Turbocharger

hailua_dichat

Xe tải
Biển số
OF-179
Ngày cấp bằng
9/6/06
Số km
239
Động cơ
583,390 Mã lực
Nơi ở
U U Minh Minh, Cà Mau
Àh , bữa nay lại thấy cái tựa mới cho cái theard này , Nhưng bác nào sửa lại cái Theard như vầy theo ngu ý của tui là không ổn
Không ổn ở chỗ thiệt ra Turbochargers,Superchargers chỉ là tăng luợng không khí vô buồng đốt để đốt hòan tòan luợng nhiên liệu được cung cấp vào thôi chớ hổng phải tăng áp súât nạp nhiên liệu gì ráo trọi
đường nạp khí và đuờng nạp nhiên liêu là 2 ngõ khác nhau hòan tòan nếu không muốn nói khác nhau về bản chất
tăng luợng nạp nhiên liệu thực ra rất đơn giản , chỉ là tăng thời gian mở đầu kim phun 1/100 của giây là đã tăng luợng nhiên liệu nạp nhiều lắm rồi , còn áp súât nạp nhiên liệu thì thường là cố định bởi bơm nén nhiên liệu theo chế tạo của nhà máy. Hiện chưa thấy có kỹ thuật nào nói đến việc tăng áp súât nạp nhiên liệu cả
cái khó là tăng luợng không khí (số Mol) được nạp vào buồng đốt cuối kì nén , thế nên mới phải cần đến kỹ thuật tăng áp!!!
 

Raubac

Xe tăng
Biển số
OF-158
Ngày cấp bằng
8/6/06
Số km
1,638
Động cơ
597,359 Mã lực
hailua_dichat nói:
Àh , bữa nay lại thấy cái tựa mới cho cái theard này , Nhưng bác nào sửa lại cái Theard như vầy theo ngu ý của tui là không ổn
Không ổn ở chỗ thiệt ra Turbochargers,Superchargers chỉ là tăng luợng không khí vô buồng đốt để đốt hòan tòan luợng nhiên liệu được cung cấp vào thôi chớ hổng phải tăng áp súât nạp nhiên liệu gì ráo trọi
Xét một động cơ thông thường không có Turbochargers, lượng không khí được đưa vào buồng đốt nhờ sự chênh lệch áp suất trong xilanh và môi trường bên ngoài trong khi piston đi từ điểm chết trên(ĐCT) đi xuống điểm chết dưới(ĐCD).
Khi piston ở ĐCD thì áp xuất trong và ngoài xi lanh được cân bằng, các xupáp đóng lại, buồng đốt đã được cách ly với môi trường bên ngoài, sau đó piston bắt đầu đi lên ĐCT, tức là dần thu hẹp thể tích buồng đốt trong khi lượng oxy không đổi, do lượng oxy không đổi nhưng thể tích bị thu hẹp thì mới có chu kỳ "Nén".
Đơn giản, không khí nén khác không khí ở môi trường là cùng một lượng đơn vị oxy nhưng được chứa trong một thể tích nhỏ hơn.

Chuyển sang động cơ có Turbochargers: Khi piston đi xuống ĐCD, nếu không có Turbochargers thì lượng oxy đi vào xilanh tương đương với lượng oxy có trong một thể tích bằng thể tích của xilanh chiếm chỗ trong môi trường.
Nhưng nếu có trang bị Turbochargers, lượng oxy sẽ được bơm vào xi lanh nhiều hơn (cưỡng bức), như vậy không khí trong xilanh đã được nén ngay ở đầu chu kỳ nén mà chưa cần piston lên đến ĐCT.
Tức là tăng nạp rồi còn gì bác? Mà nạp ở đây là nạp nhiên liệu, vì nhiên liệu cho động cơ là hỗn hợp xăng/dầu và oxy chứ không phải chỉ có xăng/dầu mới là nhiên liệu.
Tầm hiểu biết của em còn hạn chế, có gì mong bác chỉ giáo thêm! Thanks!
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-1
Ngày cấp bằng
20/5/06
Số km
1,005
Động cơ
593,469 Mã lực
Tuổi
18
Bác hai lúa nói đúng đấy , trong các động cơ ngày nay nhiên liêu được phun trực tiếp vào buồng đốt chứ không phải trộn với không khí thành hỗn hợp cháy như động cơ dùng chế hoà khí trước đây . Vì vậy việc sử dụng Tuborcharge hay Supercharge là để tăng áp suất không khí nạp vào buồng đốt . Nếu nói là tăng áp suất nạp nhiên liệu thì là nhầm cơ bản rồi bác Râubac nên sửa lại
 

