[Funland] Ung thư phổi - Điều trị đích

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
964
Động cơ
266,314 Mã lực
HELP HELP !
Các cụ nhà mình ơi, sau 2 lần truyền hóa chất + Bevacizumab thì bố em bị đau khớp đầu gối. Có cụ nào có người nhà bị giống bố em ko ạ ?
Em hỏi dr thì được trả lời là: 1 phản ứng phụ của việc truyền hóa chất. Em hỏi cách xử lý thì dr chưa nghĩ ra ạ.
nó là td phụ của hóa chất cụ ạ ! có bác em biết trước đó truyền avastin cũng bị đau đầu gối giống người nhà cụ- nói chung cảm giác trải qua hóa chất là thứ kinh khủng nhất rồi, mỗi người một vẻ- ko ai hoàn toàn giống ai cả !
 

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
964
Động cơ
266,314 Mã lực
Mẹ em dùng đích thế hệ 3 vẫn duy trì liều tấn công 2v /ngày được tầm năm rưỡi rồi, đợt trước lở mồm vs lợi rồi bôi kem là hết..đợt này nặng quá phải bôi loại kem mới mua ở nhà thuốc minh tiến ko rõ là có đỡ hơn ko
 

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
964
Động cơ
266,314 Mã lực
Nay em thấy nick cụ em cũng nhớ nhớ phần nào. đọc bài viết của cụ chia sẻ em thấy mừng vui lây theo.
vâng ! hồi diễn đàn của cụ hacdaihung mọi người hoạt động sôi nổi lắm nên em nhớ gần hết những người ở đó, nhìn nick cụ là em nhớ ngay !..bữa trước em còn gặp cả chị đào thị trên facebook lang thang ở diễn đàn chiến thắng ung thư cơ ! chị em nhận ra nhau-trái đất tưởng to mà bé quá
 

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
964
Động cơ
266,314 Mã lực
Tình trạng bệnh như vậy kéo được dài như vậy cũng được coi là không còn ung thư
ơn Trời Phật cụ ạ ! Mẹ em tính đến h là được gần 5 năm, lúc đầu phát hiện là di căn não rồi, cầu mong là các tiến bộ y khoa nhanh nhanh để người bệnh còn đợi kịp -chứ ko thì hãi lắm
 

phanchinghi

Xe buýt
Biển số
OF-365990
Ngày cấp bằng
8/5/15
Số km
675
Động cơ
262,399 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Website
www.facebook.com
vâng ! hồi diễn đàn của cụ hacdaihung mọi người hoạt động sôi nổi lắm nên em nhớ gần hết những người ở đó, nhìn nick cụ là em nhớ ngay !..bữa trước em còn gặp cả chị đào thị trên facebook lang thang ở diễn đàn chiến thắng ung thư cơ ! chị em nhận ra nhau-trái đất tưởng to mà bé quá
dạ cụ. Đầu tháng 4 âm mẹ em đám giỗ thứ 2 ạ.
Em vẫn nhớ những ngày cùng chiến đấu với bà - tối về tham gia diễn đàn trao đổi.
Cũng là một kỷ niệm
 

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
964
Động cơ
266,314 Mã lực
dạ cụ. Đầu tháng 4 âm mẹ em đám giỗ thứ 2 ạ.
Em vẫn nhớ những ngày cùng chiến đấu với bà - tối về tham gia diễn đàn trao đổi.
Cũng là một kỷ niệm
hic...mọi thứ vậy là đã thành kỷ niệm vs cụ và gia đình...vẫn biết việc đoàn tụ cũng là chỉ sớm muộn trước sau nhưng mà người ở lại vượt qua được cũng là cả một khoảng trống lớn...
 

Visa Du Lich

Xe buýt
Biển số
OF-525475
Ngày cấp bằng
6/8/17
Số km
730
Động cơ
180,013 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Mẹ cụ bị di căn não là gđ IV rồi, chiến đấu đc 5 năm là thành công ạ. E mong Bố em cũng mong đc như vậy.
Mẹ cụ ban đầu có phải xạ trị phần đầu ko hay chỉ dùng thuốc đích ạ ?
Bố em phải xạ trị 10 buổi phần đầu. Bgio các bsy kê thêm thuốc chống động kinh (encorate) uống hàng ngày, nghe loại thuốc mà ko muốn cho Bố e uống tý nào.

ơn Trời Phật cụ ạ ! Mẹ em tính đến h là được gần 5 năm, lúc đầu phát hiện là di căn não rồi, cầu mong là các tiến bộ y khoa nhanh nhanh để người bệnh còn đợi kịp -chứ ko thì hãi lắm
 

Visa Du Lich

Xe buýt
Biển số
OF-525475
Ngày cấp bằng
6/8/17
Số km
730
Động cơ
180,013 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Cụ nói làm em thấy buồn quá.

dạ cụ. Đầu tháng 4 âm mẹ em đám giỗ thứ 2 ạ.
Em vẫn nhớ những ngày cùng chiến đấu với bà - tối về tham gia diễn đàn trao đổi.
Cũng là một kỷ niệm
 

saigonhoale

Đi bộ
Biển số
OF-654258
Ngày cấp bằng
17/5/19
Số km
3
Động cơ
108,530 Mã lực
Tuổi
36
1- NẾU KHÁNG TAGRIX THÌ LÀM THẾ NÀO?

sau một thời gian dùng thuốc tagrix thì như những thuốc trong họ nhà đích,tagrix sẽ hết tác dụng và người ta gọi đây là trường hơp bệnh nhân kháng thuốc...vậy trong trường hợp này chúng ta có cách giải quyết ko và nếu giải quyết được thì giải quyết thế nào?..câu trả lời là có cách giải quyết nhưng ko triệt để tức là còn tùy vào độ may mắn của bệnh nhân nữa !

