[Funland] Ung thư phổi - Điều trị đích

TuanLe1980

Đi bộ
Biển số
OF-723215
Ngày cấp bằng
1/4/20
Số km
5
Động cơ
76,450 Mã lực
Tuổi
44
Cố gắng lên bác nhé. Bố e cũng đang uống crizotinib do đột biến gen ALK đc 14 ngày rùi. Bố e đc chuẩn đoán gđ 4. Đang chờ 1 tháng đánh giá lại xem đáp ứng ra sao.
Cầu chúc các cụ trong group này đều may mắn và vững niềm tin chiến đấu ạ
Như một Bác nào đó nói, có đột biến EGFR như trúng độc đắc. Có đột biến ALK còn hơn cả độc đắc nữa. Cầu chúc Bố Bác gặp nhiều may mắn hơn nữa trong các đợt điều trị tới.
 

gadi2banh

Xe điện
Biển số
OF-167353
Ngày cấp bằng
18/11/12
Số km
2,288
Động cơ
417,906 Mã lực
Như một Bác nào đó nói, có đột biến EGFR như trúng độc đắc. Có đột biến ALK còn hơn cả độc đắc nữa. Cầu chúc Bố Bác gặp nhiều may mắn hơn nữa trong các đợt điều trị tới.
Thế mà trong viện phổi tw ko chỉ định làm gen ALK đâu cụ ơi, e tự mang đi viện khác làm mất gần 3tr cụ ạ.
Cụ có chia sẻ gì trong quá trình chăm sóc cứ đưa lên mọi người học hỏi nhé. Good luck!
 

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
973
Động cơ
266,314 Mã lực
Thú thực em đọc hết các bài ở diễn đàn này rồi, nhưng vẫn còn lơ mơ. Bác Xemay123456789 cho em hỏi:
Sau khi kháng Tarceva thì có các phương án tiếp theo là gì ạ?:
(1) Tìm đích khác? Gồm có các phương án nào ở bước này ạ?
(2) Hóa trị kết hợp với miễn dịch?
Bác có thể mô tả sơ lược các bước mà Bác đã làm khi điều trị đích cho Mẹ bác, để chúng em học hỏi với. Cảm ơn Bác nhiều.

Bác vô face tìm page xemay12345678...trên đó em up đến 30 bài rồi, có câu trả lời cho câu hỏi bác nêu đó...em để public ai cũng đọc okie hết, tính em làm theo hứng nên ko up đủ trên otofun như bên kia...Mẹ em thì nhập viện 9/2014 chẩn đoán di căn não hạch thượng đòn, tuyến thượng thận...dùng qua iressa được 2 năm hơn thì kháng, rồi đổi qua tagrix đến h...hiện h là 3v tagrix/ ngày...có rất nhiều thủ thuật dùng khi em chiến vs cea tăng rồi tụt...rảnh em sẽ biên cụ thể, vì đây là bệnh chết người, nói phải cụ thể...nói đại khái là chết
 

meebovn

Xe đạp
Biển số
OF-178782
Ngày cấp bằng
26/1/13
Số km
18
Động cơ
338,854 Mã lực
Em có đọc được bài này của BS Phạm Thành Luân trên facebook nên chia sẻ mọi người. (Xin phép edit một vài chỗ nhé).
----------------------------------------​
Grade - Khái niệm đang bị hiểu lầm tai hại trong ung thư.

Có lẽ khi thấy mình viết bài này nhiều anh chị làm về ung thư thấy mắc cười, một khái niệm sơ khai như vậy mà cũng dành thời gian lãng phí. Nhưng thực sự mình thấy đây là khái niệm đang bị hiểu sai một cách tai hại. Sở dĩ mình nói vậy là mấy ngày nay có nhiều bạn, thậm chí là bác sĩ, có người còn là bác sĩ có làm ung thư mà lại hiểu sai về từ này. Mọi người có ngoại ngữ tốt lại càng dịch sai từ này.

Từ này bị nhiều người dịch ra là "Giai đoạn", trong khi nó có nghĩa là Độ mô học. Dẫn đến khi mang ra nói làm cho người nghe không cẩn thận sẽ cho một chẩn đoán sai từ đó cho lời khuyên điều trị sai.!! Mấy nay hay gặp các bạn nói mẹ em bị Ung thư vú giai đoạn 2 do bạn dịch từ chứ Grade 2 trên kết quả giải phẫu bệnh. Nếu không để ý mà tư vấn cách điều trị luôn là tai hại rồi. Do đó mình viết một đoạn ngắn để các bệnh nhân và đặc biệt là các bác sĩ, sinh viên y khoa nắm được cốt lõi về từ này, sau này đừng dịch sai nó.

"Grade" hay "Độ mô học" là gì?

1. Trước tiên nó không phải giai đoạn bệnh nhé, nên đừng dịch từ Grade 2 là giai đoạn 2. Tai hại lắm! Giai đoạn là nói lên sự tiến triển của bệnh, tức đề cập bệnh còn sớm hay đã trễ. Giai đoạn trong ung thư được viết bằng từ Staging hay Stage. Nói cái này trước để bạn nào bận thì đọc đến đây dừng lại là ok. Và chữ Grade viết theo ngôn ngữ la tinh là Grade 1,2,3 hoặc 4. Còn khi chẩn đoán giai đoạn phải viết theo chữ la mã là Giai đoạn I, II, III, IV.

2. Độ mô học là gì, từ lúc mình đi làm về ung thư mới biết. Nói vậy để thấy hầu như các bác sĩ đa khoa được đào tạo đại học hầu như không hiểu rõ về từ này. Đặc biệt là nhiều trường y khoa trước đây chưa đưa bộ môn ung thư thành môn học riêng, thường ghép ung thư cơ quan nào vào bệnh lý nội hoặc ngoại khoa của cơ quan đó. Nên sau này nếu không có cơ hội tiếp xúc hiểu sai là đương nhiên.

Trước tiên để hiểu, ta đi về khái niệm tế bào ung thư. Nó là một tế bào xuất phát từ tế bào bình thường bị đột biến và thoát khỏi được cơ chế miễn dịch, hình thành nên tế bào ác tính mà đặc trưng là mất chức năng và sinh sôi không kiểm soát rồi di căn. Thế nên các tế bào này sẽ khác biệt với các tế bào bình thường cùng nguồn gốc. Và khi chẩn đoán ung thư thì người ta sẽ sinh thiết lấy 1 phần khối u mang lên kính hiển vi xem các tế bào bướu, nếu sự biến đổi đủ tiêu chuẩn thì được "tuyên án" là bị ung thư (tiêu chuẩn là gì thì sâu quá xin không nói thêm). Do đó sinh thiết bướu làm giải phẫu bệnh gọi là tiêu chuẩn "vàng" để chẩn đoán ung thư (nghe vậy tiêu chuẩn này khá chủ quan, phụ thuộc lớn vào mắt người đọc, nên sẽ có yếu tố chủ quan và kinh nghiệm, nhưng thường trước khi kết luận ung thư các nhà giải phẫu bệnh sẽ rất cẩn thận, thường họ sẽ phải thảo luận hội chẩn với nhau khi nghi ngờ nên chắc là vàng 4 số 9 chứ rất hiếm khi là vàng 9 số 4).

