Chào bác hacdaihung! Bố em 68 tuổi phát hiện ung thư phổi dạng tế bào vẩy cách đây 3 tháng.Bố em đã xạ trị nhưng giờ sk rất yếu và ho nhiều ko truyền hoá chất đc.E muốn điều trị bằng thuốc đích đc ko? Mong các bác tư vấn.
Chào cụ, thuốc điều trị đích Erlotinib hướng tới thụ thể tăng trưởng EGFR có trên bề mặt của tế bào ung thư phổi. Khối u phát triển nhờ có thụ thể tăng trưởng này kích hoạt; Erlotinib sẽ chặn sự kích hoạt này làm cho khối u không phát triển trong một khoảng thời gian.
Hiệu quả của thuốc điều trị đích
Người ta nhận thấy rằng, EGFR có nhiều trên bề mặt của tế bào K phổi ở những người có đột biến gen tại Exon19 và Exon21, ở các đột biến gen khác, tế bào phát triển qua các cơ chế khác nữa ngoài EGFR nên hiệu quả của thuốc sẽ giảm đi (người ta gọi là
giảm nhạy).
Trong phác đồ điều trị K phổi, sẽ có phương pháp điều trị chính và phương pháp điều trị bổ sung. Đối với những bệnh nhân có đột biến gen nhạy với thuốc đích thì có thể áp dụng thuốc đích như
phương pháp điều trị chính; còn nếu không đột biến gen nhạy với thuốc đích thì người ta coi thuốc đích là phương pháp bổ sung (vì nó vẫn đáp ứng nhưng hiệu quả thấp).
Ở Việt Nam mình, thường để được chỉ định sử dụng Erlotinib hay không người ta sẽ đem mẫu bệnh phẩm đi xét nghiệm, nếu người ta tìm thấy đột biến gen Exon19 hoặc Exon21 người ta sẽ chỉ định cho điều trị thuốc đích làm phương pháp chính; còn không sẽ điều trị bằng hóa trị là chính. Ở nước ngoài, người ta sẽ xét nghiệm thêm các đột biến gen khác như ALK, BRAF để sử dụng loại thuốc đích khác ngoài Erlotinib hay các loại thuốc đang trong quá trình thử nghiệm.
Như vậy, nếu như trường hợp nhà cụ nếu xét nghiệm không có đột biến gen sẽ không được dùng thuốc đích như phương pháp điều trị bước 1. Chỉ có thể điều trị thuốc đích sau khi hóa trị đáp ứng thuốc tốt sau 4 vòng hoặc đã hóa trị rồi nhưng không đáp ứng thuốc.
Hiệu quả của Tarceva trong điều trị bước 1 đối với K phổi giai đoạn cuối, có đột biến gen EGFR phù hợp
Kết quả thử nghiệm trên 174 bệnh nhân cho thấy, thời gian trung vị mà bệnh không tiến triển của Tarceva tốt hơn so với hóa trị. Có nghĩa là nếu dùng Tarceva, bệnh nhân có 10.4 tháng khối u không phát triển, không hoạt động; còn hóa trị thì chỉ là 5,2 tháng.
65% bệnh nhân sử dụng Tarceva sẽ giảm được kích cỡ khối u trong khi chỉ có 16% bệnh nhân sử dụng hóa trị đạt được hiệu quả này.
Hiệu quả của Tarceva trong điều trị bước 1 K phổi giai đoạn cuối, không có đột biến gen EGFR phù hợp
Ở đây, người ta so sánh với những người sử dụng Tarceva với những người sử dụng thuốc giả dược Placebo (có nghĩa là thuốc không có tác dụng gì, chỉ giả vờ như có thể chữa bệnh hay còn gọi là "thuốc niềm tin") thì Tarceva gần như không có hiệu quả gì hơn trong việc giữ cho bệnh không tiến triển so với giả dược.
---///---
Nói đến
"thuốc niềm tin" em lại nhớ lại lúc bác sĩ hỏi em là "thế nếu xét nghiệm mà không thấy đột biến thì làm sao?"; em suy tư một chút rồi nói với bác sĩ là "nếu xét nghiệm mà không đột biến, bác sĩ cứ bảo với mẹ em là mẹ em hợp với loại thuốc đó, rồi em mua thuốc bổ về mà nói với bà là thuốc đặc trị để cho bà uống". Trước đó em đã bảo với bà là "thế nào mẹ cũng chỉ cần uống thuốc mà khỏi thôi không phải hóa trị, xạ trị gì hết".
Trong trường hợp giả dược (placebo) này, người ta chỉ cho bệnh nhân uống thuốc là viên đường (sugar) nhưng lại bảo bệnh nhân là thuốc đặc trị vậy mà cũng có kết quả làm ngưng phát triển khối u 2 ~ 3 tháng (như trên thử nghiệm này thì tương đương với thuốc đích). Thế mới biết
niềm tin vào thuốc, vào bác sĩ có tác dụng chữa bệnh to lớn đến như thế nào. Như vậy, lời nói dối không phải lúc nào cũng là xấu phải không các cụ; của giả đôi khi vẫn tốt.
Cũng từ quan điểm này, một bệnh viện dù kỹ thuật và chuyên môn tốt đến đâu mà bác sĩ không động viên mà còn gây ức chế cho bệnh nhân thì coi như hiệu quả điều trị giảm đi một nửa. Bởi vì người bệnh mất niềm tin vào bác sĩ.