- thông thường nếu ở việt nam các bác sĩ sẽ khuyên bệnh nhân truyền hóa chất ngay tức thì và phác đồ tốt nhất của hóa chất tính đến nay là alimta ( hoặc avastin ) + cisplatin 4 hoặc 6 đợt tấn công ròi sau đó truyền duy trì 3 tuần một bằng alimta ( hoặc avastin )...sở dĩ các bs việt nam làm vậy vì tính đến nay đây vẫn là cách cổ điển-cha truyền con nối từ nhiều năm ( alimta và avastin đã có mặt trên thế giới được tầm 15 năm rồi ) nhưng với sự tiến bộ vũ bảo của ung thư phổi trong những năm qua thì đây được coi là bước đường cùng phải tính đến khi ko còn phương án nào khác, cụ thể vs quan sát của tôi thì những bệnh nhân kháng đích mà truyền hóa chất tốt nhất trên thì thường đi sau đó khoảng ko quá 5 tháng !

- bên Mỹ, châu âu mà cụ thể là những bệnh nhân trên inspire tôi tìm hiểu thì việc đầu tiên bác sĩ làm là khuyen họ tăng liều tagrisso ( tagrisso là thuốc xịn giá 300tr/hộp và h việt nam giá còn 120tr/hộp 30 viên -tagrix là thuốc ăn cắp công thức của tagrisso do công ty beacon của banglades làm, giá hiện thời là 12tr/hộp ) lên 2 viên/ngày tức là 160mg/ngày ! có bệnh nhân đỡ có bệnh nhân ko đỡ...nếu đỡ thì tốt còn nếu ko đỡ thì sao ???thì khi đó nguyên nhân kháng tagrisso đã được thế giới thống kê như trong ảnh...
+ nếu bệnh nhân bị mất t790m thì dĩ nhiên là ko thể dùng tagrix tiếp được
+ bệnh nhân vẫn có t790m nhưng lại ko xác định được cơ chế kháng tức là ung thư nó đi theo con đường đột biến mới mà thế giới ko biết
+ bệnh nhân kháng do ung thư chuyển từ tế bào không nhỏ sang tế bào nhỏ-cái này bắt buộc phải truyền hóa chất
+ bệnh nhân kháng do đột biến mới c797s-hiện trên thế giới đang có 2 hướng trị cái này , một hướng là thuốc mang mã EAI045 đang được nghiên cứu và dấu hiệu cho thấy khả quan, một hướng là phác đồ kết hợp brigatinib+cetuximab và kết quả cho thấy là vượt qua được việc kháng c797s...dĩ nhien đó chỉ là các báo cáo của các nhóm nghiên cứu nên FDA chưa thể thông qua nó như là một điều trị chuẩn cho tất cả mọi người ! nhưng việc giống nhau của các bệnh nhân bên mỹ và châu âu cũng như những người có siêu điều kiện ở vn là khi chưa có thuốc mà FDA thông qua họ sẽ tìm đến các lab để được thử nghiệm các thuốc mới nhất-một cách đi trước nhân loại !!!
+ bệnh nhân kháng do HER2- hiện thuốc afatinib cho thấy khả quan trong việc trị her2
+ bệnh nhân kháng do MET- hiện rất nhiều bệnh nhân trên inspire cho thấy tín hiệu lui bệnh khi dùng phác đồ crizotinib+thuốc đích thế hệ 1 iressa hoặc tarceva- cũng có bệnh nhân dùng phác đồ crizotinib+ thuốc đích thế hệ 3 tagrisso, lý do bác sĩ đưa ra là do cơ thể họ vẫn còn T790m nên ko thể bỏ tagrisso được


Chào anh xemay12345678,

Rất tình cờ em được biết qua các nội dung của anh khi search các thông tin về K Phổi. Em đã đọc qua tất cả các bài viết của anh (cả trên facebook) và phải nói là rất tâm đắc vì nó cung cấp rất nhiều kiến thức và giải đáp những thắc mắc cho em về căn bệnh quái ác này mà mẹ em vừa bị chẩn đoán mắc phải. Chắc chắn là anh phải rất tâm huyết và dành nhiều thời gian để chia sẽ những kiến thức rất hữu ích như vậy cho mọi người (đặc biệt là những người đang cần thông tin về K Phổi như em).

Em tính inbox cho anh để hỏi riêng một số thông tin nhưng nghĩ lại thì em sẽ post công khai để biết đâu có ai có vô tình xem qua lại có ích cho họ.

Em xin được nói sơ qua bệnh tình của mẹ như sau trước khi đặt một số câu hỏi cho anh:

Đầu tháng 4/2019 mẹ em (năm nay 58 tuổi) bắt đầu ho nhiều (dấu hiệu đã có từ trước đó vài tháng hoặc gần một năm trước đó, nhưng chỉ là những cơn ho húng hắn bình thường), đến một ngày mẹ ho quá nhiều và cảm thấy không rất khó thở nên đã quyết định nhập viện tại Bệnh viện Quận 9 (TP.HCM). Trong 2 tuần nhập viện điều trị thì các bác sĩ chỉ cho chụp X-quang và chẩn đoán tràn dịch màng phổi do viêm phổi rồi chích và cho uống thuốc. Mẹ em bắt đầu giảm ho và bớt khó thở, tuy nhiên các bác sĩ ở đây vẫn không đưa ra chẩn đoán chính xác là bị gì nên hướng dẫn liên hệ với bệnh viện tuyến trên chụp CT. Sau đó mẹ em chụp CT ở Bệnh viện Đại học Y dược thì các bác sĩ ở đây chẩn đoán là có thể bị K Phổi giai đoạn 2 và đề nghị nhập viện điều trị. Đó là một tin quá sốc và bất ngờ với gia đình vì trong nhiều năm nay mẹ không hề có dấu hiệu bệnh tật gì nặng, chỉ là những lần cảm nhẹ và hoạt động lành mạnh.