Raubac

Xe tăng
Biển số
OF-158
Ngày cấp bằng
8/6/06
Số km
1,638
Động cơ
597,359 Mã lực
Defender nói:
Bác hai lúa nói đúng đấy , trong các động cơ ngày nay nhiên liêu được phun trực tiếp vào buồng đốt chứ không phải trộn với không khí thành hỗn hợp cháy như động cơ dùng chế hoà khí trước đây . Vì vậy việc sử dụng Tuborcharge hay Supercharge là để tăng áp suất không khí nạp vào buồng đốt . Nếu nói là tăng áp suất nạp nhiên liệu thì là nhầm cơ bản rồi bác Râubac nên sửa lại
Vậy bác em mình mổ xẻ cái nhỉ?
Vấn đề bác Hailúa đề cập là cái tên "Kỹ thuật tăng áp suất nạp nhiên liệu cho động cơ".
Như em đã phân tích, nhiên liệu bao gồm xăng/dầu và oxy, nếu thiếu yếu tố oxy thì thì xăng/dầu có cháy nổi không? Tất nhiên không thể cháy, mà không cháy thì không sinh công, không sinh công thì không thể gọi là nhiên liệu.
(Nếu không có Oxy thì xăng/dầu cũng chỉ như nước lã)
trong các động cơ ngày nay nhiên liêu được phun trực tiếp vào buồng đốt chứ không phải trộn với không khí thành hỗn hợp cháy như động cơ dùng chế hoà khí trước đây
Đúng ạ, xăng/dầu được phun trực tiếp bằng bơm cao áp (yếu tố "tăng áp" thứ nhất), không khí được turbine nén cưỡng bức vào xilanh (yếu tố "tăng áp" thứ hai).
Sau khi nạp oxy, piston đi lên ĐCT, xăng/dầu được bơm vào buồng đốt với áp suất lớn xé nhỏ dòng xăng/dầu thành dạng xương mù, trộn với khí nén gọi là khí hỗn hợp.
Khí hỗn hợp trong xi lanh ở kỳ nén thì động cơ đốt trong nào cũng phải có (trừ động cơ phản lực), tại sao phải tạo thành hỗn hợp? vì ở dạng hỗn hợp thì quá trình cháy sẽ dễ dàng và nhanh hơn, sinh công tốt hơn.

Còn ở động cơ sử dụng chế hòa khí thì khí hỗn hợp được tạo thành ở bên ngoài xilanh. Chế hòa khí và bơm xăng/dầu trực tiếp chỉ khác nhau cách tạo ra và thời điểm tạo ra hỗn hợp khí mà thôi.

Vậy cả hai thành phần nhiên liệu tạo nên sự cháy đều phải dùng áp suất cao để nạp vào, thì tại sao không thể gọi là "Kỹ thuật tăng áp suất nạp nhiên liệu cho động cơ "?
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-47
Ngày cấp bằng
23/5/06
Số km
854
Động cơ
588,473 Mã lực
@ Râu bạc
Cái mà Turbocharge hay Supercharge nó nén vào buồng đốt không phải là nhiên liệu , không phải hỗn hợp cháy - chỉ là không khí mà thôi
Vì vậy bài này để tiêu đề là " Tăng áp khí nạp " mới là chính xác
Áp suất nạp nhiên liệu phụ thuộc vào bộ điều khiển phun xăng điện tử - đâu có liên quan gì đến những kỹ thuật bác đề cập trong bài này đâu ?
 

tuandq

Xe máy
Biển số
OF-87
Ngày cấp bằng
7/6/06
Số km
98
Động cơ
581,818 Mã lực
Cho tui ké với!

Theo ý kiến chủ quan của tôi thì bác raubac nói đúng đó. Công nghệ tăng áp không phải để đốt cháy hoàn toàn lượng nhiên liệu trong buồng đốt vì người ta đã giải quyết vấn đề đó bằng cảm biến oxy và cảm biến khí thải để quyết định lượng nhiên liệu sẽ được bơm.

