Tục kiêng bị K đi đám ma là tục mới đẻ ra gần đây. Theo dân gian chứ em chẳng thấy cẩm nang sách vở nào do các cụ ghi lại . Một đám tang thì nhiều thứ phải kiêng như: không để nước mắt rơi vào thi hài, phải bịt hết kính và gương, không để chó mèo nhảy qua xác, chôn cất xong người đi đưa tang không được quay đầu lại mộ khi ra về....
. Em thấy những cái kiêng đó không có cơ sở cũng vớ vẩn, nhưng thôi những cái kiêng đó chẳng ảnh hưởng đến ai cả nên cũng chẳng sao.
Kiêng đi dự đám ma theo dân gian chỉ có các đối tượng sau:
- Bà bầu. ( những bà này đám cưới cũng kiêng nhé)
- Người bị chó dại cắn. (Cái này chẳng hiểu từng bị chó dại cắn khỏi rồi hay vừa bị cắn nữa
)
Người bị K kiêng không đi đám ma là tục lệ mới phát hành ra hơn chục năm nay chứ mấy.
Đương nhiên người dặt dẹo thở không ra hơi thì đi đám ma làm cái gì cho nó cám cảnh, chảng có sức đi lại thì chẳng có tục kiêng khem cũng chẳng ai muốn họ đến.
Nhưng như trường hợp bài báo thớt nêu ra là con gái danh ca Lệ Thu đang bị K, khỏe mạnh lo toan cho mẹ xong và trở nặng qua đời có phải do dự đám tang mẹ không thì theo quan điểm của em là không phải, vó vẩn.
Ngoài ra nói đến "hơi lạnh" đám tang, bây giờ ở thành thị, người ra đi chủ yếu chết ở bệnh viện, ở nhà ít lắm.
Có mất ở nhà thì ngay sau khi có người mất, gia đình gọi 115 đến và họ làm thủ tục khám chứng tử và chuyển vào "tủ lạnh" ở nhà tang lễ luôn. Lúc tang lễ thì thủ tục liệm diễn ra cũng chỉ 15-20 phút và ở phòng sạch sẽ, hơi lạnh do để tủ "cấp đông" là chính chứ có lạnh gì của xác mà bảo hơi với chả hướng. Tang lễ thì cũng trong nhà tang lễ, người viếng thắp hương đi 1 vòng quanh áo quan và đi xa xa hay gần tùy ông đi viếng chẳng ai đi dí đầu các ông vào sát quan tài cả. nên cái gọi là "hơi lạnh" cũng vớ vẩn. Hơi lạnh ở đây có chăng là cái không khí đau buồn thôi.
Em thì gia đình có một số người thân mất rồi như ông bà nội ngoại, bác ruột, bố vợ, ông bà của vợ, thường ngày khi sống em chăm sóc, thăm hỏi trông nom khi ốm hết mình, nên lúc họ mất em có khóc mà chủ yếu là nhớ lại kỷ niệm với họ thôi, chứ em không thấy tiếc nuối vì bệnh tật, sức khỏe họ cạn kiệt rồi, gia đình hết sức hết lòng rồi, lúc đó em ngồi bình tĩnh lên kế hoạch với gia đình đê tổ chức tang lễ cho chu đáo cẩn thận. Thực bụng là người thân em mất em thường tự dưng bật khóc lúc cuối cùng của tang lễ, khi nghe đọc điếu văn. Thậm chí khóc nấc lên ấy. Lúc ấy thì em có cảm giác mất mát lớn nhất.. Nên không thể hiểu nổi nếu những lúc đó mình tránh đi ngồi ở nhà và không được tiễn biệt họ là thế nào chứ?
Ở nông thôn bây giờ tổ chức tang lễ ở nhà cũng chỉ trong 12 tiếng, thường là ngày hôm sau đưa đi an táng hoặc hỏa táng luôn, người chết cho vào áo quan kín rồi nên cái gọi "hơi lạnh" chẳng có gì đáng kể mà viếng thì đứng cách xa mấy mét ngoài sân cơ mà. Đi đám mãi rồi em lại gì, người viếng thắp hương ngoài sân vái mấy vái rồi té.
Cho nên em có quan điểm kể cả đang mang bệnh và điều trị nhưng sức khỏe đã ổn định, đi lại ăn uống hít thở bình thường được mà có tâm tốt, có tình yêu thương người thân thì đi đám tang, hoặc là con là em đến dự đám tang tiễn biệt người ruột thịt chẳng sao cả, tham gia ít thôi, đứng bên ngoài cho thoáng đỡ đông người - là chủ yếu lo các việc tiếp khách, bao quát chung. Trừ phi ốm nặng liệt gường hoặc thở không ra hơi thì đương nhiên nên nghỉ ngơi. Đám tang xã giao thì bớt đi cũng chẳng sao.
Con gái của ca sỹ Lệ Thu thế là thanh thản và cô ấy mất do bệnh đến lúc nặng chứ chẳng liên quan gì đến đám ta của mẹ cô ấy. Em có ý kiến như thế. Theo dân gian thì đó là trùng tang thì sao? Có thế thôi là xong chứ bảo hơi lạnh đám ma gây bệnh nặng thì thật là...