Nhà em sau đó liên lạc với tất cả những mối quan hệ người quen hiện tại để tìm hướng điều trị và có biết được 1 bác gái đang được điều trị K Phổi giai đoạn 4 tại Bệnh viện 175 (Bác gái này tham gia chương trình thí nghiệm thuốc điều trị đích Erlotinib nên được miễn phí hoàn toàn chi phí thuốc và đã uống đến tháng 5/2019 là tròn 1 năm 1 tháng). Mẹ em sau đó đã nhập viện Bệnh viện 175 để xét nghiệm điều trị. Sau khi rút dịch màng phổi (1 lít) và siêu âm lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm thì các bác sĩ đã kết luận bị K Phổi giai đoạn 4 (nặng hơn chẩn đoán ban đầu của Bệnh viện Y dược) nên không phẫu thuật được. Bác sĩ nhận định khối u đã ra ngoài màng phổi nên phải chụp thêm xạ hình xương, MRI não để chẩn đoán di căn chưa và xét nghiệm gen di truyền để tìm đột biến.

Các kết luận sau đó mẹ em được chẩn đoán: chưa di căn vào xương và não; có đột biến gen EFGR (L858R+). Bác sĩ sau đó cho mẹ em bắt đầu uống thuốc nhắm trúng đích Erlotinib (Tarceva) và ngày uống đầu tiên là ngày 15/5/2019. Em đã search rất nhiều thông tin để tìm hiểu loại thuốc này thì được biết rằng nó chỉ kìm hãm và kéo dài sự sống chứ không tiêu diệt tế bào ung thư và trước sau gì nó cũng kháng thuốc (đó là điều em đang rất lo lắng) nên có một số câu hỏi gửi anh như sau:

1. Liệu khi uống thuốc Erlotinib một thời gian mà khối u giảm đáng kể thì có thể tiến hành phẫu thuật cắt bỏ khối u được không? Hay phải xác định rằng uống thuốc vĩnh viễn (cho tới khi kháng thuốc và chuyển qua thuốc mới).

2. Phiếu xét nghiệm bệnh phẩm của mẹ em được chẩn đoán là: carcinoma grade 2, nhưng bác sĩ kết luận bệnh là đã bị giai đoạn 4, tình trạng mẹ em cũng chỉ khó thở và ho chứ không gì là quá mệt mỏi giống như trong mường tượng của em là giai đoạn 4 nên em không hiểu “grade 2” như kết quả xét nghiệm bệnh phẩm và kết luận chẩn đoán “giai đoạn 4” có đáng tin cậy không hay phải đi xét nghiệm thêm ở 1 nơi khác? (em cũng muốn dắt mẹ đi xét nghiệm thêm ở 1 bệnh viện khác nhưng nghĩ lại thấy rằng mẹ em nằm viện tại 175 gần 1 tháng bệnh viện mới kết luận được mà giờ lại qua bệnh viện khác chờ 1 tháng rồi lại chụp siêu âm tùm lum như vậy thì sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe nữa).

3. Đột biến gen EFGR chỉ xuất hiện khi người bệnh bị K Phổi phải không ạ?

Giờ thì em chỉ cầu Trời khấn Phật là mẹ em sẽ không sớm bị kháng thuốc vì mẹ em rất sợ hóa trị và việc chuyển qua loại thuốc mới thì cũng là vất vả kinh tế cho cả nhà khó kham nổi. Cầu phúc cho tất cả mọi người đang phải gánh chịu bệnh quái ác này có thể kéo dài sự sống tới khi lão hóa.

Cám ơn anh đã đọc qua bài của em.
 

Visa Du Lich

Xe buýt
Biển số
OF-525475
Ngày cấp bằng
6/8/17
Số km
730
Động cơ
180,013 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Mạnh mẽ lên cụ nhé ! Cố gắng giữ tinh thần tốt nhất cho mẹ cụ, làm sao để bà nghĩ lạc quan vui vẻ và chấp nhận nó như là cái định mệnh. Đó là yếu tố quan trọng lắm cụ nhé.
Để cụ chủ tk đc hết câc câu hỏi của cụ, cụ tl cho em câu hỏi: Mẹ cụ đã lấy sinh thiết chưa ? Sinh thiết k phổi có 2 cách phổ biện: 1 là xuyên thành cấu mẫu tế bào K, 2 là nội soi cuống họng lấy dịch từ phổi lên.

Chào anh xemay12345678,

Rất tình cờ em được biết qua các nội dung của anh khi search các thông tin về K Phổi. Em đã đọc qua tất cả các bài viết của anh (cả trên facebook) và phải nói là rất tâm đắc vì nó cung cấp rất nhiều kiến thức và giải đáp những thắc mắc cho em về căn bệnh quái ác này mà mẹ em vừa bị chẩn đoán mắc phải. Chắc chắn là anh phải rất tâm huyết và dành nhiều thời gian để chia sẽ những kiến thức rất hữu ích như vậy cho mọi người (đặc biệt là những người đang cần thông tin về K Phổi như em).

Em tính inbox cho anh để hỏi riêng một số thông tin nhưng nghĩ lại thì em sẽ post công khai để biết đâu có ai có vô tình xem qua lại có ích cho họ.

Em xin được nói sơ qua bệnh tình của mẹ như sau trước khi đặt một số câu hỏi cho anh:

Đầu tháng 4/2019 mẹ em (năm nay 58 tuổi) bắt đầu ho nhiều (dấu hiệu đã có từ trước đó vài tháng hoặc gần một năm trước đó, nhưng chỉ là những cơn ho húng hắn bình thường), đến một ngày mẹ ho quá nhiều và cảm thấy không rất khó thở nên đã quyết định nhập viện tại Bệnh viện Quận 9 (TP.HCM). Trong 2 tuần nhập viện điều trị thì các bác sĩ chỉ cho chụp X-quang và chẩn đoán tràn dịch màng phổi do viêm phổi rồi chích và cho uống thuốc. Mẹ em bắt đầu giảm ho và bớt khó thở, tuy nhiên các bác sĩ ở đây vẫn không đưa ra chẩn đoán chính xác là bị gì nên hướng dẫn liên hệ với bệnh viện tuyến trên chụp CT. Sau đó mẹ em chụp CT ở Bệnh viện Đại học Y dược thì các bác sĩ ở đây chẩn đoán là có thể bị K Phổi giai đoạn 2 và đề nghị nhập viện điều trị. Đó là một tin quá sốc và bất ngờ với gia đình vì trong nhiều năm nay mẹ không hề có dấu hiệu bệnh tật gì nặng, chỉ là những lần cảm nhẹ và hoạt động lành mạnh.