Và các bác lưu ý một điều là dù là hệ thống phun nhiên liệu điện tử cũng không phun trực tiếp vào buồng đốt mà là ngay gần van nạp để trộn lẫn với không khí.

Trong hình minh hoạ dưới đây các bác có thể thấy vị trí của 02 vòi phun nhiên liệu (injector). Hệ thống bố trí vòi phun nhiên liệu cho từng xi lanh là hệ thống phun đa điểm (MPI) thay cho hệ thống phun ban đầu chỉ có 1 vòi phun cho tất cả các xi lanh.




Và như vậy, do lượng không khí nạp vào nhiều hơn sau khi tăng áp, lượng nhiên liệu phun vào cũng sẽ tăng lên do đó làm tăng công suất động cơ mà không cần tăng dung tích xi lanh.
 

royalgia

Xe đạp
Biển số
OF-568
Ngày cấp bằng
1/7/06
Số km
24
Động cơ
579,040 Mã lực
Nơi ở
Giang hồ bốn bể là nhà, hỏi chi?
Trước hết cám ơn bác Raubac đã có bài khá hay và công phu mở mang cho anh em.
Em cũng khoái món này vì đã một lần suýt phải phá sản vì nghịch ngợm cái kim phun. Hồi đấy lần đầu xuống cơ sở kiểm tra cái động cơ Diesel V12 của CAT nhập mới, thấy khoái quá loay hoay mở để xem ( không có trong tác nghiệp ), về sau tìm lại cái kim phun thấy thiếu một cái. Toát mồ hôi. May mà về sau tìm lại được . Lần đó bị cắt lương 1 tháng nhưng vẫn cười sung sướng vì không phải đền mà lại vỡ ra nhiều điều.
Về chuyên môn thì em miễn thêm vì bác raubac và Tuanqd giải thích tường tận và chính xác rồi. Những ngày đầu Turbocharge còn được coi là cách mạng của động cơ đốt trong. Các hãng đua nhau tìm mọi cách tăng áp cho động cơ.Trong tiêu chuẩn ở một số nước bây giờ người ta còn sợ và khống chế hệ số tăng áp cho động cơ ô tô ( Trường hợp xe đua thì em không rõ lắm ). Xét về nguyên lý thì em nghĩ đã là dân mê xe hoặc biết chút ít về cơ khí thì không ai là không biết cả. Em chỉ xin chút ý kiến thế này, một số bác không nên nhắm vào cái câu chữ nhỏ mà bỏ qua cái thần , cái tư tưởng chủ đạo của vấn đề. Anh em ở đây nên lướt qua mấy vấn đề a bờ cờ để đỡ mất thời gian. Giống như đang bàn về tích phân, vi phân thì không nên có câu hỏi về khái niệm cộng trừ nhân chia.Vì hiển nhiên ai cũng phải biết cộng trừ nhân chia rồi thì mới bàn đến tích phân. Thắc mắc như vậy thì nên tìm đến một topic khác.
Thôi chúc các bác tranh luận có ích.
Em bắt đầu kết cái forum này rồi đấy.
 

cup 81

Xe đạp
Biển số
OF-574
Ngày cấp bằng
1/7/06
Số km
22
Động cơ
579,020 Mã lực
Tuổi
52
zippo nói:
Cái này gọi là đánh bóng mạ kền :P:P:P:P:P:P:P:P
Bác Zippo nhá, thế 4 cái rim đánh bóng mà kền của bác vất rùi ah?? Bác chơi 4 cái rim đen đẹp rùi đấy.
Bác không giúp tui câu trả lời mà còn ở đấy chọc tui. Chán thế+o( +o(
 
Biển số
OF-47
Ngày cấp bằng
23/5/06
Số km
854
Động cơ
588,473 Mã lực
Có lẽ hai bác râubạc và tuandq muốn nói tới việc tăng áp suất của hỗn hợp cháy (khôngkhí+nhiên liệu) ? Áp súât này tăng chính là do tăng áp không khí nạp ( nhờ turbocharge, supercharge..) .Còn áp suất phun nhiên liệu thì không tăng dù các bác có đưa ra bất cứ sơ đồ nào .
Chính vì vậy mới có đề nghị sửa lại tiêu đề - Ở đây không phải là bắt bẻ câu chữ mà là kỹ thuật cần sự chính xác
 

