Phải chăng đã thấy sai nên... né Hay trình độ của 3 CQ quá thấp... Nên bổ túc lại trình độ cho họ không?
Thứ Tư, 21.9.2011 | 08:50 (GMT + 7)
Báo Lao Động ra ngày 20.9 có công bố hai văn bản trả lời TAND quận Cầu Giấy của Sở GTVT Hà Nội và Phòng CSGT (CAHN), đọc xong nội dung hai văn bản đó, tôi cảm nhận rằng, chính hai cơ quan này đã nhận thấy thiếu sót của ngành GTVT trong việc cắm biển báo nên mới trả lời nội dung chung chung như vậy.
Sở GTVT và CSGT nói gì về... ngã ba?
Thượng tá Nguyễn Văn Ngoàn - Phó phòng CSGT đã “hé lộ” khi đã nhìn thấy cái sai: Việc có phải bắt buộc đặt biển cấm đỗ xe hoặc đặt biển nhắc lại tại vị trí quý toà nêu (giao tiếp đường Phan Văn Trường và đường Xuân Thuỷ) hay không, đề nghị quý toà tham khảo thêm ý kiến của ngành giao thông.
Việc TAND quận Cầu Giấy có văn bản xin ý kiến chuyên môn của Phòng CSGT và Sở GTVT Hà Nội là nhằm mục đích làm rõ bản chất của sự việc và điều này là mấu chốt trong việc xem xét vụ việc ông Nguyễn Đức Đông kiện CA quận Cầu Giấy.
Lẽ ra, với chức năng của mình, hai cơ quan này phải có câu trả lời rõ ràng và đầy đủ về những yêu cầu của cơ quan TA để làm căn cứ xét xử thì hai cơ quan này lại ra hai văn bản trả lời không hề ăn nhập với những nội dung mà TA yêu cầu và cũng không giúp ích gì được cho việc giải quyết của TA. Điều này khiến người dân thắc mắc, phải chăng cả hai cơ quan chức năng này đều không muốn tham gia vào vụ việc này hay là sợ câu trả lời của mình sẽ vạch ra cái sai của người khác?
Các nguyên tắc cắm biển “cấm đỗ xe”, hiệu lực của biển, nguyên tắc cắm biển nhắc lại là những vấn đề cơ bản mà bất cứ người tham gia giao thông nào cũng được học và hiểu rõ. Vậy không có lý do gì hai cơ quan có chức năng chuyên môn trong lĩnh vực giao thông đường bộ lại không thể có câu trả lời rõ ràng về vấn đề, mà lại đưa ra các câu trả lời hết sức chung chung và vô trách nhiệm được.
Trong công văn của mình, Sở GTVT Hà Nội khẳng định “Người lái xe ngoài việc nghiêm chỉnh chấp hành Luật Giao thông đường bộ, hiểu biết về các khái niệm đã được giải thích trong luật, quy tắc báo hiệu đường bộ còn phải biết thêm các văn bản quy định của Chính phủ, UBND TP.Hà Nội đã công khai nhiều năm như Nghị định 34 của Chính phủ, Quyết định 2053 của UBND TP.Hà Nội” nhưng chính sở - là một cơ quan thực hiện chức năng nhà nước về giao thông đường bộ - lại không thể trả lời được các câu hỏi của TAND quận Cầu Giấy về chính lĩnh vực của mình đang phụ trách là: Có hay không cần cắm biển tại ngã ba Phan Văn Trường – Xuân Thuỷ.
Và nếu như người lái xe phải biết thêm các quyết định của UBND TP.Hà Nội như Quyết định 2053 thì phải chăng các biển báo cấm đỗ trên 56 tuyến phố ban hành theo Quyết định số 2053 trở thành sự lãng phí, vì người dân đâu cần đến các biển cấm này khi đã có Quyết định số 2053 phê duyệt danh sách các tuyến phố cấm để xe ôtô?
Đáng buồn là, với hai văn bản của hai quý cơ quan nội dung trả lời TA, không làm rõ được vấn đề mấu chốt để giải quyết vụ án mà cả tòa sơ thẩm và tòa phúc thẩm vẫn có thể xử được vụ án. Trong khi, lẽ ra họ phải trưng cầu được ý kiến của cơ quan chuyên môn về vấn đề khi họ cho rằng pháp luật chưa có quy định rõ ràng.
Phạm Vũ (Hà Nội