Bài số 1: CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ HIỆN NAY CHO EXON20. (viết exon20 cho ngắn gọn thay vì viết chính xác nhưng dài dòng là đột biến chèn đoạn trên exon20)
Sau đây sẽ là cuộc thảo luận giữa 2 chuyên gia
Joel Neal (đến từ viện ung thư Sanford-Mỹ ) và
Alexander I.Spira (đến từ viện nghiên cứu ung thư Virgina-Mỹ)
-
Joel Neal : chào
Alex! Để bắt đầu thì trước tiên, chúng ta hãy nói qua một chút về việc các bệnh nhân trước đây đã được điều trị như thế nào, mà cụ thể là điều trị bước một đi ! đặt vào cương vị của ông, ông sẽ điều trị thế nào cho một bệnh nhân mới được chẩn đoản có đột biến ở exon20 trước khi tiến hành những điều trị khác? điều trị bước đầu này quả nhiên rất quan trọng- đó thậm chí còn là một trong những điều cốt lõi khi mà phải đợi 2 hoặc 3 tuần chờ kết quả xét nghiệm đột biến gen egfr ! phác đồ điều trị ưa thích của ông là gì nếu gặp một bệnh nhân có vài nốt di căn não nhỏ, kích thước tầm 3mm hoặc bé hơn, ung thư dạng biểu mô tuyến, và khối ở phổi vẫn chưa phải là gánh nặng cho quá trình điều trị?
-
Alex : vâng ! tôi là một người thích dùng phác đồ carboplatin-pemetrexed, và tôi dám chắc rằng hầu hết chúng ta cũng vậy ! tôi thường né tránh thuốc điều trị miễn dịch bởi hiện nay ko có nhiều dữ liệu trong hoàn cảnh này, ngoài ra vs những j tôi biết thì thuốc miễn dịch cũng không cho đáp ứng tốt vs exon19, exon21! tôi thường lựa chọn kê phác đồ hoá trị gộp 2 hoặc 3 thuốc-có thể ông cũng làm vậy và chúng ta đều ko sai trong cả 2 lựa chọn!
Còn đối với những bệnh nhân có khối u di căn ở não mà kích thước rất nhỏ, tầm 2 đến 3mm thì việc xạ não có thể được trì hoãn lại khi mà thuốc pemetrexed có nồng độ lên não đủ để diệt nốt não bé đó ! còn nếu bệnh nhân nào có khối não tầm 1mm thì tôi thường điều trị cho họ bằng xạ phẫu não-phương pháp đã trở thành tiêu chuẩn điều trị với hầu hết chúng ta ngày nay ! còn vs xạ toàn não- tôi thậm chí còn ko nhớ nổi làn cuối cùng bênh nhân mà tôi xạ toàn não là bệnh nhân nào nữa nếu như họ ko phải đang ở giai đoạn cuối của cuộc đời ! còn về điều trị bước 2, hiện nay chúng ta đều rất may mắn khi đã có vài thuốc điều trị exon20 đang được thử nghiệm trong lâm sàng được khoảng 3 đến 4 năm rồi...vs cá nhân tôi, phác đồ điều trị bước 2 cho bệnh nhân vẫn chưa thay đổi-tôi vẫn dùng docetaxel-một loại thuốc mà tất cả chúng ta đều ghét vì td phụ nặng nề ! quan điểm của ông thì thế nào?
-
Joel Neal: phương pháp điều trị bước đầu của tôi là bevacizumab và liệu pháp chống tạo thành mạch máu, bệnh nhân của tôi thường trẻ và tương đối khoẻ mạnh nên bevacizumab có thể làm tăng tỉ lệ đáp ứng đôi chút- phương pháp này cũng chắc chắn làm tăng thời gian sống ko bệnh tiến triển, chúng ta đã thấy rất nhiều dữ liệu về việc gộp thuốc đích vs thuốc chống hình thành mạch máu để làm tăng thời gian sống ko bệnh tiến triển rồi, john heymach luôn nói rằng bất chấp việc chúng ta đã nghiên cứu tới 15 năm thì tiên lượng đáp ứng cao nhất và rõ rệt nhất của liệu pháp chống hình thành mach máu là khi có sự xuất hiện của đột biến egfr ! bởi vậy, tôi luôn cố gắng kê bevacizumab khi có thể !
tôi ko kê miễn dịch và tôi cũng ko ủng hộ phác đồ gộp 4 thuốc có dùng pemetrexed bởi vì hiện nay chưa có sự thông qua của FDA cho phác đồ carboplatin, pemetrexed, bevacizumab gộp vs bất kì thuốc miễn dịch nào cả ! chúng ta có thể tham khảo phác đồ của nghiên cứu IMpower150- bao gồm carboplatin, paclitaxel, bevacizumab và atezolizumab, nhưng paclitaxel có rất nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng bên cạnh việc khả năng thâm nhập não thấp hơn pemetrexed nên chắc chắn rằng tôi sẽ lựa chọn phác đồ bước đầu là carboplatin-pemetrexed, và nếu có thể thì gộp thêm bevacizumab
ở điều trị bước 2, thì đây là một cuộc tranh luận giữa 2 nhánh phác đồ hoặc là miễn dịch hoặc là docetaxel, docetaxel-ramucirumab, gemcitabine...miễn dịch đang là từ khoá hot, nó tỏ ra có hiệu quả với một số bệnh nhân có PD-L1 dương tính-chính bởi điều này nên đôi lúc cũng làm tôi dao động trong việc có nên hay ko khi kê miễn dịch cho bệnh nhân ở bước 2?? về vấn đề xạ phẫu não thì tôi thường sẽ kết hợp cùng các đồng nghiệp khác nữa, đó có thể là bác sĩ xạ trị và bác sĩ phẫu thuật thần kinh..thật ra, lý do chính mà tôi có ý định xạ trị cho bệnh nhân của tôi là vì tôi muốn họ đủ điều kiện để tham gia vào các thử nghiệm lâm sàng bước 2, bởi vì thi thoảng có những bệnh nhân có những nốt di căn trên não chưa được điều trị và chúng ta cũng chưa bao h xạ các nốt đó trước đấy...các nốt này sẽ biến mất khi được điều trị nhưng rồi chúng sẽ mọc lại nhanh chóng nếu chúng ta ko tìm ra một phương pháp điều trị đủ tốt có khả năng thâm nhập vô hệ thần kinh trung ương !