Tuy nhiên việc chỉ trả lời là tế bào hay khối u là ung thư chưa đủ lắm, người ta thấy cùng là ung thư đó nhưng mỗi khối u lại khác nhau về hình thái và sự khác nhau đó ảnh hưởng đến tiên lượng và điều trị bệnh. Và khi quan sát các tế bào ung thư người ta thấy, tuy là bị cùng loại ung thư nhưng có khối u các tế bào ung thư và mô ung thư có hình ảnh khá giống với tế bào bình thường, có khối ung thư tế bào và mô biến đổi khác xa tế bào và mô bình thường. Và các nhà giải phẫu xếp các thay đổi đó theo thứ tự.

Trước kia thứ tự đó chủ yếu dựa vào hình thái tế bào. Thường được chia ra là Ung thư biệt hóa cao, trung bình và thấp. Ví dụ Carcinoma tuyến biệt hóa trung bình. Carcinoma gai biệt hóa kém. Carcinoma không biệt hóa, Carcimoma gai biệt hóa rõ.. cách chia này hiện tại cũng còn dùng khá phổ biến tại nhiều bệnh viện, thậm chí bệnh viện lớn. Có thể nói nó hơi "cũ" nhưng vẫn được sử dụng tốt trong tiên lượng và điều trị. Có một số bệnh thì hiện nay vẫn chỉ có cách phân loại này.

Sau này người ta thấy nếu chỉ nhìn bề ngoài tế bào ung thư để phân loại thì chưa đủ, họ còn muốn đánh giá xem nhân tế bào ung thư đó biến đổi sao, cách xắp xếp các tế bào ung thư và các tế bào kế cận như thế nào....do đó người ta đưa ra khái niệm Grade tức độ mô học để đánh giá một cách toàn diện hơn. (Độ mô học có thể hiểu nôm na là độ ác tính cho dễ hiểu với mọi người. Tuy vậy không giống nhau hoàn toàn nên trong các tài liệu hay văn bản người ta viết là độ mô học hay cứ để luôn là Grade dẫn đến nhiều người hiểu lầm).

Và khi sử dụng grade thì thường mỗi cơ quan sẽ có tiêu chuẩn phân grade riêng, và thường xếp vào 2 loại lớn hay 4 loại. Khi phân làm 2 loại lớn thì họ thường ghi là Grade cao (high grade) hoặc Grade thấp ( low grade). Khi chia làm 4 thì ghi rõ Grade 1, 2,3,4. Mình thì thấy cách phân làm 4 tốt hơn. Khi nói là Grade 1 tức Grade thấp, 2 tức trung bình, còn 3 và 4 là độ mô học cao.

Sau này khi đọc kết quả của các nơi khác nhau người ta cũng ngầm hiều với nhau mấy khái niệm như độ biệt hóa cao tức grade thấp, biệt hóa kém là grade cao. Tuy không phải là đúng chuẩn nhưng đó là cách tốt nhất trên thực tế và đôi khi làm cho mọi người loạn lên vì ngược nhau. Ví dụ Carcinoma gai biệt hóa cao ( hay tốt, rõ) tương đương với từ Carcinoma gai grade 1.

Vậy grade cao hay thấp có ý nghĩa gì không? Có chứ :

1. Về mặt diến biến bệnh. Grade thấp tức là mô khối u khá giống với mô bình thường. Nó khác biệt nhưng nhỏ . Do đó nó sẽ có đặc tính gần giống mô bình thường, tức sẽ sinh sản không nhanh, vẫn có chức năng gần như bình mô thường. Do đó khối u này thường sẽ diến biến chậm, lâu và khó di căn. Ngược lại khối u có Grade cao sẽ mất các đặc điểm của mô bình thường ,sẽ sinh sôi nhanh hơn, và mất chức năng, nói nôm na như sinh ra đứa con bị quái thai vừa dị dạng lại không làm được việc. Nó thường sẽ phát triển nhanh, di căn sớm. Đến đây ta sẽ thấy tại sao một số bệnh ung thư diến biến nhanh, một số lại chậm. Ngay cả cùng bị 1 loại ung thư mà có người diến biến nhanh có người chậm, có khối ung thư hiền hơn khối ác hơn. Điều này có ý nghĩa tiên lượng bệnh cho bác sĩ. Vd Nếu một bà bầu mang thai 7 tháng bị ung thư lưỡi grade 1 giai đoạn I, có thể để sinh con đủ tháng rồi phẫu thuật, nhưng nếu Grade 4 thì có khi phải xem ngày nào mổ lấy thai được thì mổ thai sớm nhất có thể để điều trị.

2. Về mặt điều trị phức tạp hơn. Với mỗi chỉ định khác nhau thì Grade có ý nghĩa khác nhau.

- Về mặt phẫu thuật thì cùng giai đoạn bệnh nếu Grade càng cao càng mệt mỏi, grade càng thấp càng tốt. Vì với bướu độ mô học thấp thì việc cắt hết bướu dễ dàng hơn. Vì phẫu thuật ung thư về bản chất là cắt bỏ, nên nguyên tắc chỉ cần cắt bướu đến chỗ nào hết tế bào ung thư là được. Và cắt rộng bao xa cách khối bướu phụ thuộc vào grade mô học. Với độ mô học cao thì cần cắt rộng hơn là grade thấp do bướu grade thấp xâm lấn xung quanh ít hơn grade cao. Có một số phẫu thuật người ta còn hướng dẫn cắt xa bao nhiêu tùy theo grade. Nên với nhà phẫu thuật, khi cùng giai đoạn bệnh, thấy bướu grade thấp nên mừng vui, vì dễ phẫu hơn, khả năng tái phát thấp hơn.

Nếu gặp độ ác cao phải cắt rộng hơn, phải phẫu thuật dự phòng nhiều hơn, triệt căn hơn trong khi đâu phải muốn cắt rộng bao nhiêu cũng được, muốn cắt chỗ nào là được. Tuy vậy điều đáng buồn và hay gặp ở nhiều nơi là một số bs phẫu thuật không nắm được khái niệm grade nên không quan tâm. Ở các bệnh viện chuyên về ung thư hay có sự phối hợp giữa các chuyên ngành tốt thì khái niệm grade được quan tâm và hiểu rõ hơn.