Nhà em sau đó liên lạc với tất cả những mối quan hệ người quen hiện tại để tìm hướng điều trị và có biết được 1 bác gái đang được điều trị K Phổi giai đoạn 4 tại Bệnh viện 175 (Bác gái này tham gia chương trình thí nghiệm thuốc điều trị đích Erlotinib nên được miễn phí hoàn toàn chi phí thuốc và đã uống đến tháng 5/2019 là tròn 1 năm 1 tháng). Mẹ em sau đó đã nhập viện Bệnh viện 175 để xét nghiệm điều trị. Sau khi rút dịch màng phổi (1 lít) và siêu âm lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm thì các bác sĩ đã kết luận bị K Phổi giai đoạn 4 (nặng hơn chẩn đoán ban đầu của Bệnh viện Y dược) nên không phẫu thuật được. Bác sĩ nhận định khối u đã ra ngoài màng phổi nên phải chụp thêm xạ hình xương, MRI não để chẩn đoán di căn chưa và xét nghiệm gen di truyền để tìm đột biến.

Các kết luận sau đó mẹ em được chẩn đoán: chưa di căn vào xương và não; có đột biến gen EFGR (L858R+). Bác sĩ sau đó cho mẹ em bắt đầu uống thuốc nhắm trúng đích Erlotinib (Tarceva) và ngày uống đầu tiên là ngày 15/5/2019. Em đã search rất nhiều thông tin để tìm hiểu loại thuốc này thì được biết rằng nó chỉ kìm hãm và kéo dài sự sống chứ không tiêu diệt tế bào ung thư và trước sau gì nó cũng kháng thuốc (đó là điều em đang rất lo lắng) nên có một số câu hỏi gửi anh như sau:

1. Liệu khi uống thuốc Erlotinib một thời gian mà khối u giảm đáng kể thì có thể tiến hành phẫu thuật cắt bỏ khối u được không? Hay phải xác định rằng uống thuốc vĩnh viễn (cho tới khi kháng thuốc và chuyển qua thuốc mới).

2. Phiếu xét nghiệm bệnh phẩm của mẹ em được chẩn đoán là: carcinoma grade 2, nhưng bác sĩ kết luận bệnh là đã bị giai đoạn 4, tình trạng mẹ em cũng chỉ khó thở và ho chứ không gì là quá mệt mỏi giống như trong mường tượng của em là giai đoạn 4 nên em không hiểu “grade 2” như kết quả xét nghiệm bệnh phẩm và kết luận chẩn đoán “giai đoạn 4” có đáng tin cậy không hay phải đi xét nghiệm thêm ở 1 nơi khác? (em cũng muốn dắt mẹ đi xét nghiệm thêm ở 1 bệnh viện khác nhưng nghĩ lại thấy rằng mẹ em nằm viện tại 175 gần 1 tháng bệnh viện mới kết luận được mà giờ lại qua bệnh viện khác chờ 1 tháng rồi lại chụp siêu âm tùm lum như vậy thì sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe nữa).

3. Đột biến gen EFGR chỉ xuất hiện khi người bệnh bị K Phổi phải không ạ?

Giờ thì em chỉ cầu Trời khấn Phật là mẹ em sẽ không sớm bị kháng thuốc vì mẹ em rất sợ hóa trị và việc chuyển qua loại thuốc mới thì cũng là vất vả kinh tế cho cả nhà khó kham nổi. Cầu phúc cho tất cả mọi người đang phải gánh chịu bệnh quái ác này có thể kéo dài sự sống tới khi lão hóa.

Cám ơn anh đã đọc qua bài của em.
 
Chỉnh sửa cuối:

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
964
Động cơ
266,314 Mã lực
Chào anh xemay12345678,

Rất tình cờ em được biết qua các nội dung của anh khi search các thông tin về K Phổi. Em đã đọc qua tất cả các bài viết của anh (cả trên facebook) và phải nói là rất tâm đắc vì nó cung cấp rất nhiều kiến thức và giải đáp những thắc mắc cho em về căn bệnh quái ác này mà mẹ em vừa bị chẩn đoán mắc phải. Chắc chắn là anh phải rất tâm huyết và dành nhiều thời gian để chia sẽ những kiến thức rất hữu ích như vậy cho mọi người (đặc biệt là những người đang cần thông tin về K Phổi như em).

Em tính inbox cho anh để hỏi riêng một số thông tin nhưng nghĩ lại thì em sẽ post công khai để biết đâu có ai có vô tình xem qua lại có ích cho họ.

Em xin được nói sơ qua bệnh tình của mẹ như sau trước khi đặt một số câu hỏi cho anh:

Đầu tháng 4/2019 mẹ em (năm nay 58 tuổi) bắt đầu ho nhiều (dấu hiệu đã có từ trước đó vài tháng hoặc gần một năm trước đó, nhưng chỉ là những cơn ho húng hắn bình thường), đến một ngày mẹ ho quá nhiều và cảm thấy không rất khó thở nên đã quyết định nhập viện tại Bệnh viện Quận 9 (TP.HCM). Trong 2 tuần nhập viện điều trị thì các bác sĩ chỉ cho chụp X-quang và chẩn đoán tràn dịch màng phổi do viêm phổi rồi chích và cho uống thuốc. Mẹ em bắt đầu giảm ho và bớt khó thở, tuy nhiên các bác sĩ ở đây vẫn không đưa ra chẩn đoán chính xác là bị gì nên hướng dẫn liên hệ với bệnh viện tuyến trên chụp CT. Sau đó mẹ em chụp CT ở Bệnh viện Đại học Y dược thì các bác sĩ ở đây chẩn đoán là có thể bị K Phổi giai đoạn 2 và đề nghị nhập viện điều trị. Đó là một tin quá sốc và bất ngờ với gia đình vì trong nhiều năm nay mẹ không hề có dấu hiệu bệnh tật gì nặng, chỉ là những lần cảm nhẹ và hoạt động lành mạnh.

