổ sung điều chỉnh Luật Gtđb hiện hành cho phù hợp hơn với quy định trong CƯV, nhằm hòa nhập lưu thông quốc tế.

Xin cảm ơn kụ Bigisbest nhiều.
 

Bigisbest

Xe container
Biển số
OF-335282
Ngày cấp bằng
18/9/14
Số km
5,444
Động cơ
330,294 Mã lực
Kụ Bigisbest thân mến,

Ở các còm trên, nhà cháu thấy kụ nhận xét góp ý nhiều điều chính xác. Cá nhân nhà cháu rất tín nhiệm kụ, đã đưa phần lớn các ý kiến của kụ vào bản góp ý của OF để kụ X.O xem xét tiếp.

Do đó, thay mặt các kụ trong nhóm VaTuVa (Vác Tù Và) nhà cháu nhờ kụ bớt chút thời gian, xem xét thêm các nội dung trong Dự thảo QC41 mà tuần vừa qua vì thời gian quá gấp gáp nên chưa xem kỹ và chưa góp ý đế, kụ nhé.

Chúng ta còn nhiều việc khác để quan tâm.
Ví dụ, tiếp đến là đọc Luật GTĐB, so sánh với CƯV về GTĐB để xem có thể góp ý gì thêm, dưới góc độ của những người tham gia giao thông, với mục đích bổ sung điều chỉnh Luật Gtđb hiện hành cho phù hợp hơn với quy định trong CƯV, nhằm hòa nhập lưu thông quốc tế.

Xin cảm ơn kụ Bigisbest nhiều.
Oạc,
Em chỉ le ve động viên các cụ, tham gia với tinh thần cứ đưa ý kiến lên để các cụ xem xem thế nào, chứ ko có ý cho rằng ý kiến mình đúng hay là đòi phải được các cụ tiếp thu, thật thế luôn. Còn về QC, với vốn kiến thức hết sức không chuyên của mình, đã rà từng câu, dù sâu hay nông, nhưng theo sự hiểu biết của em thì em đã phót cả ở mấy trang đầu mà cụ đã ghé qua đấy ạ.
Cảm ơn cụ, cụ cố gắng, đúng như tín nhiệm của OF dành cho cụ...:D.
Cụ inbox cho em cái i meo của cụ vào inbox, em sẽ gửi cụ toàn văn ý kiến tham gia của em, bản word, đầy đủ hơn, dễ tổng hợp hơn cụ ạ.

(Điều em thấy được động viên ghê gớm ấy là dù chưa sửa đổi, chưa ghi nhận ý kiến gì của anh em OF, nhưng họ cũng đã dùng cái kí hiệu quen dùng: QCVN xxx:2015 /BGTVT...hĩ hĩ).
 
Chỉnh sửa cuối:

pnew

Xe điện
Biển số
OF-111518
Ngày cấp bằng
5/9/11
Số km
4,521
Động cơ
434,730 Mã lực
Một số kụ thích chú ý vào tiểu tiết có thể đánh lạc hướng các kụ OF ra khỏi 4 vấn đề cơ bản sau:

1- Hiện tại, QC41 đang có vạch kẻ số 35, có chức năng kẻ những vạch liền trên các làn cùng chiều tại các vị trí trở ngại, như đường bị thu hẹp, đoạn đường cong nguy hiểm khuất tầm nhìn, đoạn đỉnh dốc, có chiều dài giới hạn bằng chiều dài đoạn đường gặp trở ngại đó.

Tất cả các vị trí có vẽ vạch liền mà các kụ minh họa tại mấy hình phía trên đều thuộc phạm vi sử dụng của vạch kẻ số 35 của QC41 hiện hành.

Vì vậy, không có lí do gì để Dự thảo QC41 bỏ vạch số 35, thay bằng hai vạch 2.2 và 2.3 với quy định mơ hồ về chiều dài và có chủ đích cụ thể là cấm xe cùng chiều đổi làn.
Hai loại vạch này được đề nghị áp dụng nhằm một mục đích chính: sẽ dùng hai vạch 2.2 và 2.3 này để kẻ suốt trên tuyến đường dài, sử dụng kết hợp với các biển gộp hình phân làn theo phuơng tiện, để thực hiện phuơng án "ngăn xe, cấm làn". Đây là điều Bộ GTVT không nên để xảy ra.

2- Trên thế giới cũng không có nước nào dùng vạch kẻ kép, một liền một đứt, để kẻ trên các làn cùng chiều, nhằm cấm xe cùng chiều chuyển làn.

Tại vị trí nguy hiểm, nếu vì lí do an toàn nên phải cấm xe cùng chiều chuyển làn, thì tại sao không kẻ vạch đơn số 35?
Tại sao lại thích kẻ vạch kép để chỉ cấm một làn bên có nét liền, còn làn bên cạnh lại được tự do chuyển làn trong cùng một điều kiện nguy hiểm đó?