- Đối với bác sĩ xạ trị thì "buồn vui" lẫn lộn. Nếu cùng loại ung thư và cùng giai đoạn thì Grade thấp hay cao có cái hại và lợi khác nhau. Xạ trị, tuy cũng là biện pháp điều trị tại chỗ như phẫu thuật và thường là biện pháp cho bệnh nhân không phẫu thuật được mà giai đoạn chưa trễ. Nhưng khác với phẫu thuật là cắt bướu cưỡng bức thì xạ trị làm bướu chết đi chứ không lấy ra bẳng cơ học. Và có làm chết được hay không liên quan đến sự nhạy xạ của bướu. Độ mô học càng cao thì càng nhạy xạ. Độ mô học thấp thì kém nhạy với xạ trị. Nên có một sự ngược đời ở đây là vậy. Khi cùng bị ung thư, cùng GIAI ĐOẠN bệnh, nếu độ ác cao, tiến triển nhanh, di căn sớm, phẫu thuật phải cắt rộng khó khăn, nhưng xạ trị lại hiệu quả. Nếu Grade thấp, thi diễn biến chậm, di căn muộn, phẫu thuật dễ hơn, nhưng nếu không phẫu mà xạ trị thì lại kém hiệu quả. Khi nhìn bệnh nhân coa bướu độ ác thấp, bs xạ trị sẽ thấy khó khăn mà điều trị hết.

Vậy nên bác sĩ phẫu thuật hay xạ trị hóa trị nên ngồi với nhau, hiểu mạnh yếu của biện pháp điều trị của người khác là vì vậy. Vậy bác sĩ xạ trị thấy bướu độ ác cao là mừng hả? Không đúng hoàn toàn, nếu độ ác cao mà giai đoạn sớm thì đúng. Nếu độ ác cao mà muộn thì khó làm xạ trị, vì khi bướu độ ác cao phải xạ trị rộng và xạ dự phòng rộng. Khi đó tác dụng phụ nên các cơ quan kế cận lớn hơn, khó bảo vệ các cơ quan trọng yếu, việc lập kế hoạch xạ trị khó khăn hơn, và kế hoạch thường khó hoàn hảo.

Ví dụ: bị ung thư lưỡi giai đoạn I, độ mô học 1. Nếu phẫu thuật được thì quá tốt, vì lý do nào đó không thể phẫu thuật thì sẽ chuyển qua xạ trị. Lúc này bs xạ trị sẽ biết là khó hết bệnh, bướu này đáp ứng xạ kém, nhưng khi thực hiện xạ lại dễ làm, vì chỉ cần xạ vào bướu + xung quanh bướu tầm 1cm và vài khu hạch kế bên. Nhưng nếu cũng ca đó mà Grade 4, lúc đó phải xạ rộng hơn nhiều và bệnh nhân sẽ chịu tác dụng phụ ghê gớm hơn nhiều. Vậy nên grade mô học ảnh hưởng đến tiên lượng đáp ứng xạ trị cũng như cách thức xạ trị.

- Với hóa trị, khi nói riêng ý nghĩa của Grade với hóa trị. Thì cũng như xạ trị. Mỗi loại Grade có đáp ứng với hóa trị khác nhau. Grade cao đáp ứng tốt hơn. Grade thấp đáp ứng kém hơn.

Tại sao vậy? Vì hóa trị và xạ trị chủ yếu "đánh" tế bào ung thư khi tế bào ung thư sinh đẻ, nên khối bướu mà càng đẻ nhiều càng dễ bị tác động. Và thêm nữa, khi bướu grade cao thì chức năng tự sửa chữa cũng kém. Do đó khi bị tổn thương do hóa xạ thì không tự sửa chữa được và chết. Vậy nên khi bướu grade cao, người ta coi là 1 tiêu chí nguy cơ có chỉ định hóa xạ trị hơn. Ví dụ khi bị U não đã phẫu thuât. Nếu là bướu sao bào có độ ác cao thì sẽ phải xạ trị và hóa trị dù có lấy hết u khi phẫu thuật. Nhưng nếu bướu độ ác thấp thì nếu lấy hết u chỉ cần theo dõi là đủ. Vì khi độ ác thấp phẫu thuật lấy hết dễ hơn, nguy cơ tái phát thấp, nếu có tái phát bướu cũng diến biến chậm, có thể mổ lần 2, và nếu có hóa xạ cũng ít lợi ích do không nhạy với hóa xạ.

Nói một hồi cũng thấy phức tạp quá nhỉ. Lại chuyên môn quá.

Tuy nhiên vì thấy cái lỗi sai này lớn quá. Sai một ly đi một dặm nên viết ra để mọi người tham khảo. Đặc biệt mong các bác sĩ biết được để nếu không làm ung thư thì tránh nhầm lẫn, nếu làm ung thư thì để các lĩnh vực phẫu _hóa _xạ _ giải phẫu bệnh tương tác với nhau tốt hơn, tránh việc ai nấy làm !! Bài này chỉ mong có nhiều các em sinh viên y khoa hay các bác sĩ dành thời gian quan tâm và chia sẻ. Vì một người bác sĩ biết sẽ tránh gây hậu quả cho rất nhiều người bệnh !!
 

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
973
Động cơ
266,314 Mã lực
Em có đọc được bài này của BS Phạm Thành Luân trên facebook nên chia sẻ mọi người. (Xin phép edit một vài chỗ nhé).
----------------------------------------​
Grade - Khái niệm đang bị hiểu lầm tai hại trong ung thư.

Có lẽ khi thấy mình viết bài này nhiều anh chị làm về ung thư thấy mắc cười, một khái niệm sơ khai như vậy mà cũng dành thời gian lãng phí. Nhưng thực sự mình thấy đây là khái niệm đang bị hiểu sai một cách tai hại. Sở dĩ mình nói vậy là mấy ngày nay có nhiều bạn, thậm chí là bác sĩ, có người còn là bác sĩ có làm ung thư mà lại hiểu sai về từ này. Mọi người có ngoại ngữ tốt lại càng dịch sai từ này.

Từ này bị nhiều người dịch ra là "Giai đoạn", trong khi nó có nghĩa là Độ mô học. Dẫn đến khi mang ra nói làm cho người nghe không cẩn thận sẽ cho một chẩn đoán sai từ đó cho lời khuyên điều trị sai.!! Mấy nay hay gặp các bạn nói mẹ em bị Ung thư vú giai đoạn 2 do bạn dịch từ chứ Grade 2 trên kết quả giải phẫu bệnh. Nếu không để ý mà tư vấn cách điều trị luôn là tai hại rồi. Do đó mình viết một đoạn ngắn để các bệnh nhân và đặc biệt là các bác sĩ, sinh viên y khoa nắm được cốt lõi về từ này, sau này đừng dịch sai nó.

"Grade" hay "Độ mô học" là gì?

1. Trước tiên nó không phải giai đoạn bệnh nhé, nên đừng dịch từ Grade 2 là giai đoạn 2. Tai hại lắm! Giai đoạn là nói lên sự tiến triển của bệnh, tức đề cập bệnh còn sớm hay đã trễ. Giai đoạn trong ung thư được viết bằng từ Staging hay Stage. Nói cái này trước để bạn nào bận thì đọc đến đây dừng lại là ok. Và chữ Grade viết theo ngôn ngữ la tinh là Grade 1,2,3 hoặc 4. Còn khi chẩn đoán giai đoạn phải viết theo chữ la mã là Giai đoạn I, II, III, IV.