Nhà em sau đó liên lạc với tất cả những mối quan hệ người quen hiện tại để tìm hướng điều trị và có biết được 1 bác gái đang được điều trị K Phổi giai đoạn 4 tại Bệnh viện 175 (Bác gái này tham gia chương trình thí nghiệm thuốc điều trị đích Erlotinib nên được miễn phí hoàn toàn chi phí thuốc và đã uống đến tháng 5/2019 là tròn 1 năm 1 tháng). Mẹ em sau đó đã nhập viện Bệnh viện 175 để xét nghiệm điều trị. Sau khi rút dịch màng phổi (1 lít) và siêu âm lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm thì các bác sĩ đã kết luận bị K Phổi giai đoạn 4 (nặng hơn chẩn đoán ban đầu của Bệnh viện Y dược) nên không phẫu thuật được. Bác sĩ nhận định khối u đã ra ngoài màng phổi nên phải chụp thêm xạ hình xương, MRI não để chẩn đoán di căn chưa và xét nghiệm gen di truyền để tìm đột biến.

Các kết luận sau đó mẹ em được chẩn đoán: chưa di căn vào xương và não; có đột biến gen EFGR (L858R+). Bác sĩ sau đó cho mẹ em bắt đầu uống thuốc nhắm trúng đích Erlotinib (Tarceva) và ngày uống đầu tiên là ngày 15/5/2019. Em đã search rất nhiều thông tin để tìm hiểu loại thuốc này thì được biết rằng nó chỉ kìm hãm và kéo dài sự sống chứ không tiêu diệt tế bào ung thư và trước sau gì nó cũng kháng thuốc (đó là điều em đang rất lo lắng) nên có một số câu hỏi gửi anh như sau:

1. Liệu khi uống thuốc Erlotinib một thời gian mà khối u giảm đáng kể thì có thể tiến hành phẫu thuật cắt bỏ khối u được không? Hay phải xác định rằng uống thuốc vĩnh viễn (cho tới khi kháng thuốc và chuyển qua thuốc mới).

2. Phiếu xét nghiệm bệnh phẩm của mẹ em được chẩn đoán là: carcinoma grade 2, nhưng bác sĩ kết luận bệnh là đã bị giai đoạn 4, tình trạng mẹ em cũng chỉ khó thở và ho chứ không gì là quá mệt mỏi giống như trong mường tượng của em là giai đoạn 4 nên em không hiểu “grade 2” như kết quả xét nghiệm bệnh phẩm và kết luận chẩn đoán “giai đoạn 4” có đáng tin cậy không hay phải đi xét nghiệm thêm ở 1 nơi khác? (em cũng muốn dắt mẹ đi xét nghiệm thêm ở 1 bệnh viện khác nhưng nghĩ lại thấy rằng mẹ em nằm viện tại 175 gần 1 tháng bệnh viện mới kết luận được mà giờ lại qua bệnh viện khác chờ 1 tháng rồi lại chụp siêu âm tùm lum như vậy thì sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe nữa).

3. Đột biến gen EFGR chỉ xuất hiện khi người bệnh bị K Phổi phải không ạ?

Giờ thì em chỉ cầu Trời khấn Phật là mẹ em sẽ không sớm bị kháng thuốc vì mẹ em rất sợ hóa trị và việc chuyển qua loại thuốc mới thì cũng là vất vả kinh tế cho cả nhà khó kham nổi. Cầu phúc cho tất cả mọi người đang phải gánh chịu bệnh quái ác này có thể kéo dài sự sống tới khi lão hóa.

Cám ơn anh đã đọc qua bài của em.
1. việc phẫu thuật song song trong khi dùng đích đối với những bệnh nhân ung thư giai đoạn 4, cái này có hẳn nghiên cứu rất lớn của tụi mỹ rồi và tụi nó thống kê lên là tỉ lệ vs những bệnh nhân được sống lâu hơn ở những người có phẫu thuật, tuy nhiên thì vẫn lưu ý ở cuối nghiên cứu rằng việc phẫu thuật này chỉ nên hạn chế đối với từng trường hợp chứ ko đại trà...ở bên mỹ anh có đọc các ca thì thường bs sẽ can thiệp nạo vét u hạch của bệnh nhân khi mà sau thời gian dùng đích họ thấy u nhỏ lại và bệnh đáp ứng thuốc tốt, như trường hợp em thuỷ muối người việt rất nổi tiếng mặc dù đã di căn xương nhưng dùng đích và bs mỹ vẫn can thiệp nạo vét vs mổ u bình thường- điều này là hiếm thấy hay nói thẳng tưng là KO CÓ ở việt nam ! lý do thì có lẽ ở vn các bs chỉ làm theo các hướng dẫn từ FDA mà thiếu trình độ và kiến thức để có thể làm chủ được kĩ thuật như vậy- những việc ngoài hướng dẫn thường sẽ do những người viết nên hướng dẫn làm, chứ ko thể đòi hỏi ở kẻ đợi đọc hướng dẫn được !

2. em cần phân biệt rõ grade hay còn gọi là cấp của ung thư vs giai đoạn ung thư, mẹ em ở cấp 2 nhưng lại là giai đoạn 4 ! cấp của ung thư được chia làm làm 4 cấp 1,2,3,4 ! cấp là để chỉ sự dị dạng của tế bào ung thư so vs tế bào thường, càng dị dạng thì càng ác tính và ở cấp 1 thì nó hơi dị một tí so vs tế bào thường thôi và chưa ác ôn lắm, còn ở cấp 4 thì nó quá là dị rồi và rất ác tính , càng ác tính thì dĩ nhiên càng khó trị ....còn giai đoạn ung thư là chỉ việc ung thư đã tiến xa đến những đâu trong cơ thể rồi, mẹ em ở giai đoạn 4 tức là đã di căn xa-giai đoạn cuối cùng !