Raubac

Xe tăng
Biển số
OF-158
Ngày cấp bằng
8/6/06
Số km
1,638
Động cơ
597,359 Mã lực
CAMEL nói:
Có lẽ hai bác râubạc và tuandq muốn nói tới việc tăng áp suất của hỗn hợp cháy (khôngkhí+nhiên liệu) ? Áp súât này tăng chính là do tăng áp không khí nạp ( nhờ turbocharge, supercharge..) .Còn áp suất phun nhiên liệu thì không tăng dù các bác có đưa ra bất cứ sơ đồ nào .
Chính vì vậy mới có đề nghị sửa lại tiêu đề - Ở đây không phải là bắt bẻ câu chữ mà là kỹ thuật cần sự chính xác
Chính xác về kỹ thuật thì nhiên liệu cho xe ô tô là hỗn hợp khí (Oxy + xăng/dầu), chứ không phải chỉ có xăng/dầu là nhiên liệu.
Em xin nhắc lại: Nếu không có Oxy thì xăng/dầu chỉ như nước lã mà thôi.
Các bác nên nhớ Oxy là một chất xúc tác giúp cho xăng/dầu cháy được.
Chẳng qua nó không nhìn thấy được nên các bác không công nhận nó là nhiên liệu. Đặt giả thiết nếu có cái động cơ chạy bằng xăng và ôxy hóa lỏng, thì sẽ có thêm một bình oxy hóa lỏng chắc lúc đó mới được các bác công nhận.

Em đề nghị giữ nguyên tên bài, cho đến khi có nhiều người chứng minh là em sai.
Thú vị lắm, giá mà ai cũng nhiệt tình tranh luận về kỹ thuật như các bác trong này thì tốt. Cái WC kia nó lôi kéo người ta quá! (y)
 

tuandq

Xe máy
Biển số
OF-87
Ngày cấp bằng
7/6/06
Số km
98
Động cơ
581,818 Mã lực
raubac nói:
Em xin nhắc lại: Nếu không có Oxy thì xăng/dầu chỉ như nước lã mà thôi.
Các bác nên nhớ Oxy là một chất xúc tác giúp cho xăng/dầu cháy được.
Hề hề! Vụ này thì tôi lại phản đối bác!
Không bao giờ người ta gọi Oxy là chất xúc tác. Và Oxy tham gia quá trình cháy của nhiên liệu nên người ta không gọi oxy là nhiên liệu. :D
 
Biển số
OF-47
Ngày cấp bằng
23/5/06
Số km
854
Động cơ
588,473 Mã lực
Bác càng biện luận càng sai :
1/ Hỗn hợp cháy = Nhiên liệu + Không khí ( Không khí chứ không phải là oxy !)
vậy không thể nói nhiên liệu cho ôto là hỗn hợp khí - nhiên liệu chỉ là một thành phần của hỗn hợp khí
2/ Oxy -không phải chất xúc tác - mà là chất tham gia vào quá trình cháy
3/ Lần đầu tiên em nghe nói động cơ chạy bằng oxy hoá lỏng - bác định làm Al-Queda chăng ?:D
 

Raubac

Xe tăng
Biển số
OF-158
Ngày cấp bằng
8/6/06
Số km
1,638
Động cơ
597,359 Mã lực
CAMEL nói:
Bác càng biện luận càng sai :
1/ Hỗn hợp cháy = Nhiên liệu + Không khí ( Không khí chứ không phải là oxy !)
vậy không thể nói nhiên liệu cho ôto là hỗn hợp khí - nhiên liệu chỉ là một thành phần của hỗn hợp khí
Câu này bác phải xem lại!
Oxy có trong không khí giúp duy trì quá trình cháy.

2/ Oxy -không phải chất xúc tác - mà là chất tham gia vào quá trình cháy
Câu này bác đúng! Em xin tiếp thu.