2. Độ mô học là gì, từ lúc mình đi làm về ung thư mới biết. Nói vậy để thấy hầu như các bác sĩ đa khoa được đào tạo đại học hầu như không hiểu rõ về từ này. Đặc biệt là nhiều trường y khoa trước đây chưa đưa bộ môn ung thư thành môn học riêng, thường ghép ung thư cơ quan nào vào bệnh lý nội hoặc ngoại khoa của cơ quan đó. Nên sau này nếu không có cơ hội tiếp xúc hiểu sai là đương nhiên.

Trước tiên để hiểu, ta đi về khái niệm tế bào ung thư. Nó là một tế bào xuất phát từ tế bào bình thường bị đột biến và thoát khỏi được cơ chế miễn dịch, hình thành nên tế bào ác tính mà đặc trưng là mất chức năng và sinh sôi không kiểm soát rồi di căn. Thế nên các tế bào này sẽ khác biệt với các tế bào bình thường cùng nguồn gốc. Và khi chẩn đoán ung thư thì người ta sẽ sinh thiết lấy 1 phần khối u mang lên kính hiển vi xem các tế bào bướu, nếu sự biến đổi đủ tiêu chuẩn thì được "tuyên án" là bị ung thư (tiêu chuẩn là gì thì sâu quá xin không nói thêm). Do đó sinh thiết bướu làm giải phẫu bệnh gọi là tiêu chuẩn "vàng" để chẩn đoán ung thư (nghe vậy tiêu chuẩn này khá chủ quan, phụ thuộc lớn vào mắt người đọc, nên sẽ có yếu tố chủ quan và kinh nghiệm, nhưng thường trước khi kết luận ung thư các nhà giải phẫu bệnh sẽ rất cẩn thận, thường họ sẽ phải thảo luận hội chẩn với nhau khi nghi ngờ nên chắc là vàng 4 số 9 chứ rất hiếm khi là vàng 9 số 4).

Tuy nhiên việc chỉ trả lời là tế bào hay khối u là ung thư chưa đủ lắm, người ta thấy cùng là ung thư đó nhưng mỗi khối u lại khác nhau về hình thái và sự khác nhau đó ảnh hưởng đến tiên lượng và điều trị bệnh. Và khi quan sát các tế bào ung thư người ta thấy, tuy là bị cùng loại ung thư nhưng có khối u các tế bào ung thư và mô ung thư có hình ảnh khá giống với tế bào bình thường, có khối ung thư tế bào và mô biến đổi khác xa tế bào và mô bình thường. Và các nhà giải phẫu xếp các thay đổi đó theo thứ tự.

Trước kia thứ tự đó chủ yếu dựa vào hình thái tế bào. Thường được chia ra là Ung thư biệt hóa cao, trung bình và thấp. Ví dụ Carcinoma tuyến biệt hóa trung bình. Carcinoma gai biệt hóa kém. Carcinoma không biệt hóa, Carcimoma gai biệt hóa rõ.. cách chia này hiện tại cũng còn dùng khá phổ biến tại nhiều bệnh viện, thậm chí bệnh viện lớn. Có thể nói nó hơi "cũ" nhưng vẫn được sử dụng tốt trong tiên lượng và điều trị. Có một số bệnh thì hiện nay vẫn chỉ có cách phân loại này.

Sau này người ta thấy nếu chỉ nhìn bề ngoài tế bào ung thư để phân loại thì chưa đủ, họ còn muốn đánh giá xem nhân tế bào ung thư đó biến đổi sao, cách xắp xếp các tế bào ung thư và các tế bào kế cận như thế nào....do đó người ta đưa ra khái niệm Grade tức độ mô học để đánh giá một cách toàn diện hơn. (Độ mô học có thể hiểu nôm na là độ ác tính cho dễ hiểu với mọi người. Tuy vậy không giống nhau hoàn toàn nên trong các tài liệu hay văn bản người ta viết là độ mô học hay cứ để luôn là Grade dẫn đến nhiều người hiểu lầm).

Và khi sử dụng grade thì thường mỗi cơ quan sẽ có tiêu chuẩn phân grade riêng, và thường xếp vào 2 loại lớn hay 4 loại. Khi phân làm 2 loại lớn thì họ thường ghi là Grade cao (high grade) hoặc Grade thấp ( low grade). Khi chia làm 4 thì ghi rõ Grade 1, 2,3,4. Mình thì thấy cách phân làm 4 tốt hơn. Khi nói là Grade 1 tức Grade thấp, 2 tức trung bình, còn 3 và 4 là độ mô học cao.

Sau này khi đọc kết quả của các nơi khác nhau người ta cũng ngầm hiều với nhau mấy khái niệm như độ biệt hóa cao tức grade thấp, biệt hóa kém là grade cao. Tuy không phải là đúng chuẩn nhưng đó là cách tốt nhất trên thực tế và đôi khi làm cho mọi người loạn lên vì ngược nhau. Ví dụ Carcinoma gai biệt hóa cao ( hay tốt, rõ) tương đương với từ Carcinoma gai grade 1.

Vậy grade cao hay thấp có ý nghĩa gì không? Có chứ :

1. Về mặt diến biến bệnh. Grade thấp tức là mô khối u khá giống với mô bình thường. Nó khác biệt nhưng nhỏ . Do đó nó sẽ có đặc tính gần giống mô bình thường, tức sẽ sinh sản không nhanh, vẫn có chức năng gần như bình mô thường. Do đó khối u này thường sẽ diến biến chậm, lâu và khó di căn. Ngược lại khối u có Grade cao sẽ mất các đặc điểm của mô bình thường ,sẽ sinh sôi nhanh hơn, và mất chức năng, nói nôm na như sinh ra đứa con bị quái thai vừa dị dạng lại không làm được việc. Nó thường sẽ phát triển nhanh, di căn sớm. Đến đây ta sẽ thấy tại sao một số bệnh ung thư diến biến nhanh, một số lại chậm. Ngay cả cùng bị 1 loại ung thư mà có người diến biến nhanh có người chậm, có khối ung thư hiền hơn khối ác hơn. Điều này có ý nghĩa tiên lượng bệnh cho bác sĩ. Vd Nếu một bà bầu mang thai 7 tháng bị ung thư lưỡi grade 1 giai đoạn I, có thể để sinh con đủ tháng rồi phẫu thuật, nhưng nếu Grade 4 thì có khi phải xem ngày nào mổ lấy thai được thì mổ thai sớm nhất có thể để điều trị.

