Dự án đường sắt Indo, đội vốn từ 5 tỉ đô lên hơn 7 tỉ chưa kể chi phí bảo trì sửa chữa.
Tổng thể dự án thì không thể so sánh TQ với Nhật vì Nhật chủ yếu sẽ là liên doanh với các tập đoàn của nó. Chính phủ cũng họp vay ODA với Nhật nên chuyện lựa chọn Nhật là lựa chọn chiến lược rồi.
Còn TQ thì vay của nó phải để cho nó làm toàn bộ, nó làm chậm thì chủ đầu tư phải cắn răng trả vì nó ảnh hưởng đủ thứ, chưa có dự án vành đai nào mà nó làm nhanh và hiệu quả. Điểm đặc biệt là nó hạn chế chuyển giao công nghệ, dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông là điển hình. TQ nó làm chủ hoàn toàn cả công nghệ lẫn sản xuất, đường xong rồi, thiết bị xong, mỗi cái vận hành thôi mà nó trì hoãn. Nó làm vậy để nâng giá và o ép, y chang như với Indo vậy.
Thiết bị chỉ chiếm phần nhỏ trong tổng đầu tư đường sắt, chủ yếu là nền móng và đường ray, cái này cũng khó mà so sánh TQ với Nhật. Vì TQ nó đang dư thừa năng lực sản xuất nên nó chỉ muốn bán thiết bị, bán rồi lại muốn bán tiếp, chỉ có đường sắt nó làm cho nó thì ai cũng phải thèm. Nhật ít nhất thì nó sẽ đầu tư nhà máy bảo dưỡng tại VN mình, nó chuyển giao công nghệ này cho Mỹ rồi. Ko phải ngẫu nhiên mà Nhật là nhà tài trợ ODA lớn nhất của VN đâu các cụ. Ngàn đời nay các cụ có câu rồi, "thâm như tàu, giàu như mỹ". Sinh viên sang nước nó học tới lúc cấp bằng phải kêu biển đông là của nó nó mới cấp bằng cho... nhục lắm.