3/ Lần đầu tiên em nghe nói động cơ chạy bằng oxy hoá lỏng - bác định làm Al-Queda chăng ?:D
Đấy là em nói giả thiết, bác đọc lại đi, bác hơi cường điệu lên rồi.:D
Em hiền lắm, không dám làm Al-Queda đâu...:))
 
Chỉnh sửa cuối:

hailua_dichat

Xe tải
Biển số
OF-179
Ngày cấp bằng
9/6/06
Số km
239
Động cơ
583,390 Mã lực
Nơi ở
U U Minh Minh, Cà Mau
tuandq nói:
Hehe! bắt giò bác Tuấn đu quay phát

Theo ý kiến chủ quan của tôi thì bác raubac nói đúng đó. Công nghệ tăng áp không phải để đốt cháy hoàn toàn lượng nhiên liệu trong buồng đốt vì người ta đã giải quyết vấn đề đó bằng cảm biến oxy và cảm biến khí thải để quyết định lượng nhiên liệu sẽ được bơm.


theo lập luận của bác thì nhờ có cảm biến Oxi, cảm biến khí thải và hàng lọat các cảm biến khác giải quyết được vấn đề định luợng nhiên liệu bơm vào cho nên muốn tăng công suất cứ tăng cái định luợng nhiên liệu bơm vào là OK
Thực ra , các cảm biến này phục vụ cho việc đốt cháy xảy ra hòan hảo ,nhưng luợng nhiên liệu có đưa vào thật nhiều mà không có đủ số MOL khí thì có cảm biến Giời cũng chịu .Chính cái việc xài tuộc bô nạp là để cố gắng đưa nhiều hơn luợng không khí vô buồng đốt hòng có đủ Oxi cho sự cháy xảy ra hòan tòan

Và các bác lưu ý một điều là dù là hệ thống phun nhiên liệu điện tử cũng không phun trực tiếp vào buồng đốt mà là ngay gần van nạp để trộn lẫn với không khí.

động cơ nhiên liệu lỏng xài xăng kiểu phun lúc đầu người ta xài phun xăng 1 điểm ngay họng hút của Đ.Cơ còn đa số các lọai phun xăng đa điểm đều xài mỗi máy 1 injection trực tiếp vô buồng đốt

caí lọai phun xăng chung cho tất cả các buồng đốt thì ít khi người ta kết hợp với tuộc bô xạc, nó có lý do của nó , các bác ưa bàn vụ này ta sẽ bàn đến trong 1 theard khác

đặc biệt với nhiên liệu nặng hơn xăng thì chắc chắn phải được phun trực tiếp vào từng buồng đốt bởi từng vòi phun riêng!


Và như vậy, do lượng không khí nạp vào nhiều hơn sau khi tăng áp, lượng nhiên liệu phun vào cũng sẽ tăng lên do đó làm tăng công suất động cơ mà không cần tăng dung tích xi lanh


cái này tui đồng ý 100% và đây chính là bản chất hay mục đích duy nhất của tuộc bô nạp hay diễn nôm là tăng áp đường nạp

@RâuBạc
bác thông cảm
vì là 4R về kỹ thuật, nên tui ưa nghĩ rằng cần có sự chính xác, đặng có ai đó vô coi chơi thấy có chi tiết hổng chính xác post lên mà không có ai đánh chánh thì họ sẽ đánh giá khônghay về 4R nên tui mới phải ý kiến ý cò chút ( chớ tuyệt nhiên tôn trọng những quan điểm cá nhưn của bác) thêm nữa vì là public nên tui e có 1 số bác hổng rành lại cập nhựt theo những cái không chính xác thì tội nghiệp họ . Zậy nên tui mới mạn phép xin được phát biểu quan điểm cá nhưn trên cái theard này ( hay vài theard khác của bác hoặc vài bác khác)
mong bác đánh cho 2 chữ đại xá

bác đã đại xá cho rùi thì tui mới mạn phép góp thêm vài nhời

trong kết cấu động cơ người ta có chia ra mấy hệ thống trong đó có hệ thống đánh lửa, hệ thống nhiên liệu , hệ thống nạp ,hệ thống xả ...
vậy nay bác ( hoặc tài liệu bác đọc) gộp chung nhiên liệu lỏng và Oxi (thiệt ra là không khí) thành nhiên liệu cho động cơ thì cái tựa bác đặt là hòan tòan đúng , còn tui và 1 số AE khác xin rút lại ý kiến và hổng còn gì để nói nữa ( cũng như kêu dòng điện là 12V thì tui cũng đâu có bàn thêm làm chi