2. Về mặt điều trị phức tạp hơn. Với mỗi chỉ định khác nhau thì Grade có ý nghĩa khác nhau.

- Về mặt phẫu thuật thì cùng giai đoạn bệnh nếu Grade càng cao càng mệt mỏi, grade càng thấp càng tốt. Vì với bướu độ mô học thấp thì việc cắt hết bướu dễ dàng hơn. Vì phẫu thuật ung thư về bản chất là cắt bỏ, nên nguyên tắc chỉ cần cắt bướu đến chỗ nào hết tế bào ung thư là được. Và cắt rộng bao xa cách khối bướu phụ thuộc vào grade mô học. Với độ mô học cao thì cần cắt rộng hơn là grade thấp do bướu grade thấp xâm lấn xung quanh ít hơn grade cao. Có một số phẫu thuật người ta còn hướng dẫn cắt xa bao nhiêu tùy theo grade. Nên với nhà phẫu thuật, khi cùng giai đoạn bệnh, thấy bướu grade thấp nên mừng vui, vì dễ phẫu hơn, khả năng tái phát thấp hơn.

Nếu gặp độ ác cao phải cắt rộng hơn, phải phẫu thuật dự phòng nhiều hơn, triệt căn hơn trong khi đâu phải muốn cắt rộng bao nhiêu cũng được, muốn cắt chỗ nào là được. Tuy vậy điều đáng buồn và hay gặp ở nhiều nơi là một số bs phẫu thuật không nắm được khái niệm grade nên không quan tâm. Ở các bệnh viện chuyên về ung thư hay có sự phối hợp giữa các chuyên ngành tốt thì khái niệm grade được quan tâm và hiểu rõ hơn.

- Đối với bác sĩ xạ trị thì "buồn vui" lẫn lộn. Nếu cùng loại ung thư và cùng giai đoạn thì Grade thấp hay cao có cái hại và lợi khác nhau. Xạ trị, tuy cũng là biện pháp điều trị tại chỗ như phẫu thuật và thường là biện pháp cho bệnh nhân không phẫu thuật được mà giai đoạn chưa trễ. Nhưng khác với phẫu thuật là cắt bướu cưỡng bức thì xạ trị làm bướu chết đi chứ không lấy ra bẳng cơ học. Và có làm chết được hay không liên quan đến sự nhạy xạ của bướu. Độ mô học càng cao thì càng nhạy xạ. Độ mô học thấp thì kém nhạy với xạ trị. Nên có một sự ngược đời ở đây là vậy. Khi cùng bị ung thư, cùng GIAI ĐOẠN bệnh, nếu độ ác cao, tiến triển nhanh, di căn sớm, phẫu thuật phải cắt rộng khó khăn, nhưng xạ trị lại hiệu quả. Nếu Grade thấp, thi diễn biến chậm, di căn muộn, phẫu thuật dễ hơn, nhưng nếu không phẫu mà xạ trị thì lại kém hiệu quả. Khi nhìn bệnh nhân coa bướu độ ác thấp, bs xạ trị sẽ thấy khó khăn mà điều trị hết.

Vậy nên bác sĩ phẫu thuật hay xạ trị hóa trị nên ngồi với nhau, hiểu mạnh yếu của biện pháp điều trị của người khác là vì vậy. Vậy bác sĩ xạ trị thấy bướu độ ác cao là mừng hả? Không đúng hoàn toàn, nếu độ ác cao mà giai đoạn sớm thì đúng. Nếu độ ác cao mà muộn thì khó làm xạ trị, vì khi bướu độ ác cao phải xạ trị rộng và xạ dự phòng rộng. Khi đó tác dụng phụ nên các cơ quan kế cận lớn hơn, khó bảo vệ các cơ quan trọng yếu, việc lập kế hoạch xạ trị khó khăn hơn, và kế hoạch thường khó hoàn hảo.

Ví dụ: bị ung thư lưỡi giai đoạn I, độ mô học 1. Nếu phẫu thuật được thì quá tốt, vì lý do nào đó không thể phẫu thuật thì sẽ chuyển qua xạ trị. Lúc này bs xạ trị sẽ biết là khó hết bệnh, bướu này đáp ứng xạ kém, nhưng khi thực hiện xạ lại dễ làm, vì chỉ cần xạ vào bướu + xung quanh bướu tầm 1cm và vài khu hạch kế bên. Nhưng nếu cũng ca đó mà Grade 4, lúc đó phải xạ rộng hơn nhiều và bệnh nhân sẽ chịu tác dụng phụ ghê gớm hơn nhiều. Vậy nên grade mô học ảnh hưởng đến tiên lượng đáp ứng xạ trị cũng như cách thức xạ trị.

- Với hóa trị, khi nói riêng ý nghĩa của Grade với hóa trị. Thì cũng như xạ trị. Mỗi loại Grade có đáp ứng với hóa trị khác nhau. Grade cao đáp ứng tốt hơn. Grade thấp đáp ứng kém hơn.

Tại sao vậy? Vì hóa trị và xạ trị chủ yếu "đánh" tế bào ung thư khi tế bào ung thư sinh đẻ, nên khối bướu mà càng đẻ nhiều càng dễ bị tác động. Và thêm nữa, khi bướu grade cao thì chức năng tự sửa chữa cũng kém. Do đó khi bị tổn thương do hóa xạ thì không tự sửa chữa được và chết. Vậy nên khi bướu grade cao, người ta coi là 1 tiêu chí nguy cơ có chỉ định hóa xạ trị hơn. Ví dụ khi bị U não đã phẫu thuât. Nếu là bướu sao bào có độ ác cao thì sẽ phải xạ trị và hóa trị dù có lấy hết u khi phẫu thuật. Nhưng nếu bướu độ ác thấp thì nếu lấy hết u chỉ cần theo dõi là đủ. Vì khi độ ác thấp phẫu thuật lấy hết dễ hơn, nguy cơ tái phát thấp, nếu có tái phát bướu cũng diến biến chậm, có thể mổ lần 2, và nếu có hóa xạ cũng ít lợi ích do không nhạy với hóa xạ.

Nói một hồi cũng thấy phức tạp quá nhỉ. Lại chuyên môn quá.

Tuy nhiên vì thấy cái lỗi sai này lớn quá. Sai một ly đi một dặm nên viết ra để mọi người tham khảo. Đặc biệt mong các bác sĩ biết được để nếu không làm ung thư thì tránh nhầm lẫn, nếu làm ung thư thì để các lĩnh vực phẫu _hóa _xạ _ giải phẫu bệnh tương tác với nhau tốt hơn, tránh việc ai nấy làm !! Bài này chỉ mong có nhiều các em sinh viên y khoa hay các bác sĩ dành thời gian quan tâm và chia sẻ. Vì một người bác sĩ biết sẽ tránh gây hậu quả cho rất nhiều người bệnh !!
Chắc bs này gặp nhiều bn nhầm lần 2 khái niệm này thôi, chứ 2 cái này khác nhau hoàn toàn và em cũng chưa thấy ai nhầm cả, thấy họ thắc mắc thôi...trên thread mình cũng bàn về cái này ở các bài trước òi hay sao đó !...dịch khiếp quá các Cụ ạ! bế quan tỏa cảng, bao h mới hết đây
 

gadi2banh

Xe điện
Biển số
OF-167353
Ngày cấp bằng
18/11/12
Số km
2,288
Động cơ
417,906 Mã lực
Cụ xe máy ơi, e vừa tìm hiểu thấy nhiều bệnh nhan có đột biến gen ALK đc bác sỹ kê đích bước 1 là Ceritinib. E thấy thuốc này chính hãng nhập từ Thuỵ sỹ về nhiều. Liều 3v/ngày thì tầm 24tr/tháng. Lúc trước ko thấy bác sỹ điều trị cho cụ nhà e nói đến thuốc này, chỉ bảo Crizotinib xách tay Bangladesh ạ?
 