3. EGFR trước tiên nó là một protein đã, nó có ở trên bề mặt tế bào , kể cả tế bào thường lẫn tế bào ung thư...bình thường thì protein này nó làm việc bình thường thôi, nhưng vì một lỗi nào đó ở DNA dẫn đến protein này nó làm việc quá mức như kiểu khuếch đại tín hiêu chẳng hạn và vì việc hoạt động quá mức này dẫn đến các bố tế bào sinh sôi bét nhè và sinh ra ung thư ! thuốc đích nhắm đến protein này và ngăn chặn việc cấp phát tín hiệu khuếch đại của nó làm cho tế bào ung thư ko nhận được tín hiệu và chết !..
 

saigonhoale

Đi bộ
Biển số
OF-654258
Ngày cấp bằng
17/5/19
Số km
3
Động cơ
108,530 Mã lực
Tuổi
36
Mạnh mẽ lên cụ nhé ! Cố gắng giữ tinh thần tốt nhất cho mẹ cụ, làm sao để bà nghĩ lạc quan vui vẻ và chấp nhận nó như là cái định mệnh. Đó là yếu tố quan trọng lắm cụ nhé.
Để cụ chủ tk đc hết câc câu hỏi của cụ, cụ tl cho em câu hỏi: Mẹ cụ đã lấy sinh thiết chưa ? Sinh thiết k phổi có 2 cách phổ biện: 1 là xuyên thành cấu mẫu tế bào K, 2 là nội soi cuống họng lấy dịch từ phổi lên.
Dạ cám ơn anh. Mẹ em đã siêu âm lấy mẫu bệnh phẩm và thực hiện các bước cần thiết, hiện nay đã đi vào phác đồ điều trị đầu tiên là dùng thuốc đích Erlotinib.
 

saigonhoale

Đi bộ
Biển số
OF-654258
Ngày cấp bằng
17/5/19
Số km
3
Động cơ
108,530 Mã lực
Tuổi
36
1. việc phẫu thuật song song trong khi dùng đích đối với những bệnh nhân ung thư giai đoạn 4, cái này có hẳn nghiên cứu rất lớn của tụi mỹ rồi và tụi nó thống kê lên là tỉ lệ vs những bệnh nhân được sống lâu hơn ở những người có phẫu thuật, tuy nhiên thì vẫn lưu ý ở cuối nghiên cứu rằng việc phẫu thuật này chỉ nên hạn chế đối với từng trường hợp chứ ko đại trà...ở bên mỹ anh có đọc các ca thì thường bs sẽ can thiệp nạo vét u hạch của bệnh nhân khi mà sau thời gian dùng đích họ thấy u nhỏ lại và bệnh đáp ứng thuốc tốt, như trường hợp em thuỷ muối người việt rất nổi tiếng mặc dù đã di căn xương nhưng dùng đích và bs mỹ vẫn can thiệp nạo vét vs mổ u bình thường- điều này là hiếm thấy hay nói thẳng tưng là KO CÓ ở việt nam ! lý do thì có lẽ ở vn các bs chỉ làm theo các hướng dẫn từ FDA mà thiếu trình độ và kiến thức để có thể làm chủ được kĩ thuật như vậy- những việc ngoài hướng dẫn thường sẽ do những người viết nên hướng dẫn làm, chứ ko thể đòi hỏi ở kẻ đợi đọc hướng dẫn được !

2. em cần phân biệt rõ grade hay còn gọi là cấp của ung thư vs giai đoạn ung thư, mẹ em ở cấp 2 nhưng lại là giai đoạn 4 ! cấp của ung thư được chia làm làm 4 cấp 1,2,3,4 ! cấp là để chỉ sự dị dạng của tế bào ung thư so vs tế bào thường, càng dị dạng thì càng ác tính và ở cấp 1 thì nó hơi dị một tí so vs tế bào thường thôi và chưa ác ôn lắm, còn ở cấp 4 thì nó quá là dị rồi và rất ác tính , càng ác tính thì dĩ nhiên càng khó trị ....còn giai đoạn ung thư là chỉ việc ung thư đã tiến xa đến những đâu trong cơ thể rồi, mẹ em ở giai đoạn 4 tức là đã di căn xa-giai đoạn cuối cùng !

3. EGFR trước tiên nó là một protein đã, nó có ở trên bề mặt tế bào , kể cả tế bào thường lẫn tế bào ung thư...bình thường thì protein này nó làm việc bình thường thôi, nhưng vì một lỗi nào đó ở DNA dẫn đến protein này nó làm việc quá mức như kiểu khuếch đại tín hiêu chẳng hạn và vì việc hoạt động quá mức này dẫn đến các bố tế bào sinh sôi bét nhè và sinh ra ung thư ! thuốc đích nhắm đến protein này và ngăn chặn việc cấp phát tín hiệu khuếch đại của nó làm cho tế bào ung thư ko nhận được tín hiệu và chết !..
Dạ cám ơn anh đã chia sẽ. Em vẫn có thắc mắc nữa là thuốc điều trị đích có khả năng kìm hãm và giảm khối u di căn, một số trường hợp được ghi nhận là trên 5 năm (dưới góc độ y khoa thì được đã được xem là NED), nhưng sau đó nó vẫn âm thầm xuất hiện lại. Vậy câu hỏi đặt ra là nếu dùng thuốc điều trị đích một thời gian có hiệu quả thì chúng ta có cách nào để triệt tiêu toàn bộ các tế bào ung thư phổi này hay không (xạ trị, hóa trị, phẫu thuật) hay nó sẽ còn mãi mãi và chúng ta buộc phải học cách sống chung và tìm cách tiêu diệt khi mầm móng của nó quay lại?

