Nội dung copy của 1 cá nhân có con gái được vài giải thưởng trong nước và quốc tế. Không phải của 4funnyonly . Các cụ cân nhắc trước khi xem và tự đánh giá các thông tin.
Phần 2: Chọn Đàn gì để học Piano
Nhiều cụ rất băn khoăn: mua đàn gì Óc gan, piano đứng, piano nằm, piano điện để cho con học Piano hiêu quả.
Xin thưa là các cụ cứ mạnh dạn cười vào mũi những ông luôn ra rả:
đàn điện hỏng tay và tai; đàn Óc phím nhẹ; phải học đàn cơ….cho cháu!
Cháu đã đưa con gái đi đánh giải khắp trong Nam, ngoài Bắc, ra cả nước ngoài. Thì điểm chung là các cây đàn ở chỗ thi đều rất xịn, lên đến 4-5 tỷ đồng/chiếc. Do vậy, các cụ có đầu tư đến 400 triệu cho 1 cái đàn piano nằm hiệu Yamaha C5, thì khoảng cách giữa đàn thi và đàn tập nó vẫn xa vời vợi, chả khác với cây Óc gan 5 triệu là bao. Đừng cố quá đầu tư cho cái đàn. Để tiền đó cho con ăn chơi, và đi đánh giải còn hơn.
Cháu xin đưa ra 3 ví dụ minh chứng:
1.
Cả nhà cháu và cụ phinhtauamhanoi đều chỉ bắt đầu cho con học trên cây Óc gan. Sau đó, mới nâng cấp lên cây đàn cơ ngoài dòng. Vậy mà F1 nhà cháu và cụ phinhtauamhanoi đều đỗ vào trường chuyên nghiệp, đi đánh và lấy giải trong nước, quốc tế ầm ầm. Giá được chọn lại, cháu sẽ chọn 1 cây piano điện mà thôi, ko chọn cây cơ, vì đắt, ồn ào, bảo dưỡng, lên dây vất vả và tốn kém.
2. Tại giải piano ở Malaysia, phòng warm up (khởi động, cho các thí sinh tập 1 lúc cho dẻo tay) của họ cũng chỉ dùng 3 cây piano điện.
3. Ở Nhạc viện HN, có 1 phụ huynh họ Trương, có 2 F1 chơi đàn cũng tạm ổn (chắc cũng ngang tầm F1 nhà cháu) tên Hà và Diệu. Khi đưa con gái đi châu Âu thi piano, cụ ấy “cắt đôi” được cái đàn piano điện, để nhét vào hành lý, mang theo cho con luyện trong những ngày đi thi. Chứng tỏ cụ ấy quá giỏi về kỹ thuật. Cháu cũng dân kỹ thuật, rất muốn được gặp gỡ giao lưu với cụ ấy để học hỏi kinh nghiệm, vì ra nước ngoài đánh giải, tìm đàn để F1 tập cho dẻo tay hàng ngày khá khó.
3 ví dụ kể trên để các cụ thấy rằng, đàn phím điện tử là những thành tựu khoa học nổi bật của con người, nó khắc phục đc rất nhiều điểm yếu của đàn cơ. Vậy tại sao mà chúng ta cứ phải cổ hủ, ôm ấp và níu giữ cái cũ kỹ và lạc hậu. Thời đại 4.0 rồi ạ, các cụ hãy thông thái chút!
Có cụ sẽ hỏi: -
Đàn óc phím nhẹ, không đánh mạnh nhẹ được. Đúng! Tuy nhiên, mạnh hay nhẹ đã đc ghi rõ trong bản nhạc. Đến chỗ cần đánh mạnh, nhẹ, F1 cứ nhớ, lúc thi đánh đúng. Cái đàn ở chỗ thi nó sẽ kêu đúng và giám khảo sẽ biết.
-
Tiếng đàn cơ khác tiếng đàn điện: Xin thưa, nó vẫn là nốt đó. Không có chuyện gõ nốt Đô, nó kêu thành nốt La. Đổi lại, nó có thêm hàng tỷ tính năng ngon hơn.
-
Đàn cơ có pê đan, đàn Óc không có: Pê đan của đàn piano được phát minh dựa trên cảm hứng từ 3 chân ga, chân phanh và chân côn của xe ô tô. Nó làm thay đổi chút ít độ vang, to nhỏ của nốt nhạc đánh ra. Không có cũng không sao (vì vậy đàn Óc gan mới bỏ đi). Và cũng được ghi rõ trên bản nhạc là chỗ nào cần đạp pê đan nào. Nếu đàn nhà các cụ ko có pê đan, có thể để vào đó 1 miếng gỗ, 1 cái gì đó tương tự (cháu hay khuyên dùng 1 cái túi đựng nước rửa bát sunlight cho êm).
Mỗi khi đến đoạn bản nhạc ghi đạp pê đan thì đạp chân 1 cái vào đó cho quen chân.
Lại có người sẽ nói:
Thế tao có tiền, cứ thích mua piano cơ thì sao? Xin thưa là người có tiền thì luôn đúng, cho dù kẻ đó là trọc phú!. Cụ sẽ có 1 vật trang trí đẹp và sang trọng cho phòng khách. Còn công năng thì…..