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
973
Động cơ
266,314 Mã lực
Cụ xe máy ơi, e vừa tìm hiểu thấy nhiều bệnh nhan có đột biến gen ALK đc bác sỹ kê đích bước 1 là Ceritinib. E thấy thuốc này chính hãng nhập từ Thuỵ sỹ về nhiều. Liều 3v/ngày thì tầm 24tr/tháng. Lúc trước ko thấy bác sỹ điều trị cho cụ nhà e nói đến thuốc này, chỉ bảo Crizotinib xách tay Bangladesh ạ?
Chuẩn cụ! ceritinib là thế hệ 2 ra sau crizotinib...nó hơn hẳn crizotinib và lên được não tốt hơn nhiều nữa...cái ceritinib 24tr/tháng đó có tên thuơng mại là spexib vẫn là do hãng novartis sản xuất nhưng chỉ dùng cho thị trường ấn độ, còn ceritinib xịn do novartis sản xuất tên là zykadia, giá tầm 8500 $ cho 70v ( tháng dùng 90v )...tại sao lại có việc cùng 1 cty mà lại sản xuất 2 mặt thế??? đó là bởi các tập đoàn lớn biết là khi sản xuất ra thuốc xịn thì kiểu j tụi ấn nó cũng nhái thôi, và khi ấy mất đi 1 thị phần lớn...do đó tụi nó sx luôn cho thị trường ấn độ thuốc phiên bản rẻ hơn vs các điều kiện kèm theo ví dụ như chỉ được lưu thông ở ấn( nhưng vô dụng, hàng vẫn xách tay đi muôn nẻo )...
 

gadi2banh

Xe điện
Biển số
OF-167353
Ngày cấp bằng
18/11/12
Số km
2,288
Động cơ
417,906 Mã lực
Chuẩn cụ! ceritinib là thế hệ 2 ra sau crizotinib...nó hơn hẳn crizotinib và lên được não tốt hơn nhiều nữa...cái ceritinib 24tr/tháng đó có tên thuơng mại là spexib vẫn là do hãng novartis sản xuất nhưng chỉ dùng cho thị trường ấn độ, còn ceritinib xịn do novartis sản xuất tên là zykadia, giá tầm 8500 $ cho 70v ( tháng dùng 90v )...tại sao lại có việc cùng 1 cty mà lại sản xuất 2 mặt thế??? đó là bởi các tập đoàn lớn biết là khi sản xuất ra thuốc xịn thì kiểu j tụi ấn nó cũng nhái thôi, và khi ấy mất đi 1 thị phần lớn...do đó tụi nó sx luôn cho thị trường ấn độ thuốc phiên bản rẻ hơn vs các điều kiện kèm theo ví dụ như chỉ được lưu thông ở ấn( nhưng vô dụng, hàng vẫn xách tay đi muôn nẻo )...
Đúng là Spexib cụ ạ. Nhưng nó vẫn do hãng mẹ sản xuất nên chất lượng chắc chắn là hơn hẳn loại Crizonix do Bangladesh rồi. E xem ảnh rồi, do công ty dược phẩm của Việt Nam mình nhập trực tiếp luôn chứ ko phải xách tay đâu ạ.
E vẫn khó hiểu tại sao bs ko tư vấn rõ từ đầu, gần như chỉ kê loại ở Bangladesh luôn cụ ạ.
 

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
973
Động cơ
266,314 Mã lực
Đúng là Spexib cụ ạ. Nhưng nó vẫn do hãng mẹ sản xuất nên chất lượng chắc chắn là hơn hẳn loại Crizonix do Bangladesh rồi. E vẫn khó hiểu tại sao bs ko tư vấn rõ từ đầu, gần như chỉ kê loại ở Bangladesh luôn cụ ạ.
Chuẩn cụ! nó hơn hẳn crizonix chứ !...bs kê luôn crizonix là do cụ nhà chưa di căn não nên bs muốn kéo dài con đường của cụ nhà mình ra thôi...tuy nhiên bên mỹ h họ gần như ko dùng crizotinib cho alk nữa rồi...crizotinib còn vai trò ở Met bên egfr và ros1 thôi...đó là mỹ, có bhyt chi trả thuốc phát minh ceritinib alectinib brigatinib...còn ở vn mình liệu cơm gắp mắm...bs điều trị ko sai đâu cụ ạ
 

gadi2banh

Xe điện
Biển số
OF-167353
Ngày cấp bằng
18/11/12
Số km
2,288
Động cơ
417,906 Mã lực
Chuẩn cụ! nó hơn hẳn crizonix chứ !...bs kê luôn crizonix là do cụ nhà chưa di căn não nên bs muốn kéo dài con đường của cụ nhà mình ra thôi...tuy nhiên bên mỹ h họ gần như ko dùng crizotinib cho alk nữa rồi...crizotinib còn vai trò ở Met bên egfr và ros1 thôi...đó là mỹ, có bhyt chi trả thuốc phát minh ceritinib alectinib brigatinib...còn ở vn mình liệu cơm gắp mắm...bs điều trị ko sai đâu cụ ạ
Vâng, Đúng là được cái nọ mất cái kia, hy vọng kéo dài ra nhưng chất lượng thì lại khó kiểm chứng. Chắc mới dùng thử một tháng đầu tiên nên nếu ko đáp ứng được mới chuyển sau vậy. Nhưng cũng phải nó thẳng ra là hàng Spexib do công ty CP dược phẩm TW 2 nhập sẽ có giá chung rồi, khó mà abcxyz.... được.
Thanks cụ đã giải ngố cho e
 

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
973
Động cơ
266,314 Mã lực
Vâng, Đúng là được cái nọ mất cái kia, hy vọng kéo dài ra nhưng chất lượng thì lại khó kiểm chứng. Chắc mới dùng thử một tháng đầu tiên nên nếu ko đáp ứng được mới chuyển sau vậy. Nhưng cũng phải nó thẳng ra là hàng Spexib do công ty CP dược phẩm TW 2 nhập sẽ có giá chung rồi, khó mà abcxyz.... được.
Thanks cụ đã giải ngố cho e
Ko có việc cp tw 2 nhập khẩu đâu cụ... 100% hàng xách tay cụ ạ
 