có điều , cùng các bác khác!
cho đến tận ngày hôm nay , tất cả các tính tóan hệ số nạp và hệ số xả ( chính xác hơn là hệ số cản đường nạp và hệ số cản đường xả ) cho các loai Đ.cơ xài nhiên liệu lỏng đều là các tính tóan bởi các công thức khảo sát cho dòng khí, còn nhiên liệu đưa vào thì vẫn được coi là dạng lỏng và tính tóan theo các công thức khác bằng các ngả khác.Duy nhứt có 1 lọai động cơ tính tóan nhiên liệu cung cấp theo công thức dòng khí là động cơ xài khí hóa lỏng.

Vài dòng dông dài cùng các bác!!!
cám ơn bác camel và các bác khác đã chia xẻ

àh bác Raubac
hình như là xét ... chớ hổng phải sét... trong cái bài nào đó của bác, bác coi lại giúp
Kính
 
Chỉnh sửa cuối:

tuandq

Xe máy
Biển số
OF-87
Ngày cấp bằng
7/6/06
Số km
98
Động cơ
581,818 Mã lực
hailua_dichat nói:
Hehe! bắt giò bác Tuấn đu quay phát

Theo ý kiến chủ quan của tôi thì bác raubac nói đúng đó. Công nghệ tăng áp không phải để đốt cháy hoàn toàn lượng nhiên liệu trong buồng đốt vì người ta đã giải quyết vấn đề đó bằng cảm biến oxy và cảm biến khí thải để quyết định lượng nhiên liệu sẽ được bơm.


theo lập luận của bác thì nhờ có cảm biến Oxi, cảm biến khí thải và hàng lọat các cảm biến khác giải quyết được vấn đề định luợng nhiên liệu bơm vào cho nên muốn tăng công suất cứ tăng cái định luợng nhiên liệu bơm vào là OK
Hề hề! Bác cho tôi nói rõ với! Ý tôi nói ở đây là với không khí nạp vào (nhưng không có tăng áp) có thể có tỷ lệ oxy thay đổi chứ không phải là cố định. Đối với hệ thống chế hoà khí người ta sẽ dựa trên một tỷ lệ oxy trong không khí nào đó để đặt lượng nhiên liệu sẽ sử dụng trong mỗi chu kỳ đốt. Như vậy, sẽ rất dễ dẫn đến hiện tượng thiếu hoặc thừa nhiên liệu. Hệ thống phun nhiên liệu điện tử cùng với hệ thống cảm biến oxy và cảm biến khí thải sẽ xác định được chính xác được lượng nhiên liệu thích hợp nhất trong mỗi chu kỳ đốt. Vì thế, bác có muốn bắt nó phun nhiên liệu nhiều hơn cũng đâu có được! Nhưng khi không khí nạp được tăng áp, các cảm biến sẽ xác định được lượng oxy tăng lên và sẽ ra lệnh cho lượng nhiên liệu được bơm nhiều hơn.

Còn những ý dưới thì tôi chịu rồi! :D
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-53
Ngày cấp bằng
23/5/06
Số km
1,638
Động cơ
599,030 Mã lực
(a) (a) (a) (y) (y) (y) Tiếp đi các bác ơi, em đọc đi đọc lại, thủng được nhiều điều lắm. R6 xin kính mỗi bác 1 vote !
 

hailua_dichat

Xe tải
Biển số
OF-179
Ngày cấp bằng
9/6/06
Số km
239
Động cơ
583,390 Mã lực
Nơi ở
U U Minh Minh, Cà Mau
raubac nói:
Em thì nghĩ bác nhầm cơ bản rồi!
Sét một động cơ thông thường không có Turbochargers, lượng không khí được đưa vào buồng đốt nhờ sự chênh lệch áp suất trong xilanh và môi trường bên ngoài sau khi piston đi từ điểm chết trên(ĐCT) đi xuống điểm chết dưới(ĐCD).
Khi piston ở ĐCD thì áp xuất trong và ngoài xi lanh được cân bằng, các xupáp đóng lại, buồng đốt đã được cách ly với môi trường bên ngoài
Chết thật tối nay quởn cố ngồi đọc lại để đoán ý của bác này nhưng càng đọc càng thấy có rất nhiều sạn phải luợm ra kẻo có ai đó tình cờ vô đây thấy dân Oto mà viết như vầy thì mắc cỡ lắm!!!