3- Đó là chưa kể, khi được kẻ giữa các làn cùng chiều, vạch kép một liền một đứt đó sẽ gây nhầm lẫn cho lái xe rằng đó là vạch chia hai làn ngược chiều nhau, dẫn tới phương tiện chiều ngược lại có thể nhầm lẫn, vô tình đi sát bên trái của vạch kép đó (đi ngược chiều trên làn có vạch kép), gây ra tai nạn giao thông.

Đồng thời, vạch một đứt một liền đó cũng tạo ra ngộ nhận cho lái xe, rằng không phải lúc nào làn bên trái của các vạch kép một đứt một liền cũng là làn xe của chiều ngược lại.
Suy nghĩ đó sẽ tạo ra thói quen không đắn đo gì mỗi khi cắt vạch kép để chuyển sang làn bên trái của vạch kép một đứt một liền. Thói quen này chính là mầm mống gây ra tai nạn giao thông xe đấu đầu nhau.
Đây chính là lí do vì sao không thấy các nước trên thế giới quy định kẻ vạch kép một đứt một liền giữa các làn cùng chiều.

4- Những người đã kẻ vạch kép một liền một đứt trên đường Phạm văn Đồng (Hà nội) không hề có ý muốn nhận lỗi, rằng mình kẻ vạch như thế là gây cản trở giao thông, là sai với QC41 và sai với quy định của Công ước Viên.
Hơn thế nữa, họ còn muốn giở mọi lý luận, dù rất vô lý, nhằm hợp thức hóa vạch kẻ sai luật và sai CƯV đó, áp dụng ra cả nước.

5- Ai đang và sẽ tiếp tục được hưởng lợi trong việc kẻ vạch liền sai luật giữa các làn cùng chiều, như trên đường PVĐ (Hn) để lập bẫy cấm xe cùng chiều chuyển làn? Không khó để các kụ trả lời.

Nên cũng không khó để các kụ có thể nhận ra ai là người đang cố gắng trong vô vọng nhằm bẻ cong quy định của CƯV về vạch liền, tiến tới hợp pháp hóa trong QC41 mới cho các vạch kẻ 2.2 và 2.3 (giống vạch kẻ trên đường Phạm văn Đồng (Hn)), dù nó được kẻ sai luật hiện hành và sai với quy định của Công ước Viên.
1. Dự thảo mới đã gộp hai Phụ lục G và H cũ thành một. Cách phân loại, bố cục thay đổi nên số của các vạch thay đổi là đương nhiên.
Không có chuyển bỏ vạch 35 cũ mà chỉ là đánh số lại. Vạch số 35, Phục G cũ chính là Vạch 2.2.
Còn vạch 2.3 chính là vạch 1.11 Phụ lục H cũ nhưng thay chức chức năng dùng cho cả các làn cùng chiều (chức năng cũ đã chuyển cho vạch như thế nhưng màu vàng).
Trong mô tả của 2.2 và 2.3 chẳng có chỗ nào nên mục địch cụ nghi là "để thực hiện phuơng án "ngăn xe, cấm làn"" cả.

2. Vạch 2.2 và 2.3 là khác nhau nên không có chuyện nó có thể dùng cho cùng một tình huống nguy hiểm cả. Tình huống cần dùng 2.3 thì không thể hoặc không cần dùng 2.2 và ngược lại.

3. Các tình huống cụ nếu ra không có nếu cụ rộng hơn sang mục "1.1. Nhóm vạch phân chia hai chiều xe chạy". Các vạch mới phân chia hai chiều xe chạy đều có màu vàng.

4. Những người kẻ vạch kép trên PVĐ đã nhận ra lỗi của mình nên mới sửa lại QC cho phù hợp. Với QC 41 thì vạch đó sai. Nhưng với quy chuẩn mới thì nó đã đúng.

5. Vạch kép trên PVĐ chỉ có thể gọi là bẫy khi QC41 chưa được sửa đổi.

Điều ro thấy là chính cụ cố CM vạch 2.2 và 2.3 trái với CU mà thôi. Cố gán cho vạch 2.2, 2.3 cái khái niệm dài vô tận
 
Chỉnh sửa cuối:

Mr. Keen

Xe buýt
Biển số
OF-326299
Ngày cấp bằng
8/7/14
Số km
968
Động cơ
295,670 Mã lực
Sắp tới chắc bên Bộ GTVT sẽ có một hội thảo lấy ý kiến sửa đổi QC này. Cụ [@Xehoi_Options;45] đề nghị bên Bộ gửi cho OF mấy cái giấy mời nhé. Đến đó nghe ý kiến từ nhiều phía và góp ý chắc sẽ hiệu quả hơn ạ.
 

Xehoi_Options

Xe điện
Biển số
OF-45
Ngày cấp bằng
22/5/06
Số km
4,237
Động cơ
625,124 Mã lực
Nơi ở
nhà chứ còn ở đâu
Website
www.otofun.net
Sắp tới chắc bên Bộ GTVT sẽ có một hội thảo lấy ý kiến sửa đổi QC này. Cụ [@Xehoi_Options;45] đề nghị bên Bộ gửi cho OF mấy cái giấy mời nhé. Đến đó nghe ý kiến từ nhiều phía và góp ý chắc sẽ hiệu quả hơn ạ.
Vâng. Để em liên hệ thử xem.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top