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
973
Động cơ
266,314 Mã lực
Em check òi, đúng là cty cổ phần dược tw2 nhập spexib về rồi...cái này chắc do thỏa thuận thêm của novartis vs thị trường việt nam ngoài ấn
 

bionline

Đi bộ
Biển số
OF-717242
Ngày cấp bằng
22/2/20
Số km
6
Động cơ
80,372 Mã lực
Tuổi
37
Ba em uống thuốc Tarceva được tầm một tháng, ngày 10 này đi tái khám lại.
Nhưng bị tác dụng phụ gần cả tháng nay, mặt nổi mụn dày đặt, hơi sưng một chút. Tuy nhiên không đau đầu nữa, và không thấy ho gì.
Vậy có phải không hợp thuốc hay kháng thuốc không ạ ? Khi đi tái khám lần 1 này, mình cần phải phải xét nghiệm những chỉ số quan trọng nào ? Em cảm ơn .
 

tatduong

Đi bộ
Biển số
OF-720035
Ngày cấp bằng
13/3/20
Số km
5
Động cơ
78,350 Mã lực
Tuổi
32
Ba em uống thuốc Tarceva được tầm một tháng, ngày 10 này đi tái khám lại.
Nhưng bị tác dụng phụ gần cả tháng nay, mặt nổi mụn dày đặt, hơi sưng một chút. Tuy nhiên không đau đầu nữa, và không thấy ho gì.
Vậy có phải không hợp thuốc hay kháng thuốc không ạ ? Khi đi tái khám lần 1 này, mình cần phải phải xét nghiệm những chỉ số quan trọng nào ? Em cảm ơn .
Càng tác dụng phụ càng đáp ứng thuốc tốt bác ạ.
Mẹ em lúc trước mụn mọc đầy đầu tóc, rụng tóc, mọc cả trong cuống họng, tay chân tê, móng tay và móng chân quăn queo. Nhưng sức khỏe chung lúc đó thì ổn
 

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
973
Động cơ
266,314 Mã lực
- ý td phụ nhiều thì tốt cần được nói kĩ hơn 1 tí, đó là chỉ có dấu hiệu nổi mẩn ở da ( skin rash ) thôi các cụ nhé...có nhiều nghiên cứu chỉ ra điều này, đó là bệnh nhân mà càng nổi mẩn thì tiên lượng cho thấy họ có pfs và os dài hơn bệnh nhân ko nổi mẩn...chứ đi ngoài, mệt mỏi, buồn nôn hay chán ăn ko liên quan j đến tiên lượng đáp ứng thuốc của bệnh nhân cả

- Ba em như ae mình đã thảo luận trong inbox là u não cực to, và dùng tarceva đến nay gần tháng cho thấy dấu hiệu tốt, vậy h tái khám thế này, theo lẽ thông thường bs chỉ định xn sinh hóa vs công thức máu, siêu âm ổ bụng và chụp ct 32 dãy ngực thôi...việc chụp não tùy bs, có người cho chụp lại ngay, có người đợi tầm 2 tháng mới đánh giá lại cho rõ ràng vì rằng dấu hiệu lâm sàng bệnh nhân đang khá lên trông thấy...anh ủng hộ chụp lại mri não luôn dù mới có 1 tháng
 

meebovn

Xe đạp
Biển số
OF-178782
Ngày cấp bằng
26/1/13
Số km
18
Động cơ
338,854 Mã lực
Chào các cụ. Hôm nay em vừa phượt 300km từ Đà Lạt xuống SG để lấy thêm 14 viên thuốc (BHYT chỉ cho lấy max chừng này). Thì có 2 tin không vui với em.

1, BS ở đây họ không quan tâm đến CEA. Ngày đầu em nhập viện không có xét nghiệm chỉ số này cho nên không đối chiếu việc hiệu quả của Tarceva được.
2, U của em nằm ở phế quản chính nên các bác sĩ hội chẩn là không mổ nữa. Bác sĩ trưởng khoa bảo rằng uống đến lúc kháng thuốc thì chuyển thệ hế 3 tagrisso nếu đột biến T790M. Như vậy thì đồng nghĩa em phải chiến đấu cùng khối U trong người vĩnh viễn rồi, em biết nếu nó tiếp tục kháng thì sẽ dùng nhiều biện pháp kết hợp nhưng hiệu quả rất mong manh với tế bào đã đột biến quá mạnh.

Bố của bạn em ở HN khi chẩn đoán là giai đoạn 3B, u nằm ở 2 phổi. Sau khi hoá trị hơn 1 năm thì giờ u đã bị xơ hoá (vôi hoá). Được bác sĩ chẩn đoán là đã chữa khỏi, u là u lành, không có dấu hiệu ung thư. Còn về điều trị thuốc đích, theo em tìm hiểu chưa có ca nào khối u bị triệt tiêu hẳn bằng thuốc đích như ở trên. Không rõ cụ xemay có nghiên cứu gì về việc này không. Bố của bạn em có mời em bay ra HN dùng bữa cơm trưa để cùng trò chuyện. Em chưa kịp ra thì gặp lệnh cấm 14 ngày mất rồi :(
 

TuanLe1980

Đi bộ
Biển số
OF-723215
Ngày cấp bằng
1/4/20
Số km
5
Động cơ
76,450 Mã lực
Tuổi
44
Chào các cụ. Hôm nay em vừa phượt 300km từ Đà Lạt xuống SG để lấy thêm 14 viên thuốc (BHYT chỉ cho lấy max chừng này). Thì có 2 tin không vui với em.

1, BS ở đây họ không quan tâm đến CEA. Ngày đầu em nhập viện không có xét nghiệm chỉ số này cho nên không đối chiếu việc hiệu quả của Tarceva được.
2, U của em nằm ở phế quản chính nên các bác sĩ hội chẩn là không mổ nữa. Bác sĩ trưởng khoa bảo rằng uống đến lúc kháng thuốc thì chuyển thệ hế 3 tagrisso nếu đột biến T790M. Như vậy thì đồng nghĩa em phải chiến đấu cùng khối U trong người vĩnh viễn rồi, em biết nếu nó tiếp tục kháng thì sẽ dùng nhiều biện pháp kết hợp nhưng hiệu quả rất mong manh với tế bào đã đột biến quá mạnh.