Hiệu quả của Tarceva trong điều trị bước 2 và 3 đối với K phổi giai đoạn cuối; thường là những người không có đột biến gen EGFR và thất bại với hóa trị hoặc bị kháng thuốc
Trong trường hợp như nhà mợ Đào Thị và tranthanhnhan11 nếu dùng Erlotinib thì sẽ có cơ hội sống sót sau 1 năm cao hơn so với điều trị giả dược Placebo (31,2% so với 21,5%)
Nhìn vào thống kê chắc các cụ, mợ đừng vội thất vọng. Bởi vì đó là kết quả tại Mĩ, người bệnh tại châu Á có thể có kết quả tốt hơn 1,5 lần so với ở Mĩ; còn ở Việt Nam kết quả có thể cao hơn cả các nước châu Á nữa.
Không phải là em động viên các cụ mợ nên em chém bừa như vậy đâu. Đó là dựa trên sự so sánh giữa
kết quả thử nghiệm y tế EUROTAC (châu Âu, trung vị sống 29 tháng) và OPTIMAL (châu Á, trung vị sống 39 tháng); và dựa trên thống kê tại Asco 2014 mà em đã từng nói tới trong thớt này.
Tỉ lệ đáp ứng thuốc của dân châu Á (OPTIMAL) lên tới 83% trong khi dân châu Âu (EURTAC) chỉ có 58%.
Một bảng phân loại khác về tỉ lệ đáp ứng thuốc đích đối với các bệnh nhân hỗn hợp theo khu vực cho thấy châu Á có tỉ lệ đáp ứng hơn so với châu Âu. Trong bảng này các bệnh nhân không có đột biến gen nhạy với EGFR cũng có tỉ lệ đáp ứng thuốc là 10 ~ 15%
Hiện chưa có lý giải gì về sự khác biệt này nhưng em tạm suy đoán như sau:
- Do cơ thể người phương Tây cao to hơn châu Á nên họ cần nạp nhiều dinh dưỡng để tránh suy kiệt. Nhưng đồng thời chính điều này làm cho hiệu quả của thuốc ức chế kém đi vì ức chế phải đi liền với ăn kiêng mới có hiệu quả cao. Còn ở Việt Nam mình, các bệnh nhân ít có điều kiện tẩm bổ thì hay đạt được kỳ tích hơn.
-
- Còn tại sao Việt nam lại có thể tốt hơn các nước châu Á khác thì em lại có lý giải đó có thể là do tập quán ăn uống của dân mình là hay ăn đồ luộc, thanh đạm hơn các món ăn giàu mỡ, xào nấu như dân Tàu.
-
- Về sử dụng thuốc thì người phương Tây ít khi sử dụng kết hợp nhiều loại thuốc do phải được bác sĩ điều trị đồng ý.Người châu Á đặc biệt là người Tàu họ hay dùng bổ sung thêm thuốc Bắc nên có nhiều hiệu quả hơn; trong một cuộc thử nghiệm y tế giữa chỉ dùng hóa trị vs. hóa trị kết hợp với thuốc Bắc, tỉ lệ bệnh nhân chỉ sử dụng hóa trị sống sót sau 5 năm chỉ là 1 ~ 2% trong khi đó tỉ lệ bệnh nhân sử dụng hóa trị phối hợp với thuốc Bắc là 14%. Đối với thuốc đích, kỷ lục một phụ nữ Đài loan dùng thuốc đích đến nay là 16 năm.
-
- Còn dân mình, ngoài thuốc Tây, thuốc Bắc còn có lá đu đủ, xạ đen, dừa cạn...(rất nhiều thứ mà dân Tàu hay sang lùng mua nữa)... thì chả có gì các cụ phải lăn tăn về kết quả trên cả.
Nói về lối ăn uống của Tây, Tàu và ta thì em thấy như thế này.
Các món ăn của Tây thường là giàu protein, chất béo, đường như các cụ thường hay thấy ở KFC, McDonald hay Burger King. Nào là đùi gà chiên tẩm bột; khoai tây chiên; bánh mỳ kẹp thịt băm, bơ, trứng.
Các món ăn của Tàu thì lúc đầu em nghĩ nó cũng na ná như ở Việt Nam mình nhưng em mới phát hiện ra là họ ăn rất khỏe các cụ ạ. Bát canh cá thì to như cái chậu rửa mặt, đĩa gì của họ cũng to gấp đôi đĩa của mình mà toàn là sào ngập mỡ, cay và nóng nữa. Em chụp cái hình cho các cụ tham khảo.
Còn nhà em thì bình thường cũng ăn thanh đạm thôi. Nhưng kể từ ngày bà nhà em bị bệnh, bà chuyển hẳn lối ăn theo
phong cách không độc hại, giàu chất xơ, không đường, không thịt, chỉ sử dụng chất béo từ cá thôi. Lúc đầu thì vì em thúc ép hàng ngày nên ăn uống cũng không kêu ca gì, nhưng được khoảng 1 ~ 2 tháng thì bắt đầu kêu chán. Kêu chán khoảng một thời gian ngắn thì thấy sức khỏe khá lên, không biết là do khao khát sống và niềm tin chiến thắng hay không mà bà không kêu chán nữa các cụ ạ.
Một bữa cơm của bà bây giờ là như thế này và bà cảm thấy rất rất bình thường.