Em cũng chia sẽ thêm là em có liên hệ với bạn em đang làm việc tại Viện nghiên cứu tế bào gốc Vinmec thì được tư vấn là thử liên hệ để áp dụng "Liệu pháp tăng cường hệ miễn dịch tự thân". Theo đó, "Liệu pháp này sử dụng tế bào NK (Natural Killer cell - Tế bào diệt tự nhiên) và tế bào αβT-lympho T được tách ra từ máu ngoại vi của người bệnh, sau đó được nuôi cấy, hoạt hoá nhằm tăng cường khả năng kháng tế bào ung thư rồi truyền lại cho cơ thể người bệnh, hỗ trợ việc điều trị ung thư một cách hiệu quả" (Thông tin tham khảo tại: https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/hieu-qua-cua-lieu-phap-tang-cuong-he-mien-dich-tu-ho-tro-dieu-tri-ung-thu/). Bạn em cũng có nói là sẽ thực hiện lấy máu 02 lần, mỗi lần cách nhau 6 tháng, chi phí khoảng 150 triệu/lần nên tùy vào điều kiện kinh tế gia đình áp dụng thử. Vậy theo anh thì mình có nên cân nhắc thử áp dụng liệu pháp này không anh (thật ra em cũng hỏi để cân nhắc thôi chứ điều kiệu kinh tế hiện tại cũng chưa cho phép)? Hay bây giờ mình cứ đi theo phác đồ bước 1 điều trị thuốc đích Erlotinib trước?
 

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
964
Động cơ
266,314 Mã lực
Dạ cám ơn anh đã chia sẽ. Em vẫn có thắc mắc nữa là thuốc điều trị đích có khả năng kìm hãm và giảm khối u di căn, một số trường hợp được ghi nhận là trên 5 năm (dưới góc độ y khoa thì được đã được xem là NED), nhưng sau đó nó vẫn âm thầm xuất hiện lại. Vậy câu hỏi đặt ra là nếu dùng thuốc điều trị đích một thời gian có hiệu quả thì chúng ta có cách nào để triệt tiêu toàn bộ các tế bào ung thư phổi này hay không (xạ trị, hóa trị, phẫu thuật) hay nó sẽ còn mãi mãi và chúng ta buộc phải học cách sống chung và tìm cách tiêu diệt khi mầm móng của nó quay lại?

Em cũng chia sẽ thêm là em có liên hệ với bạn em đang làm việc tại Viện nghiên cứu tế bào gốc Vinmec thì được tư vấn là thử liên hệ để áp dụng "Liệu pháp tăng cường hệ miễn dịch tự thân". Theo đó, "Liệu pháp này sử dụng tế bào NK (Natural Killer cell - Tế bào diệt tự nhiên) và tế bào αβT-lympho T được tách ra từ máu ngoại vi của người bệnh, sau đó được nuôi cấy, hoạt hoá nhằm tăng cường khả năng kháng tế bào ung thư rồi truyền lại cho cơ thể người bệnh, hỗ trợ việc điều trị ung thư một cách hiệu quả" (Thông tin tham khảo tại: https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/hieu-qua-cua-lieu-phap-tang-cuong-he-mien-dich-tu-ho-tro-dieu-tri-ung-thu/). Bạn em cũng có nói là sẽ thực hiện lấy máu 02 lần, mỗi lần cách nhau 6 tháng, chi phí khoảng 150 triệu/lần nên tùy vào điều kiện kinh tế gia đình áp dụng thử. Vậy theo anh thì mình có nên cân nhắc thử áp dụng liệu pháp này không anh (thật ra em cũng hỏi để cân nhắc thôi chứ điều kiệu kinh tế hiện tại cũng chưa cho phép)? Hay bây giờ mình cứ đi theo phác đồ bước 1 điều trị thuốc đích Erlotinib trước?
băn khoăn của em là vấn đề mà đến h thế giới vẫn chưa giải quyết được đâu, nếu tìm hiểu đủ nhiều và đọc đủ lâu em sẽ thấy rằng y học tuy vĩ đại nhưng nó ko hề hoàn hảo , khi có cái nhìn ở cùng góc độ vs bs điều trị rồi mình sẽ hiểu rõ rệt hơn về những điều nào là thờ ơ và điều nào là cần theo dõi thêm ( hồi xưa bs cứ bảo uống xong về nhà theo dõi thêm là mình chửi họ thờ ơ , thì phần nhiều trong đó là thờ ơ còn phần ít các ca thì thực sự phải là như vậy )...em hiểu đơn giản thế này, ko có bất cứ một phương pháp thần tiên nào mà đong đếm được trong người bệnh nhân có bao nhiêu tế bào ung thư đang tồn tại cả, và cũng chưa có bất cứ phương pháp nào mà diệt một phát hết sạch ung thư ngay...tất cả các pp như phẫu thuật, xạ trị hay hóa chất cũng chỉ là thầy bói xem voi thôi và muốn biết được pp đang áp dụng hiệu quả đến đâu thì bs cần ngóng đợi nhìn bệnh nhân để xem kết quả điều trị thế nào chứ ko hề chắc ăn phần thắng đâu !!!...ví dụ như mẹ em hiện h là bệnh nhân đột biến gen egfr và dùng đích, nhưng ngoài những tế bào có đột biến gen egfr ra thì còn có cả những tế bào đột biến gen kiểu khác nữa thì sao...việc bs kết luận mẹ em có đột biến gen egfr KO CÓ NGHĨA là mẹ em chỉ có những loại đột biến đó đâu nhé! bức tranh nó lớn hơn thế nhiều, và chả có pp thần tiên nào mà test một phát ra toàn bộ ung thư của cơ thể đâu, y học tiên tiến và bs giỏi thì họ sẽ cho bệnh nhân của họ nhiều cơ hội hơn bằng cách test nhiều chủng hơn và nhiều các pp cập nhật hơn thôi...

nếu em muốn kéo dài thêm thời gian cho mẹ em trên phương diện là một bệnh nhân dùng tarceva thì em có thể cho mẹ em truyền 3 tuần một lần avastin, pp này đã chứng minh được nó kéo dài thời gian kháng lâu hơn 6 tháng so vs việc chỉ dùng một mình tarceva và nó là pp duy nhất cho đến nay là bằng chứng khoa học trong việc duy trì lâu hơn thời gian dùng đích còn mấy cái miễn dịch em đang định truyền ở vinmec thì TÀO LAO BÍ ĐAO thôi, có một bác giáo sư trong nhóm anh đã truyền rồi mà...để vô tư thì em nên gặp đại diện viện vinmec đó, em bảo họ là em sẽ truyền vs điều kiện họ phải đưa ra được bằng chứng là đã có nghiên cứu là nó cải thiện thời gian sống thêm ấy, chứ mà truyền vô ko td thì truyền làm gì....

cuộc sống là vô giá, bởi vậy vs những người gần cái chết nhất là những bệnh nhân ung thư , họ sẵn sàng trả bất cứ giá nào để có thêm thời gian sống, chính vì điều này vô hình chung kéo theo vô vàn bọn kền kền ăn theo, hãy tỉnh táo để tránh khỏi việc truy sát em ạ !
 