-
Alex: đó là quan điểm chính xác ! và tôi sẽ tự mình xem xét thêm nghiên cứu lâm sàng bước 2,...giống như ông- tôi ko ủng hộ phác đồ impower150-bởi nó ảnh hướng quá nặng nề tới chất lượng sống của bệnh nhân, đặc biệt là về vấn đề thần kinh-xuất hiện ở tất cả các bệnh nhân điều trị- điều này có lẽ là sự cố chung của liệu pháp ! về bevacizumab thì nó vẫn là một câu chuyện dài, mà khởi đầu của câu chuyện dài này là từ MD ANDERSON và John Heymach..tôi đã nghe 1 trong nhiều các câu chuyện về nghiên cứu này, ông là người ủng hộ nó nên tôi đoán ông rất mong chờ câu chuyện đó ngã ngũ theo hướng có lợi để khi ấy mọi người sẽ làm theo nhưng kể cả vậy đi chăng nữa thì cũng chưa chắn đâu, bởi vì nghiên cứu này, đến nay vẫn vấp phải không ít cố chấp từ một số người trong giới nhà nghề !
-
Joel Neal: may mắn thay, chúng tôi ko chỉ có những liệu pháp đó. đối với vấn đề di căn não và bệnh tiến triển mà chúng ta đã nói ở đầu cuộc thảo luận thì có một vài phần tử mới xuất hiện- chúng thực sự gây hào hứng trong việc điều trị đột biến chèn đoạn trên exon20. ông có kinh nghiệm j ko?ông đã từng thử thuốc thế hệ 1, thế hệ 2, thé hệ 3 trong việc điều trị đột biến chèn đoạn ở exon20 chưa? kqua tnao? có đáp ứng ko?
-
Alex: tôi chưa bao h thử các cách đó cả, có một số người giới thiệu tôi với một số nghiên cứu lâm sàng, tôi đã kết hợp cùng một số bác sĩ rồi cho một số bệnh nhân tham gia vào nghiên cứu dùng afatinib và nghiên cứu dùng mobocertinib-kqua là hầu hết đều ko đáp ứng, lý do có lẽ bởi các bác sĩ điều trị ko nhận ra rằng có 1 loại đột biến egfr thường ko đáp ứng vs các phác đồ này, họ chỉ nhìn thấy 1 loại đột biến egfr khác rồi nói " đấy ! ko đáp ứng rồi "-việc này diễn ra ở thực tế lâm sàng có lẽ phổ biến hơn những điều ông biết đấy, cá nhân tôi đã chứng kiến nhiều và thấy rằng nhiều bs điều trị chỉ thực hiện 1 scan và rồi tiếp tục điều trị một cách chắc nịch, họ ko quan sát đủ kĩ trước khi tiếp tục. tôi có nghe qua về việc dùng liều cao osimertinib dù rằng dữ liệu vẫn còn quá ít ỏi !
-
Joel Neal: đúng rồi ! ban đầu chúng tôi rất hào hứng về afatinib, vì afatinib là thế hệ 2-theo sau thế hệ 1 gefitinib vs erlotinib..việc kháng thế hệ 1 là điều ko thể tránh khỏi nên chúng tôi lúc đó đã kỳ vọng vào thế hệ 2 là afatinib...nhớ lại thử nghiệm đó, thời gian sống ko bệnh tiến triển là 3 tháng, vs vài bệnh nhân có đáp ứng một phần nhưng ko nhiều. bất chấp việc có hiệu quả ở một số đột biến hiếm, afatinib đã tỏ ra ko hiệu quả ở đột biến chèn đoạn exon20. Về osimertinib, Zosia Piotrowska từ viện đa khoa Massachusetts dẫn đầu một nghiên cứu cho thấy có 4 trong số 17 bệnh nhân đáp ứng vs điều trị bằng liều 160mg osimertinib dùng hằng ngày- phương pháp này tuy chưa phải là chuẩn, nhưng trong bối cảnh ko có bất kì phương pháp điều trị nào khác ngoài thử nghiệm lâm sàng thì nó cũng ko phải một lựa chọn tồi ! tuy vậy, đầu ra của nghiên cứu đó ko đủ cao để thành một đề xuất thường xuyên của chúng tôi !
-
Alex: tôi hiểu, nếu như nghiên cứu đó được ra đời trước đó khoảng 1 đến 2 năm thì sẽ được chú ý hơn. Còn bây h vs sự ra đời của mobocertinib và một số thuốc mới nữa thì nó đã bị làm lu mờ, ít người chú ý đến hơn rồi .