sau khi piston đi từ điểm chết trên(ĐCT) đi xuống điểm chết dưới(ĐCD).

bác sửa lại dùm ( hoặc giùm ) là trong khi nhá

cái này còn trầm trọng hơn

Khi piston ở ĐCD thì áp xuất trong và ngoài xi lanh được cân bằng

tại thời điểm Pít tông ở tử điểm hạ , áp suất trong buồng đốt là rất thấp nên luồng không khí được hút vô rất mạnh. Cho nên để tận dụng tối đa sự trễ của luồng không khí tràn vô này người ta mới tính tóan thiết kế góc của cam quay làm sao cho lúc này khe mở của xu páp là nhớn nhứt. Thậm chí khi Pít tông bắt đầu đi lên thì vẫn còn độ chênh lệch áp xuất giữa bên trong và bên ngòai ,để tận dụng thêm luợng không khí có thể được hút vô lúc này , người ta tính cam quay sao cho có được góc đóng trễ để bảo đảm cho xupáp nạp( hút) đóng trễ hơn 1 chút nghĩa là bảo đảm cho khi Pít tông đã bắt đầu đi lên rồi thì xu páp nạp vẫn chưa đóng
đi sâu hơn 1 chút , xu páp nạp được mở sớm và đóng muộn hơn 180 độ theo vòng quay cốt máy cũng là để tăng cường tối đa luợngkhông khí được nạp vào buồng đốt đầu chu kì nén


Khi piston đi xuống ĐCD, nếu không có Turbochargers thì lượng oxy đi vào xilanh tương đương với lượng oxy có trong một thể tích bằng thể tích của xilanh chiếm chỗ trong môi trường.

nếu không có Turbochargers, chênh lệch áp xuất giữ bên ngòai ( 1 atm) với bên trong ( tùy thuộc độ kín khít va 2tỷ số nén) nhưng chắc chắn nhỏ hơn 1 atm , do vậy lượng khí được hút vào chắc chắn nhiều hơn khỏang không gian từ tử điểm thượng đến tử điểm hạ trong xilanh


Mà nạp ở đây là nạp nhiên liệu, vì nhiên liệu cho động cơ là hỗn hợp xăng/dầu và oxy chứ không phải chỉ có xăng/dầu mới là nhiên liệu.


với lọai động cơ dùng nhiên liệu lỏng nặng hơn xăng và các động cơ phun xăng đa điểm thì cái sự nạp này là nạp không khí hay nạp nhiên liệu? coi lại coi nếu nạp nhiên liệu thì nạp ở chỗ ( vị trí nào ) trong những cái phần nêu ở trên?!
 

hailua_dichat

Xe tải
Biển số
OF-179
Ngày cấp bằng
9/6/06
Số km
239
Động cơ
583,390 Mã lực
Nơi ở
U U Minh Minh, Cà Mau
tuandq nói:
Vì thế, bác có muốn bắt nó phun nhiên liệu nhiều hơn cũng đâu có được! Nhưng khi không khí nạp được tăng áp, các cảm biến sẽ xác định được lượng oxy tăng lên và sẽ ra lệnh cho lượng nhiên liệu được bơm nhiều hơn.

Còn những ý dưới thì tôi chịu rồi! :D
bắt nó bằng 2 cách

1 là tự lập trình lại cho ECU bằng assemly ( có 1 club chuyên nhận đơn hàng làm những việc này bằng ngôn ngữ máy, lâu ngày tui quyên mất add)

2 là thay ECU tương đương theo kinh nghiệm độ chế của những nhóm ưa chơi tuộc bô xạc

Riêng với xe hệ cũ (tỷ M35A1 hoặc M35A2 , mà dân dã trong nam kêu bằng xe Reo nhì với Reo3 ) thì bắt nó bằng cách xoay 1 khấc răng của cái ti bơm trong con heo dầu ( bơm cao áp) , dân thợ lúc trứơc cũng ưa chơi chiêu này cho những cái Péc đái mà chưa có tiền làm lại Péc ( vòi phun)
 

havt77

Xe đạp
Biển số
OF-68
Ngày cấp bằng
24/5/06
Số km
15
Động cơ
582,750 Mã lực
Các chuyên gia cho tôi hỏi chút : Vậy chứ Turbo không đem lại nhược điểm gì sao ? Tại sao tất cả các xe không gắn Turbo mà lại chế tạo chiếc có Turbo , chiếc không có Turbo ? Nguyên nhân chính của sự việc này là gì vậy mấy bác ?
 