Visa Du Lich

Xe buýt
Biển số
OF-525475
Ngày cấp bằng
6/8/17
Số km
730
Động cơ
180,013 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Dạ cám ơn anh. Mẹ em đã siêu âm lấy mẫu bệnh phẩm và thực hiện các bước cần thiết, hiện nay đã đi vào phác đồ điều trị đầu tiên là dùng thuốc đích Erlotinib.
Đã lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm rồi em nghĩ kết quả chuẩn đấy cụ ạ, ko cần đi thêm bv khác làm gì cho mất công tốn tgian. Với quy trình của bv bệnh nhân k nào ban đầu nhập viện cũng mất cả tháng trời thế đấy, khó mà nhanh hơn đc trừ khi cụ có người để xử lý.
Quan điểm của em là tìm đc bác sỹ họ có tâm điều trị cho mẹ cụ, như vậy có thể hỏi han đc nhiều hơn, trao đổi với bs đc nhiều hơn để bs điều trị sát sao nhật với bệnh tình của mẹ cụ.
Về K cả thế giới hiện tại vẫn chưa có thuốc chữa khỏi đc bệnh, cụ cần xác định trước tư tưởng để trao đổi với bác sỹ trên tinh thần "còn nước còn tát và tát đến cùng"
Mẹ cụ đc chỉ định dùng thuốc đích là tốt hơn nhiều các bn K khác rồi đấy, thuốc đích có hiệu quả tốt và ít tác dụng phụ hơn so với hoá chất, xạ trị.
 

Visa Du Lich

Xe buýt
Biển số
OF-525475
Ngày cấp bằng
6/8/17
Số km
730
Động cơ
180,013 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Em vẫn quan tâm về phương pháp điều trị "MIỄN DỊCH TỰ THÂN - KEYTRUDA" cụ chia sẻ thêm về 1 vài TH đã từng điều trị pp này xem có hiệu quả gì ko ạ ?

băn khoăn của em là vấn đề mà đến h thế giới vẫn chưa giải quyết được đâu, nếu tìm hiểu đủ nhiều và đọc đủ lâu em sẽ thấy rằng y học tuy vĩ đại nhưng nó ko hề hoàn hảo , khi có cái nhìn ở cùng góc độ vs bs điều trị rồi mình sẽ hiểu rõ rệt hơn về những điều nào là thờ ơ và điều nào là cần theo dõi thêm ( hồi xưa bs cứ bảo uống xong về nhà theo dõi thêm là mình chửi họ thờ ơ , thì phần nhiều trong đó là thờ ơ còn phần ít các ca thì thực sự phải là như vậy )...em hiểu đơn giản thế này, ko có bất cứ một phương pháp thần tiên nào mà đong đếm được trong người bệnh nhân có bao nhiêu tế bào ung thư đang tồn tại cả, và cũng chưa có bất cứ phương pháp nào mà diệt một phát hết sạch ung thư ngay...tất cả các pp như phẫu thuật, xạ trị hay hóa chất cũng chỉ là thầy bói xem voi thôi và muốn biết được pp đang áp dụng hiệu quả đến đâu thì bs cần ngóng đợi nhìn bệnh nhân để xem kết quả điều trị thế nào chứ ko hề chắc ăn phần thắng đâu !!!...ví dụ như mẹ em hiện h là bệnh nhân đột biến gen egfr và dùng đích, nhưng ngoài những tế bào có đột biến gen egfr ra thì còn có cả những tế bào đột biến gen kiểu khác nữa thì sao...việc bs kết luận mẹ em có đột biến gen egfr KO CÓ NGHĨA là mẹ em chỉ có những loại đột biến đó đâu nhé! bức tranh nó lớn hơn thế nhiều, và chả có pp thần tiên nào mà test một phát ra toàn bộ ung thư của cơ thể đâu, y học tiên tiến và bs giỏi thì họ sẽ cho bệnh nhân của họ nhiều cơ hội hơn bằng cách test nhiều chủng hơn và nhiều các pp cập nhật hơn thôi...

nếu em muốn kéo dài thêm thời gian cho mẹ em trên phương diện là một bệnh nhân dùng tarceva thì em có thể cho mẹ em truyền 3 tuần một lần avastin, pp này đã chứng minh được nó kéo dài thời gian kháng lâu hơn 6 tháng so vs việc chỉ dùng một mình tarceva và nó là pp duy nhất cho đến nay là bằng chứng khoa học trong việc duy trì lâu hơn thời gian dùng đích còn mấy cái miễn dịch em đang định truyền ở vinmec thì TÀO LAO BÍ ĐAO thôi, có một bác giáo sư trong nhóm anh đã truyền rồi mà...để vô tư thì em nên gặp đại diện viện vinmec đó, em bảo họ là em sẽ truyền vs điều kiện họ phải đưa ra được bằng chứng là đã có nghiên cứu là nó cải thiện thời gian sống thêm ấy, chứ mà truyền vô ko td thì truyền làm gì....

cuộc sống là vô giá, bởi vậy vs những người gần cái chết nhất là những bệnh nhân ung thư , họ sẵn sàng trả bất cứ giá nào để có thêm thời gian sống, chính vì điều này vô hình chung kéo theo vô vàn bọn kền kền ăn theo, hãy tỉnh táo để tránh khỏi việc truy sát em ạ !
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top