Bố của bạn em ở HN khi chẩn đoán là giai đoạn 3B, u nằm ở 2 phổi. Sau khi hoá trị hơn 1 năm thì giờ u đã bị xơ hoá (vôi hoá). Được bác sĩ chẩn đoán là đã chữa khỏi, u là u lành, không có dấu hiệu ung thư. Còn về điều trị thuốc đích, theo em tìm hiểu chưa có ca nào khối u bị triệt tiêu hẳn bằng thuốc đích như ở trên. Không rõ cụ xemay có nghiên cứu gì về việc này không. Bố của bạn em có mời em bay ra HN dùng bữa cơm trưa để cùng trò chuyện. Em chưa kịp ra thì gặp lệnh cấm 14 ngày mất rồi :(
Mẹ mình cũng khá giống trường hợp Bạn. Bệnh viện cho nhận tối đa 14 viên Tarceva. Khối u nằng sát cuống phổ nên ko mổ được. Trong diễn đàn thấy có Bác bảo có người uống thuốc đích 8-9 năm. Tớ nghĩ các thuốc đích càng về sau này càng có nhiều cải tiến nên thời gian kháng thuốc càng dài. Nhanh khỏe Bác nhé.
 

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
973
Động cơ
266,314 Mã lực
Chào các cụ. Hôm nay em vừa phượt 300km từ Đà Lạt xuống SG để lấy thêm 14 viên thuốc (BHYT chỉ cho lấy max chừng này). Thì có 2 tin không vui với em.

1, BS ở đây họ không quan tâm đến CEA. Ngày đầu em nhập viện không có xét nghiệm chỉ số này cho nên không đối chiếu việc hiệu quả của Tarceva được.
2, U của em nằm ở phế quản chính nên các bác sĩ hội chẩn là không mổ nữa. Bác sĩ trưởng khoa bảo rằng uống đến lúc kháng thuốc thì chuyển thệ hế 3 tagrisso nếu đột biến T790M. Như vậy thì đồng nghĩa em phải chiến đấu cùng khối U trong người vĩnh viễn rồi, em biết nếu nó tiếp tục kháng thì sẽ dùng nhiều biện pháp kết hợp nhưng hiệu quả rất mong manh với tế bào đã đột biến quá mạnh.

Bố của bạn em ở HN khi chẩn đoán là giai đoạn 3B, u nằm ở 2 phổi. Sau khi hoá trị hơn 1 năm thì giờ u đã bị xơ hoá (vôi hoá). Được bác sĩ chẩn đoán là đã chữa khỏi, u là u lành, không có dấu hiệu ung thư. Còn về điều trị thuốc đích, theo em tìm hiểu chưa có ca nào khối u bị triệt tiêu hẳn bằng thuốc đích như ở trên. Không rõ cụ xemay có nghiên cứu gì về việc này không. Bố của bạn em có mời em bay ra HN dùng bữa cơm trưa để cùng trò chuyện. Em chưa kịp ra thì gặp lệnh cấm 14 ngày mất rồi :(
Em chuẩn bị đi chạy thể dục lén lút ở hồ tí, do ở nhà nhiều quá sắp điên rồi, tối về em reply cụ thể...nhưng cụ đừng có buồn...bs ko làm sai đâu...còn về việc chỉ dùng đích mà sạch banh người thì có cả vạn ca cụ ạ!...cụ đừng nghĩ cơ học là phải mổ lấy cái u ra nó mới hết được!!!
 

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
973
Động cơ
266,314 Mã lực
H mới đọc kĩ lại bài của cụ meebovn , có mấy ý em muốn nói thế này :
- về việc cea việt nam mình ko thích đã được nói rất nhiều nên em ko bàn nữa

- về việc Bố của bạn cụ k phổi hóa trị hơn 1 năm và h u đã xơ hóa, bs kết luận u lành??? chữa khỏi hoàn toàn???...em chẮc chẮn 110% là câu đó do chính người nhà tâm lý chiến phát ra thôi, ko bs nào nói thế cả đâu...Mẹ em bây h chỗ phổi xưa cũng xơ hóa, não thì có cái lõm như hố bom ở chỗ u não hồi xưa, đi chụp chiếu thì sạch sành sanh luôn- chả có j...em sẽ nói cụ thể hơn chút, bệnh nhân khi điều trị thì sẽ được chia ra các loại : đáp ứng hoàn toàn, đáp ứng một phần và ko đáp ứng,

- đáp ứng hoàn toàn: chụp chiếu ko còn j, tiếng anh gọi là NED- tức ko còn bằng chứng cho thấy có dấu hiệu ung thư
- đáp ứng một phần: chụp chiếu thấy u bé đi hoặc giữ nguyên so vs trước
- ko đáp ứng : u bự lên

Trải qua điều trị ung thư hóa xạ trị thì cái chỗ u phổi hay u não năm xưa đó, nếu u đã bay sạch rồi, bao h nó cũng để lại 1 dấu vết...ví dụ u não thì khi u bay đi nó sẽ còn 1 cái lõm ( chụp mri bs hình ảnh phải rất cẩn thận mới soi được nhé, chứ lướt qua là ko để ý đâu) như hố bom, u phổi thì khi mất đi nó còn để lại cái vũng như bãi ruộng bị cày xé ấy, chụp lên thì bs đọc film kết luận là chỗ đó đã xơ hóa- theo nguyên tắc xơ hóa tức là u nó đã chết...Nhưng thực tế ko phải thế??? nhỡ đâu cái u nó bị mỏng đi đến độ tí ti như kiểu trước là 1 đống cát thì h còn độ lơ thơ cát thì sao- khi ấy CT bó tay, vì kĩ thuật chụp chỉ vi tính đến được 1 giới hạn nào đó là dừng, lúc ấy người ta nghĩ ra trò pet/ct để khắc phục cái yếu điểm này của ct, tức là ngoài chụp ct thì cơ thể bệnh nhân còn được tiêm dược chất phóng xạ- 1 thứ ung thư rất thích ăn,nếu chúng mày chỉ còn là đám cát mỏng nhưng chúng mày vẫn phải ăn đúng ko? Nếu chỗ xơ hóa đó ăn dược chất phóng xạ và được đo lên bởi chỉ số FDG hơn 1 mức quy định thì chứng tỏ nó chưa chết và nó vẫn sống dù thoi thóp thôi!!!...nghe qua thì pet/ct thần thánh quá nhỉ??? Nhưng ko phải vậy, nó chỉ hơn ct thôi, còn vs sự thật thì nó còn xa lắm lắm...Bởi có các ca vi di căn pet/ct ko lên hình nổi do bản chất ung thư của bệnh nhân đó nó ko ăn dược chất phóng xạ !!!

- còn việc mổ cho bệnh nhân ung thư, mổ là thủ thuật can thiệp và rất cần nâng lên đặt xuống, em thấy các bs đã hội đồng liên khoa để hội chẩn thì bác cứ an tâm là okie đi...mổ cũng ko phải hoàn hảo như bác nghĩ đâu, khi mổ cắt khối u ung thư, cách đưa dao mổ mà ko chuẩn, 1 giọt máu chỗ ung thư đó nó rơi sang chỗ khác- vô hình chung hàng tỉ tế bào ung thư đã được di căn bằng đường hàng không dao mổ đấy!
 

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
973
Động cơ
266,314 Mã lực
3 ngày nay ko có ca mới nào nhiễm covid òi các cụ ah!...việt nam mình làm đợt này tốt thật !!!
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top