Raubac

Xe tăng
Biển số
OF-158
Ngày cấp bằng
8/6/06
Số km
1,638
Động cơ
597,359 Mã lực
hailua_dichat nói:
@RâuBạc
bác thông cảm
vì là 4R về kỹ thuật, nên tui ưa nghĩ rằng cần có sự chính xác, đặng có ai đó vô coi chơi thấy có chi tiết hổng chính xác post lên mà không có ai đánh chánh thì họ sẽ đánh giá khônghay về 4R nên tui mới phải ý kiến ý cò chút ( chớ tuyệt nhiên tôn trọng những quan điểm cá nhưn của bác) thêm nữa vì là public nên tui e có 1 số bác hổng rành lại cập nhựt theo những cái không chính xác thì tội nghiệp họ . Zậy nên tui mới mạn phép xin được phát biểu quan điểm cá nhưn trên cái theard này ( hay vài theard khác của bác hoặc vài bác khác)
mong bác đánh cho 2 chữ đại xá
Threard này thuần túy kỹ thuật, mà người quan tâm kỹ thuật đâu có xét nét mấy cái lặt vặt. 4r là diễn đàn, bác cứ thảo luận vô tư, làm chi phải đại xá nghe nó nặng nề.
Chết thật tối nay quởn cố ngồi đọc lại để đoán ý của bác này nhưng càng đọc càng thấy có rất nhiều sạn phải luợm ra kẻo có ai đó tình cờ vô đây thấy dân Oto mà viết như vầy thì mắc cỡ lắm!!!
sau khi piston đi từ điểm chết trên(ĐCT) đi xuống điểm chết dưới(ĐCD).
bác sửa lại dùm ( hoặc giùm ) là trong khi nhá
hehe...bác đúng là "Hailúa bắtgiò":D :D (đã sửa)
Bắt giò lại bác phát, em tra từ điển tiếng việt không thấy từ này: "quởn"
Mà bác định bắt lỗi chính tả người khác thì bài của bác cũng nên viết đúng chính tả nhé. Em không muốn dẫn chứng vì sẽ làm loãng topic.

cái này còn trầm trọng hơn
Khi piston ở ĐCD thì áp xuất trong và ngoài xi lanh được cân bằng
tại thời điểm Pít tông ở tử điểm hạ , áp suất trong buồng đốt là rất thấp nên luồng không khí được hút vô rất mạnh.
Không khí được hút vào đồng thời trong khi piston đi xuống (cái này bác vừa nhắc em bác lại quên).

Cho nên để tận dụng tối đa sự trễ của luồng không khí tràn vô này người ta mới tính tóan thiết kế góc của cam quay làm sao cho lúc này khe mở của xu páp là nhớn nhứt. Thậm chí khi Pít tông bắt đầu đi lên thì vẫn còn độ chênh lệch áp xuất giữa bên trong và bên ngòai ,để tận dụng thêm luợng không khí có thể được hút vô lúc này , người ta tính cam quay sao cho có được góc đóng trễ để bảo đảm cho xupáp nạp( hút) đóng trễ hơn 1 chút nghĩa là bảo đảm cho khi Pít tông đã bắt đầu đi lên rồi thì xu páp nạp vẫn chưa đóng
đi sâu hơn 1 chút , xu páp nạp được mở sớm và đóng muộn hơn 180 độ theo vòng quay cốt máy cũng là để tăng cường tối đa luợngkhông khí được nạp vào buồng đốt đầu chu kì nén
Cái này thuộc phần nguyên lý động cơ, sẽ bàn ở topic thích hợp
( tùy thuộc độ kín khít va 2tỷ số nén)
Em tối dạ, chưa hiểu ý này của bác, mong giải thích thêm.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top